Ngân hàng Nhà nước tỉnh Nghệ An đẩy mạnh thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng trên địa bàn tỉnh Nghệ An - Mục tiêu và giải pháp
17/09/2019 4.098 lượt xem
Thanh toán không dùng tiền mặt là xu hướng mang tính thời đại trên toàn thế giới và cũng đang được đông đảo người dân Việt Nam lựa chọn thay cho hình thức chi trả tiền mặt thông thường. Việc thanh toán không dùng tiền mặt cũng đang là xu hướng diễn ra mạnh mẽ hơn cùng với sự phát triển của công nghệ, sự hội nhập kinh tế quốc tế. Một xã hội không tiền mặt là xu hướng mang tính toàn cầu. Phương thức thanh toán không dùng tiền mặt sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia, người tiêu dùng, người bán hàng, tổ chức tín dụng và tổng thể nền kinh tế.
 
Cụ thể, với người tiêu dùng, thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) nhanh chóng, an toàn, đặc biệt là giao dịch có giá trị lớn, các giao dịch ở xa. An toàn vì tránh được các rủi ro mang tiền mặt như mất cắp; an toàn vì tránh được các rủi ro vật lý như rách, mất góc, biến dạng không thể sử dụng. Bên cạnh đó, các giao dịch không dùng tiền mặt chính xác số tiền cần thanh toán, nhất là khi phải trả các khoản lớn, số lẻ. Đối với tổng thể nền kinh tế, thanh toán không dùng tiền mặt có ý nghĩa quan trọng đến việc tiết kiệm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, từ đó giảm bớt những phí tổn to lớn của xã hội có liên quan đến việc phát hành và lưu thông tiền, như in ấn, kiểm đếm, chuyên chở, bảo quản và hủy bỏ tiền cũ, rách, không đủ tiêu chuẩn luu thông, mà vấn đề bức xúc nhất hiện nay đó là việc chuyên chở và bảo quản tiền mặt. Đặc biệt, thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện dễ dàng cho việc kiểm soát lạm phát và minh bạch các giao dịch tài chính. Thông qua việc khống chế tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ tái chiết khấu, ngân hàng trung ương gián tiếp điều hoà khối lượng tiền tệ cung ứng, góp phần bảo đảm cho nền kinh tế ở một mức độ ổn định.
 

 
Trong thời gian qua, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, cơ bản đạt được mục tiêu đề ra; nhận thức và thói quen của người dân, doanh nghiệp về TTKDTM có sự cải thiện tích cực. Để tiếp tục thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt phát triển mạnh mẽ hơn nữa, đáp ứng được yêu cầu phát triển của tổng thể nền kinh tế và xu hướng tất yếu của sự phát triển của công nghệ, sự hội nhập của nền kinh tế toàn cầu trong giai đoạn mới, ngày 30/12/2016, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2545/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020. Nhằm thực hiện một trong những giải pháp quan trọng của Đề án là đẩy mạnh thanh toán điện tử trong khu vực Chính phủ, dịch vụ hành chính công; và với mục tiêu tạo sự chuyển biến về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, thay đổi dần tập quán sử dụng các phương tiện thanh toán trong xã hội, giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, giảm tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông, đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%, ngày 23/02/2018, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 241/QĐ-TTg, phê duyệt đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công: thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội.
 
Thực hiện Quyết định 241 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 13/7/2018, UBND tỉnh Nghệ An có Quyết định 2996/QĐ-UBND, ban hành Kế hoạch triển khai trên địa bàn.
 
Mục tiêu phấn đấu trên địa bàn Nghệ An đến năm 2020: 80% giao dịch nộp thuế tại thành phố Vinh được thực hiện qua ngân hàng, tại Kho bạc Nhà nước tỉnh; Kho bạc Nhà nước thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, Thái Hòa, Hoàng Mai có thiết bị chấp nhận thẻ ngân hàng phục vụ thu ngân sách nhà nước; 70% đơn vị trực thuộc Điện lực Nghệ An chấp nhận thanh toán hóa đơn tiền điện qua ngân hàng, phấn đấu 70% số tiền thanh toán hóa đơn tiền điện qua ngân hàng tại địa bàn thành phố Vinh, thị xã Thái Hòa, Hoàng Mai, Cửa Lò; 70% công ty nước chấp nhận thanh toán hóa đơn tiền nước qua ngân hàng, phấn đấu 50% cá nhân, hộ gia đình tại thành phố Vinh thực hiện thanh toán tiền nước qua ngân hàng; 100% trường đại học, cao đẳng, 80% số sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng nộp học phí qua ngân hàng; phấn đấu 50% bệnh viện tại TP. Vinh chấp nhận thanh toán viện phí qua ngân hàng; phấn đấu 20% số tiền chi trả an sinh xã hội tại địa bàn TP. Vinh, thị xã Cửa Lò, Thái Hòa, Hoàng Mai được thực hiện qua ngân hàng.
 
