Ứng dụng Sandbox để bảo mật và ngăn chặn các mối đe dọa trong hệ điều hành
31/01/2023 4.604 lượt xem
Hiện nay, nhiều ứng dụng sử dụng hằng ngày được áp dụng công nghệ Sandbox giúp bảo vệ hệ điều hành tránh khỏi nguy cơ các cuộc tấn công của hacker - người hiểu rõ hoạt động của hệ thống máy tính, mạng máy tính, có thể viết hay chỉnh sửa phần mềm, phần cứng máy tính để làm thay đổi, sử dụng nó với nhiều mục đích tốt/xấu khác nhau. Ngoài ra, người dùng cũng có thể tự tạo ra một môi trường Sandbox của riêng mình nhằm mục đích kiểm tra, phân tích một phần mềm nào đó khi chưa chắc chắn liệu chúng có làm hại tới máy tính hay không. Sandbox là một kỹ thuật quan trọng trong lĩnh vực bảo mật có tác dụng cô lập các ứng dụng, ngăn chặn các phần mềm độc hại để chúng không thể làm hỏng hệ thống máy tính, hay cài các mã độc nhằm ăn cắp thông tin cá nhân của người dùng. 
 
Cùng tìm hiểu kỹ hơn về kỹ thuật Sandbox, đồng thời giúp người dùng hiểu rõ vai trò của Sanbox là gì và các ứng dụng của Sandbox trong hệ điều hành.
 
1. Khái niệm về Sandbox
 
Sandbox là một kỹ thuật nhằm cô lập các ứng dụng, giúp bảo vệ và không cho các phần mềm độc hại xâm nhập vào máy tính, điện thoại để hạn chế việc làm hỏng hệ thống máy hoặc rò rỉ các thông tin cá nhân.
 
Trong hệ thống máy tính, mỗi một phần mềm hay ứng dụng đều chia sẻ chung một bộ nhớ và đều dùng chung một CPU (bộ xử lý trung tâm). Một khi các tài nguyên này được dùng chung, sẽ dẫn đến khả năng một chương trình hay ứng dụng sẽ chiếm toàn bộ máy tính của người dùng, truy cập đến tất cả vị trí bộ nhớ hay sử dụng CPU không có kiểm soát. Vì vậy, Sandbox ra đời để đặt các chương trình, ứng dụng nằm trong phạm vi quản lý.
 

 
Máy tính hay các thiết bị di động được thiết kế để chia sẻ tài nguyên phần cứng cho các ứng dụng làm được nhiều việc khác nhau cùng một lúc. Các thiết bị như điện thoại, máy tính, máy tính bảng hay kể cả đồng hồ thông minh cũng đều được thiết kế làm nhiều việc cùng lúc nhằm đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Tuy nhiên, việc các ứng dụng dùng chung tài nguyên này sẽ dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn. Nếu như một chương trình hay ứng dụng bị lỗi sẽ dẫn đến các ứng dụng khác bị lỗi theo hoặc có thể có một ứng dụng độc hại lợi dụng việc dùng chung tài nguyên với các ứng dụng khác và cố gắng truy cập đến các khu vực riêng tư nhằm một mục đích xấu gây ảnh hưởng đến người dùng. Vì vậy, Sandbox là một kỹ thuật rất quan trọng nhằm tăng tính bảo mật của bất kỳ chương trình hay ứng dụng nào.
 
2. Vai trò của Sandbox
 
Sandbox đóng vai trò là một môi trường dùng để chạy phần mềm và môi trường đó được kiểm soát nghiêm ngặt và chặt chẽ. Sandbox sẽ giới hạn chức năng của một đoạn mã nào đó và cấp quyền cho chúng chỉ được thực hiện một số chức năng nhất định, không cho nó thực hiện những chức năng khác gây nguy hại đến thiết bị của người dùng.
 
Vai trò của việc ứng dụng Sandbox trên các phần mềm chính là các trình duyệt web được sử dụng hằng ngày. Bất kỳ trang web nào người dùng truy cập cũng đều được chạy trong môi trường Sandbox. Sandbox sẽ giới hạn và chỉ cho phép website chạy trong trình duyệt và can thiệp một phần nhỏ vào tài nguyên hệ thống.
 
