Ngân hàng mở: Cơ hội mới nhưng đầy thách thức với ngành Ngân hàng
26/04/2024 966 lượt xem
Tóm tắt: Trong những năm gần đây, nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) đã chủ động chuyển dịch mô hình kinh doanh truyền thống sang xu hướng giao tiếp với khách hàng trên giao diện lập trình ứng dụng (API) bằng các giao dịch trực tuyến với sự hỗ trợ của công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ chuỗi khối (Blockchain)... Đây chính là cơ sở để ngành Ngân hàng tiến xa hơn trong quá trình chuyển đổi sang ngân hàng mở (Open Banking) một cách toàn diện, mạnh mẽ và nhanh chóng. Bài viết trình bày về những lợi ích, cơ hội khi áp dụng hệ sinh thái ngân hàng mở; đồng thời, chỉ ra các rào cản trong quá trình triển khai. Từ đó, bài viết đề xuất một số khuyến nghị nhằm thực hiện tốt mô hình ngân hàng mở trong những năm tiếp theo.
 
Từ khóa: API, ngân hàng mở, Việt Nam.
 
OPEN BANKING: NEW BUT CHALLENGING OPPORTUNITIES FOR THE BANKING INDUSTRY
 
Abstract: In recent years, many commercial banks have proactively shifted their traditional business models to the trend of communicating with customers on application programming interface (API) through online transactions with the support of advanced technology such as artificial intelligence (AI), blockchain... This is the basis for the banking industry to move further in the process of converting to open banking by the comprehensive, strong, and rapid way. The article presents the benefits and opportunities of applying the open banking ecosystem; simultaneously pointing out the barriers in the implementation process, thereby, the article proposes some recommendations for implementing this new business model in the following years.
 
Keywords: API, open banking, Vietnam.
 
1. Giới thiệu
 
Ngân hàng mở là một mô hình đổi mới cho ngành Ngân hàng không chỉ từ góc độ cạnh tranh mà còn từ sự gắn kết với khách hàng (Premchand và Choudhry, 2018). Thông qua hệ sinh thái ngân hàng mở, các ngân hàng sẽ giúp khách hàng trải nghiệm những dịch vụ ưu việt và linh hoạt hơn; đồng thời cho phép khách hàng quản lí tài chính cá nhân, đưa ra quyết định tài chính tốt hơn.
 
Ngày 13/01/2018, Chỉ thị về dịch vụ thanh toán của Liên minh châu Âu (PSD2) được ban hành, yêu cầu các ngân hàng cung cấp cho bên thứ ba quyền truy cập vào tài khoản của khách hàng thông qua API có sẵn, công khai nếu được khách hàng cho phép (European Commission, 2015). 
 
Thông qua việc sử dụng API, bên thứ ba có thể truy cập dữ liệu ngân hàng. Do đó, ngân hàng và nhà cung cấp dịch vụ tài chính (bên thứ ba) đáng tin cậy có thể phục vụ khách hàng hiệu quả hơn. Mặt khác, PSD2 quy định yêu cầu các ngân hàng phải công khai dữ liệu về lãi suất và phí, điều này sẽ giúp khách hàng dễ dàng so sánh các dịch vụ và kết quả của các nhà cung cấp tài chính khác nhau (Swinton và Roma, 2018). Mục đích là tạo ra sự cạnh tranh hơn nữa, cho phép bên thứ ba cung cấp các dịch vụ mới, sáng tạo bằng cách tận dụng dữ liệu và cơ sở hạ tầng của ngân hàng.
 
Từ khi PSD2 ra đời, lĩnh vực thanh toán đã trải qua một cuộc cách mạng công nghệ thực sự, nổi bật là sự ra đời của ngân hàng mở và các API mở. Ngân hàng mở và API mở đã tạo động lực giúp các ngân hàng phát triển và chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình kinh doanh mới (Remolina, 2019). Việc sử dụng ngân hàng mở và các API mở mang đến cơ hội cho các ngân hàng phát triển dịch vụ mới, cá nhân hóa dịch vụ và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
 
Đột phá kĩ thuật số, công nghệ tài chính (Fintech) và tuân thủ quy định của PSD2 đã đẩy nhanh sự cạnh tranh và buộc các ngân hàng phải mở hệ thống dữ liệu, chia sẻ với bên thứ ba. Bằng cách sử dụng API mở, các ngân hàng có thể đổi mới hệ thống cốt lõi và tích hợp với hệ thống nội bộ cũng như các đối tác bên ngoài theo cách đơn giản, an toàn và được kiểm soát. Bài viết này trình bày những lợi ích, cơ hội cũng như những thách thức mà các ngân hàng phải đối mặt khi triển khai ngân hàng mở. Từ đó, một số khuyến nghị được đưa ra để góp phần thực hiện tốt mô hình ngân hàng mở trong thời gian tới.
 
