Một số kết quả ứng dụng Công nghệ thông tin năm 2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
04/03/2021 10:00 7.130 lượt xem
Năm 2020 là một năm đặc biệt với những tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu. Nhưng trong những thách thức phức tạp của đại dịch, cũng đã xuất hiện những cơ hội mới cho lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) phát triển, khẳng định được vai trò và sứ mệnh của mình trong việc duy trì, thúc đẩy kinh tế - xã hội của các quốc gia tiếp tục được duy trì, phát triển trong điều kiện bình thường mới.
 

 
Trong tình hình như vậy, lĩnh vực CNTT của ngành Ngân hàng đã được Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quan tâm, chỉ đạo triển khai đồng bộ, quyết liệt với nhiều giải pháp và đã đạt được những kết quả hết sức quan trọng, góp phần nâng cao năng lực quản lý, điều hành của NHNN theo mô hình Chính phủ điện tử và thúc đẩy chuyển đổi số, hiện đại hóa hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD), đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và chủ động hội nhập với cộng đồng tài chính quốc tế. 
 
Một số kết quả chính về ứng dụng CNTT trong năm 2020 của NHNN như sau:
 
1. Ban hành các chính sách, văn bản chỉ đạo về CNTT
 
Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành về CNTT trong ngành Ngân hàng, trong năm 2020, NHNN đã nghiên cứu, ban hành nhiều văn bản định hướng, điều chỉnh các hoạt động CNTT theo chỉ đạo của Chính phủ, hỗ trợ triển khai Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn; từng bước nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ chủ chốt của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) vào các hoạt động của NHNN và TCTD, tạo nền tảng công nghệ cho việc chuyển đổi sang mô hình Chính phủ điện tử tại NHNN và mô hình ngân hàng số của các TCTD. 
 
Trong năm 2020, NHNN đã ban hành một số văn bản tiêu biểu như: Chiến lược phát triển CNTT ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Kế hoạch ứng dụng CNTT của NHNN năm 2020; Thông tư 09/TT-NHNN ngày 21/10/2020 của NHNN sửa đổi quy định về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng; Thông tư 10/2020/TT-NHNN ngày 02/11/2020 của NHNN sửa đổi quy định về việc quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số của NHNN... Ngoài ra, NHNN còn ban hành nhiều thông tư, quyết định và công văn hướng dẫn khác trong lĩnh vực CNTT, hình thành nên khung khổ pháp lý tương đối hoàn chỉnh cho hoạt động CNTT ngành Ngân hàng. 
 
2. Đảm bảo hoạt động trên nền tảng CNTT trong đại dịch Covid - 19
 
Năm 2020, tình hình đại dịch Covid - 19 diễn biến phức tạp, đe dọa làm gián đoạn hoạt động thường nhật và việc cung cấp dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế. Trên cơ sở đánh giá đúng các nguy cơ, rủi ro có thể phát sinh và mục tiêu đảm bảo duy trì hoạt động bình thường của ngành Ngân hàng trong mọi tình huống, NHNN đã chỉ đạo các đơn vị trong toàn Ngành chủ động xây dựng, triển khai phương án ứng phó, đảm bảo duy trì các hoạt động, nghiệp vụ trên nền tảng CNTT và thúc đẩy triển khai các hoạt động, dịch vụ mới, an toàn trên không gian mạng như: (i) Hướng dẫn các đơn vị NHNN và các TCTD xây dựng, triển khai phương án đảm bảo hoạt động liên tục của hệ thống CNTT và cung cấp dịch vụ ngân hàng trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp; (ii) Triển khai hệ thống họp trực tuyến trên các thiết bị di động, xử lý văn bản qua mạng Internet để không làm gián đoạn các hoạt động bình thường của ngành Ngân hàng trong điều kiện cách ly xã hội; (iii) Sửa đổi các phần mềm nghiệp vụ để triển khai các văn bản chỉ đạo của Thống đốc NHNN về miễn, giảm lãi, phí cho các tổ chức, cá nhân chịu nhiều tác động của dịch bệnh Covid-19. 
 
