Theo chân cán bộ tín dụng Agribank trên những địa bàn vùng cao
05/04/2023 799 lượt xem
Xuất phát từ cái tâm với nghề, thấu hiểu và chia sẻ những khó khăn cùng đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao đã tạo động lực để những cán bộ tín dụng Agribank quyết tâm bám địa bàn, đưa nguồn vốn ưu đãi về thôn, bản, góp phần giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
 
Cán bộ tín dụng làm công tác dân vận
 
Cách đây vài năm, trong chuyến công tác thực tế cùng cán bộ tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh huyện Đình Lập (tỉnh Lạng Sơn), trên con đường dẫn đến thôn Him Đăm, xã Kiên Mộc, tính từ quốc lộ 4B vào khoảng 12 km, thời điểm cuối tháng 5, bắt đầu mùa mưa, đường trơn, dốc, nhiều đoạn dựng đứng, bên núi, bên vực, có đoạn qua khe suối lổn nhổn đá hộc, chiếc xe đặc chủng 2 cầu đã lâu năm của ngân hàng luôn phải gầm rú, lắc lư, chồm lên di chuyển từng chút một. Mặc dù vậy, trong xe, cán bộ ngân hàng và lái xe vẫn vui vẻ chuyện trò - chắc hẳn đã quá quen với cung đường này. Đường đi vô cùng khó khăn, nhưng điều mà những người làm tín dụng nơi đây trăn trở là vấn đề khác. Ông Vi Văn Đông - Phó Trưởng Phòng Tín dụng Agribank Chi nhánh huyện Đình Lập, người đã gắn bó với công tác tín dụng vùng khó tại huyện Đình Lập hơn 30 năm chia sẻ: “Không chỉ riêng thôn Him Đăm mà đường tới các thôn, bản nơi đây thường phải vượt qua địa hình rừng núi, khe, suối… mùa mưa bão về thì càng vất vả. Nhưng đi mãi rồi cũng quen, không đi được bằng ô tô thì đi xe máy, đi bộ. Điều khó khăn hơn mà chúng tôi luôn phải suy nghĩ khi đến được với các hộ dân là làm sao tuyên truyền cho bà con hiểu được các chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước đang triển khai hỗ trợ đồng bào, từ đó, người dân mạnh dạn vay vốn phát triển kinh tế gia đình. Nhiều hộ có ý chí làm kinh tế, số tiền vay bị hạn chế; những hộ đủ tiêu chuẩn vay, lại không dám vay”. Chính vì vậy, đi làm tín dụng tại các huyện miền núi biên giới như Đình Lập cũng không khác gì làm công tác dân vận, không chỉ riêng cán bộ tín dụng thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với người dân mà đến những người ở vị trí quản lí như anh Hoàng Trung Dũng, Giám đốc Agribank Chi nhánh huyện Đình Lập cũng quen mặt biết tên rất nhiều Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, các Tổ trưởng Tổ vay vốn. Trong những năm công tác của mình, không biết bao nhiêu lần anh Dũng cùng cán bộ đã phải ăn, ngủ tại thôn, bản để tuyên truyền về các chính sách vay vốn ưu đãi và vận động, hướng dẫn, hỗ trợ người dân làm hồ sơ, thủ tục vay vốn.


Cán bộ tín dụng Agribank kiêm luôn nhiệm vụ khuyến nông, hướng dẫn bà con cách chăn nuôi, trồng trọt
 