2. Thực trạng ngân hàng mở tại Việt Nam
 
2.1 Tổng quan về ngân hàng mở
 
Ngân hàng mở là thuật ngữ dùng để chỉ một mô hình tài chính - ngân hàng, trong đó, các dữ liệu được chia sẻ và trao đổi trong hệ sinh thái tài chính. Trước đây, các ngân hàng lưu giữ tất cả dữ liệu giao dịch và tài khoản khách hàng của họ vì lí do bảo mật thông tin. Tuy nhiên, các tổ chức tài chính và công ty Fintech đã nhận thấy lợi ích của việc chia sẻ dữ liệu với bên thứ ba vì lợi ích của khách hàng và từ đó ngân hàng mở ra đời (Giang Thị Thu Huyền, 2021).
 
Ngân hàng mở là một phần của quá trình tài chính hóa, trong đó sự thay đổi được thúc đẩy thông qua sự bổ sung và gắn kết giữa các quy định hỗ trợ, lực lượng thị trường và thay đổi công nghệ, theo đó các thực tiễn và thỏa thuận mới xuất hiện (Scott và Bolotin, 2016).
 
Ngân hàng mở đề cập đến việc sử dụng API mở, cho phép bên thứ ba xây dựng các ứng dụng và dịch vụ của một tổ chức tài chính hoặc cơ sở hạ tầng của tổ chức đó. Việc sử dụng các chương trình này thể hiện một hình thức giao thoa mới giữa dữ liệu và tài chính đang thay đổi, các sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm khách hàng truyền thống trong lĩnh vực tài chính (Remolina, 2019).
 
API mở là sự hiện thực hóa kĩ thuật của ngân hàng mở (McKinsey và Company, 2014). “Mở” không có nghĩa là mọi bên thứ ba đều có thể truy cập vào hệ thống của tổ chức tài chính theo ý muốn của họ. Sẽ luôn có một số dạng kiểm soát của tổ chức tài chính để đảm bảo an ninh, quyền riêng tư và các điều kiện của hợp đồng (Kim và cộng sự, 2016). Hầu hết những người tham gia thị trường kĩ thuật số đã sử dụng công nghệ API để đáp ứng các mục tiêu kinh doanh và cuối cùng là tạo ra giá trị cho khách hàng.
 
Năm 2018, Chỉ thị PSD2 được ban hành đã làm tăng sự cạnh tranh, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán, buộc các ngân hàng truyền thống phải mở hệ thống thông tin và chia sẻ dữ liệu của họ với bên thứ ba trên thị trường Fintech. Năm 2018 được xem là năm bắt đầu của kỉ nguyên ngân hàng mở. Thực tế trên phạm vi toàn cầu, nhiều quốc gia thuộc Liên minh châu Âu, Anh, Úc, Singapore, Hồng Kông, Nhật... hiện đã có chiến lược và các chính sách cụ thể để xây dựng khung pháp lí làm cơ sở cho việc phát triển ngân hàng mở. Đồng thời, các dự án về ngân hàng mở đã triển khai trong những năm gần đây đều được đón nhận một cách tích cực.
 
Một điều cần lưu ý rằng, API là công cụ lập trình điện toán được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, nhưng các API liên quan đến ngân hàng mở được chuẩn hóa hơn với các tiêu chuẩn cụ thể nhằm thúc đẩy khả năng tương tác, bảo mật giao dịch và tuân thủ các tiêu chuẩn quy định của PSD2. Do đó, các ngân hàng truyền thống đều buộc phải chia sẻ dữ liệu tài chính của mình cho những người mới tham gia thông qua các ứng dụng và dịch vụ chuyên dụng sử dụng công nghệ ngân hàng mở.
 
Điển hình, các ngân hàng thương mại (NHTM) cung cấp công nghệ đa tiện ích như ngân hàng điện tử, QR Code, ngân hàng trực tuyến... Các lĩnh vực như thanh toán hóa đơn điện, nước, viễn thông, y tế, giáo dục và dịch vụ công trực tuyến đã được kết nối, lồng ghép thông qua nền tảng ngân hàng mở. Ngoài ra, truy cập dữ liệu của khách hàng cho phép các ngân hàng đánh giá tín dụng chính xác hơn; đồng thời cho phép bên thứ ba phát triển các ứng dụng quản lí tài chính cá nhân tốt hơn. Do đó, mô hình này gây ra sự cạnh tranh trong ngành Ngân hàng và áp lực lên các ngân hàng truyền thống phải cải thiện các dịch vụ tài chính hoặc hợp tác với các công ty Fintech.
 
Hiện nay, ngân hàng mở cho phép khách hàng truy cập 03 loại dữ liệu chính: (i) Dữ liệu dịch vụ chung: Bao gồm các thông tin liên quan đến sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng cung cấp như lãi suất, phí, tỉ giá, vị trí phòng giao dịch, vị trí ATM... Thông tin dịch vụ chung được định dạng tiêu chuẩn, dễ dàng hiển thị cho khách hàng tìm kiếm và có các lựa chọn tốt nhất; (ii) Dữ liệu khách hàng: Bao gồm các thông tin cá nhân của chủ tài khoản như họ tên, chi nhánh, loại tài khoản, loại tiền, ngày mở, ngày hết hạn... Các dữ liệu này nhằm phục vụ nhu cầu quản trị và đăng kí tài khoản thuận tiện nhất; (iii) Dữ liệu giao dịch: Dữ liệu này bao gồm các số liệu và thông tin như người nhận tiền, ngân hàng nhận, số tài khoản nhận, số tiền, mã giao dịch, số dư... khi khách hàng thực hiện các giao dịch chuyển khoản, thanh toán...
 