Bất kỳ việc sử dụng tài nguyên nào trên máy cũng đều phải được người dùng cho phép. Nếu không có Sandbox thì khả năng máy tính hay thiết bị sử dụng sẽ bị tấn công rất cao khi chẳng may truy cập vào các website chứa mã độc.
 
3. Các lỗi phát sinh nếu không có Sandbox
 
Xung đột chương trình
 
Trước đây, khi máy tính chưa phải phải làm nhiều việc, CPU sẽ phân phối tài nguyên hệ thống dựa trên cơ sở ai đến trước được phục vụ trước. Tuy nhiên, điều này đã không còn phù hợp với hiện tại.
 
Ngày nay, máy tính phải xử lý khối lượng công việc phức tạp và lớn hơn gấp nhiều lần và cơ chế này đã không còn phù hợp. CPU sẽ không cho phép các chương trình truy cập vào các tài nguyên chúng đã phân bổ. Nếu một chương trình cố gắng sử dụng tài nguyên mà chưa được CPU chỉ định, sẽ dẫn đến lỗi của không chỉ một mà hàng loạt chương trình khác trên máy tính.
 
Các chương trình có thể dễ dàng phân bố trước các tài nguyên nếu chạy trong Sandbox, chẳng hạn như trong bộ nhớ và không gian ổ đĩa trước khi chạy chương trình. Các tài nguyên sẽ luôn đảm bảo và sẵn sàng cho chương trình bất kỳ khi nào chúng cần. Điều này cũng đảm bảo rằng sẽ không có ứng dụng hay chương trình nào khác sử dụng tài nguyên đó.
 
Ứng dụng ngừng hoạt động do nâng cấp các chương trình phụ thuộc
 
Các thiết bị luôn cho chúng ta biết rằng các bản cập nhật cần được áp dụng hoặc các phiên bản mới của các chương trình đã có sẵn. Điều quan trọng là cho phép các bản cập nhật này diễn ra càng sớm càng tốt vì nhiều bản cập nhật có liên quan đến các vấn đề về bảo mật hoặc hiệu suất. Việc ngừng nâng cấp thường khiến thiết bị kém an toàn hơn và hoạt động ở trạng thái chưa tốt nhất vì mỗi ứng dụng đều có nhiều phiên bản của chính nó.
 
Bên trong các ứng dụng chính mà chúng ta sử dụng hằng ngày đều có các chương trình phụ thuộc liên quan. Ứng dụng chính hoạt động đúng cách hay không đều nhờ vào các chương trình phụ thuộc này. Cũng giống như ứng dụng thông thường, các ứng dụng phụ thuộc này luôn được cập nhật và thay đổi liên tục. Nếu trong thời gian cập nhật này, ứng dụng chính cần sử dụng tính năng mà do chương trình phụ thuộc cung cấp, ứng dụng chính sẽ bị dừng hoạt động ngay lập tức. Các nhà phát triển ứng dụng thường xuyên gặp phải vấn đề này và Sandbox chính là cách hiệu quả để giải quyết nó.
 
Ảnh hưởng bởi các chương trình độc hại
 
Một ứng dụng chia sẻ máy tính với tất cả các ứng dụng đang hoạt động khác và một trong số các chương trình đó chứa thông tin nhạy cảm của người dùng, nếu các ứng dụng không có Sandbox, các ứng dụng độc hại tồn tại trên máy tính sẽ luôn thăm dò các khu vực lưu thông tin bảo mật trên các ứng dụng đó, tìm ra các lỗ hổng của chương trình và đánh cắp thông tin nhạy cảm của người dùng.
 
Sandbox sẽ là giải pháp hữu hiệu giải quyết các vấn đề đó. Nó cung cấp khả năng bảo vệ các chương trình và chống lại các phần mềm độc hại (malware). Khi một ứng dụng chạy trong Sandbox, nó chỉ có thể truy cập vào các khu vực bộ nhớ đã được cấp phép cho nó. Vì vậy, việc mở các tài liệu nhạy cảm sẽ ngăn không cho các phần mềm độc hại hay ứng dụng độc hại xâm nhập, vì tài liệu này không nằm cùng khu vực bộ nhớ với các chương trình độc hại đó.
 
