Tập trung vốn ngân hàng phát triển kinh tế nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long
06/04/2023 1.775 lượt xem
Để tạo đột phá mới cho nền kinh tế của 13 tỉnh, thành phố thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong liên kết triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02/4/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, góp phần khai thác, phát huy hiệu quả, tiềm năng, lợi thế của từng địa phương trong vùng, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững, phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, ngành Ngân hàng trong vùng đã tập trung huy động nguồn vốn để cho vay đầu tư, khai thác tiềm năng và thế mạnh phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế và giải quyết được nhiều việc làm cho lao động, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của các tỉnh trong vùng.
 
 
Chú trọng phát triển vận tải đa phương thức, trọng tâm vào đường thủy là mục tiêu lâu dài của vùng ĐBSCL.(Ảnh minh họa, nguồn Internet)
 
Tập trung cho vay ngành sản xuất thế mạnh

Vùng ĐBSCL được xem là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp và thủy sản của cả nước khi hàng năm đóng góp đến 70% lượng thủy sản nuôi trồng; 54,5 sản lượng lúa; 36,5% lượng trái cây toàn quốc. Đây cũng là nơi cung cấp 90% sản lượng lúa gạo xuất khẩu và 65% sản lượng thủy sản xuất khẩu của cả nước. Cùng với đó, hệ thống ngân hàng đã tìm kiếm được cơ hội và lợi ích khi đầu tư cho vay tại vùng ĐBSCL, đặc biệt trong các lĩnh vực du lịch, nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp.

Song tác động của biến đổi khí hậu đối với ĐBSCL, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp/lúa gạo dẫn tới tính dễ bị tổn thương của 17,3 triệu nông dân, chủ yếu là nông hộ nhỏ và người nghèo.

Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu vật nuôi và cây trồng, đặc biệt đối với vùng canh tác lúa - tôm, trên cơ sở khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế đã biến những hạn chế về điều kiện sinh thái tự nhiên thành thế mạnh của vùng. Nhiều tỉnh, thành ven biển như: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang… đã tích cực triển khai chương trình vận hành và quản lí hiệu quả mô hình, góp phần nâng cao lợi nhuận cho người sản xuất. Xét về chuyển dịch cơ cấu, mô hình canh tác lúa, tôm tăng qua từng năm cả về diện tích, năng suất và gia tăng giá trị. Có thể thấy, đây là mô hình bền vững, hiệu quả, “thông minh” tạo ra các sản phẩm sạch, phù hợp với quy trình GAP, giúp nông dân áp dụng các biện pháp canh tác, phòng chống dịch ít sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…; từ đó, nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm hàng hóa, khả năng cạnh tranh trên thị trường, là tiền đề thuận lợi để nhân rộng mô hình lúa thơm, tôm sạch ra toàn tỉnh Bạc Liêu nói riêng và toàn vùng ĐBSCL nói chung.

Về dài hạn, mô hình lúa, tôm vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là biến đổi khí hậu, nước biển dâng và gần đây là hiện tượng hạn hán, xâm nhập mặn đang là mối đe dọa trực tiếp đến sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của cả vùng ĐBSCL. Nguồn tôm giống chất lượng chưa được người nuôi quan tâm, môi trường nước có nguy cơ ô nhiễm, dịch bệnh trên tôm nuôi xảy ra ngày càng nhiều... nên hiệu quả kinh tế trung bình còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của vùng.

Thời gian qua, để tạo lập môi trường và tạo đà cho phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là các ngành hàng nông sản chủ lực, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã và đang triển khai quyết liệt nhiều giải pháp đồng bộ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần kiểm soát lạm phát, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thị trường, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân trong tiếp cận tín dụng ngân hàng phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đến cuối tháng 3/2023, kết quả hoạt động ngân hàng tại khu vực ĐBSCL đã đạt được các chỉ tiêu tích cực: Huy động vốn đạt 732.755 tỉ đồng, tăng 0,40% so với cuối năm 2022. Có được nguồn vốn, hệ thống ngân hàng đã cho vay với dư nợ tín dụng đạt 986.413 tỉ đồng, tăng 0,65% so với cuối năm 2022. Tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được các tổ chức tín dụng (TCTD) quan tâm đầu tư với dư nợ đạt gần 545.521 tỉ đồng.