Nhờ những chỉ đạo cụ thể và kịp thời của NHNN, các hệ thống thông tin phục vụ cho hoạt động nội ngành và các dịch vụ ngân hàng cung cấp cho doanh nghiệp, người dân vẫn được duy trì hoạt động liên tục, thông suốt và an toàn, kể cả trong những thời điểm cả nước phải thực hiện biện pháp cách ly xã hội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
 
3. Nâng cấp hệ thống thanh toán của quốc gia
 
Thực hiện nhiệm vụ quản lý, vận hành hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng quốc gia (TTĐTLNH) theo Luật NHNN, từ cuối năm 1999, NHNN đã đưa vào vận hành hệ thống TTĐTLNH từ nguồn vốn do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Đến thời điểm hiện nay, số lượng và giá trị thanh toán qua Hệ thống này đã tăng khoảng 20 lần về số lượng và 10 lần về giá trị, với bình quân khoảng 500.000 - 600.000 lệnh/ngày và giá trị gần 400.000 - 500.000 tỷ đồng/ngày, tương đương 17 - 20 tỷ USD/ngày.
 
Để tăng cường vai trò hoạt động của hệ thống thanh toán NHNN, năm 2020, NHNN đã hoàn thành nâng cấp hệ thống TTĐTLNH cả về mô hình tổ chức, cơ chế nghiệp vụ và công nghệ. Theo đó, toàn bộ hoạt động của 06 trung tâm xử lý thanh toán cấp khu vực và 63 trung tâm xử lý thanh toán cấp tỉnh được tập trung về Trung tâm Xử lý quốc gia đặt tại Ngân hàng Trung ương (NHTW); bổ sung các dịch vụ thanh toán ngoại tệ USD, EUR và dịch vụ xử lý quyết toán theo lô; quyết toán trái phiếu Chính phủ.
 
Về kỹ thuật, hệ thống TTĐTLNH được nâng cấp tổng thể về máy chủ, tủ đĩa, đường truyền thông, phần mềm và áp dụng các công nghệ mới cho xử lý quyết toán ròng đã giúp cho hệ thống nâng cao tổng thể hiệu năng xử lý, giải quyết dứt điểm tình trạng quá tải do số lượng lệnh thanh toán đã vượt nhiều lần thiết kế khi đưa vào vận hành trước đây.   
 
4. Hoàn thành tập trung hóa hạ tầng CNTT và hệ thống thông tin nghiệp vụ
 
Năm 2020, với việc chuyển đổi thành công mô hình tập trung cho hệ thống thông tin cuối cùng là hệ thống TTĐTLNH, NHNN đã hoàn thành tập trung hóa toàn bộ trang thiết bị CNTT như máy chủ, tủ đĩa, cơ sở dữ liệu... và các hệ thống thông tin nghiệp vụ về một điểm duy nhất đặt tại Trung tâm dữ liệu của NHTW.
 
 Mô hình hệ thống thông tin mới cho phép xử lý nghiệp vụ, dữ liệu tập trung, theo thời gian thực và có giám sát hàng ngày của các đơn vị quản lý đã hỗ trợ hiệu quả công tác quản lý, điều hành hàng ngày của NHNN, làm tốt hơn việc cung cấp dịch vụ cho các TCTD và tiết kiệm đáng kể chi phí cho việc trang bị, bảo trì, vận hành các trang thiết bị CNTT của mô hình phân tán. Tính đến nay, các thành phần chính của hạ tầng CNTT NHNN bao gồm:
 
Thứ nhất, trung tâm dữ liệu (TTDL) chính được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn Tier III - TIA 942 đưa vào vận hành từ năm 2017, là TTDL hiện đại nhất trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam hiện nay, cho phép thực hiện bảo trì, bảo dưỡng hạ tầng song song, trong khi các ứng dụng khai thác tại đó vẫn hoạt động bình thường. TTDL chính có khả năng sẵn sàng cao đến 99,982% và tổng số thời gian gián đoạn mỗi năm không quá 1,6 giờ.  
 
