admin Thúc đẩy tài chính toàn diện để giảm nghèo tại Việt Nam
24/04/2020 10:47 3.406 lượt xem
Thúc đẩy một Hệ thống Tài chính toàn diện là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu hiện nay ở Việt Nam nói riêng và nhiều quốc gia khác trên thế giới nói chung. Mặc dù tầm quan trọng của Tài chính toàn diện đã được thừa nhận rộng rãi, việc nghiên cứu mối quan hệ của Tài chính toàn diện với các nhân tố kinh tế - xã hội vẫn còn rất hạn chế. Trong bài viết này, tác giả tính toán chỉ số Tài chính toàn diện (IFI) của Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2017 và so sánh với một số quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á, đồng thời phân tích mối quan hệ giữa thực trạng giảm nghèo và các nhân tố đo lường tài chính toàn diện của Việt Nam. Kết quả cho thấy có sự cải thiện trong chỉ số Tài chính toàn diện của Việt Nam qua các năm. Bên cạnh đó, kết quả cũng chỉ ra rằng có tương quan khá lớn giữa thúc đẩy Tài chính toàn diện với việc xóa đói giảm nghèo trong giai đoạn trên.
 
 
1. Đặt vấn đề
 
Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu của các tổ chức trong và ngoài nước đã chỉ ra những lợi ích quan trọng về mặt kinh tế - xã hội như giảm chênh lệch thu nhập, giảm bất bình đẳng xã hội, thúc đẩy phát triển và tăng cường ổn định tài chính ở mỗi quốc gia mà tài chính toàn diện mang lại. Vai trò của tài chính toàn diện đặc biệt được chú trọng kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, với sự ra đời của Liên minh tài chính toàn diện (Alliance for Financial Inclusion) nhằm liên kết các quốc gia trên thế giới để học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm trong việc thúc đẩy chính sách tài chính toàn diện. Vai trò này có thể được khái quát như sau: Thứ nhất, thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế, thông qua việc tạo điều kiện phân bổ hiệu quả các nguồn lực sản xuất; Thứ hai, thúc đẩy giáo dục tài chính đặc biệt là đối với nhóm người có thu nhập thấp, dễ bị tổn thương do thiếu kỹ năng quản lý dòng tiền; Thứ ba, làm giảm sự tăng trưởng của các nguồn tín dụng phi chính thức (như là tín dụng đen) tốn kém và đầy rủi ro. 
 
Tại Việt Nam, dù Tài chính toàn diện có vẻ mới du nhập vào nhưng nhiều chính sách, chương trình, giải pháp của Chính phủ nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và cá nhân có thể tiếp cận được thị trường tài chính chính thức đã được triển khai từ những năm trước, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ tín dụng cho người nghèo, các đối tượng chính sách, các doanh nghiệp nhỏ. Hiện nay, Chính phủ đang trong quá trình xây dựng Chiến lược Tài chính toàn diện quốc gia, làm cơ sở để triển khai một cách đồng bộ và có hiệu quả các trụ cột của tài chính toàn diện. Mặc dù ý nghĩa của việc xây dựng một Hệ thống Tài chính toàn diện được công nhận rộng rãi trong cả giới khoa học lẫn những người làm chính sách, những nghiên cứu cho thấy khả năng thúc đẩy quá trình giảm nghèo bền vững của tài chính toàn diện ở Việt Nam còn hạn chế, đặc biệt trong điều kiện các số liệu về Tài chính toàn diện rất khó thu thập. 
 
Trong bài viết này, tác giả sử dụng phương pháp của Samar (2012) để xác định chỉ số Tài chính toàn diện của Việt Nam trong bối cảnh so sánh với các nước khác ở khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, tác giả cũng xem xét mối quan hệ tương quan giữa các yếu tố phản ánh tài chính toàn diện với kết quả giảm nghèo trong giai đoạn 2010 - 2017. Kết quả phân tích này có thể gợi mở một số chính sách thúc đẩy một Hệ thống Tài chính toàn diện gắn với mục tiêu giảm nghèo bền vững tại Việt Nam hiện nay.
 