4. Một số nền tảng sử dụng Sandbox
 
Sandbox trình duyệt
 
Sandbox trình duyệt là cách gọi chung các Sandbox được áp dụng trên các nền tảng chạy trên trình duyệt để bảo vệ người dùng, cụ thể như:
 
- Các website: Các trình duyệt web sẽ cô lập các trang web mà người dùng truy cập. Các website sẽ được phép chạy các mã JavaScript nhưng chúng chỉ được phép sử dụng các dữ liệu mà người dùng cho phép. Sandbox sẽ ngăn chặn JavaScript nếu chúng truy cập dữ liệu của người dùng trên máy mà không có sự cho phép của chính người dùng.
 
- Plug-in trình duyệt (là phần bổ sung phần mềm cho phép tùy chỉnh các chương trình máy tính, ứng dụng và trình duyệt web - cũng như tùy chỉnh nội dung do các trang web cung cấp): Môi trường Sandbox cũng sẽ được chạy trên bất cứ nội dung nào mà trình duyệt tải về. Sandbox sẽ cô lập chúng, ngăn không cho các ứng dụng chạy trên thiết bị này truy cập trái phép vào máy tính.
 
- Trình duyệt web: Hầu hết các trình duyệt phổ biến ngày nay đều được thiết kế chạy trong Sandbox của riêng chúng mà người dùng không cần phải thiết lập điều gì. Sandbox trên trình duyệt web sẽ làm tăng tính bảo mật, bảo vệ người dùng khỏi các phần mềm độc hại hay các hacker tấn công trên Internet.
 
Microsoft Office, trình đọc file PDF
 
Nền tảng phổ biến nhất là Microsoft Office cũng đã ứng dụng Sandbox cho riêng mình, ngăn không cho các đoạn mã độc thâm nhập vào máy tính của người dùng.
 
Trình đọc file PDF là Adobe Reader cũng đã áp dụng Sandbox, cho phép chạy các file PDF trong môi trường Sandbox, ngăn chặn nguy cơ các file PDF bị cài mã độc tấn công dữ liệu máy tính của người dùng. 
 
Ứng dụng di động 
 
Các hệ điều hành di động hiện nay bao gồm iOS, Android đều chạy ứng dụng trong môi trường Sandbox. Chúng chỉ được phép truy cập vào tài nguyên hệ thống như dùng GPS (hệ thống định vị toàn cầu) để theo dõi vị trí của người dùng... nếu người dùng đồng ý. Ngoài ra, việc từng ứng dụng đều chạy trong môi trường Sandbox riêng sẽ ngăn chặn không cho các ứng dụng này can thiệp vào nhau.
 
Ứng dụng Windows
 
Các ứng dụng Windows truyền thống không được thiết lập mặc định chạy trong Sandbox. Tuy nhiên, người ta vẫn dùng các phương pháp Sandbox thủ công để thiết lập các ứng dụng chạy trong môi trường Sandbox. Nếu muốn thử các ứng dụng nào đó nhưng lại sợ ảnh hưởng đến máy tính, người dùng có thể thử các phương pháp sau để chạy thử ứng dụng trong môi trường Sandbox.
 
- Máy ảo: Một trong những ứng dụng máy ảo nổi tiếng hiện nay là VirtualBox, có thể chạy máy ảo trên cả Windows lẫn MacOS hay Linux. Các chương trình máy ảo sẽ giúp tạo ra một môi trường phần cứng ảo và chạy riêng một hệ điều hành. Hệ điều hành mới này sẽ tách biệt hoàn toàn với máy tính của người dùng, tất cả các ứng dụng chạy trong máy ảo sẽ không được phép truy cập vào bất kỳ đâu bên ngoài máy ảo, nhờ vậy sẽ bảo vệ hệ thống thật của người dùng trước các phần mềm không đảm bảo.
 
Ứng dụng máy ảo khác cũng nổi tiếng không kém chính là Parallels. Phần mềm này được viết riêng cho MacOS và được thiết kế để chạy Windows trên máy ảo. Đây cũng là ứng dụng để người dùng MacOS có thể chạy Windows trên MacBook của mình.
- Sandboxie: Là một ứng dụng tạo môi trường Sandbox cho các ứng dụng Windows. Phần mềm này sẽ tạo ra một môi trường ảo để cô lập ứng dụng. Đây có thể là nơi để bạn thử nghiệm các ứng dụng mới nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho máy tính của mình.
 
