Đẩy mạnh tăng trưởng và tiến bộ công nghệ của Việt Nam lên tầm cao mới: Bài học kinh nghiệm từ Singapore
26/07/2023 5.562 lượt xem
Nhân dịp Việt Nam và Singapore kỉ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, đây là thời điểm thích hợp để nhìn lại về mối quan hệ đối tác đáng chú ý giữa hai quốc gia và tìm kiếm những con đường để tăng cường hợp tác. Chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973, mối quan hệ song phương bền chặt giữa Việt Nam và Singapore được kì vọng sẽ tiếp tục mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp ở cả hai nước. Tháng 02/2023, Thủ tướng Chính phủ hai nước đã chứng kiến lễ kí và trao các văn kiện hợp tác, bao gồm Bản ghi nhớ về Thiết lập quan hệ đối tác Việt Nam - Singapore về kinh tế số và kinh tế xanh; Biên bản ghi nhớ về Kế hoạch hợp tác về kinh tế - thương mại giữa Bộ Công Thương hai nước; hợp tác thanh niên giữa Ủy ban quốc gia về Thanh niên Việt Nam và Hội đồng Thanh niên quốc gia Singapore; Biên bản ghi nhớ về hợp tác hàng hải giữa Cục Hàng hải Việt Nam và Cơ quan Hàng hải và Cảng biển Singapore.

Cụ thể, đối với khu vực tư nhân, công ty liên doanh giữa Sembcorp Industries và Tổng công ty Becamex IDC, Công ty TNHH Khu công nghiệp Việt Nam Singapore (VSIP), đã kí kết biên bản ghi nhớ với lãnh đạo 9 tỉnh, thành của Việt Nam tại buổi lễ ở tỉnh Bình Dương. Việc hợp tác trên hướng tới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương thông qua sản xuất có giá trị cao hơn, tạo công ăn việc làm và phát triển các khu đô thị mới để hỗ trợ các cộng đồng đang phát triển. Năm 2022, Sembcorp Industries và Tập đoàn Keppel đã cùng nhau kí kết 6 thỏa thuận với Việt Nam nhằm hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng và phát triển bền vững của đất nước trong chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Một thỏa thuận được kí kết là biên bản ghi nhớ giữa Sembcorp, Đại học Quốc tế Miền Đông Việt Nam (EIU), Becamex, Singapore Polytechnic International và Smart i4.0 Transformation Alliance (SiTA) có trụ sở tại Singapore để thành lập Trung tâm Sáng tạo i4.0 Việt Nam - Singapore tại trường đại học Việt Nam. Hành trình của Singapore từ một khởi đầu khiêm tốn để trở thành một cường quốc kinh tế toàn cầu và một trung tâm công nghệ mang đến những bài học vô giá cho Việt Nam khi mong muốn trở thành một nền kinh tế có thu nhập cao và thúc đẩy phát triển bền vững và tiến bộ công nghệ. Với việc học hỏi, tiếp thu các kinh nghiệm, chuyên môn và nguồn lực của Singapore, Việt Nam có thể đẩy nhanh quỹ đạo tăng trưởng bền vững và định hình một tương lai thịnh vượng cho người dân.
 
Bà Michele Wee - Tổng Giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam
Chủ tịch Nhóm Công tác Ngân hàng nước ngoài BWG

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và phát triển công nghiệp

Kể từ năm 1996, Singapore luôn là một trong những đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Singapore đạt 9,1 tỉ USD; tăng 11,6% so với năm 2021. Năm 2022, Singapore tiếp tục là nhà đầu tư lớn của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á với hơn 3.600 dự án, đạt hơn 70 tỉ USD. Trong đó, lĩnh vực đầu tư chính của Singapore là bất động sản, chế biến, chế tạo và xây dựng. Trong 6 tháng đầu năm 2023, đã có 90 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 3 tỉ USD, chiếm hơn 22,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.

Singapore, vốn nổi tiếng với phong cách lãnh đạo có tầm nhìn và quản trị hiệu quả, là một ví dụ điển hình về cải cách kinh tế thành công. Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm của Singapore trong việc thiết lập môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy tính minh bạch và giảm tính hình thức (mệnh lệnh hành chính). Bằng cách hợp lí hóa các khung pháp lí, tăng cường thực hành quản trị và giảm bớt các rào cản hành chính, Việt Nam có thể tạo ra một hệ sinh thái thân thiện với doanh nghiệp, thu hút FDI cùng với thúc đẩy tinh thần kinh doanh và đổi mới sáng tạo. Những nỗ lực hợp tác giữa Việt Nam và Singapore trong lĩnh vực này có thể trao quyền cho các doanh nghiệp Việt Nam, kích thích tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy tạo việc làm.