Hiện tại, Việt Nam chưa có khung khổ luật pháp đầy đủ cho ngân hàng mở; chỉ có những quy định chung về chuyển đổi số và một số quy định riêng lẻ liên quan đến các khía cạnh pháp lí và kĩ thuật của ngân hàng mở. 
 
Ngày 10/12/2021, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Quyết định số 1977/QĐ-NHNN thành lập Ban chỉ đạo và Tổ công tác Chuyển đổi số ngành Ngân hàng. Điều này được xem là một cú huých đối với quá trình chuyển đổi số của ngành Ngân hàng Việt Nam. 
 
Đối với việc xây dựng, triển khai ngân hàng mở tại các NHTM Việt Nam, về khung pháp lí, các ngân hàng đang chủ yếu dựa vào Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11/12/2014 của Thống đốc NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán; trong đó có các điều khoản cho phép ngân hàng được hợp tác với bên thứ ba cung cấp dịch vụ tài chính. Ngoài ra còn có các quy định về ngân hàng điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, mở và sử dụng tài khoản thanh toán, an toàn kĩ thuật, bảo mật thông tin khách hàng, cùng thông tư của các bộ, ngành liên quan đến vấn đề này.
 
Những văn bản này đã ít nhiều quy định các khía cạnh liên quan đến ngân hàng mở. Tuy nhiên, hiện vẫn còn thiếu hành lang pháp lí riêng, đầy đủ và cụ thể để hỗ trợ thuận lợi cho các tổ chức tín dụng (TCTD) triển khai ngân hàng mở. Do đó, trong thời gian tới, NHNN cần đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, xây dựng, thử nghiệm và dần hoàn thiện các khung pháp lí để quản lí hoạt động ngân hàng mở. Ngoài ra, NHNN đang nghiên cứu về việc ban hành chuẩn dữ liệu mở để hướng đến hệ thống ngân hàng mở. Các nghiên cứu này không chỉ dừng lại ở việc nâng cao trải nghiệm của khách hàng với các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng dựa trên công nghệ số mà còn tạo sân chơi bình đẳng trong ngành Ngân hàng.
 
2.2. Lợi ích của ngân hàng mở
 
Khi sử dụng ngân hàng mở, khách hàng sẽ có nhiều tiện ích như: (i) Dễ dàng tiếp cận với nhiều loại dịch vụ tài chính từ nhiều nhà cung cấp hơn. Từ đó giúp khách hàng tối ưu hóa và cá nhân hóa các giải pháp tài chính phù hợp với nhu cầu của bản thân tốt hơn; (ii) Tối ưu hóa trải nghiệm: Hệ thống này tích hợp các dịch vụ thống nhất trên các nền tảng và trình duyệt. Qua đó, khách hàng có cơ hội lựa chọn kênh sử dụng phù hợp, tiết kiệm thời gian và chi phí. Đồng thời, ngân hàng mở còn giúp khách hàng của các ngân hàng quản lí thanh toán và thực hiện giao dịch thông qua các ngân hàng và tổ chức phi ngân hàng khác dễ dàng hơn; (iii) Tăng cường bảo mật: Sử dụng công nghệ API mở, các hệ thống này sẽ giới hạn về thời gian truy cập, phạm vi dữ liệu và khả năng thực hiện theo đối tượng. Vậy nên, các tài khoản được bảo mật an toàn và quản lí hiệu quả hơn.
 
Mặt khác, về phía các ngân hàng sử dụng hệ thống này cũng nhận được nhiều lợi ích như: (i) Đáp ứng nhu cầu của khách hàng tại nhiều thời điểm: Hệ thống API mở giúp ngân hàng hỗ trợ các dịch vụ cho khách hàng đa dạng tại nhiều khung thời gian trong ngày, không bị giới hạn trong giờ giao dịch; (ii) Tiếp cận đa dạng đối tượng khách hàng với chi phí hợp lí thông qua các ứng dụng khác của đối tác, rút ngắn quá trình xử lí giao dịch, giảm thiểu các tác vụ thủ công, xây dựng giải pháp kinh doanh tối ưu và cung cấp dịch vụ toàn diện, tiện ích nhất cho khách hàng; (iii) Ngân hàng mở giúp khách hàng tăng cường trải nghiệm và sử dụng các dịch vụ phong phú; từ đó, ngân hàng sẽ có thêm cơ sở đánh giá nhu cầu tài chính tiềm năng của khách hàng. Đồng thời, số lượng dịch vụ cung cấp tăng lên, góp phần tăng nguồn thu dịch vụ cho ngân hàng; (iv) Số lượng khách hàng có nhu cầu tài chính ngày càng tăng, đặt ra yêu cầu các ngân hàng phải hỗ trợ trên nhiều nền tảng. Thông qua ngân hàng mở, ngân hàng có cơ hội tìm hiểu và lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ Fintech phù hợp nhất.
 