2. Tổng quan nghiên cứu
 
Cho đến nay, khái niệm về Tài chính toàn diện vẫn chưa được thống nhất và được điều chỉnh tùy vào cách tiếp cận. Leeladhar (2005) phát biểu rằng, Tài chính toàn diện là việc cung cấp dịch vụ ngân hàng với chi phí phải chăng cho bộ phận lớn của các nhóm thu nhập thấp và có hoàn cảnh khó khăn. Đồng quan điểm với với Leeladhar, Kochhar và các cộng sự (2009) còn mô tả thêm rằng, Tài chính toàn diện không chỉ cung cấp khả năng tiếp cận toàn bộ phạm vi của các sản phẩm và dịch vụ tài chính đối với các nhóm dễ bị tổn thương, nó còn phải phù hợp, công bằng và minh bạch. Dưới góc độ xem xét khả năng tiếp cận rộng rãi các dịch vụ tài chính, Ngân hàng thế giới (2008) nhấn mạnh tài chính toàn diện là việc loại bỏ các rào cản phí và chi phí trong việc sử dụng các dịch vụ tài chính.
 
Nhằm xây dựng một chỉ số đo lường tài chính toàn diện, Samar (2012) định nghĩa Tài chính toàn diện là một quá trình đảm bảo sự dễ dàng tiếp cận, tính sẵn có và mức độ sử dụng hệ thống tài chính chính thức cho tất cả các thành viên của một nền kinh tế. Năm 2017, Ngân hàng thế giới một lần nữa đưa ra khái niệm Tài chính toàn diện, theo đó, đây là một quá trình các cá nhân và doanh nghiệp được cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững quyền truy cập vào các sản phẩm và dịch vụ tài chính hữu ích với giá cả phải chăng nhằm đáp ứng nhu cầu của họ như giao dịch, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm.
 

 
Như vậy, từ các nghiên cứu nói trên, Tài chính toàn diện có thể được khái quát là việc các dịch vụ tài chính chính thức (tài khoản ngân hàng, tiết kiệm và tín dụng) được cung cấp tới mọi thành viên trong xã hội, đặc biệt là đối với nhóm người dễ bị tổn thương, theo cách thức thuận tiện, chi phí hợp lý và phù hợp với nhu cầu.
 
Với nỗ lực thiết lập mối quan hệ giữa tài chính toàn diện và mức độ nghèo đói, đặc biệt là ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi, Park và Mercado (2015) đã xây dựng chỉ số tài chính toàn diện để đánh giá các yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng như thế nào đến mức độ tài chính toàn diện của 37 nước đang phát triển ở châu Á. Đồng thời, các tác giả cũng kiểm tra tác động của Tài chính toàn diện, cùng với các biến kiểm soát khác, đối với nghèo đói và bất bình đẳng thu nhập. Kết quả cho thấy thúc đẩy Tài chính toàn diện làm giảm đáng kể nghèo đói và bất bình đẳng thu nhập. Phát hiện này ngụ ý rằng các quy định ví dụ như lương hưu, đẩy mạnh việc thực thi hợp đồng tài chính và giám sát quy định tài chính, sẽ mở rộng Tài chính toàn diện, từ đó góp phần giảm nghèo và bất bình đẳng thu nhập thấp hơn. Trong một nghiên cứu khác, Umaru và Imo (2018) đã sử dụng số liệu thu thập được từ việc khảo sát 384 khách hàng của các ngân hàng tài chính vi mô để phân tích tác động của Tài chính toàn diện đến việc giảm nghèo dưới sự điều tiết của tài chính vi mô ở Nigeria. Những phát hiện của nghiên cứu cho thấy rằng có một mối quan hệ đáng kể giữa bao gồm tài chính và giảm nghèo ở quốc gia này, trong đó tài chính vi mô đóng vai trò tích cực trong việc điều chỉnh mối quan hệ giữa các biến trong nghiên cứu. Các tác giả khuyến nghị sự thúc đẩy tài chính toàn diện mạnh mẽ hơn ở các vùng nông thôn và biến tài chính vi mô thành một phương tiện giảm nghèo hiệu quả hơn như cung cấp các khoản vay giáo dục, vay hỗ trợ công nghệ và đào tạo kỹ năng. Cũng nghiên cứu mối liên hệ giữa tài chính toàn diện và giảm nghèo ở Nigeria, Anthony và các cộng sự (2018) lại lựa chọn các tham số thể hiện khả năng tiếp cận tài chính dựa trên sự đổi mới công nghệ và các kênh ngân hàng khác nhau. Các tác giả thấy rằng kênh bao gồm máy rút tiền tự động và tín dụng ngân hàng cho người dân khu vực nông thôn có tác động tích cực đáng kể đến việc giảm nghèo, trong khi kênh ngân hàng trực tuyến/ internet và tín dụng tài chính vi mô tác động tiêu cực đến giảm nghèo.
 