Anh Hoàng Trung Dũng chia sẻ: “Sau những năm làm tín dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Đình Lập, tôi thấm thía điều Bác dạy: “Bất kì việc to, việc nhỏ, phải chịu khó giải thích cho mọi người dân hiểu rõ thì dân sẽ vui lòng làm, việc gì cũng thành công”. Do vậy, tôi cùng cán bộ Chi nhánh đến tất cả các xã trên địa bàn huyện, từ các xã biên giới như: Bắc Xa, Bính Xá đến xã vùng cao, vùng sâu như Kiên Mộc, Đồng Thắng, Lâm Ca vận động các Bí thư Chi bộ thôn, Trưởng thôn và người có uy tín thành lập được 55 Tổ vay vốn để thuận lợi trong việc tuyên truyền chính sách tín dụng đến người dân… Từ năm 2007 đến nay, thực hiện chủ trương vận động người dân vay vốn ưu đãi để trồng rừng, anh em chúng tôi thường nói vui: “Ở đâu có cây thông thì ở đó có dấu chân của cán bộ Agribank”, mà tại Đình Lập, dõi mắt ra là nhìn thấy đồi thông xanh ngát, điệp trùng.
 
Vô vàn khó khăn, nhưng với sự đồng hành cùng người dân phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, cán bộ Agribank đã sẵn sàng vượt qua khó khăn. Đa số hộ dân vùng sâu, vùng xa khi vay vốn không đủ tài sản bảo đảm, có những hộ có diện tích đất rừng khá lớn để thế chấp nhưng lại thiếu chứng nhận quyền sử dụng đất. Qua thẩm định, rà soát, ngân hàng vẫn linh động cho vay. Đây gần như là hình thức cho vay “tín chấp”, bởi nếu áp dụng đúng theo quy định, thủ tục hồ sơ dự án để vay vốn ưu đãi thì người dân khó có thể tiếp cận nguồn vốn. Giao tiền đến tay người dân rồi, cán bộ tín dụng phụ trách món vay lại tiếp tục phối hợp cùng cán bộ xã, Tổ trưởng Tổ vay vốn khảo sát, hướng dẫn người dân sử dụng vốn đúng mục đích và cùng cán bộ chuyên môn của huyện bám sát các hộ vay để hướng dẫn về kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt, sao cho đồng vốn được đồng bào sử dụng hiệu quả.
 
Đến nay, nguồn vốn tín dụng ngân hàng đã đến được hầu hết các thôn, bản của huyện Đình Lập. Nhiều hộ dân đã thoát nghèo, vươn lên khá giả. Điển hình như hộ anh Triệu Văn Quân, thôn Hin Đăm, xã Kiên Mộc, nhờ 30 triệu đồng vốn vay ưu đãi trồng rừng từ năm 2009, đến năm 2023, gia đình anh đã có hơn 7 ha rừng thông, chỉ riêng khai thác nhựa đã cho thu nhập hơn 5 triệu đồng/tháng.
 
Gia đình anh đã xây dựng được căn nhà mái ngói ba gian kiên cố, khang trang. Được biết, giờ đây xã nào của huyện Đình Lập cũng có triệu phú vươn lên từ vốn vay ưu đãi, có những thôn vùng sâu nhưng mức thu nhập bình quân đã đạt 100 triệu đồng/hộ/năm. Bà Lương Thị Hằng, Tổ trưởng Tổ vay vốn thôn Bình Lâm, xã Lâm Ca chia sẻ: Hơn 15 năm làm Tổ trưởng Tổ vay vốn, tôi đã chứng kiến sự đổi thay trên mảnh đất Lâm Ca xa xôi này. Chỉ riêng trong Tổ vay vốn mà tôi phụ trách đã có hơn 30 hội viên vươn lên khá giả, chưa kể những hội viên thoát nghèo nhờ đồng vốn ưu đãi. Trước năm 2016, khi Quốc lộ 31 chưa được nâng cấp, mỗi lần đến xã Lâm Ca để họp Tổ vay vốn hoặc hỗ trợ người dân làm thủ tục vay, cán bộ ngân hàng phải dắt bộ xe máy dưới trời mưa bùn đất bê bết, có hôm phải ở lại đến ba ngày mới về được. Cũng nhờ sự tận tình của cán bộ tín dụng mà tổ viên của tổ lúc nào cũng đủ vốn, sản xuất hiệu quả, hiện tại có 68 hộ đang được vay vốn ngân hàng với dư nợ 5,15 tỉ đồng và nhiều năm nay không có trường hợp nào phát sinh nợ xấu.
 