Thứ hai, TTDL dự phòng tại Sơn Tây (Hà Nội), cách TTDL chính 30km, đạt tiêu chuẩn Tier II, hoạt động song song và sẵn sàng thay thế khi TTDL chính gặp sự cố. Năm 2020, NHNN đã hoàn thành thi công xây dựng mới tòa nhà cho TTDL dự phòng và trong những năm tới sẽ tiếp tục đầu tư hạ tầng và các thiết bị CNTT cho TTDL dự phòng mới theo tiêu chuẩn Tier III - TIA 942. 
Các TTDL chính và TTDL dự phòng được vận hành và khai thác có hiệu quả là điều kiện quan trọng để NHNN đồng bộ dữ liệu theo thời gian thực giữa hai TTDL và chuyển đổi hoạt động các hệ thống thông tin nghiệp vụ theo định kỳ giữa TTDL chính và dự phòng, đảm bảo an toàn và hoạt động liên tục của các hệ thống thông tin NHNN trong mọi tình huống.  
 
Thứ ba, theo định hướng quản lý tập trung tài nguyên CNTT, NHNN cũng đã thiết lập và vận hành thành công mô hình điện toán đám mây riêng (Private Cloud) cung cấp dịch vụ tài nguyên CNTT dùng chung (Paas - Platform as a Service) giúp tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên tại TTDL chính và TTDL dự phòng, tiết kiệm nguồn lực, giảm thiểu thời gian cho việc vận hành, cấp phát tài nguyên CNTT.
 
Thứ tư, hệ thống mạng của NHNN kết nối từ TTDL đến các đơn vị NHNN trên toàn quốc thông qua mạng diện rộng (WAN) với tốc độ từ 10 Mbps đến 50 Mbps; 100% các đơn vị trực thuộc NHNN có mạng cục bộ (LAN) tốc độ 100/1000 Mbps; kết nối giữa TTDL chính và TTDL dự phòng sử dụng hai đường cáp quang có tổng băng thông 70 Gbps. Ngoài ra, giữa các trụ sở tại NHTW được kết nối với TTDL thông qua đường truyền cáp quang có tốc độ 01Gbps.
 
Thứ năm, hệ thống Internet của NHNN được quy hoạch theo 3 hệ thống tập trung chính: (i) Hệ thống Internet cho các ứng dụng nghiệp vụ của NHNN như: Hệ thống Cổng thông tin điện tử NHNN, hệ thống báo cáo mới, hệ thống dịch vụ công, hệ thống thư điện tử NHNN; (ii) Hệ thống Internet phục vụ các hoạt động khác của NHNN; (iii) Hệ thống Internet Wifi phục vụ truy cập của người dùng cá nhân và được thiết kế độc lập với hệ thống mạng NHNN để đảm bảo an ninh, an toàn trong quản lý, sử dụng.
 
Về chính sách, NHNN thực hiện quản lý Internet tập trung theo “Whitelist” đã giúp băng thông sử dụng của cán bộ NHNN dành cho mạng xã hội, phim, ca nhạc giảm tỷ lệ rõ rệt (mạng xã hội giảm tỷ lệ 30 lần, video/ca nhạc giảm 5 lần), thay vào đó là việc truy cập các nội dung dành cho giáo dục, Chính phủ, tin tức tài chính tăng lên trung bình gấp khoảng 3 - 4 lần so với trước đây. 
Thứ sáu, hạ tầng chứng thực điện tử (chữ ký số và dịch vụ chứng thực) đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép cung cấp dịch vụ chữ ký số chuyên dùng. Đến nay có khoảng 8.000 chứng thư số được cấp, sử dụng cho các hệ thống ứng dụng nghiệp vụ nội bộ NHNN và cung cấp dịch vụ cho các tổ chức trong ngành Ngân hàng như hệ thống TTĐTLNH, hệ thống đấu thầu và nghiệp vụ thị trường mở, hệ thống báo cáo thống kê, hệ thống dịch vụ công của NHNN, góp phần đảm bảo an ninh, an toàn cho các giao dịch điện tử của NHNN và tính toàn vẹn của dữ liệu trong các hoạt động nghiệp vụ.
 
5. Các hệ thống thông tin nghiệp vụ được vận hành thông suốt, an toàn
 
Một là, hệ thống TTĐTLNH: Là hệ thống thanh toán xương sống của quốc gia, thực hiện vai trò thanh toán và quyết toán giữa các đơn vị NHNN, TCTD trên phạm vi toàn quốc. Hệ thống hàng ngày cung cấp dịch vụ cho hơn 300 đơn vị thành viên và đã cung cấp phương tiện thanh toán nhanh, hiệu quả, hỗ trợ công tác điều hành chính sách tiền tệ của NHNN và tạo điều kiện cho việc tập trung hóa, sử dụng hiệu quả vốn của các TCTD.
 
