Một số nét cơ bản về chỉ số giá bất động sản nhà ở
25/10/2023 11.730 lượt xem
Hiện nay, trên thế giới, có ba loại chỉ số giá bất động sản phổ biến nhất là chỉ số giá bất động sản nhà ở RPPI (Residential Property Price Index - RPPI) hay còn gọi là HPI (House Price Index), chỉ số giá đất (LPI) và chỉ số giá bất động sản thương mại (CPPI). RPPI đo lường giá bất động sản nhà ở, trong khi LPI và CPPI đo lường giá đất và giá bất động sản thương mại.

1. Chỉ số giá bất động sản nhà ở là gì?

RPPI là chỉ số đo lường tốc độ thay đổi theo thời gian giá của bất động sản nhà ở (căn hộ, nhà riêng lẻ,...) bao gồm cả giá nhà tại khu chung cư. Giá ở đây là mức giá thị trường.

2. Vai trò của chỉ số giá bất động sản nhà ở

RPPI là một trong những chỉ số kinh tế quan trọng trong phân tích kinh tế vĩ mô, cụ thể:

- Được sử dụng như một chỉ số kinh tế vĩ mô phản ánh tăng trưởng kinh tế: Giá nhà tăng thường liên quan đến thời kì mở rộng kinh tế trong khi giá nhà giảm thường tương ứng với một nền kinh tế chậm lại. Goodhart và Hofmann (2006) chỉ ra rằng, đối với 16 nước công nghiệp phát triển tồn tại một mối tương quan chặt chẽ giữa giá nhà và hoạt động kinh tế. Trên thực tế, sáu cuộc khủng hoảng ngân hàng lớn tại các nước phát triển kể từ giữa những năm 1970 đều liên quan đến sự bùng nổ của bong bóng nhà đất (Reinhart và Rogoff, 2009).

- Được sử dụng trong điều hành chính sách tiền tệ và lạm phát mục tiêu: Giá tài sản, bao gồm cả giá bất động sản, là một chìa khóa chỉ báo để hiểu đầy đủ hơn về động lực của nền kinh tế. Theo Plosser (2007), giá tài sản chứa thông tin quan trọng về tình trạng hiện tại và tương lai của nền kinh tế và có thể đóng một vai trò quan trọng đối với các ngân hàng trung ương trong việc đạt được mục tiêu ổn định giá cả.

Ví dụ, các ngân hàng trung ương ở một số quốc gia sử dụng Chỉ số điều kiện tiền tệ (MCI) làm mục tiêu hoạt động hằng ngày để thực hiện chính sách tiền tệ; trong đó, MCI có thể bao gồm diễn biến của giá nhà vì đây là biến có vai trò quan trọng trong kiểm soát lạm phát và phản ánh diễn biến của nền kinh tế. Các ngân hàng trung ương theo đuổi lạm phát mục tiêu sẽ gián tiếp đưa sự biến động của giá nhà khi thiết lập ra lãi suất điều hành.

 


Thông tin về giá bất động sản, chỉ số giá bất động sản được các nhà đầu tư,
người tiêu dùng quan tâm và sử dụng.

- Đóng vai trò như một đầu vào để ước tính mức độ giàu có: Rõ ràng là giá nhà tăng thường gắn liền với tăng trưởng kinh tế thông qua ít nhất ba kênh: (i) Giá nhà (tương đối) cao hơn có xu hướng kích thích hoạt động xây dựng, từ đó dẫn đến việc làm cao hơn và thu nhập cao hơn cho người lao động tham gia vào thị trường nhà ở. Kì vọng của lợi tức đầu tư bất động sản trong tương lai cao hơn khiến các nhà xây dựng bắt đầu xây dựng mới, điều này đi kèm với nhu cầu thị trường cao hơn trong các lĩnh vực liên quan đến bất động sản bao gồm cả chủ sở hữu và nhà đầu tư bất động sản; (ii) Giá nhà cao hơn có xu hướng dẫn đến tăng doanh số bán hàng của các đại lí phân phối nhà ở hiện tại và điều này làm tăng các khoản thu thuế dưới dạng thuế chuyển nhượng tài sản. Những khoản thu thuế tăng này có thể dẫn đến tăng chi tiêu của Chính phủ, từ đó Chính phủ có nguồn thu thêm để kích thích kinh tế; (iii) Giá bất động sản tăng sẽ kéo theo sự cải thiện trong bảng cân đối kế toán của khu vực hộ gia đình (hiệu ứng giàu có) và thường sẽ dẫn đến hộ gia đình tăng chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư. Theo một báo cáo của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Hoa Kỳ (2007), khi giá nhà tăng vọt trong những năm 1990 và những năm 2000, chi tiêu của người tiêu dùng tăng nhanh hơn thu nhập. Hiệu ứng giàu có hộ gia đình thường dẫn đến sự gia tăng trong chi tiêu của người tiêu dùng cho việc cải tạo và sửa chữa nhà ở ngoài việc tăng chi tiêu cho các hàng hóa khác và các dịch vụ.