Mang ngân hàng đến gần với dân
 
Bản Gadoong, xã Tư, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam nằm lọt thỏm giữa bốn bề sông núi. Đây là nơi cư trú của các hộ đồng bào Cơ Tu nghèo. Cuộc sống của bà con chủ yếu dựa vào nương rẫy. Những năm gần đây, nhờ đồng vốn vay của Agribank Chi nhánh huyện Đông Giang, bà con chuyển sang trồng rừng, phát triển kinh tế trang trại, thoát khỏi cái nghèo. Chị Nguyễn Thị Lệ, Tổ trưởng Tổ vay vốn bản Gadoong cho biết, ngày trước, đồng bào đâu biết vay vốn là gì. Có người vay tiền về nhét trong ống tre, đến hạn thì lấy ra trả. Còn việc làm thủ tục vay vốn, bà con hầu như giao toàn bộ cho Tổ trưởng. Khổ nhất là lúc đi thu nợ, có trường hợp vợ vay tiền buổi sáng, buổi chiều chồng đã lấy đi uống rượu say khướt, vậy là không có tiền trả ngân hàng, hẹn hết ngày này sang tháng khác. Khi gom được đồng vốn, bản thân chị phải băng rừng đến điểm giao dịch nộp thay cho bà con. Chị Nguyễn Thị Lệ bày tỏ, từ ngày có chuyến xe lưu động của Agribank, chị đỡ vất vả: “Ở trong núi mà có xe lưu động vào đến nơi là tôi thấy mừng rồi. Không phải đi từ trong bản đến điểm giao dịch. Tổ trưởng như tôi cũng đỡ, tiết kiệm được thời gian. Ở trên núi mà có xe vào đến tận nơi tôi thấy quá tiện cho người đồng bào như chúng tôi, dễ dàng vay vốn nữa”.
 
Xã Ba nằm cách trung tâm huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam gần 60 km. Mấy năm trước, tại đây thành lập một Phòng Giao dịch với 05 cán bộ, nhân viên phụ trách địa bàn gồm: Xã Ba, xã Tư, Sông Kôn và Zơ Ngây. Do địa bàn đi lại khó khăn nên cán bộ tín dụng không thể đến hết các điểm bản mà chủ yếu giao dịch tại một điểm cố định. Vì thế, Agribank Chi nhánh huyện Đông Giang sau khi tiếp nhận một ô tô chuyên dùng với đầy đủ máy móc đã hỗ trợ việc cho vay vốn, thu nợ. Xe chở tiền đi đến đâu, bà con được vay đến đó. Trung bình mỗi ngày, chuyến xe lưu động giải quyết cho hơn 100 hộ dân vay vốn, số tiền giải ngân tại chỗ có khi hơn 500 triệu đồng. Mỗi tháng, xe lưu động với 03 cán bộ, nhân viên đã thực hiện 12 phiên giao dịch lưu động. Những nơi xe không thể đến được thì có Tổ trưởng vay vốn “gom” khách hàng lại một điểm vay vốn hoặc thu tiền lãi khách hàng đến nộp ngay tại xe. Chị Nguyễn Thị Mỹ Linh, Tổ trưởng Tổ vay vốn thôn 2, xã Ba, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết: "Khách hàng có thể sắp xếp được thời gian vì họ đi làm cả ngày không thể bỏ việc để lên ngân hàng giao dịch được, cho nên họ có thể giao dịch ngoài giờ hành chính. Các giao dịch tại các điểm giao dịch lưu động được thực hiện nhanh, gọn, khách hàng không phải chờ đợi lâu".
 
