Tín dụng bất động sản của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long: Thực trạng và một số khuyến nghị
01/11/2023 08:29 15.707 lượt xem
Tóm tắt: Trong những năm qua, hoạt động tín dụng ngân hàng trong lĩnh vực bất động sản phát triển nhanh về số lượng và quy mô hoạt động. Tại Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng hiện nay, tín dụng từ ngân hàng thương mại (NHTM) là một trong những nguồn vốn quan trọng đối với sự phát triển thị trường bất động sản. Tín dụng bất động sản của các NHTM không chỉ mang lại hiệu quả đối với những doanh nghiệp kinh doanh bất động sản mà còn cả những khách hàng có nhu cầu mua và sử dụng bất động sản. NHTM thông qua hoạt động tín dụng bất động sản để mở rộng kinh doanh, gia tăng lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng bất động sản còn chứa đựng nhiều bất cập như chất lượng tín dụng chưa cao, cơ cấu tín dụng chưa hợp lí, vấn đề nợ xấu gia tăng... Từ đó dẫn đến khi thị trường bất động sản suy giảm, hệ thống ngân hàng lẫn doanh nghiệp bất động sản đối mặt với nhiều rủi ro. Bài viết bàn về thực trạng tín dụng bất động sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long và một số khuyến nghị.

Từ khóa: Tín dụng bất động sản, NHTM, bất động sản. 
 
THE REAL ESTATE CREDIT AT COMMERCIAL BANKS IN VINH LONG PROVINCE:
CURRENT SITUATION AND RECOMMENDATIONS

 
Abstract: Over the years, bank credit activities in the real estate sector have grown rapidly in number and scale of operations. In Vietnam in general and Vinh Long in particular, credit from commercial banks is one of the important sources of capital for the development of the real estate market. Real estate credit of commercial banks is not only effective for real estate businesses but also customers wishing to buy and use real estate. Commercial banks adopt real estate credit activities to expand their business, increase profits and business efficiency. However, real estate credit activities still contain many inadequacies such as low credit quality, unreasonable credit structure, increasing bad debt problem,... This led to a decline in the real estate market; The banking system and real estate businesses face many risks. The article is on current situation of real estate in Vinh Long province and thereby, the authors make some recommendations.
 
Keywords: Real estate credit, commercial bank, real estate.
 
1. Đặt vấn đề
 
Sự phát triển của lĩnh vực bất động sản được xem là một bộ phận quan trọng đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng. Trong những năm qua, thị trường bất động sản tại tỉnh Vĩnh Long đã có những bước phát triển về quy mô và chất lượng với lượng giao dịch ngày càng gia tăng. 
 
Thị trường bất động sản với đặc điểm là giá trị đầu tư cũng như giao dịch lớn nên để phát triển, cần một lượng vốn lớn và ổn định. Do đó, bên cạnh nguồn vốn tự có của dân cư, các nhà đầu tư hay từ phía nước ngoài thì vốn tín dụng ngân hàng và các tổ chức tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn cho thị trường bất động sản, giúp thị trường này phát triển ổn định. 
 
Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid-19, cũng như lạm phát tăng cao, nguy cơ “bong bóng” bất động sản đã có dấu hiệu dần rõ ràng; hoạt động cho vay bất động sản của các NHTM cũng bộc lộ những rủi ro như chất lượng tín dụng chưa cao, cơ cấu tín dụng chưa hợp lí dẫn đến khi thị trường bất động sản suy giảm, cả hệ thống ngân hàng lẫn doanh nghiệp bất động sản đối mặt với nhiều rủi ro làm ảnh hưởng tiêu cực đến tính an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng. Từ đó, các NHTM bắt đầu kiểm soát rủi ro bằng cách siết chặt tín dụng bất động sản, chỉ tập trung thực hiện các khế ước vay đã kí và tập trung thu hồi nợ... Do đó, để khắc phục các vấn đề nêu trên thì việc phân tích thực trạng hoạt động tín dụng bất động sản của các NHTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, từ đó đề xuất, khuyến nghị các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro để tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả và bền vững đối với hoạt động cho vay bất động sản tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long là rất cần thiết. 
 