Tất nhiên, những tác động kích thích trên của việc tăng giá nhà sẽ đảo ngược khi giá nhà giảm. Do đó, điều quan trọng là công chúng và các nhà hoạch định chính sách cần có thông tin về diễn biến giá bất động sản chính xác và kịp thời.

- Đóng vai trò như một chỉ số để đo lường mức độ ổn định/lành mạnh tài chính hoặc là chỉ số đo lường mức độ rủi ro: Các chỉ số lành mạnh tài chính (FSI) là các chỉ số về sức khỏe hiện tại và sự lành mạnh của tài chính hệ thống và thể chế của một quốc gia; trong đó bao gồm hoạt động thống kê về giá bất động sản. Tại Báo cáo tháng 10/2009 cho các Bộ trưởng Tài chính G-20 và Thống đốc Ngân hàng Trung ương về Khủng hoảng Tài chính và Khoảng trống thông tin đề cập rằng thông tin về nhà ở và thay đổi về giá là những thành phần quan trọng để phân tích chính sách ổn định tài chính. Giá bất động sản giảm mạnh có tác động bất lợi đến sức khỏe và sự lành mạnh của khu vực tài chính, tình hình tài chính của cá nhân và hộ gia đình cá nhân, do ảnh hưởng đến xếp hạng tín nhiệm, giá trị của tài sản bảo đảm và tỉ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy có mối quan hệ khăng khít giữa chu kì bất động sản và chu kì kinh tế. Do đó, việc sử dụng các chỉ số giá bất động sản nhà ở như các chỉ số ổn định tài chính, đặc biệt là tại các quốc gia mà bất động sản chiếm tỉ trọng đáng kể trong tài sản quốc gia, hộ gia đình và là nơi xu hướng sở hữu tài sản nhà ở cao. Ngoài các thông tin về giá bất động sản thì việc bổ sung các thông tin khác như tỉ lệ nhà được mua bằng tiền mặt, tỉ lệ mua nhà được tài trợ bằng các khoản vay, tập trung ở phân khúc nào của thị trường (bất động sản giá trị cao/thấp, vị trí địa lí nào (thành thị/nông thôn)) cũng đóng vai trò quan trọng.

- Đóng vai trò như một đầu vào trong việc ra quyết định của một cá nhân về việc có nên mua (hoặc bán) một tài sản nhà ở: Những thay đổi về giá nhà có khả năng ảnh hưởng đáng kể đến việc một hộ gia đình có quyết định mua một tài sản hay không, cả kế hoạch ngân sách và tiết kiệm. Mức giá và xu hướng hiện tại, cùng với kì vọng về xu hướng tương lai của giá nhà và tỉ lệ lãi suất thế chấp sẽ ảnh hưởng đến quyết định của một cá nhân trong quyết định để mua ngay bây giờ hoặc trì hoãn giao dịch mua này.

- Đóng vai trò như một đầu vào để tính toán chỉ số giá tiêu dùng: Rổ hàng hóa để tính CPI có bao gồm chi phí thuê nhà (giá thuê nhà). Theo đó, khi giá nhà được định giá tăng lên, chủ sở hữu căn nhà đó thường có xu hướng tăng giá thuê nhà, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lạm phát CPI.