UBND tỉnh cũng giao trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị liên quan chuẩn hóa thông tin dữ liệu với các đối tượng để kết nối, chia sẻ các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán nhằm phục vụ thanh toán các khoản tiền cũng như chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua ngân hàng.
 
Theo tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh Nghệ An, hiện nay đã có 10.188 doanh nghiệp đăng ký tài khoản thực hiện nộp thuế điện tử (đạt 100%); giao dịch phát sinh thu thuế tại các ngân hàng là 3.500.031 món, với số tiền là 151.272 tỷ đồng. Đối với dịch vụ thu tiền điện, đã có 11 ngân hàng phối hợp với Điện lực Nghệ An và Điện lực tại các huyện, thành phố, thị xã; tổng thu tiền điện qua ngân hàng, phát sinh 951.745 món, với tổng số tiền là 2.286 tỷ đồng. Dịch vụ thu tiền nước qua ngân hàng phát sinh là 6.807 món với tổng số tiền là 7 tỷ đồng.
 
Đặc biệt trên địa bàn tỉnh Nghệ An, các ngân hàng đã chủ động phối hợp với các đơn vị, như trường Đại học, Cao đẳng, Bệnh viện,… để phát hành thẻ đồng thương hiệu. Ví dụ: Vietinbank Chi nhánh Nghệ An đang phối hợp với trường Đại học Vinh và trường Đại học Y khoa Vinh để phát hành thẻ đồng thương hiệu (thẻ ATM, kiêm thẻ sinh viên, thẻ gửi xe,…); với khoảng hơn 16.000 thẻ đã được phát hành. Về thanh toán tiền viện phí, đến nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã triển khai phát hành được 8.027 thẻ khám bệnh thông minh và có áp dụng thanh toán viện phí qua thẻ được áp dụng tại bệnh viện đa khoa thành phố Vinh (phối hợp với Vietinbank Chi nhánh thành phố Vinh phát hành). Đây là đơn vị đầu tiên trong khu vực tiên phong ứng dụng khám bệnh bằng thẻ thông minh, một trong những bước đột phá lớn trong giai đoạn đổi mới toàn diện của bệnh viện, góp phần đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với dịch vụ công.
 
Đối với dịch vụ chi trả an sinh xã hội, BHXH tỉnh Nghệ An đã thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua ATM cho 144.975 lượt người, chiếm 8.3% số lượt người hưởng, với số tiền 693 tỷ đồng, chiếm 11.8% tổng số tiền chi trả hàng tháng; đã thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp qua ATM cho 41.815 lượt người, chiếm 99.9% số lượt người hưởng, với số tiền 107 tỷ đồng, chiếm 99.9% tổng số tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp hàng tháng. Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An cũng đã giải quyết và chi trả chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe cho 9.784 lượt người thông qua tài khoản cá nhân của người lao động, chiếm 15.2% số lượt người hưởng, với số tiền 5,7 tỷ đồng, chiếm 15.1% tổng số tiền chi trả; chi trả an sinh xã hội phát sinh qua ngân hàng là 119.953 món với tổng số tiền là 3.961 tỷ đồng.
 
Bên cạnh những kết quả rất đáng ghi nhận nêu trên, cùng nhiều tiện ích mang lại khi khách hàng lựa chọn các phương thức thanh toán mới, hiện đại, dễ sử dụng như: dịch vụ trích nợ tự động, thanh toán thẻ, giao dịch tại ATM, POS, sử dụng dịch vụ internet banking, mobile banking, sử dụng ví điện tử... Trên thực tế, việc thanh toán qua ngân hàng đối với dịch vụ công trên địa bàn tỉnh Nghệ An vẫn còn khiêm tốn, phạm vi triển khai chủ yếu tập trung vào nhóm đối tượng khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp hoặc tại thành phố, thị xã, điều kiện kinh tế phát triển. Bên cạnh đó việc đẩy mạnh thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng còn gặp một số khó khăn, vướng mắc, cụ thể:
 
- Hiện nay vẫn còn một số khó khăn trong công tác chi trả các chế độ BHXH. Cụ thể, về chi trả không dùng tiền mặt, số người nhận lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng qua thẻ ATM chiếm tỷ trọng thấp so với số người hưởng do thói quen sử dụng tiền mặt của người dân và các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt chưa được phổ biến rộng rãi trên toàn địa bàn. Việc sử dụng thẻ gặp khó khăn đối với đối tượng già, yếu, cao tuổi; số lượng máy ATM chưa nhiều, đặc biệt các vùng sâu, vùng xa. Việc quản lý người hưởng gặp khó khăn, như không nắm được đầy thông tin người hưởng, báo giảm chưa kịp thời, thu hồi số tiền chi trả rất khó khăn.
 