Thành công của Singapore trong việc thành lập các đặc khu kinh tế (SEZ) có thể giúp Việt Nam hiểu rõ hơn về cách thu hút FDI chất lượng cao, thúc đẩy đa dạng hóa công nghiệp và tạo cơ hội việc làm. Bằng cách phát triển các đặc khu kinh tế phù hợp với nhu cầu cụ thể của đất nước, Việt Nam có thể khuyến khích đầu tư, kích thích tăng trưởng kinh tế và trở thành một trung tâm thu hút sản xuất và thương mại ở Đông Nam Á. Với việc hỏi hỏi kinh nghiệm và sự hợp tác của Singapore trong lĩnh vực này có thể giúp Việt Nam tạo những câu chuyện thành công, chẳng hạn như Cầu Singapore - Chu Hải - Hồng Kông - Macao và tạo ra tăng trưởng kinh tế bền vững dọc theo các hành lang giao thông quan trọng. Giá trị nhập khẩu của Singapore từ Việt Nam là 5,49 tỉ USD trong năm 2022, hiện vẫn còn rất nhiều tiềm năng để Singapore và Việt Nam củng cố hành lang thương mại này. Các ngành công nghiệp chính của Việt Nam là: Dệt may, thực phẩm, đồ nội thất, nhựa và giấy cũng như du lịch và viễn thông. Các công ty thuộc khu vực tư nhân được hỗ trợ bởi các ngành và các hiệp định thương mại tự do có thể tìm cách tăng cường hợp tác song phương và kiến tạo, tận dụng các cơ hội.

Ngoài ra, vị thế trung tâm tài chính hàng đầu châu Á của Singapore mang đến những cơ hội quý giá cho sự phát triển lĩnh vực tài chính của Việt Nam. Việt Nam có thể tận dụng chuyên môn của Singapore về quản lí tài chính, quản lí rủi ro và phát triển thị trường vốn để củng cố hệ thống tài chính của mình. Bằng cách áp dụng các thông lệ tốt nhất, triển khai khung pháp lí mạnh mẽ và nâng cao năng lực quản trị rủi ro, Việt Nam có thể thu hút thêm đầu tư nước ngoài, phát triển sâu rộng thị trường vốn và thúc đẩy tài chính toàn diện. Sự hỗ trợ của Singapore trong việc phát triển các giải pháp công nghệ tài chính (Fintech) cũng có thể giúp Việt Nam đi tắt đón đầu trong kỉ nguyên ngân hàng số, cung cấp các dịch vụ tài chính kĩ thuật số thuận tiện và an toàn cho người dân.

Trong bối cảnh quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore ngày càng được tăng cường, hợp tác giữa khu vực tài chính ngân hàng hai nước cũng không ngừng phát triển. Hai quốc gia đã có những kết quả hợp tác thực chất giữa hai Ngân hàng Trung ương thời gian qua. Từ năm 2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore (Monetary Authority of Singapore - MAS) đã kí các bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực đổi mới tài chính, theo đó, hỗ trợ triển khai các sáng kiến, dự án đổi mới tài chính chung của hai nước; hỗ trợ các công ty Fintech tìm hiểu khuôn khổ pháp lí và cơ hội đầu tư của hai nước; đồng thời, thúc đẩy việc chia sẻ thông tin về xu hướng, định hướng phát triển trong lĩnh vực đổi mới tài chính. Cùng với tiềm năng thị trường Fintech ở Việt Nam, bài học kinh nghiệm của Singapore và định hướng chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp Fintech của Chính phủ Việt Nam và NHNN, chúng tôi tin rằng, thời gian tới sẽ chứng kiến sự hợp tác năng động giữa các ngân hàng và doanh nghiệp Fintech, cả trong và ngoài nước, bao gồm các nhà đầu tư, doanh nghiệp đến từ Singapore. Việc hợp tác trong lĩnh vực đổi mới tài chính giữa hai nước sẽ tiếp tục thúc đẩy, khuyến khích nâng cao chất lượng dịch vụ tài chính và tăng cường tài chính toàn diện ở Việt Nam và Singapore, cũng như trong khu vực ASEAN.
 