3. Mục đích và phạm vi tính toán chỉ số giá bất động sản nhà ở

Việc tính toán chỉ số này để theo dõi sự thay đổi về giá của bất động sản nhà ở. Chỉ số giá bất động sản nhà ở không bao gồm đất, tài sản thương mại và giá tiền thuê. Thông thường RPPI thường được tính toán và cung cấp với tần suất hằng quý. Đối với các nước như Canada, Ireland, Iceland, Israel, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh, Trung Quốc và Nam Phi, chỉ số này còn được công bố với tần suất hằng tháng.

4. Giá cả và quy trình giao dịch bất động sản

Bước đầu tiên trong việc thiết kế RPPI, người biên soạn cần có hiểu biết sâu sắc về quy trình giao dịch bất động sản ở quốc gia của họ. Điều này sẽ giúp cho việc tính toán chỉ số giá bất động sản được chính xác hơn vì các nhà biên soạn sẽ hiểu được các thông tin được tạo ra trong suốt quá trình giao dịch bất động sản và xác định dữ liệu nào hữu ích cho mục đích biên soạn RPPI. Dòng thời gian của một quá trình giao dịch bất động sản được cụ thể hóa theo quy trình sau bao gồm trong quá trình thực hiện giao dịch và sau khi giao dịch xảy ra:

 
Hộp 1: Quy trình giao dịch bất động sản


Hỏi giá (Giá chào bán) à Giá giao dịch (Người mua và người bán thương lượng và cơ bản đồng ý về giá) à Giá định giá à Giá công bố (Giá kê khai) (Hợp đồng được kí kết, giao dịch được đăng kí, đóng thuế).
 
 
Trong quy trình giao dịch trên cho thấy, cùng một căn nhà có thể có nhiều mức giá khác nhau tại những thời điểm khác nhau (giá chào bán, giá giao dịch và giá khai báo). Do đó, việc thu thập mức giá bất động sản nhà ở nào mà mức giá đó sát với giá thực tế giao dịch nhất là việc rất quan trọng để tính toán chính xác RPPI.

 
Hộp 2: Các khái niệm về giá
 

Giá
 
Diễn giả
Giá chào bán
Tương ứng với giá chào bán khi căn nhà được đưa ra thị trường. Nó có thể thay đổi nếu căn nhà phải mất một thời gian mới được bán và sau khi thương lượng. Ở một số thị trường, giá chào bán có thể cao hơn
giá mục tiêu.

 
Giá giao dịch
Sau khi thương lượng, người mua và người bán thống nhất được giá cả. Đây là giá mục tiêu. Tuy nhiên, điều này có thể khó đạt được vì tại thời điểm này chưa có dữ liệu đăng kí chính thức nào.
 

Giá định giá
 
Căn nhà do tổ chức cho vay định giá. Giá trị thẩm định có thể cao hơn, thấp hơn hoặc bằng giá giao dịch. 

Giá kê khai
 
Đây là giá “hợp pháp” của nhà ở, thường được sử dụng cho mục đích tính thuế. Việc đăng kí giá bán thường được thực hiện muộn hơn thời điểm giao dịch và giá kê khai có thể khác với giá giao dịch. 


5. Nguồn dữ liệu

Dữ liệu cần thiết để xây dựng RPPI có thể được lấy từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm các trang web, cơ quan quản lí bất động sản, cơ quan thuế hoặc các cuộc khảo sát do các tổ chức thống kê quốc gia thực hiện. Cụ thể:


Hộp 3: Nguồn dữ liệu để hỏi giá


Mỗi quốc gia đều có những nguồn dữ liệu khác nhau để thu thập. Điều quan trọng là phải tìm nguồn dữ liệu nào phản ánh giá gần với giá giao dịch nhất.

6. Cấu trúc dữ liệu, làm sạch dữ liệu và phương pháp tính toán

6.1. Cấu trúc dữ liệu

Các biến được đưa vào bộ dữ liệu tổng hợp thường bao gồm các đặc điểm sau:

- Giai đoạn (phân loại theo quý, tháng, năm).