- Việc triển khai dịch vụ thanh toán với các công ty cung cấp dịch vụ công, như: điện, nước, viễn thông, truyền hình…; các đơn vị hành chính công, hành chính sự nghiệp của các ngân hàng trên địa bàn mặc dù đã thu nhiều kết quả đáng khích lệ, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn như thói quen sử dụng tiền mặt của người dân, doanh nghiệp, tình trạng thiếu hành lang pháp lý, như chưa có hướng dẫn cụ thể để cơ quan hành chính Nhà nước mở tài khoản chuyên thu phí, lệ phí tại ngân hàng thương mại; chưa có hướng dẫn cụ thể điều chỉnh quan hệ các tổ chức trung gian, ví dụ: Các bệnh viện, trường học… trong việc hợp tác với NH phát hành thẻ…
 
- Những diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm công nghệ cao, đặc biệt là các vụ việc tài khoản của khách hàng bị hack, bị chiếm đoạt,… trong thời gian qua cũng phần nào ảnh hưởng tới tâm lý của người dân khi sử dụng các dịch vụ thanh toán trực tuyến qua ngân hàng.
 
Để khắc phục những tồn tại và thúc đẩy thanh toán qua ngân hàng đối với dịch vụ công trên cả nước nói chung và địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng, cần tập trung vào một số giải pháp mang tính đột phá, cụ thể:
 
Một là, tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách về thanh toán qua ngân hàng, tiếp tục thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán; Triển khai ứng dụng thêm các hình thức, phương thức thanh toán qua ngân hàng tiên tiến, hiện đại phù hợp với đặc thù thanh toán của mỗi loại hình dịch vụ công. Đồng thời mở rộng hợp tác giữa các đơn vị cung ứng dịch vụ công với các ngân hàng, tổ chức cung ứng giải pháp thanh toán; đẩy nhanh khả năng kết nối, trao đổi thông tin dữ liệu giữa đơn vị cung ứng dịch vụ công với ngân hàng. Tăng cường sự chỉ đạo của các Bộ, ban ngành và Ủy ban nhân dân trong việc triển khai thanh toán qua ngân hàng đối với dịch vụ công.
 
Ngành Ngân hàng cần tiếp tục cập nhật và áp dụng các biện pháp tiên tiến bảo đảm an ninh, an toàn cho các hệ thống thanh toán, các sản phẩm dịch vụ thanh toán; đồng thời tăng cường sự giám sát của cơ quan quản lý, sự phối hợp giữa ngân hàng với các đơn vị liên quan trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn; Trước những phương thức và thủ phạm mới của tội phạm trong hoạt động thanh toán, ngành Ngân hàng cần tiếp tục kiểm tra thường xuyên, rà soát, bổ sung và hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ về an ninh, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin của các đơn vị cung cấp dịch vụ nhằm hạn chế các rủi ro.
 
Hai là, đẩy mạnh nâng cấp hạ tầng kỹ thuật trong cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán đối với dịch vụ công qua ngân hàng, hiện đại hóa các hình thức thanh toán, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội và người dân.
 
Ba là, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng, từng vùng, miền, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, khu vực nông thôn nhằm nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng, dịch vụ thanh toán trong nền kinh tế, thúc đẩy các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt; Đồng thời, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức cung cấp dịch vụ công và người dân về thực hiện giao dịch thanh toán qua ngân hàng. Đồng thời, cần sự phối hợp chặt chẽ và vào cuộc của các Bộ, Ngành, địa phương, đơn vị liên quan trong việc xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy việc thanh toán các dịch vụ công qua ngân hàng.
 