Một số mặt hàng nông sản chủ lực của vùng có mức tăng trưởng tín dụng ấn tượng như dư nợ tín dụng ngành thủy sản đạt 112.707 tỉ đồng, chiếm gần 54% dư nợ thủy sản toàn quốc, trong đó, dư nợ cho vay cá tra và tôm đạt 62.989 tỉ đồng, chiếm 56% dư nợ cho thủy sản của vùng; dư nợ tín dụng ngành lúa gạo đạt 93.942 tỉ đồng, chiếm gần 55% dư nợ lúa gạo toàn quốc; dư nợ ngành rau quả đạt 20.441 tỉ đồng và chiếm khoảng 22% dư nợ rau quả toàn quốc.

Kết quả trên cho thấy, dòng vốn tín dụng đã tập trung vào các lĩnh vực, ngành hàng là thế mạnh, chủ lực của vùng ĐBSCL theo đúng định hướng chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và NHNN, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các địa phương vùng ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) là một ngân hàng có thế mạnh đầu tư “tam nông” trong khu vực. Hệ thống Agribank vùng ĐBSCL đã ưu tiên giao kế hoạch tăng trưởng tín dụng cho khu vực này là 11,6%, tương đương với mức tăng trưởng tín dụng khoảng 23.000 tỉ đồng, cao hơn tỉ lệ tăng trưởng của toàn hệ thống.

Đến nay, Agribank đã đầu tư tín dụng cho khu vực ĐBSCL hơn 217.000 tỉ đồng, tăng 10,5% so với năm 2022, chiếm 15% tổng dư nợ của Agribank. Trong đó, dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là 180.000 tỉ đồng với 670.000 khách hàng, chiếm 83% dư nợ cho vay của khu vực. Đáng chú ý, mặc dù thị phần tín dụng của Agribank tại vùng ĐBSCL chỉ chiếm 22,6% nhưng thị phần tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiếm tới 40%. Song hành với tín dụng thương mại, Agribank đã triển khai nhiều chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất và chương trình giảm lãi suất cho khách hàng trong toàn hệ thống.

Trong giai đoạn 2021 - 2022, Agribank đã triển khai 09 chương trình tín dụng ưu đãi, 02 chương trình giảm trực tiếp lãi suất cho vay đối với khách hàng. Trong đó, có 02 chương trình tín dụng ưu đãi đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và 07 chương trình ưu đãi dành cho các đối tượng là khách hàng lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng FDI, xuất nhập khẩu và khách hàng cá nhân vay tiêu dùng. Đặc biệt, vừa qua, ngân hàng đã triển khai chương trình giảm 20% lãi suất cho các khách hàng doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 của Thống đốc NHNN quy định về việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 và các văn bản sửa đổi, bổ sung khác.

Những vấn đề đặt ra và giải pháp thực hiện

Là vùng có thế mạnh về sản xuất nông sản hàng hóa lớn xuất khẩu ra thị trường thế giới, thế nhưng theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB), hiện nay ĐBSCL có nhu cầu vận chuyển khoảng 18 triệu tấn hàng hóa xuất nhập khẩu nhưng vùng còn thiếu các trung tâm logistics trọng điểm và các hệ thống trung tâm vệ tinh, thiếu bãi container rỗng, hệ thống kho ở các cảng, nhất là cảng nước sâu cho tàu vận chuyển container xuất khẩu. Chính vì vậy, 70% lượng hàng hóa, nông sản của khu vực phải vận chuyển qua nhiều địa điểm mới lên tới Thành phố Hồ Chí Minh để xuất đi các nơi trong và ngoài nước khiến chi phí đội lên cao. Đây là “điểm nghẽn” của các doanh nghiệp xuất khẩu vùng ĐBSCL, chi phí logistics đang là “gánh nặng” đối với năng lực cạnh tranh của hàng hóa, nông sản. Vì vậy, phát triển hệ thống logistics cho nông sản ĐBSCL đang là vấn đề cấp bách hiện nay để nâng cao năng lực cho hàng hóa Việt Nam nói chung và sự phát triển bền vững cho nông sản ĐBSCL nói riêng.