Hai là, hệ thống ngân hàng lõi, quản lý kế toán, tài chính và ngân sách: Là một trong những hệ thống thông tin quan trọng của NHNN, bao gồm các thành phần chính sau:
 
- Hệ thống ngân hàng lõi (Core banking): Quản lý tập trung toàn bộ các tài khoản của các đơn vị NHNN và tài khoản của TCTD, Kho bạc Nhà nước (KBNN) tại NHNN; theo dõi, xử lý các nghiệp vụ kinh tế, tài chính cơ bản của NHNN. Hệ thống ngân hàng lõi kết nối giao dịch với hệ thống TTĐTLNH, thanh toán giao dịch trái phiếu Chính phủ để hỗ trợ thanh, quyết toán qua hệ thống tài khoản tập trung...
 
- Hệ thống quản lý kế toán, tài chính, tài sản và ngân sách (ERP): Thực hiện quản lý các nghiệp vụ nội bộ của NHNN bao gồm quản lý công nợ phải thu/phải trả, quản lý tài sản, công cụ kế toán, sổ cái, quản lý ngân sách...
 
- Hệ thống nghiệp vụ thị trường tiền tệ (AOM/CSD): Bao gồm các công cụ hỗ trợ cho điều hành chính sách tiền tệ của NHNN như quản lý cầm cố giấy tờ có giá; thực hiện các nghiệp vụ thị trường mở, đấu thầu tín phiếu NHNN, trái phiếu KBNN, trái phiếu đặc biệt VAMC, quản lý dự trữ bắt buộc, đấu thầu vàng...
 
Ba là, hệ thống báo cáo và kho dữ liệu tập trung: Là kho dữ liệu data warehouse duy nhất của NHNN, thu thập dữ liệu báo cáo hàng ngày và theo kỳ hạn từ các tổ chức trong toàn Ngành trên phạm vi toàn quốc, bao gồm gần 1200 quỹ tín dụng nhân dân. Hệ thống là nguồn cung cấp thông tin chính cho điều hành của NHNN và thanh tra, giám sát đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng. 
 
Bốn là, hệ thống quản lý và phát hành kho quỹ (CMO): Là hệ thống quản lý, xử lý tập trung, tự động hóa các nghiệp vụ tác nghiệp kho quỹ của các đơn vị NHNN trên toàn quốc; cung cấp công cụ dự báo nhu cầu tiền mặt, quản lý, tổ chức điều hoà lưu thông tiền mặt, lập kế hoạch tối ưu công tác phân phối tiền trong toàn bộ hệ thống kho quỹ NHNN; điều hành, hỗ trợ hoạch định và ra quyết định trong công tác phát hành kho quỹ của NHNN. 
 
Năm là, hệ thống quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp của NHNN (Edoc): Quản lý, gửi, nhận và xử lý văn bản, tài liệu trong nội bộ NHNN; thực hiện điều hành, phân công và theo dõi xử lý công việc. Năm 2020, hệ thống được nâng cấp và thêm các tính năng mới như: (i) Bổ sung dịch vụ trên thiết bị di động từ Internet (qua VPN); (ii) Tích hợp chứng chỉ số của Ban Cơ yếu Chính phủ cho chữ ký điện tử của đơn vị và lãnh đạo đơn vị; (iii) Gửi nhận liên thông văn bản với các đơn vị ngoài NHNN (các đơn vị được cấp mã định danh trên trục liên thông văn bản quốc gia). 
 
Hệ thống Edoc đã tạo ra những thay đổi lớn trong công tác xử lý văn bản và điều hành của NHNN, rút ngắn thời gian gửi, nhận văn bản, quản lý, giám sát tiến độ xử lý công việc; tiết kiệm chi phí in ấn, sao chụp, từ đó góp phần tăng hiệu quả quản lý, điều hành của NHNN. 
 
Sáu là, hệ thống thanh toán quốc tế  SWIFT: Hỗ trợ nghiệp vụ thanh toán quốc tế, mua bán trái phiếu, gửi tiền phục vụ cho công tác quản lý dự trữ ngoại hối của NHNN. Năm 2020, hệ thống này được thường xuyên cập nhật các bản vá an ninh bảo mật đáp ứng các yêu cầu đối với hệ thống CNTT cấp độ 5 theo khoản 3 Điều 11 Nghị định 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 về đảm bảo an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và các yêu cầu của chương trình an ninh khách hàng (Customer Security Program - CSP) của tổ chức SWIFT. 
 