Ý thức của người dân trong việc lựa chọn hình thức thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng trực tuyến khi thanh toán dịch vụ công chính là vấn đề mang tính quyết định trong việc thúc đẩy thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng. Chính vì vậy, các cơ quan chức năng, cơ quan truyền thông cần đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng để người dân hiểu những lợi ích của việc thanh toán dịch vụ công quan ngân hàng điện tử, có cơ chế khuyến khích người dân, doanh nghiệp tăng cường sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

ThS. Nguyễn Thị Thu Thu

Nguồn: TCNH số 2+3/2019
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Nhận diện thủ đoạn lừa đảo qua công nghệ Deepfake - Một số giải pháp phòng, tránh
Nhận diện thủ đoạn lừa đảo qua công nghệ Deepfake - Một số giải pháp phòng, tránh
25/07/2024 221 lượt xem
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ Deepfake phát triển mạnh mẽ.
Tác động của công nghệ thông tin và truyền thông đối với kinh tế tri thức tại Việt Nam
Tác động của công nghệ thông tin và truyền thông đối với kinh tế tri thức tại Việt Nam
23/07/2024 588 lượt xem
Trong nền kinh tế tri thức, tri thức đóng vai trò quyết định hàng đầu đối với phát triển kinh tế - xã hội. Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và kinh tế số đánh dấu bước phát triển tất yếu đối với kinh tế tri thức.
Ngân hàng nâng cấp công nghệ bảo mật, kịp thời ngăn chặn tội phạm công nghệ và lừa đảo
Ngân hàng nâng cấp công nghệ bảo mật, kịp thời ngăn chặn tội phạm công nghệ và lừa đảo
19/07/2024 588 lượt xem
Để tăng cường an ninh, bảo mật thông tin cho chính ngân hàng và khách hàng, các ngân hàng thương mại cần liên tục cập nhật, triển khai những giải pháp bảo mật tiên tiến để ứng phó kịp thời các chiêu lừa đảo mới của tội phạm.
Tăng cường an ninh, bảo mật cho khách hàng với giải pháp xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền
Tăng cường an ninh, bảo mật cho khách hàng với giải pháp xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền
17/07/2024 758 lượt xem
Theo Quyết định số 2345/QĐ-NHNN ngày 18/12/2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) về triển khai giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng, nhằm tăng cường bảo vệ khách hàng, kể từ ngày 01/7/2024, các giao dịch chuyển tiền điện tử của cá nhân có giá trị trên 10 triệu đồng hoặc tổng giá trị giao dịch chuyển tiền điện tử trong ngày vượt 20 triệu đồng phải áp dụng các biện pháp xác thực sinh trắc học.
Tác động của AI đến hoạt động của các ngân hàng trung ương
Tác động của AI đến hoạt động của các ngân hàng trung ương
10/07/2024 1.257 lượt xem
Sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI) có tác động lớn đến các ngân hàng trung ương (NHTW) trong những năm gần đây. Theo đó, các NHTW có thể tận dụng AI để đạt được các mục tiêu chính sách, tăng cường thu thập thông tin, phân tích kinh tế và giám sát sự ổn định tài chính.
Chuyển đổi số trong quản lí tài chính cá nhân tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Chuyển đổi số trong quản lí tài chính cá nhân tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
04/07/2024 1.667 lượt xem
Bài viết nghiên cứu về quản lí tài chính cá nhân và thực tiễn, triển vọng cũng như thách thức phát triển dịch vụ tài chính cá nhân trên nền tảng số tại các ngân hàng Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đối mặt với các thách thức hiện có của các ngân hàng Việt Nam.
Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
28/06/2024 2.038 lượt xem
Trong nhiều năm qua, nguồn vốn tín dụng ngân hàng thường xuyên là yếu tố ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy, việc điều hành nguồn vốn này với mức tăng trưởng phù hợp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hằng năm luôn là nhiệm vụ quan trọng được Chính phủ và NHNN đặt ra trong quản lí kinh tế vĩ mô.
Công nghệ ngân hàng hiện đại: Lợi ích và thách thức
Công nghệ ngân hàng hiện đại: Lợi ích và thách thức
24/06/2024 2.275 lượt xem
Công nghệ ngân hàng hiện đại đã trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong thời đại hiện nay. Bài viết phân tích tác động chuyển đổi của công nghệ đối với nền kinh tế, làm rõ vai trò của chúng trong việc mở rộng tài chính toàn diện, nâng cao hiệu quả hoạt động và thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp.
Mô hình ngôn ngữ lớn: Ứng dụng, thách thức trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng
Mô hình ngôn ngữ lớn: Ứng dụng, thách thức trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng
20/06/2024 2.265 lượt xem
AI tạo sinh đang làm biến đổi thế giới, thay đổi cách tạo ra hình ảnh, video, âm thanh, văn bản và mã (code). Mô hình ngôn ngữ lớn là một loại AI tạo sinh tập trung vào văn bản và mã thay vì hình ảnh hoặc âm thanh, một số đã bắt đầu tích hợp các phương thức khác nhau.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh trong quản lí tài sản
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh trong quản lí tài sản
12/06/2024 2.773 lượt xem
Sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh (Generative Artifitial Intelligence - GenAI) làm thay đổi đáng kể phương thức mà con người sinh hoạt và lao động. GenAI được đánh giá là công cụ có thể mang lại sự tăng trưởng năng suất lao động đáng kể trong nhiều thập kỉ tới.
Chính phủ điện tử đồng hành cùng người dân
Chính phủ điện tử đồng hành cùng người dân
16/05/2024 4.501 lượt xem
Theo Báo cáo Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc năm 2022 (E-Government Survey 2022), Việt Nam đã duy trì được việc tăng hạng Chính phủ điện tử liên tục trong giai đoạn 2014 - 2020, từ vị trí 99 lên vị trí 86 trong 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, ở vị trí thứ 6 Đông Nam Á sau Singapore, Malaysia, Thái Lan, Brunei và Indonesia.
Ứng dụng cơ sở dữ liệu cá nhân trong hoạt động quản lí khách hàng vay của các ngân hàng thương mại hiện nay
Ứng dụng cơ sở dữ liệu cá nhân trong hoạt động quản lí khách hàng vay của các ngân hàng thương mại hiện nay
15/05/2024 4.603 lượt xem
Nghiên cứu của nhóm tác giả tập trung tìm hiểu về các ứng dụng của cơ sở dữ liệu cá nhân trong hoạt động theo dõi và quản lí khách hàng vay vốn tại NHTM, từ đó đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn cho quá trình quản lí của ngân hàng.
Ảnh hưởng của số hóa đến biên lãi ròng của ngân hàng thương mại Việt Nam
Ảnh hưởng của số hóa đến biên lãi ròng của ngân hàng thương mại Việt Nam
10/05/2024 5.359 lượt xem
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu về ứng dụng ngân hàng số với tốc độ tăng trưởng thanh toán số. Mặc dù số hóa là xu hướng tất yếu, nhiều tổ chức, doanh nghiệp nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai hiệu quả và bền vững.
Ngân hàng mở: Cơ hội mới nhưng đầy thách thức với ngành Ngân hàng
Ngân hàng mở: Cơ hội mới nhưng đầy thách thức với ngành Ngân hàng
26/04/2024 5.755 lượt xem
Bài viết trình bày về những lợi ích, cơ hội khi áp dụng hệ sinh thái ngân hàng mở; đồng thời, chỉ ra các rào cản trong quá trình triển khai; từ đó, đề xuất một số khuyến nghị nhằm thực hiện tốt mô hình ngân hàng mở trong những năm tiếp theo.
Đảm bảo an ninh mạng tại Neobank với sự kết hợp của trí tuệ  nhân tạo, Blockchain và học máy
Đảm bảo an ninh mạng tại Neobank với sự kết hợp của trí tuệ nhân tạo, Blockchain và học máy
25/04/2024 5.264 lượt xem
Neobank (ngân hàng thế hệ mới) là mô hình ngân hàng hiện đang được rất nhiều người ưa chuộng, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm ngân hàng số hóa đầu tiên. Tuy nhiên, cùng với sự đổi mới nhanh chóng về công nghệ, rủi ro an ninh mạng cũng ngày càng tăng cao. Việc quản lí rủi ro kém hiệu quả có thể gây tổn hại không chỉ cho ngân hàng mà còn cho khách hàng.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