Đáng chú ý, thực tế tại ĐBSCL, phần lớn các dịch vụ logistics mới chỉ dừng lại ở từng hoạt động riêng lẻ như cho thuê kho bãi, làm thủ tục hải quan, vận chuyển nội địa… chứ chưa có sự tích hợp, tổ chức, kết nối chặt chẽ với nhau giữa các phương thức hoạt động trong chuỗi logistics nên thường bị đứt đoạn, gây ra chậm trễ, chi phí phát sinh cao, trung bình tăng hơn từ 10 - 40% tùy từng tuyến.

Tại 13 tỉnh, thành phố ĐBSCL hiện có khoảng 1.400 doanh nghiệp logistics, chỉ chiếm khoảng 4,3% số doanh nghiệp trong lĩnh vực này trong cả nước, chưa đáp ứng được nhu cầu thông thương hàng hóa, nông sản dồi dào tại đây. Cùng với đó, trong tương lai, nhu cầu vận chuyển hàng hóa sẽ càng lớn hơn.

Tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp nâng cao giá trị gia tăng và năng lực tiếp cận thị trường của người nông dân là những yếu tố quan trọng trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp bám sát theo chủ trương của Đảng và Chính phủ trong giai đoạn mới.
Nhận thức vai trò, ý nghĩa, đóng góp quan trọng của kinh tế nông nghiệp đặc biệt là ngành lúa gạo với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, trong thời gian tới, hệ thống ngân hàng vùng ĐBSCL cần triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm sau:

Một là, các ngân hàng phải tập trung nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của thương nhân kinh doanh, đầu tư, chế biến thóc, gạo, người sản xuất lúa với thời hạn và lãi suất hợp lí. Đồng thời, mở rộng, tăng hạn mức tín dụng cho các doanh nghiệp để đảm bảo đủ nguồn vốn thu mua, tạm trữ thóc, gạo cho người nông dân trong vụ hè - thu, tới đây là vụ thu - đông nhằm góp phần ổn định giá thóc gạo, đảm bảo lợi nhuận cho người trồng lúa.

Hai là, các ngân hàng tiết giảm mọi chi phí hoạt động không cần thiết để dành nguồn lực giảm lãi suất vay.

Ba là, các ngân hàng linh hoạt áp dụng các hình thức bảo đảm tiền vay, xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm trên cơ sở quản lí dòng tiền, cải tiến quy trình cho vay…

Bốn là, các TCTD chủ động tiếp cận các doanh nghiệp, thương nhân lúa gạo và thỏa thuận các nội dung liên quan theo nguyên tắc tín dụng thương mại, phù hợp quy định pháp luật về cấp tín dụng. Trong đó, lưu ý phối hợp với các cơ quan truyền thông và chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện các chương trình truyền thông mạnh mẽ, toàn diện để người dân, doanh nghiệp nắm bắt đầy đủ các chính sách, sản phẩm tín dụng ngân hàng và chủ động tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Năm là, các TCTD chủ động cân đối nguồn vốn đầu tư lĩnh vực logistics đáp ứng được nhu cầu thông thương hàng hóa, nông sản dồi dào, nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng lớn.

Sáu là, tập trung nguồn vốn đầu tư chuyển đổi số nền nông nghiệp xanh, hữu cơ để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân sản xuất, chế biến sản phẩm thành chuỗi khép kín.

