Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình: Hướng tín dụng vào động lực phát triển kinh tế của tỉnh
26/08/2022 2.352 lượt xem


Giao dịch với khách hàng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh tỉnh Hòa Bình
 
Những tháng đầu năm 2022, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã bám sát chủ trương của Chính phủ, định hướng và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thực hiện các giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả. Tăng trưởng tín dụng tính đến ngày 31/7/2022 của hệ thống ngân hàng tỉnh Hòa Bình đạt 7,1%, nguồn vốn tăng trưởng ổn định, từng bước đáp ứng nhu cầu vốn trên địa bàn tỉnh; tỷ lệ nợ xấu thấp. Đặc biệt, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt lên những khó khăn trong bối cảnh đại dịch Covid-19; đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp và người dân.

Với sự chủ động, linh hoạt, lường trước những khó khăn từ dịch bệnh cũng như từ kinh tế địa phương, ngay từ đầu năm 2022, NHNN Chi nhánh tỉnh Hòa Bình đã triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách trọng tâm của Đảng, Nhà nước và của ngành Ngân hàng cũng như địa phương đến các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn. Trong đó, NHNN Chi nhánh tỉnh Hòa Bình đã xây dựng kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 03/CT-UBND của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh và Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 13/01/2022 của Thống đốc NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2022; triển khai chỉ đạo của Chính phủ, Thống đốc NHNN hướng dẫn các ngân hàng thương mại thực hiện hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các văn bản chỉ đạo của NHNN.

Cùng với đó, NHNN Chi nhánh tỉnh Hòa Bình tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trên toàn địa bàn tỉnh, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh, trọng tâm là hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; tham mưu với UBND tỉnh Hòa Bình ban hành Kế hoạch số 72/KH-UBND ngày 26/4/2022 về triển khai Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025; tham gia xây dựng, thực hiện Đề án chuyển đổi số của tỉnh Hòa Bình; đồng thời, chỉ đạo các đơn vị trong hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh triển khai, thực hiện.

Bên cạnh đó, NHNN Chi nhánh tỉnh Hòa Bình đôn đốc các tổ chức tín dụng triển khai các hoạt động kinh doanh theo phương hướng đề ra gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó tập trung tăng trưởng nguồn vốn, mở rộng tín dụng theo các định hướng ưu tiên của Chính phủ và địa phương, chỉ đạo, triển khai quyết liệt các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đồng thời, chủ động giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai của các tổ chức tín dụng.

Kết quả, đến ngày 31/7/2022, tổng nguồn vốn đạt 37.022 tỷ đồng, tăng 10,4% so với cuối năm 2021, trong đó, vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 29.117 tỷ đồng, tăng 11,8%, đáp ứng 92,8% tỷ trọng vốn đầu tư cho vay.

Tổng dư nợ toàn địa bàn đến ngày 31/7/2022 đạt 31.387 tỷ đồng, tăng 7,1% so với 31/12/2021, trong đó, dư nợ cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ trọng 51% tổng dư nợ; dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 23,1% tổng dư nợ; các lĩnh vực ưu tiên khác dư nợ đạt thấp: Dư nợ cho vay xuất khẩu đạt 40 tỷ đồng, dư nợ cho vay công nghiệp hỗ trợ đạt 22 tỷ đồng. Đối tượng nghèo và chính sách xã hội tiếp tục được mở rộng cho vay, vừa tăng tốc giảm nghèo vừa duy trì đảm bảo an sinh xã hội địa phương. Tính đến tháng 7/2022, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hòa Bình dư nợ đạt 4.048 tỷ đồng, tăng 11,7% so với cuối năm 2021, đạt 94,2% kế hoạch năm 2022; tỷ lệ nợ xấu 0,12% tổng dư nợ, trong đó dư nợ cho vay hỗ trợ tạo việc làm, cho vay nhà ở xã hội, cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn mua thiết bị học tập, cho vay cơ sở mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19… theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình đạt 177 tỷ đồng/405 tỷ đồng.

Đặc biệt, hệ thống TCTD trên địa bàn tỉnh Hòa Bình tiếp tục “chia lửa” cùng nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân với hàng loạt các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị thiệt hại do ảnh hưởng của dịch Covid-19 theo chỉ đạo của NHNN và các chương trình tín dụng. Theo đó, toàn hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã miễn, giảm hơn 54 tỷ đồng tiền lãi của dư nợ gốc 9.922 tỷ đồng đối với 82.411 khách hàng; dư nợ được cơ cấu lại thời gian trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ 2.560 tỷ đồng đối với 2.224 khách hàng; doanh số cho vay mới với lãi suất ưu đãi (thấp hơn từ 0,5 - 2% so với trước dịch) đạt 6.144 tỷ đồng đối với 1.438 khách hàng. Riêng Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hòa Bình đã thực hiện gia hạn nợ cho 72 khách hàng với dư nợ được gia hạn trên 2 tỷ đồng; cho vay theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, đến nay đã giải ngân được trên 5,1 tỷ đồng đối với 11 doanh nghiệp, trong đó có 516 người lao động với 1.548 lượt lao động cho vay vốn trả lương ngừng việc.