Ông Lê Văn Nguyên, Giám đốc Agribank Chi nhánh huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, việc giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng trước mắt giảm được số lượng cán bộ, nhân viên; cán bộ được bố trí luân phiên tham gia tổ giao dịch lưu động bằng xe chuyên dùng xuống địa bàn, giúp bà con tiếp cận vốn nhanh hơn. Ví dụ, trước đây, Phòng Giao dịch phải có đủ 05 cán bộ, viên chức mới hoạt động được, nhưng hiện nay chỉ cần 2 - 3 cán bộ đã đảm bảo cho một phiên giao dịch, tiết giảm được 2 - 3 người. Đối với khách hàng mà cách điểm giao dịch ở xa thì họ tiết kiệm được chi phí và chủ động thời gian giao dịch với ngân hàng. Tuy nhiên, do địa hình núi cao, từ bản này đến bản kia mất cả buổi đường nên việc triển khai các điểm vay vốn bằng xe lưu động gặp nhiều khó khăn. Việc vận chuyển số lượng tiền lớn đến các bản làng xa xôi, hẻo lánh không đảm bảo an toàn nên có những chuyến xe lưu động như thế này là sự cố gắng rất lớn của cán bộ tín dụng nhằm đưa ngân hàng gần hơn với người dân.
 
Cán bộ tín dụng trở thành bạn của dân
 
Tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, ông Nguyễn Chí Mưu nổi tiếng là một chiến binh đầy tâm huyết với sự nghiệp phát triển kinh tế gia đình. Từ hiệu quả ban đầu của mấy chục gốc bưởi, hai năm nay, ông Mưu và anh em, con cháu trong gia đình với nguồn vốn vay gần 1 tỉ đồng từ Agribank Chi nhánh huyện Tân Lạc, Hòa Bình dồn sức cho 05 ha đồi trọc với quyết tâm phủ toàn bộ diện tích này bằng cam, quýt và bưởi. “Có sức người sỏi đá cũng thành cơm, tôi luôn tâm niệm điều đó khi rời quân ngũ. Đồi đất này không phải toàn sỏi đá, cơ chế chính sách và sự hỗ trợ của chính quyền không thiếu, thị trường vẫn còn sức tiêu thụ lớn, kĩ thuật tìm hiểu trên báo đài, đi học hỏi các nơi, tham gia các lớp tập huấn kĩ thuật của ngành nông nghiệp. Còn vốn đã có, vậy tại sao không làm?” - vừa nói người cựu chiến binh già vừa xiết chặt tay ông Nguyễn Hữu Thắng - Giám đốc Agribank Chi nhánh huyện Tân Lạc.
 
Ông Nguyễn Hữu Thắng - Giám đốc Agribank Chi nhánh huyện Tân Lạc cho biết, nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế đặc thù, huyện Tân Lạc triển khai đề án phát triển sản xuất bưởi đỏ, bưởi da xanh. Huyện đang đề xuất và thực hiện các giải pháp hỗ trợ, khuyến khích người dân đầu tư thâm canh, áp dụng quy trình sản xuất an toàn để nâng cao chất lượng bưởi. Về lâu dài, huyện tính toán xây dựng thương hiệu giống bưởi địa phương, nâng cao hiệu quả sản xuất, mở ra cơ hội làm giàu cho nông dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.
 
Theo đó, Agribank Chi nhánh huyện Tân Lạc cũng đã xây dựng các chương trình cho vay hỗ trợ vốn để người dân phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và phát triển cây bưởi đặc sản nói riêng. “Đặc biệt, mới đây, việc Agribank thông qua chương trình cho vay nông sản sạch với gói tín dụng 50.000 tỉ đồng là một minh chứng nữa cho sự đồng hành của Agribank góp sức cho một nền nông nghiệp an toàn, phát triển bền vững, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, thay đổi tư duy và hành động của người sản xuất, người tiêu dùng, nhất là với những vùng còn nhiều khó khăn về nguồn vốn đầu tư như Hòa Bình”, ông Thắng cho biết.
 