 
Năm 2022, Singapore tiếp tục là nhà đầu tư lớn của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á
với hơn 3.600 dự án, đạt hơn 70 tỉ USD ( Nguồn ảnh: Internet)

Công nghệ và đổi mới sáng tạo

Trong lĩnh vực công nghệ và đổi mới sáng tạo, Singapore đã đạt được những thành tựu thực sự truyền cảm hứng. Việt Nam có thể tận dụng chuyên môn của Singapore để thúc đẩy hành trình chuyển đổi kĩ thuật số và trở thành một trung tâm công nghệ sôi động trong khu vực. Việc hợp tác có thể tập trung vào xây dựng năng lực nghiên cứu và phát triển, thúc đẩy chuyển giao công nghệ và nuôi dưỡng một hệ sinh thái định hướng đổi mới. Bằng cách thành lập các khu công nghệ, thúc đẩy hợp tác giữa các trung tâm nghiên cứu và nhà khoa học với ngành công nghiệp, đồng thời hỗ trợ các công ty khởi nghiệp, Việt Nam có thể tạo ra một môi trường thu hút các công ty công nghệ toàn cầu và nuôi dưỡng, thúc đẩy quá trình đổi mới trong nước. Sự hỗ trợ của Singapore trong lĩnh vực này có thể mở đường cho công nghệ phát triển mạnh mẽ, tạo ra việc làm kĩ năng cao và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Việt Nam cũng đã đạt được nhiều bước tiến trong lĩnh vực này. Năm 2022, Việt Nam xếp thứ 48 trong số 132 quốc gia về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII), thước đo năng lực đổi mới sáng tạo của các quốc gia, có mối tương quan lớn với hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn và phát triển kinh tế. Việt Nam cũng đã đặt mục tiêu đẩy nhanh tốc độ phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2021-2030 với nhiệm vụ trọng tâm là việc thành lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển hiện đại ở cả khu vực công và tư. Nắm bắt cơ hội này, nhiều tập đoàn nước ngoài đã chọn Việt Nam làm trung tâm sản xuất, trong đó có Samsung, LG, Foxconn. Các tập đoàn toàn cầu khác bao gồm Panasonic, Yamaha, Bosch, GE, HP và Piaggio có các hoạt động nghiên cứu và phát triển tại địa phương, cho thấy Việt Nam không chỉ là một trung tâm sản xuất mà còn là một trung tâm đổi mới tiềm năng. Bằng cách khai thác môi trường đổi mới và công nghệ phát triển hơn đang được tạo ra, Việt Nam có thể tìm cách đi tắt đón đầu trong lĩnh vực này.

Việc Singapore chú trọng phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là trong giáo dục khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học (STEM), mang lại những bài học quý giá cho Việt Nam. Hợp tác trong lĩnh vực này có thể tập trung vào phát triển chương trình giảng dạy, chương trình đào tạo giáo viên và trao đổi kiến thức để trang bị cho thế hệ trẻ Việt Nam những kĩ năng cần thiết để phát triển trong kỉ nguyên số. Bằng cách đào tạo lực lượng lao động am hiểu công nghệ, Việt Nam có thể đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp định hướng công nghệ, thu hút các khoản đầu tư có giá trị cao hơn và thu hẹp khoảng cách về kĩ năng vốn thường được coi là nguyên nhân cản trở tiến bộ kinh tế. Nhiều trường đại học đã được thành lập bởi các tập đoàn lớn của Việt Nam, tiên phong như Trường Đại học FPT, VinUni... Trường Đại học FPT là trường đại học tư thục được thành lập bởi doanh nghiệp có tầm nhìn đổi mới giáo dục và xác định sứ mệnh của Trường là “Cung cấp năng lực cạnh tranh toàn cầu cho đông đảo người học, góp phần mở mang bờ cõi trí tuệ đất nước”. Trong khi đó, Đại học VinUni mong muốn trở thành một trường đại học đẳng cấp quốc tế dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế cao nhất trong nghiên cứu và giảng dạy, với môi trường học tập thân thiện và chuyên sâu cho sinh viên, đội ngũ giảng viên chất lượng cao và cam kết trở thành công dân toàn cầu. Chúng tôi đánh giá cao việc Chính phủ Việt Nam nói chung và NHNN nói riêng đã có những định hướng, chính sách hỗ trợ phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Một khía cạnh quan trọng khác cho thấy sự cần thiết trong việc hỗ trợ của Singapore là bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (IP). Hệ thống phát triển về sở hữu trí tuệ của Singapore có thể giúp Việt Nam củng cố luật pháp và cơ chế thực thi của chính mình. Bằng cách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, Việt Nam có thể thúc đẩy văn hóa đổi mới, khuyến khích các hoạt động nghiên cứu và phát triển, thu hút chuyển giao công nghệ và đầu tư nước ngoài. Sự hỗ trợ của Singapore trong lĩnh vực này có thể bao gồm chia sẻ kiến thức về chiến lược bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, hợp tác thành lập tòa án sở hữu trí tuệ và các chương trình xây dựng năng lực nhằm nâng cao năng lực của Việt Nam trong việc bảo vệ và thương mại hóa tài sản trí tuệ.