Tăng trưởng tín dụng đi kèm với việc nâng cao công tác thẩm định, tăng cường xử lý nợ xấu đã góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, nợ xấu nội bảng chỉ còn chiếm 0,53%/tổng dư nợ, giảm cả về số tuyệt đối dư nợ và tỷ lệ so với thời điểm 31/12/2021.

Huyết mạch thanh toán trên địa bàn tỉnh tiếp tục được mở rộng với sự cộng hưởng của công cuộc hiện đại hóa ứng dụng công nghệ của ngành Ngân hàng và sự chủ động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh. NHNN Chi nhánh tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025 theo Văn bản số 313/HBI-TH ngày 13/5/2022.

Ngoài ra, NHNN Chi nhánh tỉnh Hòa Bình cùng các tổ chức tín dụng trên địa bàn phối hợp với các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương mở rộng các điểm chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt, khuyến khích thanh toán trực tuyến qua thiết bị di động SmartBanking, QR Code... Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn đẩy mạnh chuyển đổi số trong các hoạt động nghiệp vụ, phát triển thanh toán không dùng tiền mặt và đảm bảo an ninh, an toàn thông tin trong hoạt động ngân hàng theo Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 13/01/2022 của Thống đốc NHNN về việc đẩy mạnh chuyển đổi số và bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong hoạt động ngân hàng.

Kết quả hoạt động của hệ thống ngân hàng tỉnh Hòa Bình đã góp phần thúc đẩy kinh tế tỉnh tiếp tục tăng trưởng ổn định. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu năm 2022 tăng 5,13% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,63%; công nghiệp, xây dựng tăng 6,17%; dịch vụ tăng 7,32%; thuế sản phẩm giảm 11,45%.

Để hoàn thành kế hoạch hoạt động mà toàn hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã đề ra đầu năm 2022 và hỗ trợ tích cực hơn nữa cho sự phát triển kinh tế tỉnh Hòa Bình, trong 6 tháng cuối năm 2022, NHNN Chi nhánh tỉnh Hòa Bình tiếp tục đẩy mạnh giám sát thực hiện các chính sách hỗ trợ của ngành Ngân hàng thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP; Nghị định số 31/2022/NĐ-CP; Thông tư số 03/2022/TT-NHNN ngày 20/5/2022 hướng dẫn ngân hàng thương mại thực hiện hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP; Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 20/6/2022 của UBND tỉnh Hòa Bình về thực hiện cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; thực hiện Kế hoạch phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh, chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng.

Bên cạnh đó, NHNN tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính nhà nước của NHNN, UBND tỉnh Hòa Bình; nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành và hoạt động giải quyết thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh để triển khai có hiệu quả Kế hoạch Cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025 của NHNN được ban hành kèm theo Quyết định số 1606/QĐ-NHNN ngày 07/10/2021 của Thống đốc NHNN.

Tăng trưởng tín dụng của các tổ chức tín dụng tiếp tục được định hướng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, tín dụng tiêu dùng phục vụ nhu cầu chính đáng của người dân, doanh nghiệp với mức lãi suất hợp lý; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông, trái phiếu doanh nghiệp sẽ được NHNN Chi nhánh tỉnh Hòa Bình kiểm soát chặt chẽ; tăng cường cảnh báo, giám sát hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng tham gia đấu giá quyền sử dụng đất theo chỉ đạo của NHNN.

Đồng thời, NHNN Chi nhánh tỉnh Hòa Bình chỉ đạo và hỗ trợ các tổ chức tín dụng thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ xấu, nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro; tiếp tục thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 nhằm xử lý nhanh, hiệu quả các khoản nợ xấu, từ đó góp phần nâng cao năng lực tài chính cho các tổ chức tín dụng, hỗ trợ phát triển kinh tế tỉnh Hòa Bình.