Trong tiết trời se lạnh sớm mai của vùng sơn cước, sương giăng trắng mặt hồ, ông Đinh Công Cửu ở xóm Mó Rút, xã Tân Mai, huyện Mai Châu phấn khởi khoe 04 bè cá đang chờ thu hoạch. Dự kiến vụ cá năm nay, gia đình ông thu khoảng 180 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, lãi trăm triệu là điều không khó. 05 năm gắn bó với nghề nuôi cá cũng là 05 năm ông Cửu đồng hành với những cán bộ tín dụng của Agribank Chi nhánh huyện Mai Châu. “Không chỉ chắc nghiệp vụ ngân hàng đâu, các chú, các cô ấy còn rất rành nghề nuôi cá đấy. Cá nào dễ nuôi, cá nào dễ mắc bệnh, nuôi với kĩ thuật ra sao, mật độ thế nào, các chú rành hơn cả chúng tôi”, ông Cửu nói về các cán bộ tín dụng của Agribank.
 
Làm cán bộ tín dụng ở các tỉnh đồng bằng phải cố gắng một thì cán bộ tín dụng ở những tỉnh miền núi phải cố gắng gấp nhiều lần. Giải thích, hướng dẫn làm hồ sơ, thủ tục vay vốn cho khách hàng - một công việc không dễ dàng khi khách hàng phần lớn là nông dân miền núi vốn ít tiếp xúc thông tin, không quen với các văn bản, giấy tờ, chưa kể đến việc kiểm tra việc sử dụng vốn, thu nợ, thu lãi. Nhiều khi để tránh thất thoát đồng vốn, cán bộ tín dụng phải kiêm luôn nhiệm vụ khuyến nông, hướng dẫn bà con cách chăn nuôi, trồng trọt. Điều đó lí giải tại sao cán bộ tín dụng Agribank rành kĩ thuật trồng cam, trồng bưởi, nuôi cá, nuôi gà…
 
Đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ, tiến nhanh trên những nấc thang phát triển. Trên những nấc thang đó, nông nghiệp - nông thôn chưa bao giờ ngừng là vai trò trụ đỡ cho nền kinh tế đất nước. Theo chân cán bộ tín dụng, đồng vốn Agribank đang gieo trên đồi cam, vườn bưởi, trải dưới ruộng ngô, hồ cá, xa hơn, rộng hơn, vươn tới những mô hình nông nghiệp công nghệ cao, những chuỗi liên kết sản xuất nông sản bền vững hay những con tàu cá kiên cố vươn xa giữa biển khơi. Dòng vốn tín dụng cho nông nghiệp - nông thôn đang từng ngày, từng giờ góp sức cho không ít vùng đất, không ít miền quê vươn mình xóa đói, giảm nghèo, mang lại ấm no, hạnh phúc.