2. Thực trạng hoạt động tín dụng bất động sản của các NHTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
 
2.1. Tình hình hoạt động của các NHTM trên địa bàn Vĩnh Long
 
Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Vĩnh Long với đoàn công tác liên ngành do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) làm Trưởng đoàn trong buổi làm việc trực tuyến ngày 27/7/2023, tình hình huy động của các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn đến ngày 30/6/2023 đạt 49.099 tỉ đồng, tăng 5,69% so với đầu năm và tăng 5,8% so với cùng kì năm 2022; đến cuối tháng 7/2023 đạt 49.250 tỉ đồng. Tổng dư nợ của các TCTD trên địa bàn đến ngày 30/6/2023 đạt 43.339 tỉ đồng, tăng 3% so với đầu năm và tăng 9,1% so với cùng kì năm 2022; đến cuối tháng 7/2023 dư nợ cho vay đạt 43.164 tỉ đồng. Số dư nợ xấu đến ngày 30/6/2023 chiếm 3,11% so với tổng dư nợ cho vay, cao hơn 1,59 điểm phần trăm so với đầu năm và vượt mức so với quy định (3%).
 
Cũng tính đến đầu tháng 6/2023, các TCTD tại tỉnh Vĩnh Long tiếp tục triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội và Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ, trong đó đẩy mạnh triển khai với quyết tâm cao nhất chính sách hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ và Thông tư số 03/2022/TT-NHNN ngày 20/5/2022 của Thống đốc NHNN với dư nợ khoảng 18 tỉ đồng, lãi suất được hỗ trợ là 153 triệu đồng. Song song với việc cho vay hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long thời gian qua cũng đã tổ chức cho vay theo Quyết định số 295/QĐ-UBND của UBND tỉnh Vĩnh Long với số dư nợ đạt khoảng 113 tỉ đồng đối với gần 2.700 khoản vay. (Bảng 1)

Bảng 1: Huy động và cho vay của hệ thống NHTM trên địa bàn Vĩnh Long 
 
                                                                                                          Đơn vị: Tỉ đồng
Nguồn: NHNN Chi nhánh tỉnh Vĩnh Long và tổng hợp của tác giả, 2023
 
Qua số liệu tổng hợp cho thấy, việc huy động vốn của các NHTM trên địa bàn duy trì tốc độ tăng trưởng khá trong những năm vừa qua. Cụ thể, nguồn vốn huy động năm 2022 tăng 2.955 tỉ đồng (+6,79%) so với năm 2021 và tốc độ huy động vốn 6 tháng đầu năm 2023 tăng trưởng mạnh, tăng 2.644 tỉ đồng (+5,69%) so với cả năm 2022. Qua đó góp phần đảm bảo thanh khoản cho hệ thống ngân hàng.
 
Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long đang trên đà phục hồi và phát triển, nhu cầu vốn cho sản xuất và tiêu dùng tăng nên dư nợ giữ được đà tăng trưởng qua các năm; đáp ứng được khá tốt nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng hợp lí của doanh nghiệp và người dân. Cụ thể, dư nợ năm 2022 tăng 5.266 tỉ đồng (+14,37%) so với năm 2021 và dư nợ 6 tháng đầu năm 2023 tăng 1.432 tỉ đồng (+3,47%) so với cả năm 2022. Tuy nhiên, hiện hoạt động tín dụng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long vẫn còn gặp một số khó khăn như nhu cầu vay vốn của khách hàng không cao, khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp và nền kinh tế còn hạn chế, doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp mới thành lập, lãi suất cho vay giảm nhưng vẫn còn khá cao; thị trường bất động sản khó khăn nên tín dụng cho bất động sản giảm; nợ xấu có chiều hướng tăng... (Bảng 2)

Bảng 2: Dư nợ cho vay bất động sản so với tổng dư nợ của hệ thống NHTM trên địa bàn Vĩnh Long

                                                                                            Đơn vị tính: Tỉ đồng, %
 
Nguồn: NHNN Chi nhánh Vĩnh Long và tổng hợp của tác giả, 2023
 
2.2. Thực trạng cho vay đối với lĩnh vực bất động sản 
 
Qua theo dõi diễn biến của thị trường bất động sản trong các năm qua, các tác giả nhận thấy hiện tượng, khi thị trường bất động sản phát triển, mua bán nhộn nhịp hoặc tăng trưởng nóng thì dư nợ cho vay của các ngân hàng tăng do nhu cầu vốn vay phục vụ bất động sản cao, ngược lại khi thị trường bất động sản trầm lắng thì dư nợ cho vay bất động sản của các ngân hàng giảm hoặc tăng trưởng chậm, nợ xấu có xu hướng tăng. Từ đó cho thấy, tín dụng bất động sản của các ngân hàng có mối quan hệ khá chặt chẽ với thị trường bất động sản, hay nói cách khác, nguồn vốn để kích thích thị trường bất động sản vẫn còn phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn ngân hàng. Các nguồn vốn khác trên thị trường tài chính như vốn từ thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu, từ quỹ đầu tư hay từ các định chế tài chính khác còn mờ nhạt và chưa ảnh hưởng rõ nét đến hoạt động của thị trường bất động sản.
 