Hợp tác quốc tế là một phương thức mà Singapore có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ khát vọng trở thành một trung tâm công nghệ của Việt Nam. Với mạng lưới quan hệ đối tác và hợp tác toàn cầu sâu rộng, Singapore có thể đóng vai trò là cửa ngõ để Việt Nam tiếp cận các thị trường mới, thu hút đầu tư nước ngoài và tham gia vào các sáng kiến đổi mới và nghiên cứu quốc tế. Các chương trình và sáng kiến chung có thể được thiết lập để thúc đẩy chuyển giao công nghệ, hợp tác nghiên cứu và tham gia các diễn đàn và triển lãm quốc tế. Những nỗ lực này sẽ nâng tầm vị thế quốc tế của Việt Nam, thúc đẩy tăng trưởng dựa trên đổi mới và mở ra cánh cửa cho các cơ hội và thị trường toàn cầu.

Phát triển bền vững và biến đổi khí hậu

Tại Hội nghị COP26 vào năm 2021, Việt Nam cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Tương tự, Singapore cũng tuyên bố mục tiêu đưa mức phát thải ròng về “0” vào khoảng giữa thế kỉ này. Với cam kết chung của Việt Nam và Singapore nhằm giảm đáng kể lượng khí thải carbon trong những thập kỉ tới, có nhiều tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực bền vững và biến đổi khí hậu. Cả hai quốc gia đều nhận thấy tầm quan trọng của việc giải quyết biến đổi khí hậu là một thách thức toàn cầu quan trọng của thế kỉ 21, đòi hỏi nỗ lực phối hợp từ Chính phủ và doanh nghiệp, tận dụng các nguồn lực tập thể và quyết tâm. Singapore đã xây dựng cơ sở hạ tầng đẳng cấp thế giới và nổi tiếng về quy hoạch đô thị hiệu quả. Quốc gia này là một trung tâm tài chính bền vững toàn cầu và một trung tâm Fintech, với những nỗ lực giảm chi phí cung cấp dịch vụ tài chính có thể giúp ích cho Việt Nam trong hành trình hướng tới tài chính toàn diện, đặc biệt là ở khu vực nông thôn.

Việt Nam có tiềm năng trở thành quốc gia dẫn đầu về năng lượng tái tạo nhờ công suất điện mặt trời được lắp đặt rộng rãi và nguồn gió dồi dào. Những hỗ trợ chính trị và các khuyến khích thị trường tại Việt Nam có thể là những bài học quý giá cho các quốc gia ASEAN khác trong hành trình chuyển đổi công bằng.