Hoàng Yến
Ngân hàng Nhà nước

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Quy định chặt chẽ hơn về quy trình nhận biết, định danh khách hàng đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán
Quy định chặt chẽ hơn về quy trình nhận biết, định danh khách hàng đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán
28/11/2023 263 lượt xem
Nhằm tăng cường an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán, ngăn ngừa các hành vi lợi dụng dịch vụ thanh toán, ví điện tử để thực hiện các mục đích bất hợp pháp, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tăng cường phối hợp với các bộ, ngành liên quan hoàn thiện về pháp lí, theo đó sẽ quy định chặt chẽ hơn về quy trình nhận biết, định danh khách hàng; dự kiến bổ sung quy định yêu cầu sử dụng căn cước công dân (CCCD) gắn chíp để mở tài khoản thanh toán, ví điện tử, thẻ ngân hàng bằng phương thức điện tử.
Tăng cường hiệu quả công tác thi hành án dân sự trong hoạt động tín dụng, ngân hàng - Kinh nghiệm thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
Tăng cường hiệu quả công tác thi hành án dân sự trong hoạt động tín dụng, ngân hàng - Kinh nghiệm thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
17/11/2023 1.656 lượt xem
Trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2015 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015
Nguồn vốn chính sách giúp người chấp hành xong án phạt tù làm lại cuộc đời
Nguồn vốn chính sách giúp người chấp hành xong án phạt tù làm lại cuộc đời
09/11/2023 593 lượt xem
Bắt đầu từ ngày 10/10/2023, người chấp hành xong án phạt tù sẽ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) lên đến 100 triệu đồng/người. Đây được xem là cánh cửa để mở ra một cuộc đời mới cho những người từng lầm đường, lạc lối, giúp họ tái hòa nhập cộng đồng, vươn lên trong cuộc sống.
Ngân hàng lưu động tại Quảng Nam: Mở đường cho người dân vùng núi cao thoát nghèo
Ngân hàng lưu động tại Quảng Nam: "Mở đường" cho người dân vùng núi cao thoát nghèo
09/11/2023 561 lượt xem
Thời gian qua, mô hình điểm giao dịch lưu động (ngân hàng lưu động) bằng xe ô tô chuyên dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) tại tỉnh Quảng Nam đã giúp người dân các bản làng vùng núi cao dễ dàng tiếp cận nguồn vốn, phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.
 Tăng cường vai trò của bảo hiểm tiền gửi trong phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các tổ chức tín dụng yếu kém
Tăng cường vai trò của bảo hiểm tiền gửi trong phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các tổ chức tín dụng yếu kém
07/11/2023 469 lượt xem
Phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém rất quan trọng đối với hoạt động hiệu quả và ổn định của hệ thống bảo hiểm tiền gửi (BHTG). Tại Việt Nam, việc đồng bộ cơ sở pháp lí về can thiệp sớm, trong đó có sửa đổi Luật BHTG, sẽ tạo “bước đệm” vững chắc cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) tham gia ngày càng có hiệu quả vào quá trình này.
Tuyên Quang thúc đẩy tài chính toàn diện vùng nông thôn
Tuyên Quang thúc đẩy tài chính toàn diện vùng nông thôn
04/11/2023 580 lượt xem
Ngày 22/01/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 149/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 149) với mục tiêu để mọi người dân và doanh nghiệp đều được tiếp cận, sử dụng an toàn, thuận tiện các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp nhu cầu, với chi phí hợp lý, do các tổ chức được cấp phép cung ứng một cách có trách nhiệm và bền vững; trong đó, chú trọng đến nhóm người nghèo, người thu nhập thấp, người yếu thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ.
Tài trợ khủng bố và công tác phòng, chống tài trợ khủng bố
Tài trợ khủng bố và công tác phòng, chống tài trợ khủng bố
02/11/2023 878 lượt xem
Khủng bố là một trong những vấn đề nghiêm trọng và nguy cơ hàng đầu đối với an ninh toàn cầu. Sự phát triển không ngừng của các mạng lưới, thủ đoạn tài trợ khủng bố đã tạo ra một loạt các thách thức phức tạp cho cộng đồng quốc tế trong việc ứng phó với khủng bố. Bài viết sẽ tìm hiểu khái niệm, quy trình tài trợ khủng bố và hậu quả của nó, cũng như nhìn nhận về công tác phòng, chống tài trợ khủng bố ở Việt Nam.
BIDV trên hành trình trở thành “Ngân hàng Xanh”
BIDV trên hành trình trở thành “Ngân hàng Xanh”
31/10/2023 1.166 lượt xem
Tại Nghị quyết số 27-NQ/ĐU ngày 03/10/2023 về thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050, Đảng ủy Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã xác định: Việc triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh,
Nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên của Đảng bộ Agribank theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên của Đảng bộ Agribank theo tư tưởng Hồ Chí Minh
28/10/2023 467 lượt xem
Nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, làm cho Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với sự tin cậy của Nhân dân, hoàn thành những trọng trách của mình trước Nhân dân và dân tộc. Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề này, trong những năm qua, Đảng ủy Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) luôn chú trọng đến công tác rèn luyện đạo đức cho cán bộ, đảng viên và đã đạt được những kết quả tích cực góp phần xây dựng Đảng bộ Agribank ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái: Tạo lực đẩy giúp đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên phát triển kinh tế
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái: Tạo lực đẩy giúp đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên phát triển kinh tế
26/10/2023 357 lượt xem
Trở lại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái vào đúng những ngày mưa cuối tháng 9/2023 do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, song những gam màu xám đất trời chẳng thể làm vơi đi sắc vàng óng ả của lúa chín chảy tràn trên các thửa ruộng bậc thang. Một vụ mùa bội thu vốn là ước mơ của người dân vùng cao trước kia giờ đã trở thành thứ yếu.
Agribank chuyển đổi số lấy khách hàng làm trọng tâm
Agribank chuyển đổi số lấy khách hàng làm trọng tâm
26/10/2023 330 lượt xem
Chuyển đổi số là xu thế tất yếu không thể đảo ngược, do đó, trong những năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã và đang tích cực triển khai nhiều hoạt động tích hợp số hóa và công nghệ số vào mọi lĩnh vực trong hoạt động ngân hàng với chiến lược nhất quán, dài hạn “lấy khách hàng làm trọng tâm” để hướng đến mục tiêu “số hóa toàn diện và tối ưu trải nghiệm khách hàng”.
Chuyển đổi số trong hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân
Chuyển đổi số trong hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân
17/10/2023 879 lượt xem
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đã và đang tác động đến hầu hết các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Theo đó, làn sóng chuyển đổi số của các ngân hàng đã và đang diễn ra mạnh mẽ. Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nêu rõ: Tài chính - ngân hàng là một trong những lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số trước.
Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hà Giang nâng cao hiệu quả vốn tín dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương
Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hà Giang nâng cao hiệu quả vốn tín dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương
12/10/2023 956 lượt xem
9 tháng đầu năm 2023, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã bám sát các chủ trương của Chính phủ, chỉ đạo điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ được giao về hoạt động ngân hàng, thực hiện các giải pháp tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, bền vững đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường huy động vốn, tập trung tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực được ưu tiên, các ngành, nghề có thế mạnh, là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Nâng cao hiệu quả chuyển đổi số tại Quỹ tín dụng nhân dân Bến Quan
Nâng cao hiệu quả chuyển đổi số tại Quỹ tín dụng nhân dân Bến Quan
11/10/2023 3.232 lượt xem
Nằm ở phía Tây huyện Vĩnh Linh, địa bàn của Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) Bến Quan, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị bao gồm thị trấn Bến Quan và xã Vĩnh Hà.
Agribank Quảng Trị tự hào là người bạn đồng hành cùng bà con nông dân vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương
Agribank Quảng Trị tự hào là người bạn đồng hành cùng bà con nông dân vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương
11/10/2023 935 lượt xem
Những gương mặt vui tươi của bà con nông dân tỉnh Quảng Trị là minh chứng rõ rệt đồng vốn cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã đến ngày đơm hoa, kết trái.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

