Xây nhà ở cho công nhân khu công nghiệp: Chìa khóa nào?
20/02/2023 10.613 lượt xem

Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan bộ, ngành tháo gỡ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp xây dựng và tạo điều kiện cho người lao động trong khu công nghiệp có nhà ở.

Xây nhà ở cho công nhân khu công nghiệp: Chìa khóa nào? - Ảnh 1.

Còn vướng pháp lý

Khu Thiết chế Công đoàn tỉnh Hà Nam đặt tại Khu Công nghiệp Ðồng Văn 2, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam có tổng số 244 căn, với 3 loại diện tích khác nhau (32,5 m2, 35 m2 và 45 m2) để đoàn viên, người lao động lựa chọn.

Chỉ trong vòng 6 tháng kể từ khi đưa vào sử dụng, toàn bộ đã được công nhân thuê hết. Giá thuê 1 căn hộ khép kín khoảng 1-1,3 triệu đồng/ tháng, trong khi giá thuê ở ngoài từ 1,5 triệu đồng/tháng.

Ông Lê Văn Nghĩa, Trưởng ban quản lý dự án xây dựng thiết chế công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho biết, năm 2017, Thủ tướng đã ban hành Quyết định 655/QĐ-TTg phê duyệt đề án "Đầu tư xây dựng các thiết chế công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất".

Ưu điểm của thiết chế là đầy đủ hạ tầng đường, điện, hệ thống cấp nước, cây xanh, công trình văn hoá, nhà trẻ… không tính vào giá bán căn hộ để công nhân được hưởng ưu đãi. Đây được đánh giá là giải pháp nhân văn, bù đắp tình trạng thiếu hụt nhà ở cho công nhân, người lao động. Tuy nhiên, đề án gần như chưa triển khai được nhiều, gặp khó khăn vướng mắc.  

Theo ông Nghĩa, việc giao đất xây dựng thiết chế là để làm nhà ở. Nhưng theo Điều 54 và Điều 55 Luật Đất đai 2013 thì Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội, không thuộc đối tượng được giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu thương mại, nhà ở bán và cho thuê. Điều này dẫn đến thực tế, thiết chế công đoàn tại Hà Nam đã hoàn thiện xong từ năm 2019 nhưng vẫn phải bỏ không đến năm 2020 vì Tổng Liên đoàn không thể thực hiện việc bán mà chỉ cho thuê.

Ông Vương Quốc Toàn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Lan Hưng (đơn vị xây dựng nhà ở xã hội ở Bắc Ninh) chia sẻ, cái khó nhất là tại Khoản 5 Điều 49 Luật Nhà ở năm 2014 có quy định, người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài KCN là đối tượng được hỗ trợ chính sách về nhà ở xã hội như: thuê, mua. Tuy nhiên, nhiều điều kiện khác kèm theo như thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân; trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình… nên số người lao động tiếp cận thuê, mua nhà ở xã hội chưa nhiều. Hơn nữa, doanh nghiệp làm nhà ở chỉ cho một đối tượng duy nhất là công nhân, 9 đối tượng còn lại được quy định trong việc mua nhà ở xã hội không được tiếp cận. Thế nên, 1.400 căn nhà của Tập đoàn mới bán được 100 căn cho công nhân.

Cũng nói về những bất cập nêu trên khi xây dựng thiết chế công đoàn, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhận xét, quỹ đất cũng không sẵn sàng cho nhà ở xã hội/nhà ở công nhân, vốn thiếu, cơ chế thủ tục khó khăn kéo dài, đối tượng nhà ở công nhân bị bó chặt, xây dựng xong không có đầu ra, đối tượng không đủ rộng… khiến cho doanh nghiệp không dám làm.

Cần đồng bộ các giải pháp

Theo ông Lê Văn Nghĩa, thiết chế công đoàn có vai trò hết sức quan trọng, không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà cả giá trị tinh thần để công nhân an cư lạc nghiệp, tái tạo sức lao động.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị Chính phủ điều chỉnh quyết định 655/QĐ-TTg để có thể kết hợp với UBND các tỉnh và nhà đầu tư liên quan xây dựng nhà ở trong thiết chế công đoàn. Dự kiến trong năm 2023 có thể thực hiện được thiết chế ở Bình Định, Cần Thơ, giai đoạn 2 Hà Nam, Vĩnh Phúc…

"Hiện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang đề xuất với Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội sửa Luật Nhà ở, Luật Đất đai để đưa Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam vào đối tượng được xây nhà ở cho công nhân", ông Nghĩa nói.