Thi Nhân
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Cà Mau
Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Cà Mau
27/09/2023 186 lượt xem
Kể từ khi được thành lập đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam đã thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội góp phần không nhỏ trong việc hỗ trợ cải thiện cuộc sống người dân, thực hiện nhiều chương trình lớn của Chính phủ dành cho người nghèo và các đối tượng chính sách, thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo ở nước ta mang lại hiệu quả tích cực giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách có cơ hội vươn lên thoát nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao năng lực sản xuất.
Nguồn vốn Agribank hỗ trợ phát triển nông sản sạch, nông sản đạt tiêu chuẩn OCOP
Nguồn vốn Agribank hỗ trợ phát triển nông sản sạch, nông sản đạt tiêu chuẩn OCOP
26/09/2023 228 lượt xem
Nông nghiệp nước ta đã và đang phát triển cả về quy mô và trình độ sản xuất, khẳng định vị thế quan trọng, là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia.
“Làn sóng số” Agribank
“Làn sóng số” Agribank
12/09/2023 1.535 lượt xem
Hiện nay, trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) là một trong những ngân hàng tiên phong chuyển đổi số và đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Agribank đã, đang thử nghiệm, lan tỏa mạnh mẽ các công nghệ và mô hình kinh doanh mới, nâng cao trải nghiệm dịch vụ đối với hơn 20 triệu khách hàng đang sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán, hơn 15 triệu khách hàng sử dụng dịch vụ điện tử và 04 triệu khách hàng vay vốn…
Tuyên Quang: Khi cấp ủy, chính quyền cùng làm tín dụng chính sách
Tuyên Quang: Khi cấp ủy, chính quyền cùng làm tín dụng chính sách
08/09/2023 1.695 lượt xem
Trong 8 tháng đầu năm 2023, Ban đại diện NHCSXH tỉnh Tuyên Quang tiếp tục bám sát chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, của tỉnh và HĐQT NHCSXH để cụ thể hóa từng nội dung, ứng dụng phù hợp với điều kiện địa phương, cụ thể:
Đánh giá hoạt động mua, bán nợ thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt và đề xuất giải pháp
Đánh giá hoạt động mua, bán nợ thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt và đề xuất giải pháp
06/09/2023 2.076 lượt xem
Hoạt động mua, bán nợ thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt (TPĐB) là một nghiệp vụ quan trọng của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (viết tắt là Công ty Quản lý tài sản - VAMC) góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế.
Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
31/08/2023 2.373 lượt xem
Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có quy mô nguồn vốn và lao động thấp, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Tiềm năng phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại tỉnh Quảng Bình là lớn và hằng năm đóng góp đáng kể vào GDP toàn tỉnh, nhưng việc tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp này còn hạn chế. Nghiên cứu khảo sát 320 DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nhằm đánh giá khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay của các DNNVV.
Tín dụng chính sách giúp nâng cao đời sống hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại Nghệ An
Tín dụng chính sách giúp nâng cao đời sống hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại Nghệ An
30/08/2023 2.556 lượt xem
Nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025, theo Nghị quyết số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ đã tạo lực đẩy quan trọng giúp hàng ngàn hộ dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Nghệ An thoát nghèo và phát triển kinh tế bền vững.
Agribank góp phần phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Ninh Thuận
Agribank góp phần phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Ninh Thuận
30/08/2023 1.672 lượt xem
Hơn 35 năm đồng hành với sứ mệnh phụng sự “Tam nông”, toàn hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã và đang nỗ lực mang đồng vốn hỗ trợ người nông dân, doanh nghiệp phát triển nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, mang lại lợi nhuận kinh tế và góp phần giúp nhà nông vươn lên làm giàu tại mảnh đất quê hương, phát triển kinh tế địa phương.
Một số giải pháp củng cố và phát triển hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Thái Bình
Một số giải pháp củng cố và phát triển hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Thái Bình
29/08/2023 1.689 lượt xem
Thực hiện Quyết định số 390/TTg ngày 27/7/1993 của Thủ tướng Chính phủ triển khai Đề án thí điểm thành lập Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), Thái Bình là một trong 14 tỉnh, thành phố trong cả nước được Trung ương thí điểm thành lập QTDND. Từ đó đến nay, sau 30 năm hoạt động, hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh Thái Bình không ngừng được củng cố và ngày càng phát triển, thực hiện hiệu quả mục tiêu đề ra là tạo điều kiện hỗ trợ về vốn cho các thành viên phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo thu nhập ổn định, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội địa phương.
Bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, đảm bảo an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân
Bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, đảm bảo an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân
18/08/2023 2.119 lượt xem
Những năm qua, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đã triển khai có hiệu quả các nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi (BHTG) để bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, góp phần đảm bảo an toàn hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) nói chung và các quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) nói riêng. Trong đó, giám sát và kiểm tra được coi là hai nghiệp vụ mũi nhọn đóng vai trò tích cực vào quá trình này.
Giải pháp hỗ trợ tín dụng ngân hàng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo động lực phát triển kinh tế tư nhân ở An Giang
Giải pháp hỗ trợ tín dụng ngân hàng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo động lực phát triển kinh tế tư nhân ở An Giang
18/08/2023 2.231 lượt xem
Vị thế kinh tế tư nhân Việt Nam ngày càng được cải thiện và trở thành nguồn động lực phát triển kinh tế của đất nước. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là một trong những thành phần quan trọng của nền kinh tế, giúp tạo ra công ăn việc làm cho nhiều lao động, đóng góp tương đối lớn vào tăng trưởng GDP.
Agribank Chi nhánh Khánh Hòa quyết liệt triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng
Agribank Chi nhánh Khánh Hòa quyết liệt triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng
09/08/2023 2.762 lượt xem
Trong 6 tháng đầu năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Khánh hòa tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, sự cạnh tranh về lãi suất huy động, lãi suất cho vay giữa các ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn đã diễn ra ngày càng gay gắt. Là chi nhánh ngân hàng thương mại (NHTM) có 100% vốn Nhà nước,...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố
09/08/2023 4.180 lượt xem
Ngày 06/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí Sắc lệnh số 15-SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Theo Điều 4, tổ chức bộ máy Ngân hàng Quốc gia Việt Nam là một hệ thống bao gồm Ngân hàng Trung ương, Ngân hàng Liên khu, ngân hàng tỉnh hay thành phố. Ngân hàng tỉnh hay thành phố chính là tiền thân của hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chi nhánh tỉnh, thành phố hiện nay.
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Khánh Hòa góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Khánh Hòa góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương
09/08/2023 2.836 lượt xem
Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình (Nghị quyết số 11/NQ-CP), Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Khánh Hòa đã có nhiều giải pháp đưa nhanh đồng vốn đến tận tay các đối tượng thụ hưởng, kịp thời đáp ứng nhu cầu đời sống, sản xuất, học tập… góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Agribank - Thương hiệu khẳng định qua các giải thưởng
Agribank - Thương hiệu khẳng định qua các giải thưởng
08/08/2023 2.701 lượt xem
Với quy mô và hoạt động hiệu quả, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) là thương hiệu thường xuyên xuất hiện ở vị trí Top đầu tại các bảng xếp hạng thương hiệu lớn trong nước và quốc tế trong nhiều năm qua.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