Về bên thứ ba cung cấp dịch vụ cũng có một số lợi ích khi cộng tác với các ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng lớn như: (i) Có cơ hội phát triển khách hàng: Thông qua ngân hàng mở, bên thứ ba có cơ hội tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng với các độ tuổi, ngành, nghề và sở thích đa dạng. Qua đó, bên thứ ba có thể lựa chọn đối tượng khách hàng phù hợp để cung ứng dịch vụ và tăng nguồn thu; (ii) Có cơ hội phát triển dịch vụ: Cùng với cơ hội tìm kiếm và lựa chọn khách hàng tiềm năng qua nguồn dữ liệu ngân hàng cung cấp, các bên thứ ba có thể nghiên cứu và tạo ra các dịch vụ phù hợp với nhóm khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp tiềm năng, phù hợp với khả năng và nguồn lực của mình.
 
2.3. Thực trạng ngân hàng mở tại Việt Nam
 
Ngành Ngân hàng đã tiếp cận, nghiên cứu về ứng dụng công nghệ 4.0 phục vụ chuyển đổi số từ khá sớm. Một trong những công nghệ đột phá gắn với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cho phép các ngân hàng kết nối chia sẻ dữ liệu qua API mở. Điều này đã được một số ngân hàng Việt Nam nghiên cứu, triển khai ứng dụng vào hoạt động thanh toán, nhận biết khách hàng điện tử, cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính sáng tạo.
 
Ông Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN cho biết: Năm 2023, “72,3% TCTD đã và đang dự kiến triển khai các API, trong đó 47,6% đã xây dựng các API để cho các bên thứ ba kết nối; khoảng 65% các TCTD sẵn sàng triển khai API mở, trong đó trên 30% TCTD có mức độ sẵn sàng cao đối với API mở”. Nhiều TCTD đã xây dựng các API cho phép các bên thứ ba kết nối, triển khai API Portal để các đối tác có thể kết nối vào hệ sinh thái ngân hàng mở (Hà My, 2023).
 
Về góc độ pháp lí, NHNN đang tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật quản lí hoạt động ngân hàng mở để giúp các NHTM triển khai một cách có hệ thống, phục vụ khách hàng tốt hơn, qua đó giúp các NHTM giải quyết nhiều bài toán dịch vụ tài chính và tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn. 
 
Năm 2017, NHTM cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) đã triển khai API Gateway, kết nối API với các đối tác ví điện tử. Đến năm 2022, ngân hàng đã triển khai giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt cho các bệnh viện, trường học, nộp thuế trực tuyến từ ứng dụng Etax. Đặc biệt trong năm 2023, ngân hàng đã triển khai dịch vụ thanh toán taxi từ ứng dụng đối tác thứ ba, trả nợ, tất toán khoản vay, chi lương… Hằng tháng có trên 55 triệu giao dịch tài chính được thực hiện qua nền tảng có ứng dụng API. Bên cạnh đó, VietinBank iConnect được ngân hàng phát triển với hơn 127 API kết hợp với hơn 73 đối tác trên nền tảng iConnect. 
 
NHTM cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) phát triển mô hình ngân hàng mở ngay trên VPBank NEO qua App, Website, Internet Banking... Đây là hệ thống ngân hàng số đầu tiên hỗ trợ phong phú từ đầu tư tài chính, thương mại điện tử, các dịch vụ ngân hàng kết hợp hệ thống dữ liệu thống nhất.
 
NHTM cổ phần Nam Á cũng phát triển ngân hàng mở. Tuy nhiên, hệ thống này hiện tại chỉ hỗ trợ qua ứng dụng trên các thiết bị di động nhằm tăng cường trải nghiệm tối ưu và mới mẻ nhất cho người dùng với nhiều tiện ích.
 
NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) phát triển cổng thanh toán BIDV Paygate theo hướng ngân hàng mở, cho phép kết nối gần 2.000 nhà cung cấp dịch vụ và trung gian thanh toán. Điều này cho phép khách hàng thanh toán hóa đơn điện, nước, truyền hình, Internet, viễn thông, đóng học phí, viện phí, mua vé máy bay, vé xem phim, nộp thuế và các dịch vụ công mà không thanh toán bằng tiền mặt. 
 
Dự kiến trong thời gian tới, các ngân hàng sẽ tiếp tục đầu tư, mở rộng số lượng API và phát triển công nghệ nhằm tăng cường trải nghiệm khách hàng. Điều này góp phần tiết kiệm chi phí nhân lực, thời gian, tài chính và tăng cường khả năng quản lí dòng tiền hiệu quả hơn. Chính vì vậy, ngân hàng mở đã và đang trở thành xu hướng phát triển của cả hệ thống tài chính trong những năm tiếp theo.
 
3. Cơ hội và thách thức khi triển khai ngân hàng mở tại Việt Nam
 
3.1. Cơ hội
 
Cơ hội đầu tiên là tăng cường đổi mới dịch vụ. Ngân hàng mở mang lại cho các ngân hàng khả năng nâng cao việc cung cấp dịch vụ hiện tại của họ theo 02 cách riêng biệt: Thứ nhất là mở rộng các sản phẩm và dịch vụ hiện tại ngoài dịch vụ thanh toán hoặc tài khoản, tức là hướng tới các dịch vụ nhận dạng kĩ thuật số. Thứ hai là chuyển sang một không gian mới bằng cách tận dụng việc chia sẻ và tổng hợp dữ liệu khách hàng từ các tài khoản khác nhau và làm phong phú nguồn dữ liệu hiện có từ các ngân hàng đối tác và những người tham gia thị trường Fintech. Điều này có thể dẫn đến những cải tiến trong đổi mới thông qua việc cải thiện phân tích dữ liệu.
 