Còn theo ông Nguyễn Văn Đính, liên quan đến giải bài toán nhà ở công nhân, cần có quy định đơn vị chủ đầu tư khu công nghiệp trước khi xây dựng khu công nghiệp phải thực hiện điều kiện tiên là có hạ tầng cho công nhân khu công nghiệp.

"Đơn cử, KCN nếu có quy mô 100 ha, đón 5.000-10.000 công nhân phải có phương án bố trí chỗ ở cho công nhân. Nếu đơn vị được cấp phép xây dựng khu công nghiệp chưa có điều kiện đó thì sẽ không duyệt phương án xây dựng. Nếu không xây dựng được có thể đi đặt hàng…", ông Đính đề xuất.

Để giải quyết bài toán người thu nhập thấp được tiếp cận nhà ở, ông Vương Quốc Toàn cho rằng, nếu xây dựng nhà ở công nhân thì chỉ được bán nhà ở cho công nhân, do đó. Tuy nhiên chiều hướng sẽ thay đổi nếu thay tên nhà ở công nhân thành nhà ở xã hội nói chung. 

Bên cạnh đó, CTCP Tập đoàn Lan Hưng đã đề nghị với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp xây dựng nhưng không đủ điều kiện. Nhưng hiện luật pháp chưa rõ ràng nên chưa có hướng dẫn, chưa có quy định để Tổng Liên đoàn triển khai.

"Trong nhiều cuộc họp tôi đã đề xuất nhà ở công nhân trong KCN dựa vào mục đích phương thức bán hàng là cho tất cả các đối tượng. Tất cả nhà ở xã hội trên toàn quốc chỉ đặt một tên là nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, không nên tách riêng ra nhà ở công nhân trong KCN", vị Chủ tịch HĐQT này nhấn mạnh.

Hiện Bộ Xây dựng đang trình các cấp có thẩm quyền nghị quyết thí điểm, tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc về nhà ở công nhân. Trong đó, một số nhóm chính sách là dành nhiều quỹ đất cho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; miễn tiền sử dụng đất mà không cần thủ tục tính tiền sử dụng đất; lựa chọn nhà đầu tư nhanh nhất và cho phép công đoàn được làm chủ đầu tư các dự án nhà ở công nhân; phát triển đồng bộ các tiện ích trong khu nhà ở; chính sách chi phí, giá bán nhà ở theo hướng thủ tục nhanh nhất; đẩy mạnh các hình thức thuê và thuê mua…

Mới đây, trên cơ sở Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 3/2/2023 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01/2023, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính đề xuất các giải pháp đồng bộ giải quyết hiệu quả vấn đề nhà ở cho người lao động, bảo đảm "an cư lạc nghiệp"; báo cáo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo.

Có thể nói, đây là chính sách kịp thời trong bối cảnh nhu cầu nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân tăng cao mà nguồn cung hạn chế. Và đây cũng là "chìa khoá" mở những nút thắt ở các địa phương về thủ tục hành chính, đất đai, nguồn vốn vay ngân hàng.