Bảy là, hệ thống thông tin tín dụng: Thực hiện thu thập, xử lý, tổng hợp, phân tích, tạo lập và cung cấp thông tin tín dụng phục vụ quản lý hoạt động nội bộ và cung cấp công cụ cho các TCTD, các đơn vị của NHNN, cá nhân, tổ chức cung cấp số liệu và khai thác các sản phẩm thông tin tín dụng, hỗ trợ ngăn ngừa, hạn chế rủi ro trong kinh doanh; giúp khách hàng vay tiếp cận được nguồn vốn tín dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, hệ thống còn cung cấp thông tin làm cơ sở hoạch định và thực thi chính sách, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Ban lãnh đạo NHNN. 
 
Tám là, hệ thống thông tin thị trường liên ngân hàng (Deal Tracker): Thu thập tức thời thông tin về giao dịch cho vay, gửi tiền giữa các TCTD (giao dịch qua hệ thống của Reuters) giúp NHNN theo sát diễn biến thị trường để thực hiện các nghiệp vụ thị trường tiền tệ, đưa ra những biện pháp để quản lý và phát triển thị trường hiệu quả. Riêng năm 2020, Hệ thống này thực hiện thu thập và chiết xuất số liệu giao dịch của 77 TCTD trên thị trường, với khoảng 300 - 350 giao dịch một ngày. Thời gian thu thập dữ liệu linh động, có thể thực hiện bất cứ lúc nào trong ngày khi có nhu cầu.
 
Chín là, hệ thống quản lý công tác kiểm toán nội bộ (TeamMate): Hỗ trợ nghiệp vụ kiểm toán nội bộ của NHNN như  quản lý các dự án kiểm toán; lưu trữ, theo dõi và xử lý các kiến nghị góp phần đảm bảo cho NHNN hoạt động an toàn, hiệu quả và đúng pháp luật. 
 
Mười là, hệ thống thư điện tử NHNN: Trao đổi thông tin, tài liệu phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ. Hiện nay, hệ thống có hơn 6.000 hộp thư đang hoạt động, với khoảng 50.000 email gửi nhận hàng ngày. Trong năm 2020, NHNN đã thực hiện bổ sung tài nguyên lưu trữ cho hệ thống thư điện tử nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động an toàn, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng; đồng thời triển khai hệ thống phòng chống thư rác nhằm chặn, lọc thư rác, tăng cường bảo vệ cho hệ thống thư điện tử.
 
6. Xây dựng mô hình Chính phủ điện tử tại NHNN
 
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về xây dựng mô hình Chính phủ điện tử cấp bộ và liên thông với Hệ thống Chính phủ điện tử Quốc gia, năm 2020, NHNN đã nghiên cứu, triển khai nghiêm túc các kế hoạch công tác của Chính phủ như: Ban hành Khung kiến trúc Chính phủ điện tử phiên bản 2.0 của NHNN phù hợp với Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam 2.0; nâng cấp Cổng thông tin điện tử của NHNN, triển khai liên thông với hệ thống văn bản Chính phủ, liên thông hồ sơ hành chính công với Cổng Dịch vụ công Quốc gia, liên thông hệ thống báo cáo NHNN với hệ thống thông tin báo cáo của Chính phủ; xây dựng danh mục các cơ sở dữ liệu NHNN quản lý theo Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước; triển khai hệ thống thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính của NHNN về cơ chế một cửa theo Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025....
 
7. Công tác an ninh mạng được đảm bảo
 
Năm 2020, tình hình an ninh mạng tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp. Theo báo cáo của Vina Aspire, tính từ 01/10/2020 đến hết năm 2020, số cuộc tấn công mạng trên toàn cầu tăng 52%; nhóm lĩnh vực bị tấn công nhiều nhất là tài chính (34%) so với dịch vụ (23%), viễn thông (19%), sản xuất (15%) và bảo hiểm (7%). Việt Nam đứng thứ 7/10 các quốc gia bị tấn công mạng nhiều nhất thế giới Quý IV/2020. Trong nước, theo số liệu từ Bộ Công an, đã có 2.600 cổng thông tin, tên miền “.vn” bị tấn công trong năm 2020. Riêng trong Quý III/2020, Bộ Công an đã phát hiện 937 trang web, cổng thông tin điện tử của Việt Nam bị tin tặc tấn công.
 