Hợp tác về năng lượng tái tạo, cơ sở hạ tầng bền vững, tín chỉ carbon và tài chính xanh là chìa khóa để đạt được các mục tiêu của quá trình chuyển đổi năng lượng xanh sắp tới cho cả hai quốc gia. Việt Nam, với tiềm năng năng lượng tái tạo dồi dào, có thể hưởng lợi từ chuyên môn của Singapore trong việc triển khai năng lượng tái tạo và tích hợp lưới điện. Bằng cách hợp tác cùng nhau, hai quốc gia có thể chia sẻ kiến thức, công nghệ và thực tiễn tốt nhất để đẩy nhanh việc áp dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió và thủy điện, góp phần vào các nỗ lực giảm thiểu biến đổi khí hậu toàn cầu. Singapore cũng có cơ hội và lợi thế lớn từ sự phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam với tư cách là một quốc gia tiếp nhận khi Singapore tìm cách thiết lập lại nguồn cung cấp năng lượng của mình để trở nên bền vững hơn về năng lượng và đạt được mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Phát triển cơ sở hạ tầng bền vững là một trong các lĩnh vực hợp tác quan trọng khác. Việt Nam, là một quốc gia đang phát triển nhanh chóng, có nhu cầu ngày càng tăng về quy hoạch đô thị bền vững, các tòa nhà tiết kiệm năng lượng và hệ thống giao thông thân thiện với môi trường. Singapore, được biết đến với các sáng kiến phát triển đô thị bền vững, có thể cung cấp chuyên môn và hướng dẫn có giá trị trong các lĩnh vực này. Bằng cách kết hợp các thông lệ bền vững vào các dự án cơ sở hạ tầng, Việt Nam có thể giảm lượng khí thải carbon và nâng cao chất lượng cuộc sống chung cho người dân.

Việc xác định các khoản tín dụng carbon và tài chính xanh rất quan trọng để đạt được các mục tiêu bền vững. Những nỗ lực hợp tác trong các lĩnh vực này có thể khuyến khích giảm phát thải và hỗ trợ các dự án bền vững thông qua các cơ chế tài chính sáng tạo. Khi Việt Nam đang tìm cách phát triển thị trường carbon và thiết lập một sàn giao dịch thương mại carbon, Singapore là điểm đến lí tưởng để có được những kinh nghiệm và thông lệ tốt nhất. Standard Chartered là nhà đồng sáng lập của Climate Impact X (CIX), một thị trường và sàn giao dịch carbon toàn cầu có trụ sở tại Singapore nhằm mở rộng quy mô thị trường carbon tự nguyện. Chúng tôi đã và đang tích cực hỗ trợ phát triển thị trường carbon của Việt Nam bằng cách chia sẻ chuyên môn và kinh nghiệm với các bộ, ban, ngành và cơ quan hữu quan.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, NHNN chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan huy động nguồn lực từ các đối tác, tổ chức tài chính quốc tế phục vụ Chiến lược phát triển xanh. Theo Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 24/3/2015 của Thống đốc NHNN về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng, NHNN yêu cầu các ngân hàng thương mại đẩy mạnh tín dụng xanh cho các dự án có mục tiêu rõ ràng về bảo vệ môi trường, khuyến khích các hoạt động kinh doanh thân thiện với môi trường. Với định hướng, lộ trình này của NHNN và sự nỗ lực không ngừng của các tổ chức tín dụng, tín dụng xanh đang có những bước tiến khả quan và ngày càng được quan tâm với hạn mức đầu tư ngày càng tăng. Các tập đoàn lớn đã có nhận thức sâu sắc và hành động rõ rệt hơn theo định hướng chỉ đạo của Chính phủ, điển hình là một số ngân hàng nước ngoài thành viên Nhóm Công tác Ngân hàng nước ngoài (BWG) mà Standard Chartered chúng tôi đang ở vị trí Chủ tịch - đã đưa ra các cam kết tài trợ và đầu tư bền vững tại Việt Nam và trên toàn cầu.

Bên cạnh đó, NHNN còn có vai trò quan trọng trong việc ban hành chính sách thúc đẩy tín dụng xanh và xanh hóa ngành Ngân hàng. Không chỉ Việt Nam, nhiều quốc gia trên thế giới cũng đang quan tâm và chú trọng đến chính sách “mở đường” cho tín dụng xanh, ngân hàng xanh. Tại Singapore, năm 2021, tổ công tác ngành tài chính xanh do MAS thành lập, đã ban hành hướng dẫn triển khai chi tiết về các công bố thông tin liên quan đến khí hậu của các định chế tài chính. Các kinh nghiệm này của Singapore có thể hỗ trợ NHNN nâng cao năng lực xây dựng, hoạch định và triển khai chính sách tín dụng xanh, tài chính xanh; hoàn thiện thể chế về ngân hàng và tín dụng; xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực và tìm kiếm tài trợ để triển khai các hoạt động tín dụng xanh.