Đông An
 
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Tạo lập nguồn vốn qua kênh tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An
Tạo lập nguồn vốn qua kênh tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An
19/04/2024 64 lượt xem
Tỉnh Long An là địa phương có vị trí thuận lợi, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giáp ranh với Thành phố Hồ Chí Minh và là cửa ngõ đi về các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Cùng với đó, điều kiện tự nhiên của tỉnh Long An cũng rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và công nghiệp.
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hưng Yên: Phát huy vai trò trụ cột giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội ở địa phương
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hưng Yên: Phát huy vai trò trụ cột giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội ở địa phương
09/04/2024 651 lượt xem
Xã Tân Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên hôm nay đã là địa danh nổi tiếng với nhiều loại cây ăn quả, nơi cung cấp cây giống, cây cảnh ra toàn quốc và xuất khẩu sang nhiều nước láng giềng.
Đảm bảo an ninh, an toàn trong lĩnh vực thanh toán trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Đảm bảo an ninh, an toàn trong lĩnh vực thanh toán trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
29/03/2024 1.402 lượt xem
Thời gian qua, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có những đóng góp tích cực vào phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương; trong đó, việc quản lí và đảm bảo an ninh, an toàn trong lĩnh vực thanh toán luôn được lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh Quảng Trị chú trọng, quan tâm chỉ đạo sát sao.
Agribank cùng ngành Ngân hàng đóng góp quan trọng vào sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế đất nước
Agribank cùng ngành Ngân hàng đóng góp quan trọng vào sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế đất nước
26/03/2024 1.651 lượt xem
Ngay từ những tháng đầu năm 2024, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã nỗ lực quyết liệt triển khai đồng bộ nhiều giải pháp cùng ngành Ngân hàng thúc đẩy các động lực tăng trưởng trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.
Phát huy lực lượng và tiềm năng của thế hệ trẻ từ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội
Phát huy lực lượng và tiềm năng của thế hệ trẻ từ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội
25/03/2024 1.667 lượt xem
Đảng ta xác định “thanh niên giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người”. Nghị quyết số 04-NQ/HNTW Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) về công tác thanh niên trong thời kì mới...
Tín dụng chính sách: Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ
Tín dụng chính sách: Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ
12/03/2024 2.465 lượt xem
Trong quá trình phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác phụ nữ; ban hành nhiều văn kiện, nghị quyết, chính sách, pháp luật, nghị định...
Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Trị dành nhiều ưu đãi hỗ trợ các đối tượng hưởng chính sách thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt
Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Trị dành nhiều ưu đãi hỗ trợ các đối tượng hưởng chính sách thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt
11/03/2024 2.752 lượt xem
Thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội (ASXH) không dùng tiền mặt và Công văn số 123/UBND-KGVX ngày 08/01/2024 của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Trị về tăng cường thực hiện chi trả ASXH không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh...
Bảo vệ quyền lợi người gửi tiền - mục tiêu quan trọng và xuyên suốt của chính sách bảo hiểm tiền gửi
Bảo vệ quyền lợi người gửi tiền - mục tiêu quan trọng và xuyên suốt của chính sách bảo hiểm tiền gửi
27/02/2024 2.577 lượt xem
Năm 2023 qua đi với những dấu ấn quan trọng của ngành Ngân hàng vào quá trình phục hồi kinh tế - xã hội, đảm bảo thanh khoản và sự phát triển an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD).
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác
26/02/2024 3.970 lượt xem
Qua hơn 20 năm hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn, đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện cho vay 16 chương trình tín dụng chính sách...
Tổ vay vốn - cầu nối gắn kết giữa Agribank và khách hàng
Tổ vay vốn - cầu nối gắn kết giữa Agribank và khách hàng
26/02/2024 2.755 lượt xem
Thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ giai đoạn 2016 - 2020, nhiệm vụ và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Thỏa thuận liên ngành giai đoạn 2021 - 2025, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)...
Tăng cường xây dựng khuôn khổ pháp lý trong công tác phòng, chống rửa tiền
Tăng cường xây dựng khuôn khổ pháp lý trong công tác phòng, chống rửa tiền
19/02/2024 2.595 lượt xem
Xây dựng khuôn khổ pháp lý trong công tác phòng, chống rửa tiền (PCRT) luôn được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành đặc biệt quan tâm trong quá trình thực hiện công tác PCRT ở Việt Nam. Trong năm 2023, nhiều văn bản hướng dẫn Luật PCRT năm 2022 được ban hành, tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các tổ chức báo cáo triển khai hiệu quả công tác PCRT.
Phát triển tín dụng xanh tại Đồng bằng sông Cửu Long: Kết quả, thách thức và một số khuyến nghị
Phát triển tín dụng xanh tại Đồng bằng sông Cửu Long: Kết quả, thách thức và một số khuyến nghị
16/02/2024 2.777 lượt xem
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới về các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đổi mới hoạt động, tích cực chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động
Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đổi mới hoạt động, tích cực chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động
14/02/2024 2.096 lượt xem
Năm 2023 là năm ghi dấu ấn quan trọng trong quá trình phát triển của Công đoàn Ngân hàng Việt Nam (NHVN) với các hoạt động, sự kiện nổi bật kỷ niệm 30 năm thành lập và đặc biệt đã tổ chức thành công Đại hội Công đoàn NHVN lần thứ VII, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng, góp phần đảm bảo an toàn, lành mạnh hệ thống ngân hàng Việt Nam
Nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng, góp phần đảm bảo an toàn, lành mạnh hệ thống ngân hàng Việt Nam
12/02/2024 2.181 lượt xem
Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) đang quản lí Kho dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia với sự tham gia báo cáo thông tin của 100% các tổ chức tín dụng (TCTD) hoạt động tại Việt Nam, hơn 1.200 quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức tài chính vi mô cũng như các tổ chức khác trong và ngoài hệ thống ngân hàng, trên cơ sở cập nhật định kì, đột xuất dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại và các giải pháp thu thập, xử lí thông tin tự động, tiên tiến.
Truyền thông chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Sáng tạo, đổi mới trong hoạt động truyền thông giáo dục tài chính
Truyền thông chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Sáng tạo, đổi mới trong hoạt động truyền thông giáo dục tài chính
11/02/2024 2.149 lượt xem
Truyền thông chính sách là vấn đề được quan tâm ở nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, những năm gần đây, truyền thông chính sách đã ngày càng khẳng định vai trò, ý nghĩa quan trọng. Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm tới truyền thông chính sách, triển khai tích cực và thường xuyên, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách và tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