Agyemang-Badu và các cộng sự (2018) sử dụng mô hình hồi quy các ảnh hưởng cố định (FEM - fixed effects regression model) để nghiên cứu sự ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến một số biến số vĩ mô của 48 nước ở khu vực châu Phi. Kết quả không những chỉ ra những nhân tố tác động đến Tài chính toàn diện ở các quốc gia này như thu nhập, trình độ học vấn, dân số… mà còn nêu bật mối quan hệ nghịch chiều giữa Tài chính toàn diện với bất bình đẳng thu nhập và nghèo đói.  
 
Tại Việt Nam, từ đầu năm 2017, Tài chính toàn diện được Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước lựa chọn làm một trong số các chủ đề ưu tiên để thảo luận, hướng tới các hành động chung trong Diễn đàn APEC. Theo đó, Hoàng Công Gia Khánh và các cộng sự (2018) trong báo cáo thường niên thị trường tài chính năm 2017 đã tập trung vào chủ đề tiếp cận tài chính bao gồm: Tiếp cận tài chính cá nhân, tiếp cận tín dụng chính thức của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiếp cận nguồn vốn của các ngân hàng thương mại và tiếp cận tài chính của chính quyền địa phương và trung ương. Phạm Thị Hồng Vân và cộng sự (2018) phân tích kinh nghiệm của những nước thành công trong phát triển tài chính toàn diện như Ấn Độ, Bazil và Malaysia nhằm rút ra bài học cho Việt Nam, trong đó nhấn mạnh các giải pháp tăng cường giáo dục tài chính đối với người dân, phát triển dịch vụ ngân hàng đại lý. Cũng lấy trọng tâm là tìm hiểu một số hạn chế đằng sau diễn biến của thực trạng tài chính toàn diện ở Việt Nam song song với việc nghiên cứu kinh nghiệm triển khai thành công tài chính toàn diện của 4 nước tiêu biểu trong khu vực ASEAN, Lê Thị Khuyên và cộng sự (2018) đã tập trung vào các giải pháp nhằm hoàn thiện khung pháp lý cũng như hệ thống chính sách cho việc thực hiện tài chính toàn diện ở cấp độ Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tài chính.
 
3. Phương pháp nghiên cứu  
 
Vấn đề đo lường tài chính toàn diện sẽ phụ thuộc vào cách chúng ta định nghĩa tài chính toàn diện là gì. Trong một số nghiên cứu trước đây, các nhà khoa học đã đưa ra cách xác định chỉ số Tài chính toàn diện dựa trên các nhân tố tác động đến nó. Cụ thể, Honohan (2008) sử dụng phương pháp hồi quy để ước tính thước đo này cho 160 quốc gia dựa trên khảo sát về tỷ lệ người lớn/hộ gia đình có thể tiếp cận các dịch vụ tài chính. Tuy nhiên, nghiên cứu này bộc lộ một số nhược điểm liên quan đến sự không nhất quán về thời gian và đơn vị khảo sát. Sarma (2012) cung cấp một công cụ để đo chỉ số Tài chính toàn diện bằng cách xem xét ba yếu tố cơ bản của một hệ thống tài chính bao gồm: Sự thâm nhập của hệ thống ngân hàng; tính sẵn có của các dịch vụ ngân hàng và mức độ sử dụng hệ thống ngân hàng. Gortsos (2016) lại cho rằng, Tài chính toàn diện được đo lường dựa trên ba khía cạnh: Mức độ bao phủ của các tổ chức tín dụng; mức độ sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính; và cuối cùng là chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ này. 
 
Trong bài viết này, tác giả sử dụng cách tiếp cận của Sarma (2012) để đo lường chỉ số Tài chính toàn diện của Việt Nam và so sánh với một số quốc gia khác trong khu vực. Theo đó, để tính toán IFI, trước tiên cần phải xây dựng các chỉ số thành phần của tài chính toàn diện, bao gồm: (1) chỉ số tiếp cận, (2) chỉ số sẵn có và (3) chỉ số sử dụng. Các chỉ số thành phần này được tính theo công thức chung như sau:
 
 
Trong đó:
 
wi: tỷ trọng của thành phần thứ i (0 ≤ wi ≤ 1)
Ai: giá trị thực tế của thành phần thứ i
mi: giá trị thấp nhất của thành phần thứ i
Mi: giá trị cao nhất của thành phần thứ i
Công thức (1) cho thấy giá trị của di luôn nằm trong khoảng [0, wi]. Giá trị IFI được tính như sau:
 