Tính đến ngày 31/12/2022, tổng dư nợ tín dụng của các NHTM tại tỉnh Vĩnh Long tăng đến 14,4% so với cùng kì, dư nợ cho vay bất động sản của các ngân hàng tương ứng 5.247 tỉ đồng, chiếm khoảng 12,5% tổng dư nợ của toàn hệ thống ngân hàng trên địa bàn. Trong đó, hầu hết là cho vay trung, dài hạn chiếm khoảng 96,3%. Kể từ khi bất động sản tăng giá rất cao vào năm 2021, hầu hết các ngân hàng, nhất là khối ngân hàng cổ phần đã nhanh chóng đẩy mạnh việc cho khách hàng vay, nhất là khách hàng cá nhân thông qua nhiều sản phẩm cho vay mua nhà, đất trả góp. (Bảng 3)

Bảng 3: Dư nợ bất động sản phân theo sản phẩm cho vay của hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

                                                                                                                                                                  Đơn vị tính: Tỉ đồng 
Nguồn: NHNN Chi nhánh Vĩnh Long và tổng hợp của tác giả, 2023
 
Trong giai đoạn 2021 - 2022, dư nợ tín dụng bất động sản tăng trưởng khá. Năm 2022, tổng dư nợ tín dụng bất động sản 5.247 tỉ đồng, chiếm 12,5% tổng dư nợ đối với nền kinh tế, tăng 18,5% so với năm 2021, tăng cao hơn tăng trưởng tín dụng chung của toàn hệ thống; nợ xấu là 93 tỉ đồng, tỉ lệ nợ xấu ở mức 1,8%/tổng dư nợ bất động sản, số dư nợ xấu tăng 52 tỉ đồng, tỉ lệ nợ xấu tăng 0,87 điểm phần trăm so với cuối năm 2021. Trong đó, dư nợ tín dụng bất động sản tập trung vào mục đích tiêu dùng hoặc tự sử dụng chiếm 86,9% và dư nợ đối với hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm tỉ trọng 13,1% dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản. 
 
Mặc dù các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã tiếp cận được nguồn vốn tín dụng với lãi suất phù hợp, nhưng tín dụng năm 2023 vẫn tăng trưởng chậm, chủ yếu do hàng hóa tồn kho còn cao và thị trường bất động sản vẫn còn đình trệ chưa có khả năng phục hồi, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như hoạt động tài chính, tín dụng của ngân hàng. Ngoài ra, còn một vấn đề tồn tại trong việc cấp tín dụng liên quan đến bất động sản của hệ thống ngân hàng, đó là các khoản tín dụng liên quan đến bất động sản nhưng trên danh nghĩa là vay tiêu dùng. Các khoản vay này lại không được thống kê vào tín dụng bất động sản nên tạo ra các sai lệch trong cách tính toán và số liệu công bố về tín dụng bất động sản ở các ngân hàng, chính vì thế sẽ gây khó khăn cho việc quản lí của NHNN. Đáng chú ý, giá nhà ở hiện vẫn ở mức cao so với thu nhập bình quân của đại đa số các tầng lớp dân cư của Việt Nam; tình trạng đầu cơ đẩy giá nhà, đất tăng trong những năm trước đây; lãi suất còn cao do phần lớn chủ đầu tư phải vay ngân hàng khoảng 70% tổng mức đầu tư với lãi suất trên 13%/năm trong một thời gian dài từ 2 - 3 năm… Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn nợ xấu bất động sản tăng trong thời gian qua.
 