Hơn nữa, thúc đẩy kết nối song phương, khu vực và khả năng tương tác là rất quan trọng để hỗ trợ hoạt động kinh doanh, đầu tư vào đổi mới và công nghệ. Hợp tác trong lĩnh vực số hóa, phát triển thành phố thông minh và kết nối kĩ thuật số có thể tạo ra sức mạnh tổng hợp giữa lĩnh vực công nghệ đang phát triển của Việt Nam và vị thế trung tâm công nghệ đã được khẳng định của Singapore. Bằng cách chia sẻ kiến thức và chuyên môn, cả hai quốc gia có thể thúc đẩy đổi mới, nâng cao năng suất và đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững.

Tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, phát triển bền vững và chống biến đổi khí hậu tạo nền tảng vững chắc cho quan hệ đối tác xanh và kĩ thuật số giữa Việt Nam và Singapore. Với việc cùng chung tầm nhìn và tận dụng sức mạnh quốc gia, cả hai quốc gia có thể tạo dựng một mối quan hệ song phương hướng tới tương lai và bền vững.

Lời kết

Thay mặt Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, tôi xin gửi lời chúc mừng nồng nhiệt tới hai quốc gia nhân dịp kỉ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Là một ngân hàng quốc tế có trụ sở tại cả Singapore và Việt Nam, Standard Chartered cam kết thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược, cung cấp các giải pháp tài chính và hỗ trợ các sáng kiến thúc đẩy sự thịnh vượng kinh tế và đổi mới công nghệ. Trọng tâm trong hoạt động của chúng tôi là về tài chính bền vững, chuyển đổi kĩ thuật số và hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa phù hợp với tầm nhìn của Việt Nam về phát triển toàn diện và bền vững.
 