- Loại nhà ở (nhà ở riêng lẻ, nhà liền kề, nhà gỗ, nhà bậc thang, căn hộ, chung cư…).

- Vị trí: quận, vùng.

- Tầng, diện tích sàn, số phòng ngủ, số phòng tắm, bể bơi,…

- Năm xây dựng.

- Mức giá.

- Chỉ số BER (Building energy rating - xếp hạng năng lượng tòa nhà theo mức đánh giá từ cao đến thấp).

- Trạng thái: mới xây dựng hoặc đã tồn tại.

- Vùng lân cận (nông thôn/thành thị).

- Hệ thống sưởi ấm (bằng gas, điện, dầu…).

Các đặc điểm của mỗi yếu tố trong từng dữ liệu có thể ảnh hưởng đến giá của một ngôi nhà. Đặc điểm về hệ thống sưởi ấm là yếu tố rất quan trọng khi tính RPPI khu vực Bắc Âu nhưng gần như không có liên quan gì ở châu Phi. Kích thước có vẻ quan trọng ở tất cả các thị trường nhưng cách đo kích thước có thể khác nhau, ví dụ như số phòng, diện tích sàn và kích thước lô đất/lô đất đối với nhà ở.

Khi nghiên cứu các biến số kinh tế, thông thường là sử dụng các biểu đồ để phát hiện các đặc tính trực quan của dữ liệu. Các biểu đồ chủ yếu được sử dụng gồm: Biểu đồ thanh (Bar charts), biểu đồ phân tán (Scatterplots), biểu đồ hộp (Boxplots and histograms), biểu đồ dòng thời gian (time series line plots). Đối với các biến cần đưa về dạng logarit để xem xét sự thay đổi của các biến.

6.2. Làm sạch dữ liệu

Sau khi có dữ liệu, các biến số được làm sạch, theo đó, một quy trình xử lí dữ liệu được đề cập đến bao gồm:

(i) Kiểm tra các thông tin bị thiếu: Một cách để đánh giá mức độ của các giá trị bị thiếu là tính tỉ lệ phần trăm của các giá trị bị thiếu trên tổng giá trị mong đợi. Trường hợp tỉ lệ phần trăm của các giá trị bị thiếu nhỏ hơn 10%, thường vẫn có thể chấp nhận được.

(ii) Kiểm tra các bản ghi trùng lặp. Ví dụ, việc một ngôi nhà có cùng ngày bán và địa chỉ xuất hiện trên dữ liệu nhiều lần có thể không chính xác về mặt logic. Theo đó, với những trường hợp này, thực hiện rà soát và loại bỏ các bản ghi trùng lặp.

(iii) Kiểm tra lỗi và các ngoại lai: Mặc dù việc xác định các giá trị bị thiếu là điều đơn giản nhưng việc xác định lỗi và các giá trị ngoại lai lại khó khăn hơn. Đầu tiên, điều quan trọng là phải phân biệt lỗi với các ngoại lai. Mặc dù một ngoại lai là hợp lí nhưng không có khả năng xảy ra cao và sai số là một giá trị không hợp lí. Ví dụ, một ngôi nhà dành cho một gia đình rộng 2.500 mét vuông với 50 phòng ngủ là hợp lí nhưng không có khả năng xảy ra cao, trong khi một căn hộ có 2.000 phòng ngủ là không hợp lí và sẽ là một sai sót. Lỗi có thể xảy ra do lỗi nhập dữ liệu hoặc báo cáo sai thông tin.

(iv) Tính toán trọng số: Có hai loại trọng số khi tính toán RPPI: Trọng số tích lũy (stock weights) và trọng số dòng chảy (flow weights). Trọng số tích lũy là trọng số tại một thời điểm ví dụ như số lượng tài sản của một khu vực địa lí tại một thời điểm; trong khi trọng số dòng chảy có thể là số lượng tài sản đã được bán trong một khoảng thời gian nhất định (khuyến nghị là một năm). Do đó, trọng số dòng chảy có liên quan đến các giao dịch diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định, phù hợp để theo dõi sự ổn định tài chính.