 
3.1. Các thành phần của chỉ số Tài chính toàn diện:
 
+ Thành phần 1: Mức độ thâm nhập của hệ thống ngân hàng (chỉ số tiếp cận - accessibility): Cho biết mức độ người dân có thể tiếp cận được hệ thống ngân hàng, theo đó số lượng người sử dụng các dịch vụ ngân hàng càng nhiều thì khả năng tiếp cận tài chính càng cao. Thành phần này được đo bằng số tài khoản ngân hàng trên 1.000 người trưởng thành và được gán trọng số là 1 vì sự thâm nhập của hệ thống ngân hàng được coi là yếu tố cơ bản đầu tiên của tài chính toàn diện.
 
+ Thành phần 2: Tính sẵn có của sản phẩm và dịch vụ ngân hàng (chỉ số sẵn có - availability): Cho biết mức độ thuận tiện của việc tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng của người sử dụng. 2 yếu tố được sử dụng để đo thành phần này bao gồm: số lượng máy ATM và số lượng chi nhánh ngân hàng trên 100.000 người trưởng thành. Trong đó tỷ trọng của chi nhánh ngân hàng là 2/3 và tỷ trọng của số lượng ATM là 1/3. Thành phần 2 này sẽ có trọng số là 0,5.
 
+ Thành phần 3: Mức độ sử dụng hệ thống ngân hàng (chỉ số sử dụng - usage): Cho biết mức độ người dân có thể sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của hệ thống ngân hàng. Theo đó, nếu chỉ dừng lại ở việc có tài khoản ngân hàng nhưng vì nhiều lý do khác nhau người dùng không thể sử dụng các sản phẩm và dịch vụ do ngân hàng cung cấp (như cho vay, gửi tiền, thanh toán…) thì tính toàn diện của hệ thống tài chính mất đi ý nghĩa của nó. Với điều kiện các số liệu có thể thu thập được, tác giả sử dụng tỷ lệ tín dụng và tiền gửi trên hệ thống ngân hàng thương mại theo GDP của quốc gia để đo lường thành phần này. Trọng số của thành phần 3 là 0,5.
 
Với cách xác định các thành phần của tài chính toàn diện như trên, IFI của một quốc gia trong bài viết này sẽ được tính theo công thức:
 
 
Trong đó, d1, d2, d3 lần lượt là các thành phần 1, 2, 3 đã được phân tích ở trên. 
 
3.2. Dữ liệu
 
Để tính toán chỉ số tài chính toàn diện của Việt Nam và so sánh với các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á, tác giả sử dụng số liệu được thu thập từ kết quả Khảo sát tiếp cận tài chính (Financial Access Survey - FAS) do IMF thực hiện, giai đoạn 2010 - 2017. Bên cạnh đó, để phân tích mối quan hệ tương quan giữa tài chính toàn diện và giảm nghèo của Việt Nam cũng trong giai đoạn nói trên, tác giả lựa chọn tỷ lệ hộ nghèo cả nước là thước đo đánh giá vấn đề giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo được xác định dựa trên chuẩn nghèo của Chính phủ giai đoạn 2011-2015 và 2016 - 2020 tính theo thu nhập bình quân 1 người 1 tháng của hộ gia đình được cập nhật theo chỉ số giá tiêu dùng. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng thêm một số biến khác liên quan đến hệ thống quỹ tín dụng nhân dân và ngân hàng hợp tác, một trong những nguồn cung cấp chính dịch vụ tài chính cho nhóm người có thu nhập thấp.
 
Tóm tắt các biến có trong bài viết như sau:
 
 
4. Kết quả và thảo luận
 
4.1. Chỉ số Tài chính toàn diện
 
Bảng 1.1 thể hiện các chỉ tiêu được lựa chọn để đo lường chỉ số tài chính toàn diện của 10 quốc gia trong khu vực ASEAN vào năm 2017. 
 