68.050

68.750

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

68.050

68.750

Vàng SJC 5c

68.050

68.770

Vàng nhẫn 9999

56.650

57.600

Vàng nữ trang 9999

56.500

57.300


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,200 24,570 25,105 26,483 28,868 30,098 159.15 168.46
BIDV 24,240 24,540 25,281 26,469 29,007 30,070 160.4 168.73
VietinBank 24,137 24,557 25,354 26,489 29,226 30,236 160.3 168.25
Agribank 24,200 24,550 25,358 26,066 29,122 29,955 161.42 165.41
Eximbank 24,150 24,540 25,385 26,091 29,179 29,991 161.18 165.66
ACB 24,190 24,540 25,423 26,061 29,339 29,955 160.81 166.01
Sacombank 24,180 24,535 25,495 26,160 29,402 29,911 161.08 167.62
Techcombank 24,211 24,548 25,142 26,464 28,831 30,120 156.91 169.16
LPBank 24,190 24,750 25,283 26,610 29,286 30,211 159.12 170.63
DongA Bank 24,250 24,550 25,470 26,070 29,280 30,020 159.4 166.1
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
3,00
3,00
3,50
4,50
4,50
5,50
5,50
BIDV
0,10
-
-
-
3,00
3,00
3,50
4,50
4,50
5,50
5,50
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,50
4,50
4,50
5,50
5,50
Cake by VPBank
0,40
-
-
-
4,75
4,75
4,75
7,0
7,10
7,3
6,00
ACB
0,05
0,50
0,50
0,50
3,40
3,50
3,60
5,10
5,30
5,30
5,40
Sacombank
-
-
-
-
3,50
3,60
3,70
5,30
5,60
6,00
6,30
Techcombank
0,10
-
-
-
3,50
3,50
3,70
4,90
4,95
5,50
5,50
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
4,35
4,35
4,35
5,50
5,50
6,30
6,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
4,50
4,50
4,50
6,20
6,30
6,55
6,75
Agribank
0,20
-
-
-
3,00
3,00
3,50
4,50
4,50
5,50
5,50
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
4,00
4,00
4,00
5,00
5,30
5,50
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?