77.500

79.500

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

77.500

79.500

Vàng SJC 5c

77.500

79.520

Vàng nhẫn 9999

75.600

77.000

Vàng nữ trang 9999

75.500

76.600


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,127 25,477 26,885 28,360 31,917 33,274 156.80 165.96
BIDV 25,157 25,477 27,090 28,390 32,186 33,429 157.71 166.56
VietinBank 25,157 25,477 27,180 28,380 32,396 33,406 158.36 166.11
Agribank 25,160 25,477 27,065 28,310 32,089 33,255 157.73 165.80
Eximbank 25,130 25,476 27,140 27,981 32,273 33,175 158.91 163.85
ACB 25,140 25,477 27,136 28,068 32,329 33,306 158.59 164.86
Sacombank 25,190 25,477 27,338 28,340 32,507 33,217 159.66 164.69
Techcombank 25,132 25,477 27,000 28,353 31,994 33,324 155.51 167.92
LPBank 24,937 25,477 26,998 28,670 32,415 33,421 157.95 169.10
DongA Bank 25,180 25,477 27,140 28,010 32,200 33,300 156.60 164.60
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,30
3,60
4,30
4,40
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,60
2,60
2,90
3,80
3,80
4,50
4,50
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
2,00
2,00
2,30
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
2,90
3,10
3,20
4,00
4,00
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?