2.3. Những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động tín dụng bất động sản của các NHTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong thời gian qua
 
Bên cạnh những kết quả tích cực, việc xem xét, cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản hiện đang gặp một số khó khăn, vướng mắc sau:
 
Thứ nhất, cơ cấu phân bổ vốn tín dụng ngân hàng cho thị trường bất động sản chưa hợp lí. Nguồn vốn tín dụng cho thị trường bất động sản địa bàn tỉnh Vĩnh Long mặc dù tăng nhanh qua các năm nhưng chưa vững chắc, cơ cấu vốn phân bổ cho cung, cầu trên thị trường mất cân đối, biểu hiện vốn tập trung cho việc tạo lập cung trong khi ít tập trung cho việc tạo lập cầu nhà ở (là cần thiết hơn), tín dụng ngân hàng cho cầu nhà ở chủ yếu chảy vào cầu ngắn hạn có tính chất đầu cơ, trong khi phân bổ ít hơn cho cầu dài hạn có tính chất vì mục đích để ở. Mặt khác, tín dụng ngân hàng cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy các hoạt động đầu cơ tràn lan trên thị trường, dẫn đến những cơn sốt nhà đất ảo trên thị trường. Hệ quả là khi thị trường rơi vào tình trạng suy giảm và đóng băng, hàng loạt doanh nghiệp bất động sản rơi vào tình trạng khó khăn khi không tiêu thụ được sản phẩm, nhiều người dân mặc dù không có nhà ở nhưng không thể mua nổi nhà do giá vẫn quá cao. 
 
Thứ hai, chất lượng tín dụng ngân hàng về lĩnh vực bất động sản là chưa cao. Điều đó biểu hiện tỉ lệ nợ xấu ngày càng tăng cao (tỉ lệ nợ xấu tăng 0,87 điểm phần trăm so với cuối năm 2021). Việc thị trường suy giảm đã làm tăng lượng hàng tồn kho là nguyên nhân chính khiến nợ xấu tăng theo. 
 
Thứ ba, tín dụng ngân hàng cho việc phát triển cung bất động sản chưa ổn định. Trong thời kì thị trường bất động sản phát triển nóng và tính thanh khoản bất động sản tốt thì các ngân hàng lại đẩy mạnh cho vay bất động sản nhằm thúc đẩy nguồn cung trong dài hạn để xây dựng, mở rộng phát triển các dự án mà chưa tính đến nguồn cầu thực tế. Nhưng thực tế thị trường bất động sản rơi vào chu kì suy thoái, giá bất động sản lao dốc, tính thanh khoản bất động sản kém thì các NHTM lại cắt giảm đột ngột nguồn vốn hỗ trợ cho các doanh nghiệp bất động sản. Hệ thống thị trường tài chính của Việt Nam chưa phát triển thì việc ngân hàng kiểm soát chặt chẽ đối với lĩnh vực bất động sản đã dẫn đến hàng loạt dự án bị ngưng trệ, xây dựng dở dang, không tìm được nguồn vốn thay thế, do đó, phải trì hoãn. Từ đó, dẫn đến công nợ tồn đọng trong các doanh nghiệp bất động sản rất lớn, nhiều doanh nghiệp thua lỗ nặng nề dẫn đến phá sản.  
 
Thứ tư, mức độ tập trung vốn cho nhu cầu nhà ở của người dân còn hạn chế. Mặc dù các NHTM đã liên kết với các chủ đầu tư gói hỗ trợ cho khách hàng vay mua nhà để ở, tuy nhiên, khách hàng tiếp cận được nguồn vốn vẫn còn hạn chế. Điều này xuất phát từ việc người vay chưa đáp ứng được các yêu cầu của ngân hàng về điều kiện vay vốn, nguyên nhân là do chính sách của ngân hàng thận trọng khi thị trường bất động sản suy giảm. Ngoài ra, nguồn vốn của các ngân hàng cho vay lĩnh vực bất động sản gặp khó khăn do cho vay lĩnh vực bất động sản chủ yếu là vay trung, dài hạn, trong khi phần lớn nguồn vốn huy động của các ngân hàng là ngắn hạn với mức lãi suất thay đổi theo thị trường.
 
Thứ năm, các quy định và chế tài của hệ thống pháp luật hiện hành còn nhiều bất cập, điển hình như: Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản chưa có điều khoản chế tài xử lí vi phạm; quy định của Luật Kinh doanh bất động sản về điều kiện chuyển nhượng dự án bất động sản chưa phù hợp với việc xử lí tài sản bảo đảm là dự án bất động sản... Trong khi đó, thị trường bất động sản đang vận hành dưới sự điều tiết của một hệ thống pháp luật liên quan nhiều lĩnh vực từ đất đai, xây dựng, quy hoạch, đầu tư kinh doanh...
 