Nắm bắt và theo dõi sát sao tình hình an ninh mạng, NHNN đã chỉ đạo toàn Ngành triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, từ ban hành chính sách, ứng dụng các công nghệ mới đến diễn tập, đào tạo nhân lực chuyên gia... với mục tiêu chuyển đổi nhanh hoạt động an ninh CNTT ngành Ngân hàng từ phương thức "phòng ngự" truyền thống sang "chủ động " giám sát, xử lý sớm các rủi ro, nguy cơ mất an toàn mạng. 
 
Một số hoạt động cụ thể trong lĩnh vực an ninh CNTT như: 05 thông tư thuộc lĩnh vực CNTT được NHNN  ban hành, sửa đổi, bổ sung năm 2020, thì có đến 03 thông tư về an ninh CNTT; số văn bản cảnh báo, chỉ đạo về an ninh CNTT của NHNN "dày đặc", lên đến 22 văn bản trong 12 tháng; ngoài việc tham gia các đợt diễn tập quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức, năm 2020, NHNN đã tổ chức thành công 02 đợt diễn tập an ninh mạng toàn Ngành, trong đó 01 đợt bằng phương thức trực tuyến do điều kiện cách ly xã hội, với các bài tập huấn luyện liên quan trực tiếp đến hoạt động thực tế của các TCTD đã mang lại hiệu quả thiết thực; NHNN còn làm đầu mối tổ chức nhiều khóa đào tạo chuyên sâu về an ninh mạng và đặc biệt, NHNN đã phối hợp với Bộ Công an tổ chức kiểm tra đột xuất tại hơn 10 TCTD, trung gian thanh toán để qua đó rà soát, hỗ trợ các tổ chức giải quyết các tồn tại, hạn chế về an ninh mạng và có hướng dẫn xử lý chung trong toàn Ngành. Nhờ các hoạt động tích cực như đã nêu trên, tình hình hoạt động về CNTT ngành Ngân hàng trong năm 2020 cơ bản an toàn, không để xảy ra sự cố lớn.
 
8. Định hướng hoạt động CNTT của NHNN năm 2021
 
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT của NHNN nói riêng và ngành Ngân hàng nói chung, các nhiệm vụ, định hướng chính cho phát triển CNTT của NHNN năm 2021 và là nền tảng cho các năm tiếp theo như sau:
 
Thứ nhất, xây dựng cơ sở pháp lý tạo môi trường thuận lợi cho việc ứng dụng toàn diện CNTT, các công nghệ mới của CMCN 4.0 vào các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng và từng bước chuẩn hóa hạ tầng CNTT của ngành Ngân hàng.
 
Thứ hai, xây dựng Chính phủ điện tử tại NHNN nhằm đáp ứng yêu cầu xử lý thủ tục hành chính, dịch vụ công và  kết nối chia sẻ dữ liệu của NHNN phù hợp với lộ trình của Chính phủ. Ứng dụng hiệu quả CNTT theo chiều sâu cho toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ NHNN, trước mắt ưu tiên cho công tác thanh tra, giám sát và thanh toán.
 
Thứ ba, tự động hóa, giám sát liên tục hạ tầng và các hệ thống thông tin NHNN đảm bảo hoạt động ổn định, liên tục, an toàn trên cơ sở ứng dụng các thành tựu công nghệ của CMCN 4.0. 
 
Thứ tư, xây dựng nền tảng an ninh mạng NHNN chuyên nghiệp, hiện đại, chủ động phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố an ninh mạng, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin phục vụ tốt cho các hoạt động nghiệp vụ của NHNN và hỗ trợ công tác giám sát, ứng cứu sự cố an toàn thông tin ngành Ngân hàng.
 
Thứ năm, tổ chức nguồn nhân lực CNTT của NHNN đáp ứng nhu cầu phát triển CNTT của NHNN và quản lý nhà nước về CNTT của ngành Ngân hàng.