Cơ hội thứ hai là phân phối dịch vụ rộng hơn. Ngân hàng mở là mô hình cung cấp dịch vụ chia sẻ được tiêu chuẩn hóa. Mô hình này có thể được sử dụng để phân phối nhiều sản phẩm và dịch vụ trên nhiều nền tảng và thiết bị song song với các ngân hàng khác trên thị trường Fintech. Điều này cho phép khách hàng có nhiều lựa chọn từ nhiều nhà cung cấp dịch vụ trong hệ thống ngân hàng mở. Đặc biệt, trải nghiệm giao dịch tài chính của khách hàng được nâng cao, tiết kiệm chi phí giao dịch qua trung gian và giúp khách hàng quản lí tài chính tốt hơn.
 
Cơ hội thứ ba là giảm thiểu rủi ro trong quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Việc chia sẻ dữ liệu qua hệ thống ngân hàng mở đòi hỏi tiêu chuẩn hóa về bảo mật thông tin. Do đó, có thể giảm được những rủi ro phát sinh do hệ thống bảo mật cao. Mặt khác, việc chia sẻ thông tin giữa các ngân hàng cũng được kì vọng làm giảm thiểu rủi ro liên quan đến phòng, chống gian lận, rửa tiền và thông tin bất đối xứng; từ đó giúp các ngân hàng ra quyết định nhanh hơn và chính xác hơn.
 
3.2. Thách thức
 
Một là, thách thức về đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin hiện nay. Theo Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an, hiện nay có rất nhiều chiêu trò lừa đảo tinh vi trên không gian mạng, đặc biệt là lừa đảo trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Năm 2023, tổng số tiền người dân bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt trên mạng khoảng 8.000 - 10.000 tỉ đồng, tăng 1,5 lần so với năm 2022. Trong đó, hơn 91% cảnh báo về lừa đảo trực tuyến liên quan đến lĩnh vực tài chính - ngân hàng (Huyền Thanh, 2023). Do đó, rủi ro về bảo mật khi áp dụng ngân hàng mở đặt ra nhiều thách thức cho ngành Ngân hàng; trong đó quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu là thách thức lớn nhất. 
 
Hai là, các ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ bị bên thứ ba làm mất vai trò trung gian. Hệ sinh thái ngân hàng mở cho phép các bên cung cấp dịch vụ thứ ba truy cập vào dữ liệu tài chính của người dùng. Điều này có khả năng  ảnh hưởng đến việc giữ chân khách hàng của ngân hàng vì bên thứ ba có quyền tiếp cận trực tiếp với khách hàng (Gozman và cộng sự, 2018; Van der Zwan, 2014).
 
Ba là, các ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ đánh mất danh tiếng và thương hiệu đáng tin cậy. Điều này chủ yếu liên quan đến những thách thức liên quan đến bảo mật của API mở, chẳng hạn như các bên thứ ba có khả năng lừa đảo, xâm nhập kĩ thuật số, cá nhân hóa, sử dụng dữ liệu bất hợp pháp và những lo ngại về quyền riêng tư của khách hàng (Gozman và cộng sự, 2018).
 
Bốn là, ở Việt Nam hiện nay chưa có quy định, hướng dẫn riêng và đầy đủ về lĩnh vực ngân hàng mở mà chỉ có những chính sách chung về chuyển đổi số và một số quy định riêng lẻ liên quan tới một số khía cạnh của ngân hàng mở cả về pháp lí cũng như kĩ thuật. Xét ở cấp độ Ngành, những thay đổi đi kèm với API mở sẽ làm thay đổi các mô hình kinh doanh hiện tại của các ngân hàng. Tuy nhiên, việc chưa có quy định hướng dẫn về điều kiện pháp lí để có thể sử dụng API của ngân hàng; chưa có đơn vị thẩm định, chứng nhận, cấp phép và kiểm tra các bên thứ ba được cấp phép sử dụng API mở... sẽ là rào cản lớn để các NHTM triển khai và áp dụng ngân hàng mở. 
 
4. Một số khuyến nghị
 
Sự gia tăng của công nghệ hiện đại trong những năm gần đây đã tạo ra sân chơi với mô hình kinh doanh mới cùng với những người chơi mới, phá vỡ vị thế “đóng” của các định chế tài chính truyền thống. Ngân hàng mở đang trở thành xu hướng ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Để có thể triển khai thành công mô hình kinh doanh mới này, một số khuyến nghị được đề xuất như sau:
 
Thứ nhất, NHNN tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng, bảo mật thông tin, dữ liệu khách hàng, cung ứng sản phẩm, dịch vụ và triển khai mô hình kinh doanh mới. Đồng thời, tiến hành nghiên cứu, xây dựng khung pháp lí riêng, cụ thể về ngân hàng mở và API mở theo các tiêu chuẩn dữ liệu của PSD2.
 