- QubesOS: Đây cũng là một ứng dụng tạo môi trường Sandbox trên Windows. Điểm đặc biệt của ứng dụng này là nó khởi chạy nhiều hệ điều hành riêng biệt với nhau, cho phép Sandbox các ứng dụng riêng lẻ và các ứng dụng này chạy trong máy ảo của riêng mình thay vì tạo một máy ảo chung cho tất cả ứng dụng như VirtualBox.
 
Không cần quá quan tâm tới chi tiết kỹ thuật của Sandbox nếu chỉ là người dùng thông thường. Bởi đơn giản Sandbox là công nghệ được thiết kế để chạy ngầm trong hệ thống và người dùng không phải thực hiện bất kỳ thao tác gì để tận hưởng những ưu việt mà nó mang lại. Tuy nhiên, người dùng cũng nên tìm hiểu để nhận biết những loại ứng dụng nào đang áp dụng Sandbox, loại nào không, để đưa ra những giải pháp phù hợp đồng thời giúp cho hệ điều hành giảm tải những tài nguyên không cần thiết.
 
Nguyễn Minh Dũng
Cục Công nghệ thông tin - NHNN
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Thiết kế tiền kĩ thuật số của ngân hàng trung ương và một số khuyến nghị đối với Việt Nam
Thiết kế tiền kĩ thuật số của ngân hàng trung ương và một số khuyến nghị đối với Việt Nam
15/11/2023 1.808 lượt xem
Bài viết tìm hiểu tiền kĩ thuật số của ngân hàng trung ương (Central Bank Digital Currency - CBDC) và các yếu tố kĩ thuật đặc biệt quan trọng cần được coi trọng trong quá trình thiết kế và triển khai CBDC.
Quản lí mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng: Sức mạnh của dữ liệu và công nghệ
Quản lí mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng: Sức mạnh của dữ liệu và công nghệ
09/11/2023 1.561 lượt xem
Trong quá trình phát triển kinh tế, việc quản lí doanh nghiệp đã trải qua nhiều sự phát triển khác nhau. Từ việc tập trung vào sản phẩm ban đầu, sau đó là tập trung vào thị trường và cuối cùng là tập trung vào khách hàng.
Thanh toán không dùng tiền mặt: Thành quả và thách thức
Thanh toán không dùng tiền mặt: Thành quả và thách thức
01/11/2023 2.045 lượt xem
Khuôn khổ pháp lí, hạ tầng công nghệ, truyền thông giáo dục tài chính là những trụ cột quan trọng tạo nền tảng cho thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) phát triển. Thời gian qua, ngành Ngân hàng đã triển khai tích cực các giải pháp để TTKDTM ngày càng phổ biến trong xã hội, đưa lại nhiều tiện ích cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế.
Thúc đẩy thị trường thẻ hướng đến xã hội không tiền mặt và tài chính toàn diện
Thúc đẩy thị trường thẻ hướng đến xã hội không tiền mặt và tài chính toàn diện
24/10/2023 2.628 lượt xem
Hành lang pháp lí không ngừng được hoàn thiện, cơ sở hạ tầng công nghệ phục vụ thanh toán thẻ được đầu tư, nâng cấp, các tổ chức phát hành thẻ đã chủ động, sáng tạo nghiên cứu, phát hành, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thẻ đa tiện ích, gia tăng trải nghiệm cho khách hàng.
Bảo vệ người tiêu dùng tài chính trước sự gia tăng của tội phạm lừa đảo trực tuyến
Bảo vệ người tiêu dùng tài chính trước sự gia tăng của tội phạm lừa đảo trực tuyến
10/10/2023 4.169 lượt xem
Để hạn chế lừa đảo, gian lận trong hoạt động ngân hàng nói chung và trong thanh toán trực tuyến nói riêng, cần sự nỗ lực hành động, phối hợp của nhiều bộ, ngành, trong đó có vai trò quan trọng của ngân hàng và người dùng. Khi các ngân hàng tăng cường hàng rào bảo mật, kẻ gian sẽ khó tấn công người dùng.
Neural Network, Deep Learning và các ứng dụng trong cuộc sống
Neural Network, Deep Learning và các ứng dụng trong cuộc sống
20/09/2023 5.805 lượt xem
Trong thế giới công nghệ hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Mạng thần kinh (Neural Network) là một phương thức trong lĩnh vực AI, được sử dụng để hỗ trợ máy tính xử lí dữ liệu theo cách lấy cảm hứng từ bộ não con người.
Sử dụng công nghệ phân tích dữ liệu bảo vệ quyền riêng tư hỗ trợ các nền tảng chia sẻ thông tin khách hàng
Sử dụng công nghệ phân tích dữ liệu bảo vệ quyền riêng tư hỗ trợ các nền tảng chia sẻ thông tin khách hàng
16/09/2023 6.386 lượt xem
Từ trước đến nay, các ngân hàng thường rất vất vả trong việc phát hiện các giao dịch bất hợp pháp trong vô số giao dịch mà họ xử lí hằng ngày.
Ngăn chặn các ứng dụng chứa mã độc và phần mềm độc hại tấn công tài khoản ngân hàng
Ngăn chặn các ứng dụng chứa mã độc và phần mềm độc hại tấn công tài khoản ngân hàng
13/09/2023 6.030 lượt xem
