Fintech Việt hút vốn ngoại: Khi tiềm năng khai phá còn rộng mở
19/08/2019 01:51 2.803 lượt xem
Theo số liệu nghiên cứu từ đơn vị tư vấn Solidiance, thị trường Fintech Việt Nam dự đoán sẽ tăng lên quy mô 7,8 tỷ USD vào năm 2020. Fintech cũng là một trong những lĩnh vực dẫn đầu thu hút đầu tư nước ngoài với nhiều thương vụ có tổng giá trị hàng trăm triệu USD.




Dự báo đến năm 2020, quy mô thị trường Fintech Việt Nam sẽ tăng lên mức 7,8 tỷ USD

Trusting Social - Công ty khởi nghiệp chuyên về đánh giá điểm tín dụng của Việt Nam do TS. Nguyễn An Nguyên sáng lập đã huy động được 25 triệu USD từ các nhà đầu tư Sequoia Capital, 500 Startups, BeeNext. UTC Investment bỏ 542 tỷ đồng để mua lại 65% cổ phần VNPT Epay. SEA cũng đang nắm giữ 45% VNPAY. Finhay - công ty khởi nghiệp sáng tạo lĩnh vực Fintech cũng đã gọi vốn thành công gần 1 triệu USD từ quỹ Insignia Venture Partners và một số nhà đầu tư khác.

Thị trường cũng đang có thông tin quỹ đầu tư khởi nghiệp Softbank Vision Fund và Quỹ Đầu tư quốc gia Singapore (GIC) có thể sẽ đầu tư 300 triệu USD vào nền tảng thanh toán VNPAY của Việt Nam. Nếu thành công, đây sẽ là đợt gọi vốn cho công ty Fintech lớn nhất từ trước tới nay.

Cũng trong lĩnh vực Fintech, năm 2016 ghi nhận việc quỹ đầu tư Goldman Sachs và SCPE rót 28 triệu USD vào ví điện tử Momo và nhận thêm đầu tư khủng từ Warburg Pincus (Mỹ) vào cuối năm 2018. Theo Crunchbase, số vốn đầu tư mới nhất rót vào Momo trị giá 100 triệu USD và đến nay Momo đã huy động được 133,8 triệu USD. Sàn kết nối tài chính Tima nhận được 3 triệu USD từ Belt Road Capital Managemnet cuối năm 2018...

Phải thừa nhận, các công ty Fintech có những lợi thế về công nghệ, mô hình kinh doanh sáng tạo, cách thức tiếp cận khách hàng rộng khắp, chủ yếu hướng tới đối tượng khách hàng trẻ ưa thích trải nghiệm mới, nhanh nhạy trong nắm bắt công nghệ mới... Vậy do đâu mà thị trường tài chính Việt Nam ngày càng có cơ hội nhận được nhiều thương vụ của các nhà đầu tư ngoại cho các Fintech?

Theo chia sẻ của một chuyên gia, tính chất toàn cầu và không biên giới của Fintech đòi hỏi cần nâng cao sự hợp tác quốc tế và trao đổi thông tin về những đổi mới dịch vụ tài chính trên thị trường thế giới giữa các quốc gia. Không khó để lý giải vì sao Fintech tại Việt Nam có sức hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài, bởi Fintech là lĩnh vực còn khá mới mẻ trong ngành tài chính tại Việt Nam, là mảnh đất còn rất nhiều tiềm năng khai thác.

Thực tế, dù số người sử dụng Internet, điện thoại di động chiếm hơn 70% dân số nhưng Việt Nam vẫn là quốc gia còn hạn chế trong tiếp cận các dịch vụ tài chính, đây cũng là cơ hội để cho các Fintech có “đất diễn” và các nhà đầu tư ngoại tìm thấy sự hấp dẫn ở điểm này.

Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng sẵn sàng hợp tác thúc đẩy sự phát triển của các công ty Fintech do giảm chi phí đầu tư, nghiên cứu về công nghệ mà vẫn tiếp thu, ứng dụng được các xu hướng công nghệ mới nhất. Nhiều nhà băng đang có định hướng chuyển đổi mô hình kinh doanh, dịch chuyển từ ngân hàng truyền thống sang ngân hàng số hoặc hợp tác với các công ty Fintech, mua lại hoặc thành lập công ty hoặc dự án Fintech của ngân hàng. Ví dụ như các dự án ngân hàng số Timo của VPBank, TPBank liên kết với CTCP Misa và CTCP Finext với instant.vn để đưa ra sản phẩm “Cho vay online không tài sản đảm bảo” dành cho DNNVV...

Việc tập trung triển khai Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, thúc đẩy phổ cập tài chính toàn diện tại Việt Nam... theo chủ trương của Chính phủ cũng sẽ tạo điều kiện về mặt định hướng và môi trường cho các công ty Fintech có cơ hội phát triển.