Thứ hai, NHNN tăng cường tập trung chỉ đạo, điều phối các đơn vị thuộc NHNN và các TCTD đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và xã hội số trong ngành Ngân hàng theo các kế hoạch đã được Thống đốc NHNN phê duyệt, bao gồm: Kế hoạch Chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (theo Quyết định số 810/QĐ-NHNN ngày 11/5/2021) và Kế hoạch chuyển đổi số của NHNN hằng năm.
 
Thứ ba, tiếp tục tăng cường công tác bảo mật thông tin, dữ liệu người dùng tài chính. NHNN cần phối hợp tốt với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc chia sẻ cơ sở dữ liệu về phòng, chống lừa đảo trực tuyến quốc gia nhằm phát hiện và ngăn chặn các mã độc, liên kết, tin nhắn giả mạo ngân hàng, góp phần cảnh báo người dùng trước các chiêu trò lừa đảo trực tuyến ngày càng tinh vi như hiện nay.
 
Thứ tư, các ngân hàng cần tăng cường hợp tác với cơ quan chức năng và bên liên quan khác về an toàn thông tin để cùng nhau hợp tác, đối phó với những vấn đề phát sinh và tận dụng các cơ hội trong bối cảnh chuyển đổi số đang phát triển hiện nay. Đồng thời, để đảm bảo hệ thống thanh toán được bảo vệ an toàn, không bị gián đoạn, gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng dịch vụ tài chính và được thiết kế để có khả năng phục hồi nhanh nhất khi có sự cố xảy ra, các ngân hàng cần tập trung đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng nhằm bảo mật thông tin của người dùng ở mức độ an toàn cao nhất có thể.
 
Thứ năm, cần có sự kết nối của các ngành, nghề trong nền kinh tế. Vì thiết kế ngân hàng mở và API mở sẽ kết nối liên thông, giúp các giao dịch của khách hàng liền mạch. Để làm được điều đó,  ngành Ngân hàng phải kết nối với tất cả các ngành kinh tế. Do đó, kiến thức về ngân hàng mở và API mở phải được triển khai cho tất cả các lĩnh vực, không chỉ ngành Ngân hàng.
 
5. Kết luận
 
Chuyển đổi số và dịch chuyển mô hình kinh doanh ngân hàng sang hệ sinh thái mở với việc ứng dụng API mở đang là xu hướng tất yếu hiện nay. Đây sẽ là một trong những mô hình đột phá công nghệ trong ngành tài chính - ngân hàng, thúc đẩy quá trình phát triển số theo hướng thông minh và cởi mở, giúp quá trình chuyển đổi số thành công nhanh chóng. Ứng dụng ngân hàng mở là chìa khóa giúp các ngân hàng Việt Nam bứt tốc tăng trưởng, dẫn đầu thị trường chuyển đổi số ngành Ngân hàng. Ngoài việc chuẩn bị tốt các kịch bản ứng phó rủi ro, các ngân hàng cần nghiên cứu và lựa chọn được đối tác phù hợp, sở hữu hệ thống bảo mật cao nhất theo tiêu chuẩn quốc tế.
 
Tài liệu tham khảo:
 
1. Company (2014). Ready for APIs? Three steps to unlock the data economy’s most promising channel. Forbes. Retrieved from https://www.forbes.com/sites/mckinsey/2014/01/07/ready-for-apis-three-steps-to-unlock-the-data-economys-most-promising-channel/
2. European Commission (2015). Payment services (PSD2) - Directive (EU) 2015/2366.
3. Gozman, D., Hedman, J., & Olsen, K. S. (2018). Open banking: Emergent roles, risks & opportunities.
4. Giang Thị Thu Huyền (2021). Ngân hàng mở - Xu hướng mới trong ngân hàng. https://tapchinganhang.gov.vn/ngan-ha-ng-mo-xu-huo-ng-mo-i-trong-ngan-ha-ng.htm
5. Hà My (2023). Ngân hàng mở/Open Banking 2023: Chuyển dịch mô hình kinh doanh từ đóng sang mở. https://tapchinganhang.gov.vn/ngan-hang-mo-open-banking-2023-chuyen-dich-mo-hinh-kinh-doanh-tu-dong-sang-mo.htm
6. Huyền Thanh (2023). Hơn 91% cảnh báo về lừa đảo trực tuyến liên quan đến lĩnh vực tài chính-ngân hàng.  https://cand.com.vn/Cong-nghe/hon-91-canh-bao-ve-lua-dao-truc-tuyen-lien-quan-den-linh-vuc-tai-chinh-ngan-hang-i716281/
7. Kim, K.-H., Hwang, M.-S., Jae, E.-Y., Jun, S.-H., & Kwon, M.-C. (2016). A study on message queue safe proper time for open API fast identity online fintech architecture. International Journal of Software Engineering and Its Applications, 10(5), pages 33 - 44.
8. Premchand, A., & Choudhry, A. (2018). Open Banking & APIs for Transformation in Banking. 2018 International Conference on Communication, Computing and Internet of Things (IC3IoT), pages 25-29. https://doi.org/10.1109/IC3IoT.2018.8668107
9. Remolina, N. (2019). Open Banking: Regulatory challenges for a new form of financial intermediation in a data-driven world. SSRN Electronic Journal. https://doi.org/10.2139/ssrn.3475019
10. Swinton, S., & Roma, E. (2018). Coping with the challenge of open banking.
11. Van der Zwan, N. (2014). Making sense of financialization. Socio-Economic Review, 12(1), pages 99 -129.