ThS. Lê Mạnh Hùng
Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin - Ngân hàng Nhà nước

Chuyên đề Công nghệ và Ngân hàng số, số 01/2021

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Tích hợp dữ liệu dân cư và dữ liệu ngân hàng: Tuân thủ các quy định về an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu
Tích hợp dữ liệu dân cư và dữ liệu ngân hàng: Tuân thủ các quy định về an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu
03/12/2024 08:42 309 lượt xem
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân (CCCD) là nguồn tài nguyên mới và là nền tảng thực hiện chuyển đổi số hiệu quả đối với mỗi quốc gia.
ESG và lòng trung thành của khách hàng: Trường hợp nghiên cứu với dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam
ESG và lòng trung thành của khách hàng: Trường hợp nghiên cứu với dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam
02/12/2024 10:06 338 lượt xem
ESG là cụm từ xuất hiện phía sau của khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR). ESG đề cập đến trách nhiệm đầu tư bền vững, tức là phải quan tâm sâu sắc tới vấn đề thực thi ESG trong hoạt động đầu tư.
Đánh giá năng lực số của thanh thiếu niên Việt Nam
Đánh giá năng lực số của thanh thiếu niên Việt Nam
29/11/2024 08:16 400 lượt xem
Nhóm nghiên cứu lập ra các câu hỏi đánh giá năng lực số cho thanh thiếu niên Việt Nam; một công cụ đánh giá với công cụ website digicom14.com để thanh thiếu niên biết mình ở đâu trong đại dương số này...
Cập nhật thông tin giấy tờ tùy thân và dữ liệu sinh trắc học: Bảo mật tài khoản và an toàn giao dịch trực tuyến
Cập nhật thông tin giấy tờ tùy thân và dữ liệu sinh trắc học: Bảo mật tài khoản và an toàn giao dịch trực tuyến
21/11/2024 13:30 1.284 lượt xem
Theo NHNN, sau khoảng 3 tháng triển khai xác thực sinh trắc học theo Quyết định số 2345, số lượng vụ việc lừa đảo mất tiền của khách hàng cá nhân và số lượng tài khoản khách hàng cá nhân có phát sinh nhận tiền lừa đảo đã giảm đáng kể.
Trí tuệ nhân tạo tạo sinh: Triển vọng cho ngành Ngân hàng
Trí tuệ nhân tạo tạo sinh: Triển vọng cho ngành Ngân hàng
15/11/2024 08:11 1.282 lượt xem
Ngành Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đang trải qua sự chuyển mình đáng kể nhờ sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI), đặc biệt là trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Generative AI - GenAI).
Ngân hàng mở và giao diện lập trình ứng dụng mở trong hoạt động ngân hàng
Ngân hàng mở và giao diện lập trình ứng dụng mở trong hoạt động ngân hàng
13/11/2024 08:22 1.028 lượt xem
Ngân hàng mở thể hiện sự thay đổi trong ngành tài chính, ngân hàng, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Ngày Pháp luật Việt Nam: Lịch sử, ý nghĩa và vai trò quản lý bằng pháp luật đối với hoạt động ngân hàng trong bối cảnh chuyển đổi số
Ngày Pháp luật Việt Nam: Lịch sử, ý nghĩa và vai trò quản lý bằng pháp luật đối với hoạt động ngân hàng trong bối cảnh chuyển đổi số
09/11/2024 18:30 1.397 lượt xem
Ngày 20/6/2012, Quốc hội Khóa XIII đã thông qua Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó đã quy định rõ: “Ngày 09/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
Tác động của chuyển đổi số tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
Tác động của chuyển đổi số tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
07/11/2024 08:10 1.669 lượt xem
Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và truyền thông, các nền kinh tế trên thế giới đang bước vào giai đoạn mới, nơi mà các hoạt động kinh tế, từ sản xuất, phân phối đến tiêu dùng đều được số hóa một cách toàn diện.
Zero Trust - Công cụ hiệu quả cho các giải pháp an ninh, bảo mật
Zero Trust - Công cụ hiệu quả cho các giải pháp an ninh, bảo mật