Thứ sáu, các dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội trên địa bàn đang gặp khó khăn trong việc hoàn chỉnh về pháp lí của dự án nên việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng gặp khó khăn. Một số dự án nhà ở thương mại đang triển khai với phân khúc thị trường cho người có thu nhập cao trong khi đại đa số người dân thu nhập thấp nên khó tiếp cận được dự án này.
Thứ bảy, năng lực tài chính của nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản còn hạn chế, vốn chủ sở hữu thấp, hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng, thiếu dự án có tính khả thi. Bên cạnh đó, một số chủ đầu tư dự án bất động sản đã có hành vi lừa đảo, nhiều vụ án, tranh chấp, khiếu kiện xảy ra dẫn đến suy giảm niềm tin của các nhà đầu tư và người dân khi tham gia thị trường bất động sản.
 
3. Một số khuyến nghị
 
3.1. Đối với các NHTM
 
 - Triển khai thực hiện tốt các chính sách tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
 
- Đổi mới chính sách tín dụng nội bộ phù hợp và linh hoạt với tình hình thực tế.
 
Hệ thống ngân hàng tiếp tục thực thi chính sách tiền tệ theo các nguyên tắc của thị trường, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, xây dựng môi trường hoạt động tín dụng bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế với khung pháp lí đồng bộ, minh bạch. 
 
Các TCTD điều chỉnh cơ cấu tín dụng phù hợp, linh hoạt với cơ cấu của nền kinh tế, bố trí khối lượng vốn hợp lí cho vay đối với lĩnh vực bất động sản. Đồng thời, đơn giản hóa thủ tục cho vay, tăng khả năng thẩm định và giám sát vốn cho vay để đảm bảo hiệu quả, an toàn và bền vững của hoạt động tín dụng ngân hàng. Bên cạnh đó, thực hiện đúng và nghiêm các quy định của pháp luật về cho vay, bảo lãnh và đảm bảo tiền vay.
 
- Xây dựng và hoàn thiện quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ một cách chặt chẽ đối với các nhà đầu tư kinh doanh bất động sản.
 
Trong giai đoạn cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay, các ngân hàng cần khẩn trương xây dựng, hoàn thiện và đưa vào vận hành quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ một cách chặt chẽ theo hướng ứng dụng công nghệ hiện đại, tự động hóa để phân tích kết quả xếp hạng phân loại tín dụng khách hàng. 
 
- Xây dựng cơ chế và chính sách để thu hút và đa dạng hóa các nguồn lực của xã hội để khai thông nguồn vốn trong dân, tạo kênh dẫn vốn từ các nguồn tiền nhàn rỗi như vốn kinh doanh vàng miếng, ngoại tệ sang thị trường bất động sản, từ đó hình thành nguồn tài chính dài hạn thay thế nguồn vốn tín dụng ngắn hạn của ngân hàng.
 
- Bám sát tình hình cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản và có những giải pháp kịp thời để đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, bền vững. Tiếp tục cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, tập trung các dự án, phương án vay vốn khả thi, khách hàng có năng lực tài chính, khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn; ưu tiên xem xét cho vay đối với các dự án nhà ở xã hội có hiệu quả và phân khúc sản phẩm có khả năng tiêu thụ tốt, đáp ứng nhu cầu thực của người dân; lùi thời hạn siết sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn...
 
- Kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng và mức độ tập trung tín dụng vào lĩnh vực bất động sản. Thực hiện kiểm soát có chọn lọc, quyết định cho vay trên nguyên tắc đảm bảo an toàn vốn vay.
 
- Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự: Các NHTM hiện nay cần có những chế độ đãi ngộ hợp lí nhằm thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng cao và giữ chân được đội ngũ nhân sự giỏi đang có. Do đó cũng cần phải đưa ra những quy định cụ thể, rõ ràng, gắn trách nhiệm, lợi ích của từng nhân viên với hoạt động tín dụng của ngân hàng nhằm nâng cao tinh thần, sự đóng góp của đội ngũ lãnh đạo và toàn thể nhân viên. Đây là vấn đề quan trọng đối với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng để giảm thiểu rủi ro.
 
3.2. Đối với những nhà đầu tư kinh doanh bất động sản
 
Cần điều chỉnh cơ cấu kinh doanh, hướng mạnh vào phân khúc thị trường có khả năng thanh toán như: Phân khúc căn hộ bình dân, bởi đây là phân khúc sẽ tạo được sức hút lớn cho thị trường. Thực hiện tái cơ cấu danh mục đầu tư, liên doanh, liên kết tạo tiềm lực để dứt điểm từng công trình, quay vòng vốn, thu hút thêm nguồn lực từ bên ngoài thị trường bất động sản là một trong những giải pháp rất cần thiết để tạo bước đột phá phát triển thị trường bất động sản. Đồng thời, tiết kiệm chi tiêu, sáng tạo tìm tòi các nguyên, vật liệu thay thế; ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại để tăng năng suất lao động, qua đó góp phần giảm thiểu chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
 
3.3. Đối với các cơ quan quản lí nhà nước
 
- Bám sát chương trình phát triển nhà ở của tỉnh để triển khai thực hiện và kêu gọi đầu tư vào các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại trên địa bàn.
 