Ngoài các chiêu trò lừa đảo mạo danh tin nhắn, website ngân hàng, mạo danh cán bộ ngân hàng, thuế, công an... nhằm chiếm đoạt tài khoản ngân hàng của khách hàng, tội phạm công nghệ còn có nhiều chiêu trò tinh vi, phức tạp như tấn công ứng dụng ngân hàng trên di động bằng mã độc, phần mềm độc hại.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng và một số giải pháp
Chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng và một số giải pháp
08/09/2023 9.410 lượt xem
Chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng giữ vai trò quan trọng, quyết định đến sự “sống còn”, phát triển của các ngân hàng. Trong thời gian qua, công cuộc chuyển đổi số ngân hàng ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế.
Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng: Thách thức và một số giải pháp khắc phục
Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng: Thách thức và một số giải pháp khắc phục
03/09/2023 7.226 lượt xem
Hội nhập quốc tế đang dần trở thành một xu hướng tất yếu của các ngân hàng, mang đến cho ngành Ngân hàng nhiều cơ hội chuyển mình nhưng cũng đặt ra không ít các thách thức.
Nguồn dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư giúp ngân hàng tiết kiệm thời gian, chi phí trong giải quyết thủ tục cho vay
Nguồn dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư giúp ngân hàng tiết kiệm thời gian, chi phí trong giải quyết thủ tục cho vay
31/08/2023 6.632 lượt xem
Nguồn dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQGvDC) sẽ là “mỏ vàng” để các tổ chức tín dụng (TCTD) xác minh nhân thân khách hàng và tra cứu các thông tin để đánh giá khả năng trả nợ (như thông tin về đóng thuế thu nhập, bảo hiểm xã hội...), từ đó có thể đẩy nhanh quá trình giải quyết thủ tục, tiết kiệm chi phí, có thêm điều kiện để ngân hàng giảm lãi vay tiêu dùng, kích thích người dân vay phục vụ nhu cầu đời sống, góp phần giảm tín dụng đen.
Thực trạng và giải pháp phát triển công nghệ tài chính tại Việt Nam
Thực trạng và giải pháp phát triển công nghệ tài chính tại Việt Nam
23/08/2023 0 lượt xem
Từ khởi điểm là lĩnh vực có quy mô nhỏ, lẻ mang nhiều tiềm năng ứng dụng, đến nay thị trường công nghệ tài chính (Fintech) đã và đang phát triển mạnh mẽ, toàn diện, góp phần phát triển lĩnh vực tài chính trên phạm vi toàn cầu.
Ngăn chặn lừa đảo trực tuyến trong lĩnh vực ngân hàng: Nâng cao kĩ năng cho người sử dụng dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số
Ngăn chặn lừa đảo trực tuyến trong lĩnh vực ngân hàng: Nâng cao kĩ năng cho người sử dụng dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số
15/08/2023 7.833 lượt xem
Trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ, các thủ đoạn lừa đảo tài chính ngày càng tinh vi trong khi người tiêu dùng còn chưa kịp cập nhật hết các thủ đoạn. Kẻ gian chủ yếu đánh vào lòng tham hoặc sự lo lắng, sợ hãi của người dùng. Để hạn chế rủi ro, bảo vệ người tiêu dùng dịch vụ tài chính, bên cạnh tăng cường các biện pháp về an toàn thông tin, đầu tư công nghệ bảo mật của ngành Ngân hàng, quan trọng nhất vẫn là nhận thức và sự cảnh giác của người dùng.
Thực trạng và giải pháp phát triển công nghệ tài chính tại Việt Nam
Thực trạng và giải pháp phát triển công nghệ tài chính tại Việt Nam
11/08/2023 10.048 lượt xem
Từ khởi điểm là lĩnh vực có quy mô nhỏ, lẻ mang nhiều tiềm năng ứng dụng, đến nay thị trường công nghệ tài chính (Fintech) đã và đang phát triển mạnh mẽ, toàn diện, góp phần phát triển lĩnh vực tài chính trên phạm vi toàn cầu. Theo báo cáo Fintech Asean 2022, sự bùng nổ và kéo dài của đại dịch Covid-19 từ năm 2020 - 2021 cùng với cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu do xung đột Nga - Ukraine cũng như việc nâng mức lãi suất cơ sở liên tục trong những năm qua để chống lạm phát đã tác động lớn đến các nền kinh tế thông qua việc đẩy mạnh tốc độ số hóa. Không nằm ngoài xu hướng chung, ngành Fintech của Việt Nam cũng đang trên đà phát triển.
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự chấp nhận Chatbot AI của khách hàng tại một số ngân hàng thương mại
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự chấp nhận Chatbot AI của khách hàng tại một số ngân hàng thương mại
07/08/2023 9.142 lượt xem
Nghiên cứu này xem xét vai trò của các yếu tố chất lượng trí tuệ nhân tạo (AI) - Chatbot (Chatbot AI) và nhận thức của người dùng Chatbot AI tại bốn ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