Trên phương diện đầu tư, việc các Fintech Việt gọi được vốn ngoại  là điều tích cực, song theo chuyên gia cũng cần lưu ý tới việc khung khổ pháp lý cho hoạt động Fintech của Việt Nam còn chưa hoàn thiện. “Quy định pháp luật cần ra đời sớm để có nền tảng pháp lý chặt chẽ cho những giao dịch trong lĩnh vực Fintech được rõ ràng. Bên cạnh đó, Chính phủ và các cơ quan liên quan cũng cần có những theo dõi chặt chẽ để theo sát được những hoạt động của các công ty Fintech tại Việt Nam”, vị này nhấn mạnh.

Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của Fintech đối với khu vực ngân hàng - tài chính và tiềm năng phát triển của lĩnh vực này ở Việt Nam, cùng với chủ trương hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp theo Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 16/3/2017, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 328/QĐ-NHNN thành lập Ban Chỉ đạo về lĩnh vực Fintech tại NHNN.

Và ngày 12/8 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 999/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ. Theo đó, Chính phủ giao nhiệm vụ cho NHNN nghiên cứu, xây dựng Đề án cơ chế quản lý thử nghiệm cho hoạt động Fintech trong ngân hàng và nghiên cứu cơ chế thí điểm quản lý hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam.

Khuê Nguyễn

Nguồn: thoibaonganhang.vn

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Nhân tố quyết định chấp nhận liên tục ví điện tử ở Việt Nam
Nhân tố quyết định chấp nhận liên tục ví điện tử ở Việt Nam
16/12/2024 08:47 368 lượt xem
Ví điện tử là một xu hướng công nghệ mới đang ngày càng phổ biến, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp. Trong thị trường ngày càng cạnh tranh, việc xây dựng sự hài lòng khách hàng rất quan trọng để tạo và duy trì lợi thế cạnh tranh.
Công nghệ tự động hóa quy trình bằng robot trong lĩnh vực ngân hàng
Công nghệ tự động hóa quy trình bằng robot trong lĩnh vực ngân hàng
11/12/2024 09:31 621 lượt xem
Nghiên cứu này khám phá ứng dụng của công nghệ tự động hóa quy trình bằng robot (Robotic Process Automation - RPA) trong lĩnh vực ngân hàng, một công nghệ ngày càng quan trọng trong việc tối ưu hóa quy trình nghiệp vụ.
Gian lận kỹ thuật số trong lĩnh vực ngân hàng: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam
Gian lận kỹ thuật số trong lĩnh vực ngân hàng: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam
10/12/2024 22:10 555 lượt xem
Quá trình số hóa nhanh chóng của lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam bên cạnh việc mang lại những lợi ích to lớn như tính phổ cập, tiện lợi thì cũng song hành những rủi ro, thách thức lớn, trong đó có gian lận kỹ thuật số.
Tích hợp dữ liệu dân cư và dữ liệu ngân hàng: Tuân thủ các quy định về an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu
Tích hợp dữ liệu dân cư và dữ liệu ngân hàng: Tuân thủ các quy định về an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu
03/12/2024 08:42 927 lượt xem
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân (CCCD) là nguồn tài nguyên mới và là nền tảng thực hiện chuyển đổi số hiệu quả đối với mỗi quốc gia.
ESG và lòng trung thành của khách hàng: Trường hợp nghiên cứu với dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam
ESG và lòng trung thành của khách hàng: Trường hợp nghiên cứu với dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam
02/12/2024 10:06 943 lượt xem
ESG là cụm từ xuất hiện phía sau của khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR). ESG đề cập đến trách nhiệm đầu tư bền vững, tức là phải quan tâm sâu sắc tới vấn đề thực thi ESG trong hoạt động đầu tư.
Đánh giá năng lực số của thanh thiếu niên Việt Nam
Đánh giá năng lực số của thanh thiếu niên Việt Nam
29/11/2024 08:16 800 lượt xem
Nhóm nghiên cứu lập ra các câu hỏi đánh giá năng lực số cho thanh thiếu niên Việt Nam; một công cụ đánh giá với công cụ website digicom14.com để thanh thiếu niên biết mình ở đâu trong đại dương số này...
Cập nhật thông tin giấy tờ tùy thân và dữ liệu sinh trắc học: Bảo mật tài khoản và an toàn giao dịch trực tuyến
Cập nhật thông tin giấy tờ tùy thân và dữ liệu sinh trắc học: Bảo mật tài khoản và an toàn giao dịch trực tuyến
21/11/2024 13:30 2.174 lượt xem
Theo NHNN, sau khoảng 3 tháng triển khai xác thực sinh trắc học theo Quyết định số 2345, số lượng vụ việc lừa đảo mất tiền của khách hàng cá nhân và số lượng tài khoản khách hàng cá nhân có phát sinh nhận tiền lừa đảo đã giảm đáng kể.