73.200

74.400

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

73.200

74.400

Vàng SJC 5c

73.200

74.420

Vàng nhẫn 9999

61.600

62.750

Vàng nữ trang 9999

61.450

62.450


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,020 24,390 25,663 27,072 29,913 31,187 160.34 169.73
BIDV 24,085 24,385 25,866 27,062 30,080 31,206 161.34 169.85
VietinBank 23,985 24,405 25,952 27,087 30,348 31,358 161.89 169.84
Agribank 24,050 24,390 25,906 26,697 30,145 31,120 162.46 167.45
Eximbank 24,000 24,390 25,979 26,705 30,253 31,099 162.78 167.33
ACB 24,040 24,390 26,018 26,673 30,441 31,082 162.21 167.47
Sacombank 24,030 24,383 26,083 26,746 30,514 31,035 162.55 169.11
Techcombank 24,063 24,403 25,722 27,064 29,938 31,252 158.46 170.9
LPBank 24,100 24,660 25,941 27,280 30,455 31,415 161.26 172.81
DongA Bank 24,080 24,380 25,980 26,650 30,290 31,120 160.5 167.6
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
2,60
2,60
2,90
3,90
3,90
5,00
5,00
BIDV
0,10
-
-
-
3,00
3,00
3,30
4,30
4,30
5,30
5,30
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,30
4,30
4,30
5,30
5,30
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
3,20
3,30
3,40
4,50
4,55
4,60
4,60
Sacombank
-
-
-
-
3,40
3,50
3,60
4,50
4,75
4,80
4,95
Techcombank
0,10
-
-
-
3,20
3,20
3,50
4,50
4,55
4,90
4,90
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
3,50
3,60
3,70
4,80
4,90
5,30
6,10
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,90
3,90
3,90
4,90
5,10
5,40
5,60
Agribank
0,20
-
-
-
3,00
3,00
3,30
4,30
4,30
5,30
5,30
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,40
3,50
3,70
4,80
5,10
5,40
5,50

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?