- Hỗ trợ các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ phê duyệt, cấp phép các dự án nhà ở, tập trung tháo gỡ các khó khăn có liên quan đến các dự án nhà ở đang triển khai trên địa bàn.
 
- Tiếp tục chỉ đạo các TCTD thực hiện các chương trình hỗ trợ nhà ở theo chỉ đạo của Chính phủ; phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trong việc thực hiện Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Nghị định về phát triển nhà ở xã hội. Đặc biệt là triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về xử lí nợ xấu thông qua việc đẩy mạnh xử lí tài sản bảo đảm là bất động sản, chuyển nhượng dự án, hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án bất động sản dở dang.
 
- Nghiên cứu, ban hành luật về các loại hình quỹ đầu tư bất động sản. Đặc biệt cần nghiên cứu, ban hành luật về quỹ đầu tư tín thác bất động sản. Đây là một loại hình quỹ thành công ở rất nhiều quốc gia trên thế giới.
 
- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho thị trường bất động sản. Thị trường bất động sản có những yêu cầu rất đa dạng về nguồn nhân lực (những nhà đầu tư, những người môi giới, những nhà tư vấn, những nhà hoạch định chính sách...), vì vậy, rất cần có nhiều hơn nữa các khoa trong các trường đại học, mà trước hết có thể đặt tại các trường kinh tế có chức năng và chuyên môn đào tạo cử nhân, sau đại học về chuyên ngành bất động sản.
 
Tài liệu tham khảo:
 
1. Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu.
2. Nghị định số 100/2015/NQ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lí nhà ở xã hội.
3. Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
4. Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình.
5. Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
6. Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.
7. Luật Kinh doanh bất động sản, ngày 25/11/2014.
8. Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD.
9. NHNN Thông tư số 13/2017/TT-NHNN ngày 29/9/2017 Thống đốc NHNN quy định về bảo lãnh 
ngân hàng.
10. NHNN Chi nhánh Vĩnh Long (2021, 2022), Báo cáo tổng kết hoạt động ngân hàng. 
11. NHNN Thông tư số 03/2022/TT-NHNN ngày 20/5/2022 của Thống đốc NHNN về hướng dẫn NHTM thực hiện hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.
12. Chương trình phát triển Nhà ở tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021 - 2030 ban hành theo Quyết định số 3052/QĐ-UBND ngày 09/11/2020, được sửa đổi bổ sung tại Quyết định số 1741/QĐ-UBND ngày 21/7/2023 của UBND tỉnh Vĩnh Long.

Phạm Ngọc Phong (Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Phân hiệu Vĩnh Long)
Võ Thanh Lâm (NHNN chi nhánh Vĩnh Long)
Hoàng Thùy Linh (Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Vĩnh Long)
 
 