ThS. Nguyễn Thị Ánh Ngọc 
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh - Phân hiệu Vĩnh Long

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Đảm bảo an ninh mạng tại Neobank với sự kết hợp của trí tuệ  nhân tạo, Blockchain và học máy
Đảm bảo an ninh mạng tại Neobank với sự kết hợp của trí tuệ nhân tạo, Blockchain và học máy
25/04/2024 1.019 lượt xem
Neobank (ngân hàng thế hệ mới) là mô hình ngân hàng hiện đang được rất nhiều người ưa chuộng, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm ngân hàng số hóa đầu tiên. Tuy nhiên, cùng với sự đổi mới nhanh chóng về công nghệ, rủi ro an ninh mạng cũng ngày càng tăng cao. Việc quản lí rủi ro kém hiệu quả có thể gây tổn hại không chỉ cho ngân hàng mà còn cho khách hàng.
Đảm bảo an ninh, an toàn trong cung ứng và sử dụng dịch vụ ví điện tử
Đảm bảo an ninh, an toàn trong cung ứng và sử dụng dịch vụ ví điện tử
19/04/2024 1.547 lượt xem
Nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động thanh toán, trong đó có dịch vụ ví điện tử, thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật liên quan mở và sử dụng tài khoản thanh toán (TKTT), thẻ ngân hàng, ví điện tử...
Phát triển ngân hàng xanh nhằm tạo động lực cho phát triển bền vững ở Việt Nam
Phát triển ngân hàng xanh nhằm tạo động lực cho phát triển bền vững ở Việt Nam
15/04/2024 2.146 lượt xem
Ngân hàng xanh đóng vai trò quan trọng trong phát triển bền vững. Mục tiêu của bài viết này nhằm nhận diện những khó khăn và thách thức mà ngân hàng xanh ở Việt Nam đang gặp phải thông qua phỏng vấn sâu với 30 lãnh đạo và nhân viên giàu kinh nghiệm tại các ngân hàng thương mại (NHTM).
Xác thực sinh trắc học giúp tăng khả năng bảo mật  và an toàn cao hơn trong giao dịch ngân hàng
Xác thực sinh trắc học giúp tăng khả năng bảo mật và an toàn cao hơn trong giao dịch ngân hàng
03/04/2024 3.992 lượt xem
Từ ngày 01/7/2024, khách hàng phải xác thực sinh trắc học khi giao dịch ngân hàng lần đầu bằng Mobile Banking; mọi giao dịch chuyển tiền có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên đều phải thông qua bước xác thực bằng sinh trắc học đối với người chuyển tiền; tổng số tiền các giao dịch trên 20 triệu đồng/ngày phải xác thực bằng sinh trắc học.
Agri-Fintech: Giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả tài trợ tài chính trong lĩnh vực nông nghiệp của kỉ nguyên số
Agri-Fintech: Giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả tài trợ tài chính trong lĩnh vực nông nghiệp của kỉ nguyên số
27/03/2024 3.218 lượt xem
Việc tài trợ tài chính cho lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam trong thời gian qua luôn gặp nhiều khó khăn cho dù đã có sự nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành và các bên liên quan.
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số
25/03/2024 4.034 lượt xem
Quá trình số hóa ở Việt Nam đang ngày càng phát triển nhanh chóng, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Với sự tiến bộ không ngừng của công nghệ, ngành Ngân hàng đang có những cải cách trong nền tảng kĩ thuật số nhằm cung ứng dịch vụ và giải quyết yêu cầu của khách hàng tốt hơn.
Nâng cao kĩ năng cho người tiêu dùng trong sử dụng thẻ tín dụng
Nâng cao kĩ năng cho người tiêu dùng trong sử dụng thẻ tín dụng
22/03/2024 4.665 lượt xem
Ngày nay, với nhiều tiện ích, thẻ tín dụng đã trở nên phổ biến trong chi tiêu, mua sắm của người dân. Tuy nhiên, thực tế không ít người do chưa hiểu rõ về tính năng của thẻ, số ngày miễn lãi, nguyên tắc trả nợ và cách tính lãi suất nếu thanh toán không đủ hoặc không đúng hạn mà có thể trở thành những “con nợ” lớn của ngân hàng.
Tăng cường các giải pháp ngăn chặn lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản
Tăng cường các giải pháp ngăn chặn lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản
20/03/2024 4.727 lượt xem
Thời gian gần đây, ngày càng xuất hiện nhiều hơn tình trạng tội phạm sử dụng các loại mã độc đánh cắp thông tin, mã hóa dữ liệu của người dùng để chiếm đoạt tài sản. Các chuyên gia bảo mật cảnh báo, sau khi xâm nhập, các mã độc này có thể "nằm vùng" như một gián điệp, thu thập thông tin, điều khiển các ứng dụng ngân hàng, đánh cắp tài khoản, mật khẩu và mã OTP của nạn nhân để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
Giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và số hóa ngân hàng
Giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và số hóa ngân hàng
15/03/2024 4.989 lượt xem
Thời gian qua, với mục tiêu lấy khách hàng là trung tâm, ngành Ngân hàng đã không ngừng hoàn thiện pháp lý và hạ tầng công nghệ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM), thúc đẩy hoạt động ngân hàng số và đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán.
Nghĩa vụ bảo mật thông tin người sử dụng Internet Banking của nhà cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán
Nghĩa vụ bảo mật thông tin người sử dụng Internet Banking của nhà cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán
13/03/2024 4.629 lượt xem
Trong bối cảnh chuyển đổi số, Việt Nam luôn nỗ lực thay đổi, cải tiến và cập nhật những công nghệ hiện đại để áp dụng phát triển trong hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế. Internet Banking hay dịch vụ thanh toán trên các thiết bị điện tử trở thành một bước tiến trong giao dịch thương mại.
Hoạt động tài chính vi mô trong xu hướng phát triển của công nghệ tài chính
Hoạt động tài chính vi mô trong xu hướng phát triển của công nghệ tài chính
04/03/2024 5.460 lượt xem
Tổ chức tài chính vi mô (TCVM) là loại hình tổ chức tín dụng thực hiện một số hoạt động nghiệp vụ như ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp nhỏ.
Xây dựng nguồn lực con người nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp trong chuyển đổi số hoạt động ngân hàng
Xây dựng nguồn lực con người nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp trong chuyển đổi số hoạt động ngân hàng
01/03/2024 5.495 lượt xem
Kết quả nghiên cứu về phát triển văn hóa doanh nghiệp trong chuyển đổi số của các tổ chức nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng đều khẳng định, văn hóa doanh nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng, như là “quyền lực mềm” của tổ chức, giúp tổ chức phát triển bền vững.
Pháp luật về định danh khách hàng điện tử trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam
Pháp luật về định danh khách hàng điện tử trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam
14/02/2024 7.450 lượt xem
Trong quá trình hoạt động chuyển đổi số ngành Ngân hàng tại Việt Nam, định danh khách hàng điện tử hay còn gọi là eKYC (Electronic Know Your Customer) đang trở thành một xu hướng phát triển tất yếu. Công nghệ này cho phép các ngân hàng tại Việt Nam cung ứng dịch vụ số hóa, nâng cao trải nghiệm của khách hàng và tối ưu hóa hoạt động, đặc biệt trong hoạt động liên quan đến tài khoản thanh toán.
Chuyển đổi số ngành Ngân hàng - Tăng tốc và phát triển bền vững
Chuyển đổi số ngành Ngân hàng - Tăng tốc và phát triển bền vững
08/02/2024 7.490 lượt xem
Chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng không chỉ là một xu hướng mà còn là một bước tiến quan trọng hướng tới tương lai tài chính hiện đại và linh hoạt.
Triển khai ứng dụng dữ liệu dân cư quốc gia góp phần đảm bảo an ninh, an toàn và thúc đẩy chuyển đổi số ngân hàng
Triển khai ứng dụng dữ liệu dân cư quốc gia góp phần đảm bảo an ninh, an toàn và thúc đẩy chuyển đổi số ngân hàng
01/02/2024 6.844 lượt xem
Trong bối cảnh phát triển sâu rộng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) trong mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội, xu hướng chuyển dịch các giao dịch theo phương thức truyền thống sang môi trường điện tử gia tăng. Khách hàng được trải nghiệm đa dạng các dịch vụ tiện ích, hiện đại và tiết kiệm thời gian, chi phí.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