 Theo Dương Trang/baochinhphu.vn


Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Những điểm mới nổi bật của Luật Đất đai năm 2024
Những điểm mới nổi bật của Luật Đất đai năm 2024
13/04/2024 2.913 lượt xem
Luật Đất đai năm 2024 gồm 16 chương, 260 điều đã thể chế hóa đúng chủ trương, đường lối của Đảng, tháo gỡ được khó khăn, vướng mắc đã chỉ ra trong quá trình tổng kết thi hành Luật Đất đai với nhiều điểm mới tiến bộ. Bài viết tập trung làm rõ những điểm mới nổi bật của Luật Đất đai năm 2024 trên cơ sở làm rõ sự tiến bộ của các quy định này so với Luật Đất đai năm 2013.
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Đất đai
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Đất đai
08/03/2024 5.415 lượt xem
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 5/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Đất đai số 31/2024/QH15.
Một số điểm mới và kỳ vọng của Luật Đất đai năm 2024
Một số điểm mới và kỳ vọng của Luật Đất đai năm 2024
20/02/2024 10.561 lượt xem
Ngày 18/01/2024, tại kỳ họp bất thường lần 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) (dưới đây gọi là Luật Đất đai 2024) và có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
Điểm nhấn trên thị trường sáp nhập và mua lại bất động sản năm 2023 và triển vọng năm 2024
Điểm nhấn trên thị trường sáp nhập và mua lại bất động sản năm 2023 và triển vọng năm 2024
20/01/2024 9.317 lượt xem
Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục ghi nhận đà tăng đáng kể cả về số lượng và giá trị giao dịch từ hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) bất động sản, nhất là tại các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội...
Cơ hội và triển vọng cho thị trường bất động sản năm 2024
Cơ hội và triển vọng cho thị trường bất động sản năm 2024
02/01/2024 12.326 lượt xem
Năm 2023 mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn và mức phục hồi không đồng đều trên các phân khúc, nhưng thị trường bất động sản Việt Nam đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, đang và sẽ ghi nhận những động thái tích cực nhiều hơn tiêu cực cả về tổng cung và tổng cầu, cả đầu vào và đầu ra, cả vĩ mô và vi mô, trước mắt và trung hạn trong chính sách và thực tiễn điều hành, kinh doanh, mở ra những cơ hội và triển vọng cho thị trường bất động sản năm 2024.
Luật Nhà ở (sửa đổi): Kịp thời hóa giải “nút thắt” về nhà ở xã hội
Luật Nhà ở (sửa đổi): Kịp thời hóa giải “nút thắt” về nhà ở xã hội
08/12/2023 11.993 lượt xem
Quốc hội vừa thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi) với nhiều điểm mới về nhà ở xã hội được kỳ vọng tháo gỡ kịp thời những “nút thắt” cả đối với chủ đầu tư dự án và đối tượng thụ hưởng chính sách này.
Chính sách tiền tệ tác động đến thị trường bất động sản tại các quốc gia trên thế giới và một số khuyến nghị đối với Việt Nam
Chính sách tiền tệ tác động đến thị trường bất động sản tại các quốc gia trên thế giới và một số khuyến nghị đối với Việt Nam
24/11/2023 13.354 lượt xem
Chính sách tiền tệ nới lỏng hay thắt chặt đều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường bất động sản qua việc thay đổi lãi suất và các điều kiện cấp tín dụng. Các cuộc khủng hoảng tài chính tại Hoa Kỳ năm 2008, tại Nhật Bản những năm 1990 có mối liên hệ với sự sụp đổ của bong bóng nhà đất và một trong những nguyên nhân dẫn đến bong bóng nhà đất là do tín dụng được mở rộng quá mức.
Tăng nguồn cung nhà ở giá rẻ, thị trường bất động sản hướng đến nhu cầu thực
Tăng nguồn cung nhà ở giá rẻ, thị trường bất động sản hướng đến nhu cầu thực
23/11/2023 11.749 lượt xem
Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, phân khúc nhà ở giá rẻ, trong đó hình thức chủ yếu là nhà ở xã hội sẽ trở thành điểm tựa cơ bản cho quá trình tái cấu trúc thị trường bất động sản. Tăng nguồn cung nhà ở giá rẻ cũng là một trong những giải pháp “phá băng” cho thị trường.
Thị trường bất động sản phục hồi “chậm mà chắc”
Thị trường bất động sản phục hồi “chậm mà chắc”
08/11/2023 10.693 lượt xem
Thị trường bất động sản (BĐS) quý IV/2023 sẽ tiếp tục xu hướng phục hồi với kết quả giao dịch được cải thiện rõ nét hơn so với 3 quý trước đó, do niềm tin của nhà đầu tư đang được củng cổ, lãi suất giảm, thị trường có nhiều nguồn cung...
Tín dụng bất động sản của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long: Thực trạng và một số khuyến nghị
Tín dụng bất động sản của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long: Thực trạng và một số khuyến nghị
01/11/2023 11.003 lượt xem
Trong những năm qua, hoạt động tín dụng ngân hàng trong lĩnh vực bất động sản phát triển nhanh về số lượng và quy mô hoạt động. Tại Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng hiện nay, tín dụng từ ngân hàng thương mại (NHTM) là một trong những nguồn vốn quan trọng đối với sự phát triển thị trường bất động sản. Tín dụng bất động sản của các NHTM không chỉ mang lại hiệu quả đối với những doanh nghiệp kinh doanh bất động sản mà còn cả những khách hàng có nhu cầu mua và sử dụng bất động sản.
Một số nét cơ bản về chỉ số giá bất động sản nhà ở
Một số nét cơ bản về chỉ số giá bất động sản nhà ở
25/10/2023 11.686 lượt xem
Hiện nay, trên thế giới, có ba loại chỉ số giá bất động sản phổ biến nhất là chỉ số giá bất động sản nhà ở RPPI (Residential Property Price Index - RPPI) hay còn gọi là HPI (House Price Index), chỉ số giá đất (LPI) và chỉ số giá bất động sản thương mại (CPPI). RPPI đo lường giá bất động sản nhà ở, trong khi LPI và CPPI đo lường giá đất và giá bất động sản thương mại.
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường quản lý trật tự xây dựng và phòng cháy, chữa cháy nhà ở riêng lẻ nhiều tầng
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường quản lý trật tự xây dựng và phòng cháy, chữa cháy nhà ở riêng lẻ nhiều tầng
23/10/2023 10.775 lượt xem
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 991/CĐ-TTg ngày 22/10/2023 về việc tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng và phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở riêng lẻ có nhiều tầng, nhiều căn hộ, bảo đảm an toàn, bảo vệ tài sản, sức khỏe, tính mạng của Nhân dân.
Đồng bộ giải pháp hỗ trợ thị trường bất động sản phát triển bền vững và đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng
Đồng bộ giải pháp hỗ trợ thị trường bất động sản phát triển bền vững và đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng
11/10/2023 11.939 lượt xem
Đối với lĩnh vực bất động sản, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) khuyến khích các tổ chức tín dụng (TCTD) tập trung nguồn vốn cho các phân khúc nhà ở thương mại giá rẻ, nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; đảm bảo các khách hàng có nhu cầu thực về nhà ở, phương án vay vốn hiệu quả, khả thi thuận lợi trong tiếp cận vốn vay ngân hàng.
Cho vay nhà ở xã hội bằng nguồn vốn tín dụng ưu đãi ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị
Cho vay nhà ở xã hội bằng nguồn vốn tín dụng ưu đãi ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị
11/10/2023 12.690 lượt xem
Tóm tắt: Bài viết này nghiên cứu chính sách cho vay nhà ở xã hội (NƠXH) bằng nguồn vốn tín dụng ưu đãi ở Việt Nam trong thời gian qua.
Giảm 30% tiền thuê đất năm 2023
Giảm 30% tiền thuê đất năm 2023
05/10/2023 11.925 lượt xem
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 25/2023/QĐ-TTg về việc giảm tiền thuê đất của năm 2023.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