Trí tuệ nhân tạo tạo sinh: Triển vọng cho ngành Ngân hàng
Trí tuệ nhân tạo tạo sinh: Triển vọng cho ngành Ngân hàng
15/11/2024 08:11 1.766 lượt xem
Ngành Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đang trải qua sự chuyển mình đáng kể nhờ sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI), đặc biệt là trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Generative AI - GenAI).
Ngân hàng mở và giao diện lập trình ứng dụng mở trong hoạt động ngân hàng
Ngân hàng mở và giao diện lập trình ứng dụng mở trong hoạt động ngân hàng
13/11/2024 08:22 1.167 lượt xem
Ngân hàng mở thể hiện sự thay đổi trong ngành tài chính, ngân hàng, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Ngày Pháp luật Việt Nam: Lịch sử, ý nghĩa và vai trò quản lý bằng pháp luật đối với hoạt động ngân hàng trong bối cảnh chuyển đổi số
Ngày Pháp luật Việt Nam: Lịch sử, ý nghĩa và vai trò quản lý bằng pháp luật đối với hoạt động ngân hàng trong bối cảnh chuyển đổi số
09/11/2024 18:30 1.460 lượt xem
Ngày 20/6/2012, Quốc hội Khóa XIII đã thông qua Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó đã quy định rõ: “Ngày 09/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
Tác động của chuyển đổi số tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
Tác động của chuyển đổi số tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
07/11/2024 08:10 2.036 lượt xem
Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và truyền thông, các nền kinh tế trên thế giới đang bước vào giai đoạn mới, nơi mà các hoạt động kinh tế, từ sản xuất, phân phối đến tiêu dùng đều được số hóa một cách toàn diện.
Zero Trust - Công cụ hiệu quả cho các giải pháp an ninh, bảo mật
Zero Trust - Công cụ hiệu quả cho các giải pháp an ninh, bảo mật
05/11/2024 08:30 922 lượt xem
Mô hình Zero Trust (tạm dịch “Không tin bất kỳ ai”) là phương pháp bảo mật mạng và hệ thống thông tin mà mọi yêu cầu truy cập vào tài nguyên nội bộ được xem xét và xác minh một cách cẩn thận, thay vì tin tưởng vào các nguồn truy cập nội bộ.
Đánh giá các công nghệ Big Data cho lĩnh vực tài chính, ngân hàng
Đánh giá các công nghệ Big Data cho lĩnh vực tài chính, ngân hàng
01/11/2024 09:15 2.262 lượt xem
Thông qua việc phân tích các trường hợp ứng dụng thực tế, bài viết cung cấp một đánh giá về các công cụ hỗ trợ trong việc lưu trữ, xử lý, phân tích Big Data góp phần thúc đẩy sự đổi mới và phát triển bền vững trong ngành tài chính, ngân hàng.
Quản trị rủi ro trong Fintech: Kinh nghiệm quốc tế và một số bài học cho Việt Nam
Quản trị rủi ro trong Fintech: Kinh nghiệm quốc tế và một số bài học cho Việt Nam
22/10/2024 08:24 2.024 lượt xem
Với tiến bộ nhanh chóng của công nghệ thông tin trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các sản phẩm công nghệ mới đang trở thành nền tảng để công nghệ tài chính (Fintech) phát triển, mang lại nhiều lợi ích cho người dùng.
Chuẩn hóa về hạ tầng kết nối và an toàn thông tin để phát triển mô hình ngân hàng mở
Chuẩn hóa về hạ tầng kết nối và an toàn thông tin để phát triển mô hình ngân hàng mở
15/10/2024 09:09 1.618 lượt xem
Ngân hàng mở đang trở thành một xu hướng nổi bật trong ngành tài chính, mang đến nhiều cơ hội phát triển và cải thiện trải nghiệm khách hàng thông qua sự kết nối giữa ngân hàng và bên thứ ba.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

81,600

83,600

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

81,600

83,600

Vàng SJC 5c

81,600

83,620

Vàng nhẫn 9999

81,600

83,400

Vàng nữ trang 9999

81,500

83,000


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,153 25,483 26,041 27,469 31,401 32,736 158.95 168.19
BIDV 25,183 25,483 26,192 27,397 31,737 32,670 160.03 167.75
VietinBank 25,180 25,483 26,272 27,472 31,695 33,705 161.47 169.22
Agribank 25,210 25,483 26,181 27,385 31,604 32,695 160.79 168.44
Eximbank 25,170 25,483 26,272 27,228 31,706 32,816 161.8 167.71
ACB 25,190 25,483 26,288 27,190 31,818 32,778 161.82 168.21
Sacombank 25,210 25,483 26,231 27,206 31,686 32,853 161.86 168.91
Techcombank 25,222 25,483 26,070 27,413 31,464 32,808 158.16 170.62
LPBank 25,190 25,485 26,543 27,441 32,072 32,600 162.71 169.79
DongA Bank 25,220 25,483 26,310 27,150 31,740 32,770 160.10 167.80
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,20
4,20
4,20
5,30
5,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,90
3,90
4,10
5,55
5,70
5,80
6,10
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?