81.000

83.500

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

81.000

83.500

Vàng SJC 5c

81.000

83.520

Vàng nhẫn 9999

74.200

76.100

Vàng nữ trang 9999

74.000

75.300


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,145 25,485 26,411 27,860 30,670 31,974 159.56 168.87
BIDV 25,185 25,485 26,528 27,748 30,697 31,977 159.6 168
VietinBank 25,160 25,485 26,651 27,946 31,096 32,106 161.07 169.02
Agribank 25,180 25,485 26,599 27,900 30,846 32,001 160.64 168.67
Eximbank 25,160 25,485 26,632 27,531 30,915 31,959 161.35 166.79
ACB 25,190 25,485 26,768 27,476 31,178 31,876 161.53 166.97
Sacombank 25,250 25,485 26,880 27,440 31,315 31,817 162.5 167.51
Techcombank 25,228 25,485 26,523 27,869 30,720 32,037 157.83 170.27
LPBank 24,943 25,485 26,344 27,844 31,044 31,948 159.37 170.59
DongA Bank 25,250 25,485 26,760 27,440 31,070 31,920 159.80 166.90
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,30
3,60
4,30
4,40
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,10
2,10
2,30
3,40
3,45
4,30
4,30
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
1,80
1,80
2,10
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
2,90
3,10
3,20
4,00
4,00
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?