05/11/2024 08:30 852 lượt xem
Mô hình Zero Trust (tạm dịch “Không tin bất kỳ ai”) là phương pháp bảo mật mạng và hệ thống thông tin mà mọi yêu cầu truy cập vào tài nguyên nội bộ được xem xét và xác minh một cách cẩn thận, thay vì tin tưởng vào các nguồn truy cập nội bộ.
Đánh giá các công nghệ Big Data cho lĩnh vực tài chính, ngân hàng
Đánh giá các công nghệ Big Data cho lĩnh vực tài chính, ngân hàng
01/11/2024 09:15 1.740 lượt xem
Thông qua việc phân tích các trường hợp ứng dụng thực tế, bài viết cung cấp một đánh giá về các công cụ hỗ trợ trong việc lưu trữ, xử lý, phân tích Big Data góp phần thúc đẩy sự đổi mới và phát triển bền vững trong ngành tài chính, ngân hàng.
Quản trị rủi ro trong Fintech: Kinh nghiệm quốc tế và một số bài học cho Việt Nam
Quản trị rủi ro trong Fintech: Kinh nghiệm quốc tế và một số bài học cho Việt Nam
22/10/2024 08:24 1.636 lượt xem
Với tiến bộ nhanh chóng của công nghệ thông tin trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các sản phẩm công nghệ mới đang trở thành nền tảng để công nghệ tài chính (Fintech) phát triển, mang lại nhiều lợi ích cho người dùng.
Chuẩn hóa về hạ tầng kết nối và an toàn thông tin để phát triển mô hình ngân hàng mở
Chuẩn hóa về hạ tầng kết nối và an toàn thông tin để phát triển mô hình ngân hàng mở
15/10/2024 09:09 1.518 lượt xem
Ngân hàng mở đang trở thành một xu hướng nổi bật trong ngành tài chính, mang đến nhiều cơ hội phát triển và cải thiện trải nghiệm khách hàng thông qua sự kết nối giữa ngân hàng và bên thứ ba.
Tác động của sự phát triển Fintech đến ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Tác động của sự phát triển Fintech đến ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam
14/10/2024 14:51 3.763 lượt xem
Trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu, bắt nguồn từ sự kết hợp giữa tài chính và công nghệ, Fintech bùng nổ đã làm thay đổi toàn bộ ngành dịch vụ tài chính.
Hoàn thiện pháp lý và chuẩn hóa hạ tầng kỹ thuật: Tạo nền tảng thúc đẩy số hóa ngân hàng
Hoàn thiện pháp lý và chuẩn hóa hạ tầng kỹ thuật: Tạo nền tảng thúc đẩy số hóa ngân hàng
10/10/2024 16:58 1.442 lượt xem
Với những giải pháp và nỗ lực của cả hệ thống, chuyển đổi số ngân hàng đã gặt hái nhiều “trái ngọt”. Tuy nhiên, còn nhiều thách thức cản trở quá trình số hóa ngân hàng.
Tăng tốc và nâng tầm chuyển đổi số ngành Ngân hàng với trí tuệ nhân tạo
Tăng tốc và nâng tầm chuyển đổi số ngành Ngân hàng với trí tuệ nhân tạo
10/10/2024 16:09 1.570 lượt xem
Ngành Ngân hàng đang trải qua công cuộc chuyển đổi số mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

83,000

85,530

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

83,000

85,530

Vàng SJC 5c

83,000

84,300

Vàng nhẫn 9999

83,000

84,400

Vàng nữ trang 9999

82,900

83,900


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,119 25,452 26,024 27,451 31,349 32,682 162.88 172.36
BIDV 25,150 25,452 26,239 27,449 31,768 32,705 163.84 171.75
VietinBank 25,166 25,452 26,259 27,459 31,843 32,853 165.32 173.07
Agribank 25,150 25,452 26,142 27,345 31,522 32,612 164.52 172.50
Eximbank 25,150 25,452 26,214 27,051 31,681 32,649 165.87 171.18
ACB 25,160 25,452 26,305 27,208 31,843 32,804 165.51 172.05
Sacombank 25,190 25,452 26,285 27,260 31,730 32,893 165.84 172.9
Techcombank 25,193 25,452 26,058 27,405 31,410 32,748 162.46 174.94
LPBank 25,140 25,452 26,513 27,411 32,004 32,800 166.72 173.80
DongA Bank 25,220 25,452 26,240 27,040 31,720 32,650 163.40 170.70
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,20
4,20
4,20
5,30
5,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,90
3,90
4,10
5,55
5,70
5,80
6,10
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?