Ở hầu hết các quốc gia, trọng số tích lũy được lấy từ dữ liệu điều tra dân số. Tuy nhiên, việc này phát sinh nhiều thách thức đối với quá trình tính RPPI. Thứ nhất, cuộc điều tra dân số có thể không thu thập được mức độ chi tiết mà người biên soạn RPPI yêu cầu, chẳng hạn như thông tin liên quan đến số phòng ngủ, phòng tắm và diện tích. Thứ hai, một cuộc điều tra dân số được tiến hành định kì, thường là 10 năm một lần và các quyền số có thể trở nên lỗi thời.

Trọng số dòng chảy thường được lấy từ các hồ sơ hành chính như giao dịch bất động sản hoặc dữ liệu khoản vay thu được từ các tổ chức tài chính.

6.3. Phương pháp tính toán

Bốn phương pháp chính hiện đang được sử dụng phổ biến nhất là phương pháp phân tầng, phương pháp lặp lại, phương pháp hồi quy và việc sử dụng thông tin định giá tài sản. Thông thường, phương pháp phân tầng và phương pháp hồi quy Hedonic là hai phương pháp được sử dụng nhiều nhất. Phương pháp phân tầng là chia các mẫu giá bất động sản vào các ô nhỏ và thực hiện tính toán sự thay đổi giá của các ô thuộc mỗi tầng. Phương pháp hồi quy Hedonic là dùng mô hình hồi quy xác định các nhân tố ảnh hưởng đến giá bất động sản, từ đó tính toán chỉ số giá bất động sản ở phân tầng nhỏ hơn dựa vào mô hình hồi quy.

Do tầm quan trọng của chỉ số giá bất động sản và nhu cầu sử dụng chỉ số này, hiện trên thế giới, nhiều nước cũng đã công bố chỉ số giá bất động sản như ở Mỹ là HPI, ngoài ra Mỹ còn tính chỉ số giá nhà toàn quốc Case-Shiller. Một số quốc gia khác cũng đã tính toán và công bố chỉ số này như Canada, Ireland, Iceland, Israel, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh, Trung Quốc và Nam Phi.

Dưới đây là biểu đồ chỉ số giá bất động sản tại một số quốc gia.

 
Chỉ số giá bất động sản nhà ở tại Philippines (Năm 2010=100)

 
Chỉ số giá bất động sản nhà ở tại Ấn Độ (Năm 2010=100)

 
Chỉ số giá bất động sản nhà ở tại Chile (Năm 2010=100)
 