Michele Wee
Tổng Giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam
Chủ tịch Nhóm Công tác Ngân hàng nước ngoài BWG
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Neural Network, Deep Learning và các ứng dụng trong cuộc sống
Neural Network, Deep Learning và các ứng dụng trong cuộc sống
20/09/2023 1.093 lượt xem
Trong thế giới công nghệ hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Mạng thần kinh (Neural Network) là một phương thức trong lĩnh vực AI, được sử dụng để hỗ trợ máy tính xử lí dữ liệu theo cách lấy cảm hứng từ bộ não con người.
Sử dụng công nghệ phân tích dữ liệu bảo vệ quyền riêng tư hỗ trợ các nền tảng chia sẻ thông tin khách hàng
Sử dụng công nghệ phân tích dữ liệu bảo vệ quyền riêng tư hỗ trợ các nền tảng chia sẻ thông tin khách hàng
16/09/2023 1.916 lượt xem
Từ trước đến nay, các ngân hàng thường rất vất vả trong việc phát hiện các giao dịch bất hợp pháp trong vô số giao dịch mà họ xử lí hằng ngày.
Ngăn chặn các ứng dụng chứa mã độc và phần mềm độc hại tấn công tài khoản ngân hàng
Ngăn chặn các ứng dụng chứa mã độc và phần mềm độc hại tấn công tài khoản ngân hàng
13/09/2023 1.736 lượt xem
Ngoài các chiêu trò lừa đảo mạo danh tin nhắn, website ngân hàng, mạo danh cán bộ ngân hàng, thuế, công an... nhằm chiếm đoạt tài khoản ngân hàng của khách hàng, tội phạm công nghệ còn có nhiều chiêu trò tinh vi, phức tạp như tấn công ứng dụng ngân hàng trên di động bằng mã độc, phần mềm độc hại.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng và một số giải pháp
Chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng và một số giải pháp
08/09/2023 2.456 lượt xem
Chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng giữ vai trò quan trọng, quyết định đến sự “sống còn”, phát triển của các ngân hàng. Trong thời gian qua, công cuộc chuyển đổi số ngân hàng ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế.
Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng: Thách thức và một số giải pháp khắc phục
Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng: Thách thức và một số giải pháp khắc phục
03/09/2023 2.682 lượt xem
Hội nhập quốc tế đang dần trở thành một xu hướng tất yếu của các ngân hàng, mang đến cho ngành Ngân hàng nhiều cơ hội chuyển mình nhưng cũng đặt ra không ít các thách thức.
Nguồn dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư giúp ngân hàng tiết kiệm thời gian, chi phí trong giải quyết thủ tục cho vay
Nguồn dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư giúp ngân hàng tiết kiệm thời gian, chi phí trong giải quyết thủ tục cho vay
31/08/2023 2.675 lượt xem
Nguồn dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQGvDC) sẽ là “mỏ vàng” để các tổ chức tín dụng (TCTD) xác minh nhân thân khách hàng và tra cứu các thông tin để đánh giá khả năng trả nợ (như thông tin về đóng thuế thu nhập, bảo hiểm xã hội...), từ đó có thể đẩy nhanh quá trình giải quyết thủ tục, tiết kiệm chi phí, có thêm điều kiện để ngân hàng giảm lãi vay tiêu dùng, kích thích người dân vay phục vụ nhu cầu đời sống, góp phần giảm tín dụng đen.
Thực trạng và giải pháp phát triển công nghệ tài chính tại Việt Nam
Thực trạng và giải pháp phát triển công nghệ tài chính tại Việt Nam
23/08/2023 0 lượt xem
Từ khởi điểm là lĩnh vực có quy mô nhỏ, lẻ mang nhiều tiềm năng ứng dụng, đến nay thị trường công nghệ tài chính (Fintech) đã và đang phát triển mạnh mẽ, toàn diện, góp phần phát triển lĩnh vực tài chính trên phạm vi toàn cầu.
Ngăn chặn lừa đảo trực tuyến trong lĩnh vực ngân hàng: Nâng cao kĩ năng cho người sử dụng dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số
Ngăn chặn lừa đảo trực tuyến trong lĩnh vực ngân hàng: Nâng cao kĩ năng cho người sử dụng dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số
15/08/2023 3.630 lượt xem
Trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ, các thủ đoạn lừa đảo tài chính ngày càng tinh vi trong khi người tiêu dùng còn chưa kịp cập nhật hết các thủ đoạn. Kẻ gian chủ yếu đánh vào lòng tham hoặc sự lo lắng, sợ hãi của người dùng. Để hạn chế rủi ro, bảo vệ người tiêu dùng dịch vụ tài chính, bên cạnh tăng cường các biện pháp về an toàn thông tin, đầu tư công nghệ bảo mật của ngành Ngân hàng, quan trọng nhất vẫn là nhận thức và sự cảnh giác của người dùng.
Thực trạng và giải pháp phát triển công nghệ tài chính tại Việt Nam
Thực trạng và giải pháp phát triển công nghệ tài chính tại Việt Nam
11/08/2023 4.638 lượt xem
Từ khởi điểm là lĩnh vực có quy mô nhỏ, lẻ mang nhiều tiềm năng ứng dụng, đến nay thị trường công nghệ tài chính (Fintech) đã và đang phát triển mạnh mẽ, toàn diện, góp phần phát triển lĩnh vực tài chính trên phạm vi toàn cầu. Theo báo cáo Fintech Asean 2022, sự bùng nổ và kéo dài của đại dịch Covid-19 từ năm 2020 - 2021 cùng với cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu do xung đột Nga - Ukraine cũng như việc nâng mức lãi suất cơ sở liên tục trong những năm qua để chống lạm phát đã tác động lớn đến các nền kinh tế thông qua việc đẩy mạnh tốc độ số hóa. Không nằm ngoài xu hướng chung, ngành Fintech của Việt Nam cũng đang trên đà phát triển.
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự chấp nhận Chatbot AI của khách hàng tại một số ngân hàng thương mại
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự chấp nhận Chatbot AI của khách hàng tại một số ngân hàng thương mại
07/08/2023 4.623 lượt xem
Nghiên cứu này xem xét vai trò của các yếu tố chất lượng trí tuệ nhân tạo (AI) - Chatbot (Chatbot AI) và nhận thức của người dùng Chatbot AI tại bốn ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Machine Learning trong quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng
Machine Learning trong quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng
26/07/2023 5.265 lượt xem
Học máy (Machine Learning - ML) cho phép máy tính hành xử và học hỏi giống như con người và cải thiện hơn nữa khả năng học tập của chúng thông qua dữ liệu, đầu vào dưới dạng tương tác và quan sát trong thế giới thực. Nghiên cứu ML là một phần của nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI), cung cấp kiến thức cho máy tính thông qua các tương tác trong thế giới thực, cuối cùng cho phép máy tính thích ứng với các cài đặt mới.
Xây dựng, phát triển dữ liệu số - Thúc đẩy chuyển đổi số ngành Ngân hàng
Xây dựng, phát triển dữ liệu số - Thúc đẩy chuyển đổi số ngành Ngân hàng
19/07/2023 6.335 lượt xem
Năm 2023 được xác định là năm dữ liệu số và vấn đề xây dựng, phát triển, kết nối, chia sẻ, khai thác dữ liệu là yếu tố quan trọng trong chuyển đổi số, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra giá trị mới. Thời gian tới, việc nâng cấp, hiện đại hóa các hạ tầng thông tin dùng chung, hạ tầng thanh toán, hạ tầng thông tin tín dụng là rất quan trọng.
Tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn trong mở và sử dụng tài khoản thanh toán
Tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn trong mở và sử dụng tài khoản thanh toán
12/07/2023 5.424 lượt xem
Đảm bảo an toàn cho các hệ thống công nghệ thông tin cung cấp dịch vụ ngân hàng là nhiệm vụ thường xuyên và liên tục của ngành Ngân hàng. Đặc biệt, an toàn tài khoản thanh toán, bảo mật thông tin cá nhân và dữ liệu khách hàng luôn được các ngân hàng quan tâm.
Cổng giao diện lập trình ứng dụng cho ngành công nghệ tài chính
Cổng giao diện lập trình ứng dụng cho ngành công nghệ tài chính
03/07/2023 6.701 lượt xem
Cùng với sự tăng trưởng của các công ty khởi nghiệp về công nghệ tài chính (Fintech), ngành Ngân hàng đang chứng kiến những thay đổi đáng kể thông qua việc áp dụng mô hình kinh doanh ngân hàng mở. Để áp dụng những thay đổi này, các ngân hàng đã phối hợp với Fintech để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ sáng tạo dành cho khách hàng.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lí doanh nghiệp, thương mại điện tử và tài chính
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lí doanh nghiệp, thương mại điện tử và tài chính
29/06/2023 6.521 lượt xem
Ngày nay, trí tuệ nhân tạo (Artifical Intelligence - AI) đã được triển khai trong ngành thương mại điện tử và tài chính - ngân hàng để đạt được trải nghiệm khách hàng tốt hơn, quản lí chuỗi cung ứng hiệu quả, cải thiện hiệu quả hoạt động và giảm quy mô đối tác với mục tiêu chính là thiết kế các phương pháp kiểm soát chất lượng sản phẩm tiêu chuẩn, đáng tin cậy và tìm những cách tiếp cận mới để phục vụ khách hàng với chi phí thấp.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