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Tác động của khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính đến hành vi vay nợ cá nhân trong giao dịch bất động sản tại Việt Nam
Tác động của khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính đến hành vi vay nợ cá nhân trong giao dịch bất động sản tại Việt Nam
22/10/2024 11:36 263 lượt xem
Bất động sản đang ngày càng được chú ý nhiều hơn khi là một kênh đầu tư có chỉ số lợi nhuận vượt trội, phát triển với tốc độ nhanh và đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế (Yunus và cộng sự, 2012).
Quý III/2024, số lượng căn hộ chung cư mở bán giảm 20% so với quý trước
Quý III/2024, số lượng căn hộ chung cư mở bán giảm 20% so với quý trước
11/10/2024 09:05 904 lượt xem
Báo cáo nghiên cứu thị trường bất động sản của Công ty TNHH CBRE Việt Nam vừa công bố cho thấy, trong quý III/2024, tổng số căn hộ chung cư bán được là hơn 8.000 căn, giảm 20% so với quý trước đó, nhưng con số này vẫn gấp hơn hai lần so với cùng kỳ năm 2023.
Điều chỉnh bảng giá đất phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương
Điều chỉnh bảng giá đất phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương
20/09/2024 08:25 2.378 lượt xem
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết, để sớm đưa Luật Đất đai năm 2024 đi vào cuộc sống, thì cần tập trung hoàn thiện các văn bản hướng dẫn Luật thuộc thẩm quyền; đồng thời, thực hiện điều chỉnh bảng giá đất phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương.
Một số chủ thể đặc biệt của hợp đồng thế chấp bất động sản theo Luật Đất đai năm 2024
Một số chủ thể đặc biệt của hợp đồng thế chấp bất động sản theo Luật Đất đai năm 2024
13/09/2024 08:31 4.402 lượt xem
Luật Đất đai năm 2024 có một số quy định điều chỉnh trực tiếp việc xác định chủ thể của hợp đồng thế chấp bất động sản. Bài viết tập trung phân tích các quy định đó cũng như hành lang pháp lý về tư cách chủ thể hợp đồng thế chấp bất động sản của doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ gia đình sử dụng đất, nhóm người sử dụng đất chung và vợ chồng sở hữu chung bất động sản.
Xử lý tài sản là động sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
Xử lý tài sản là động sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
27/08/2024 07:52 4.816 lượt xem
Xử lý động sản bảo đảm trong hoạt động cho vay tại các ngân hàng thương mại (NHTM) ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng bởi điều này không chỉ giúp đảm bảo được quyền lợi chính đáng của các NHTM khi bên vay không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán mà còn góp phần vào việc bảo toàn, thúc đẩy các chuỗi cung ứng vốn cho nền kinh tế.
Thủ tướng chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất
Thủ tướng chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất
22/08/2024 08:21 4.546 lượt xem
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 82/CĐ-TTg ngày 21/8/2024 chỉ đạo các cơ quan liên quan kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Thủ tướng chỉ đạo triển khai 3 luật về đất đai, nhà ở, bất động sản, tạo động lực mới cho phát triển KTXH
Thủ tướng chỉ đạo triển khai 3 luật về đất đai, nhà ở, bất động sản, tạo động lực mới cho phát triển KTXH
14/08/2024 09:08 4.748 lượt xem
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 79/CĐ-TTg ngày 13/8/2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tổ chức triển khai có hiệu quả việc thi hành Luật đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, nhằm tạo động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân.
Xây dựng cơ sở dữ liệu nhà ở và thị trường bất động sản
Xây dựng cơ sở dữ liệu nhà ở và thị trường bất động sản
01/08/2024 09:37 4.755 lượt xem
Chính phủ đã ban hành Nghị định 94/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản về xây dựng và quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản.
Chốt 3 luật về bất động sản có hiệu lực từ 1/8/2024
Chốt 3 luật về bất động sản có hiệu lực từ 1/8/2024
05/07/2024 11:05 8.743 lượt xem
Với việc được Quốc hội thông qua, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản sẽ có hiệu lực từ 1/8/2024, sơm hơn 5 tháng so với quy định trước đó.
Những điểm mới nổi bật trong quy định về giá đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 2024 và một số giải pháp để nâng cao hiệu quả áp dụng
Những điểm mới nổi bật trong quy định về giá đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 2024 và một số giải pháp để nâng cao hiệu quả áp dụng
17/06/2024 16:49 7.731 lượt xem
Việc Quốc hội thông qua Luật Đất đai năm 2024 đã tạo thêm động lực mới cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo tinh thần chủ động của việc lập pháp, thể hiện hiệu quả giám sát, đưa ra các quyết sách kịp thời và bứt phá trong quá trình phát triển đất nước.
Nhà ở xã hội là ưu tiên của ưu tiên trong phát triển nhà ở
Nhà ở xã hội là ưu tiên của ưu tiên trong phát triển nhà ở
28/05/2024 08:47 7.861 lượt xem
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh như vậy khi chủ trì cuộc họp trực tiếp, kết hợp trực tuyến toàn quốc về dự thảo Nghị định quản lý và phát triển nhà ở xã hội, sáng 27/5/2024.
Pháp luật về phát triển dự án bất động sản xanh tại Việt Nam
Pháp luật về phát triển dự án bất động sản xanh tại Việt Nam
27/04/2024 08:47 10.647 lượt xem
Bất động sản xanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc đáp ứng các yêu cầu phát triển bền vững. Tại Việt Nam, phát triển dự án bất động sản xanh đang là xu hướng và được nhiều nhà đầu tư, người tiêu dùng quan tâm. Về cơ bản, mặc dù số lượng dự án bất động sản xanh tại Việt Nam có tăng lên trong những năm gần đây nhưng so với các nước trong khu vực thì còn khá khiêm tốn. Hiện nay, pháp luật đã có những quy định cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển dự án bất động sản xanh; tuy nhiên, các quy định này còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến việc tạo ra khung hành lang pháp lý toàn diện trong việc điều chỉnh hoạt động phát triển dự án bất động sản xanh tại Việt Nam. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá các quy định pháp luật Việt Nam về vấn đề phát triển dự án bất động sản xanh, chỉ ra những vấn đề còn hạn chế, bất cập, từ đó đưa ra một số đề xuất, kiến nghị hoàn thiện.
Những điểm mới nổi bật của Luật Đất đai năm 2024
Những điểm mới nổi bật của Luật Đất đai năm 2024
13/04/2024 06:47 40.100 lượt xem
Luật Đất đai năm 2024 gồm 16 chương, 260 điều đã thể chế hóa đúng chủ trương, đường lối của Đảng, tháo gỡ được khó khăn, vướng mắc đã chỉ ra trong quá trình tổng kết thi hành Luật Đất đai với nhiều điểm mới tiến bộ. Bài viết tập trung làm rõ những điểm mới nổi bật của Luật Đất đai năm 2024 trên cơ sở làm rõ sự tiến bộ của các quy định này so với Luật Đất đai năm 2013.
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Đất đai
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Đất đai
08/03/2024 08:18 13.689 lượt xem
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 5/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Đất đai số 31/2024/QH15.
Một số điểm mới và kỳ vọng của Luật Đất đai năm 2024
Một số điểm mới và kỳ vọng của Luật Đất đai năm 2024
20/02/2024 08:31 20.816 lượt xem
Ngày 18/01/2024, tại kỳ họp bất thường lần 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) (dưới đây gọi là Luật Đất đai 2024) và có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