81.000

83.500

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

81.000

83.500

Vàng SJC 5c

81.000

83.520

Vàng nhẫn 9999

74.200

76.100

Vàng nữ trang 9999

74.000

75.300


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,145 25,485 26,411 27,860 30,670 31,974 159.56 168.87
BIDV 25,185 25,485 26,528 27,748 30,697 31,977 159.6 168
VietinBank 25,160 25,485 26,651 27,946 31,096 32,106 161.07 169.02
Agribank 25,180 25,485 26,599 27,900 30,846 32,001 160.64 168.67
Eximbank 25,160 25,485 26,632 27,531 30,915 31,959 161.35 166.79
ACB 25,190 25,485 26,768 27,476 31,178 31,876 161.53 166.97
Sacombank 25,250 25,485 26,880 27,440 31,315 31,817 162.5 167.51
Techcombank 25,228 25,485 26,523 27,869 30,720 32,037 157.83 170.27
LPBank 24,943 25,485 26,344 27,844 31,044 31,948 159.37 170.59
DongA Bank 25,250 25,485 26,760 27,440 31,070 31,920 159.80 166.90
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,40
2,60
3,50
3,70
4,50
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,20
2,20
2,30
3,40
3,45
4,40
4,40
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
1,80
1,80
2,10
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,00
3,20
3,30
3,80
3,80
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?