68.050

68.750

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

68.050

68.750

Vàng SJC 5c

68.050

68.770

Vàng nhẫn 9999

56.650

57.600

Vàng nữ trang 9999

56.500

57.300


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,200 24,570 25,105 26,483 28,868 30,098 159.15 168.46
BIDV 24,240 24,540 25,281 26,469 29,007 30,070 160.4 168.73
VietinBank 24,137 24,557 25,354 26,489 29,226 30,236 160.3 168.25
Agribank 24,200 24,550 25,358 26,066 29,122 29,955 161.42 165.41
Eximbank 24,150 24,540 25,385 26,091 29,179 29,991 161.18 165.66
ACB 24,190 24,540 25,423 26,061 29,339 29,955 160.81 166.01
Sacombank 24,180 24,535 25,495 26,160 29,402 29,911 161.08 167.62
Techcombank 24,211 24,548 25,142 26,464 28,831 30,120 156.91 169.16
LPBank 24,190 24,750 25,283 26,610 29,286 30,211 159.12 170.63
DongA Bank 24,250 24,550 25,470 26,070 29,280 30,020 159.4 166.1
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
3,00
3,00
3,50
4,50
4,50
5,50
5,50
BIDV
0,10
-
-
-
3,00
3,00
3,50
4,50
4,50
5,50
5,50
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,50
4,50
4,50
5,50
5,50
Cake by VPBank
0,40
-
-
-
4,75
4,75
4,75
7,0
7,10
7,3
6,00
ACB
0,05
0,50
0,50
0,50
3,40
3,50
3,60
5,10
5,30
5,30
5,40
Sacombank
-
-
-
-
3,50
3,60
3,70
5,30
5,60
6,00
6,30
Techcombank
0,10
-
-
-
3,50
3,50
3,70
4,90
4,95
5,50
5,50
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
4,35
4,35
4,35
5,50
5,50
6,30
6,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
4,50
4,50
4,50
6,20
6,30
6,55
6,75
Agribank
0,20
-
-
-
3,00
3,00
3,50
4,50
4,50
5,50
5,50
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
4,00
4,00
4,00
5,00
5,30
5,50
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?