82.000

84.000

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

82.000

84.000

Vàng SJC 5c

82.000

84.020

Vàng nhẫn 9999

81.600

83.000

Vàng nữ trang 9999

81.550

82.700


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,550 24,920 26,604 28,064 31,668 33,015 163.07 172.56
BIDV 24,580 24,920 26,828 28,045 32,079 33,022 165.6 172.99
VietinBank 24,578 24,918 26,859 28,059 32,139 33,149 165.46 173.21
Agribank 24,570 24,930 26,777 28,005 31,882 33,001 164.72 173.02
Eximbank 24,520 24,980 26,795 27,806 31,943 33,105 166.07 172.35
ACB 24,560 24,920 26,840 27,772 32,108 33,091 165.78 172.4
Sacombank 24,580 24,920 26,852 27,824 32,039 33,191 166.17 173.18
Techcombank 24,560 24,951 26,679 28,031 31,738 33,083 162.54 175.04
LPBank 24,365 25,090 26,732 28,383 32,170 33,181 164.34 176.25
DongA Bank 24,600 24,910 26,830 27,720 32,030 33,010 164.10 171.70
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết

(Cập nhật trong ngày)

Ngân hàng

KKH

1 tuần

2 tuần

3 tuần

1 tháng

2 tháng

3 tháng

6 tháng

9 tháng

12 tháng

24 tháng

Vietcombank

0,10

0,20

0,20

-

1,60

1,60

1,90

2,90

2,90

4,60

4,70

BIDV

0,10

-

-

-

1,70

1,70

2,00

3,00

3,00

4,70

4,70

VietinBank

0,10

0,20

0,20

0,20

1,70

1,70

2,00

3,00

3,00

4,70

4,80

ACB

0,01

0,50

0,50

0,50

2,30

2,50

2,70

3,50

3,70

4,40

4,50

Sacombank

-

0,50

0,50

0,50

2,80

2,90

3,20

4,20

4,30

4,90

5,00

Techcombank

0,05

-

-

-

3,10

3,10

3,30

4,40

4,40

4,80

4,80

LPBank

0.20

0,20

0,20

0,20

3,00

3,00

3,20

4,20

4,20

5,30

5,60

DongA Bank

0,50

0,50

0,50

0,50

3,90

3,90

4,10

5,55

5,70

5,80

6,10

Agribank

0,20

-

-

-

1,70

1,70

2,00

3,00

3,00

4,70

4,80

Eximbank

0,10

0,50

0,50

0,50

3,10

3,30

3,40

4,70

4,30

5,00

5,80


Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?