Nguồn: www.ceicdata.com

Phong Sơn
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Pháp luật về phát triển dự án bất động sản xanh tại Việt Nam
Pháp luật về phát triển dự án bất động sản xanh tại Việt Nam
27/04/2024 44 lượt xem
Bất động sản xanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc đáp ứng các yêu cầu phát triển bền vững. Tại Việt Nam, phát triển dự án bất động sản xanh đang là xu hướng và được nhiều nhà đầu tư, người tiêu dùng quan tâm. Về cơ bản, mặc dù số lượng dự án bất động sản xanh tại Việt Nam có tăng lên trong những năm gần đây nhưng so với các nước trong khu vực thì còn khá khiêm tốn. Hiện nay, pháp luật đã có những quy định cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển dự án bất động sản xanh; tuy nhiên, các quy định này còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến việc tạo ra khung hành lang pháp lý toàn diện trong việc điều chỉnh hoạt động phát triển dự án bất động sản xanh tại Việt Nam. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá các quy định pháp luật Việt Nam về vấn đề phát triển dự án bất động sản xanh, chỉ ra những vấn đề còn hạn chế, bất cập, từ đó đưa ra một số đề xuất, kiến nghị hoàn thiện.
Những điểm mới nổi bật của Luật Đất đai năm 2024
Những điểm mới nổi bật của Luật Đất đai năm 2024
13/04/2024 2.996 lượt xem
Luật Đất đai năm 2024 gồm 16 chương, 260 điều đã thể chế hóa đúng chủ trương, đường lối của Đảng, tháo gỡ được khó khăn, vướng mắc đã chỉ ra trong quá trình tổng kết thi hành Luật Đất đai với nhiều điểm mới tiến bộ. Bài viết tập trung làm rõ những điểm mới nổi bật của Luật Đất đai năm 2024 trên cơ sở làm rõ sự tiến bộ của các quy định này so với Luật Đất đai năm 2013.
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Đất đai
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Đất đai
08/03/2024 5.476 lượt xem
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 5/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Đất đai số 31/2024/QH15.
Một số điểm mới và kỳ vọng của Luật Đất đai năm 2024
Một số điểm mới và kỳ vọng của Luật Đất đai năm 2024
20/02/2024 10.635 lượt xem
Ngày 18/01/2024, tại kỳ họp bất thường lần 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) (dưới đây gọi là Luật Đất đai 2024) và có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
Điểm nhấn trên thị trường sáp nhập và mua lại bất động sản năm 2023 và triển vọng năm 2024
Điểm nhấn trên thị trường sáp nhập và mua lại bất động sản năm 2023 và triển vọng năm 2024
20/01/2024 9.386 lượt xem
Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục ghi nhận đà tăng đáng kể cả về số lượng và giá trị giao dịch từ hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) bất động sản, nhất là tại các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội...
Cơ hội và triển vọng cho thị trường bất động sản năm 2024
Cơ hội và triển vọng cho thị trường bất động sản năm 2024
02/01/2024 12.392 lượt xem
Năm 2023 mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn và mức phục hồi không đồng đều trên các phân khúc, nhưng thị trường bất động sản Việt Nam đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, đang và sẽ ghi nhận những động thái tích cực nhiều hơn tiêu cực cả về tổng cung và tổng cầu, cả đầu vào và đầu ra, cả vĩ mô và vi mô, trước mắt và trung hạn trong chính sách và thực tiễn điều hành, kinh doanh, mở ra những cơ hội và triển vọng cho thị trường bất động sản năm 2024.
Luật Nhà ở (sửa đổi): Kịp thời hóa giải “nút thắt” về nhà ở xã hội
Luật Nhà ở (sửa đổi): Kịp thời hóa giải “nút thắt” về nhà ở xã hội
08/12/2023 12.032 lượt xem
Quốc hội vừa thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi) với nhiều điểm mới về nhà ở xã hội được kỳ vọng tháo gỡ kịp thời những “nút thắt” cả đối với chủ đầu tư dự án và đối tượng thụ hưởng chính sách này.
Chính sách tiền tệ tác động đến thị trường bất động sản tại các quốc gia trên thế giới và một số khuyến nghị đối với Việt Nam
Chính sách tiền tệ tác động đến thị trường bất động sản tại các quốc gia trên thế giới và một số khuyến nghị đối với Việt Nam
24/11/2023 13.397 lượt xem
Chính sách tiền tệ nới lỏng hay thắt chặt đều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường bất động sản qua việc thay đổi lãi suất và các điều kiện cấp tín dụng. Các cuộc khủng hoảng tài chính tại Hoa Kỳ năm 2008, tại Nhật Bản những năm 1990 có mối liên hệ với sự sụp đổ của bong bóng nhà đất và một trong những nguyên nhân dẫn đến bong bóng nhà đất là do tín dụng được mở rộng quá mức.
Tăng nguồn cung nhà ở giá rẻ, thị trường bất động sản hướng đến nhu cầu thực
Tăng nguồn cung nhà ở giá rẻ, thị trường bất động sản hướng đến nhu cầu thực
23/11/2023 11.787 lượt xem
Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, phân khúc nhà ở giá rẻ, trong đó hình thức chủ yếu là nhà ở xã hội sẽ trở thành điểm tựa cơ bản cho quá trình tái cấu trúc thị trường bất động sản. Tăng nguồn cung nhà ở giá rẻ cũng là một trong những giải pháp “phá băng” cho thị trường.
Thị trường bất động sản phục hồi “chậm mà chắc”
Thị trường bất động sản phục hồi “chậm mà chắc”
08/11/2023 10.730 lượt xem
Thị trường bất động sản (BĐS) quý IV/2023 sẽ tiếp tục xu hướng phục hồi với kết quả giao dịch được cải thiện rõ nét hơn so với 3 quý trước đó, do niềm tin của nhà đầu tư đang được củng cổ, lãi suất giảm, thị trường có nhiều nguồn cung...
Tín dụng bất động sản của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long: Thực trạng và một số khuyến nghị
Tín dụng bất động sản của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long: Thực trạng và một số khuyến nghị
01/11/2023 11.046 lượt xem
Trong những năm qua, hoạt động tín dụng ngân hàng trong lĩnh vực bất động sản phát triển nhanh về số lượng và quy mô hoạt động. Tại Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng hiện nay, tín dụng từ ngân hàng thương mại (NHTM) là một trong những nguồn vốn quan trọng đối với sự phát triển thị trường bất động sản. Tín dụng bất động sản của các NHTM không chỉ mang lại hiệu quả đối với những doanh nghiệp kinh doanh bất động sản mà còn cả những khách hàng có nhu cầu mua và sử dụng bất động sản.
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường quản lý trật tự xây dựng và phòng cháy, chữa cháy nhà ở riêng lẻ nhiều tầng
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường quản lý trật tự xây dựng và phòng cháy, chữa cháy nhà ở riêng lẻ nhiều tầng
23/10/2023 10.814 lượt xem
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 991/CĐ-TTg ngày 22/10/2023 về việc tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng và phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở riêng lẻ có nhiều tầng, nhiều căn hộ, bảo đảm an toàn, bảo vệ tài sản, sức khỏe, tính mạng của Nhân dân.
Đồng bộ giải pháp hỗ trợ thị trường bất động sản phát triển bền vững và đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng
Đồng bộ giải pháp hỗ trợ thị trường bất động sản phát triển bền vững và đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng
11/10/2023 11.981 lượt xem
Đối với lĩnh vực bất động sản, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) khuyến khích các tổ chức tín dụng (TCTD) tập trung nguồn vốn cho các phân khúc nhà ở thương mại giá rẻ, nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; đảm bảo các khách hàng có nhu cầu thực về nhà ở, phương án vay vốn hiệu quả, khả thi thuận lợi trong tiếp cận vốn vay ngân hàng.
Cho vay nhà ở xã hội bằng nguồn vốn tín dụng ưu đãi ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị
Cho vay nhà ở xã hội bằng nguồn vốn tín dụng ưu đãi ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị
11/10/2023 12.734 lượt xem
Tóm tắt: Bài viết này nghiên cứu chính sách cho vay nhà ở xã hội (NƠXH) bằng nguồn vốn tín dụng ưu đãi ở Việt Nam trong thời gian qua.
Giảm 30% tiền thuê đất năm 2023
Giảm 30% tiền thuê đất năm 2023
05/10/2023 11.959 lượt xem
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 25/2023/QĐ-TTg về việc giảm tiền thuê đất của năm 2023.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