73.200

74.400

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

73.200

74.400

Vàng SJC 5c

73.200

74.420

Vàng nhẫn 9999

61.600

62.750

Vàng nữ trang 9999

61.450

62.450


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,020 24,390 25,663 27,072 29,913 31,187 160.34 169.73
BIDV 24,085 24,385 25,866 27,062 30,080 31,206 161.34 169.85
VietinBank 23,985 24,405 25,952 27,087 30,348 31,358 161.89 169.84
Agribank 24,050 24,390 25,906 26,697 30,145 31,120 162.46 167.45
Eximbank 24,000 24,390 25,979 26,705 30,253 31,099 162.78 167.33
ACB 24,040 24,390 26,018 26,673 30,441 31,082 162.21 167.47
Sacombank 24,030 24,383 26,083 26,746 30,514 31,035 162.55 169.11
Techcombank 24,063 24,403 25,722 27,064 29,938 31,252 158.46 170.9
LPBank 24,100 24,660 25,941 27,280 30,455 31,415 161.26 172.81
DongA Bank 24,080 24,380 25,980 26,650 30,290 31,120 160.5 167.6
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
2,60
2,60
2,90
3,90
3,90
5,00
5,00
BIDV
0,10
-
-
-
3,00
3,00
3,30
4,30
4,30
5,30
5,30
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,30
4,30
4,30
5,30
5,30
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
3,20
3,30
3,40
4,50
4,55
4,60
4,60
Sacombank
-
-
-
-
3,40
3,50
3,60
4,50
4,75
4,80
4,95
Techcombank
0,10
-
-
-
3,20
3,20
3,50
4,50
4,55
4,90
4,90
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
3,50
3,60
3,70
4,80
4,90
5,30
6,10
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,90
3,90
3,90
4,90
5,10
5,40
5,60
Agribank
0,20
-
-
-
3,00
3,00
3,30
4,30
4,30
5,30
5,30
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,40
3,50
3,70
4,80
5,10
5,40
5,50

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?