81.800

83.800

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

81.800

83.800

Vàng SJC 5c

81.800

83.820

Vàng nhẫn 9999

74.800

76.700

Vàng nữ trang 9999

74.700

76.000


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,100 25,440 26,252 27,714 30,724 32,055 157.77 167.11
BIDV 25,130 25,440 26,393 27,618 30,763 32,067 158.12 166.59
VietinBank 25,090 25,443 26,504 27,799 31,154 32,164 160.64 168.59
Agribank 25,100 25,440 26,325 27,607 30,757 31,897 159.58 167.50
Eximbank 25,040 25,440 26,425 27,239 30,914 31,866 160.82 165.77
ACB 25,110 25,442 26,596 27,279 31,230 31,905 161.07 166.37
Sacombank 25,170 25,420 26,701 27,261 31,332 31,835 162.03 167.05
Techcombank 25,192 25,442 26,362 27,707 30,760 32,094 157.36 169.78
LPBank 24,960 25,440 26,088 27,611 30,970 31,913 158.36 169.76
DongA Bank 25,170 25,440 26,570 27,260 31,080 31,940 159.20 166.40
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,40
2,60
3,50
3,70
4,50
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,20
2,20
2,30
3,40
3,45
4,40
4,40
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
1,80
1,80
2,10
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,00
3,20
3,30
3,80
3,80
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?