81.000

83.500

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

81.000

83.500

Vàng SJC 5c

81.000

83.520

Vàng nhẫn 9999

74.200

76.100

Vàng nữ trang 9999

74.000

75.300


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,145 25,485 26,411 27,860 30,670 31,974 159.56 168.87
BIDV 25,185 25,485 26,528 27,748 30,697 31,977 159.6 168
VietinBank 25,160 25,485 26,651 27,946 31,096 32,106 161.07 169.02
Agribank 25,180 25,485 26,599 27,900 30,846 32,001 160.64 168.67
Eximbank 25,160 25,485 26,632 27,531 30,915 31,959 161.35 166.79
ACB 25,190 25,485 26,768 27,476 31,178 31,876 161.53 166.97
Sacombank 25,250 25,485 26,880 27,440 31,315 31,817 162.5 167.51
Techcombank 25,228 25,485 26,523 27,869 30,720 32,037 157.83 170.27
LPBank 24,943 25,485 26,344 27,844 31,044 31,948 159.37 170.59
DongA Bank 25,250 25,485 26,760 27,440 31,070 31,920 159.80 166.90
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,40
2,60
3,50
3,70
4,50
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,20
2,20
2,30
3,40
3,45
4,40
4,40
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
1,80
1,80
2,10
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,00
3,20
3,30
3,80
3,80
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?