 
 
Xét trên khía cạnh mức độ thâm nhập, có thể thấy rằng Singapore và Malaysia là những nước dẫn đầu trong khu vực với trung bình mỗi người trưởng thành ở hai nước này có hơn 2 tài khoản ngân hàng, gấp mười lần so với Myanmar - nước xếp cuối bảng. Trong khi đó Việt Nam nằm ở nhóm giữa với khoảng 955 tài khoản trên 1000 người trưởng thành. Ở góc độ sẵn có của sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, Thái Lan dẫn đầu về số lượng máy ATM trên 100.000 người trưởng thành và Brunei là quốc gia có số lượng chi nhánh ngân hàng thương mại trên 100.000 người trưởng thành nhiều nhất trong khu vực ASEAN với hơn 18 chi nhánh. Đáng chú ý, Việt Nam nằm trong nhóm thấp nhất ở cả hai chỉ tiêu, điều này có thể cho thấy một thực tế về sự thuận tiện trong việc tiếp cận dịch vụ ngân hàng thương mại còn hạn chế, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. 
 
Ở tiêu chí thứ ba liên quan đến mức độ sử dụng thể hiện qua tổng tỷ lệ tín dụng và tiền gửi tại ngân hàng thương mại, Việt Nam xếp thứ hai chỉ sau Singapore, cho thấy sự phổ biến trong việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng của người dân khi tổng hai chỉ tiêu đạt gần 270% GDP. Myanmar một lần nữa xếp cuối bảng với tỷ lệ chỉ chiếm chưa đến 50% GDP, ngụ ý tình trạng loại trừ tài chính tương đối cao ở quốc gia này. 
 
Kết quả đo lường chỉ số tài chính toàn diện của Việt Nam và các nước trong ASEAN trong giai đoạn 2010-2017 được thể hiện ở hình 1.1. Với số liệu này, có thể chia 10 quốc gia thành 3 nhóm như sau: nhóm có IFI cao (>0,7) gồm Brunei, Malaysia và Singapore; nhóm có IFI trung bình (0,4-0,7) với Indonesia, Thái Lan và Việt Nam; nhóm có IFI thấp (< 0,4) gồm 4 nước còn lại là Cam-pu-chia, Lào, Myanmar và Philippines. (Hình 1.1)
 
Xu hướng chung có thể dễ dàng nhận ra trong giai đoạn 2010 - 2017 ở tất cả các nước là sự gia tăng giá trị của IFI, thể hiện sự cải thiện ở các chỉ tiêu đo lường qua các năm. Sự gia tăng đặc biệt rõ ràng ở nhóm các nước có IFI trung bình, trong đó có Việt Nam. Điều phù hợp với thực tế khi một vài năm gần đây, thúc đẩy Tài chính toàn diện được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Chính phủ giao cho các cấp bộ ngành và doanh nghiệp thực hiện. Các tổ chức tài chính tại Việt Nam đã và đang triển khai nhiều chương trình về nâng cấp hạ tầng thanh toán; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số và phát triển thanh toán điện tử nhằm làm tăng khả năng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ hiện đại đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. 
 
Mặt khác, Singapore và Brunei là những nước thuộc nhóm có thu nhập bình quân đầu người cao trong khi đó 3 trong số 4 nước có IFI thấp ở khu vực ASEAN là những nước có mức thu nhập dưới 2.000 USD/người/năm. Điều đó chứng tỏ có mối quan hệ mật thiết giữa việc đẩy mạnh tài chính toàn diện và tăng trưởng kinh tế, vốn đã được nêu lên trong một số nghiên cứu khác trước đây.
 
4.2. Tương quan giữa thúc đẩy Tài chính toàn diện và giảm nghèo ở Việt Nam.
 
Từ năm 2015 trở về trước, Việt Nam vẫn sử dụng phương pháp đo lường nghèo đơn chiều theo chuẩn nghèo thu nhập để đo lường sự thay đổi của tình trạng nghèo trong giai đoạn tương ứng. Tuy nhiên, phương pháp này không thể phản ánh toàn diện các khía cạnh đời sống của người dân. Trên thực tế, nhiều hộ gia đình có thu nhập hay chi tiêu bình quân đầu người cao hơn chuẩn nghèo nhưng lại không tiếp cận được với nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh, hay giáo dục và khám chữa bệnh. Chính vì vậy, kể từ năm 2016, Việt Nam chính thức áp dụng phương pháp tiếp cận đa chiều để đo lường nghèo đói, theo đó kết hợp chuẩn nghèo về thu nhập và mức độ thiếu hụt tiếp cận 5 dịch vụ xã hội cơ bản, bao gồm: y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; và thông tin.
 
 
Tuy nhiên, dù tiếp cận theo thước đo nào thì số liệu từ Khảo sát mức sống dân cư các năm cũng cho thấy sự suy giảm đáng kể tỷ lệ hộ nghèo cả nước theo thời gian (hình 1.2). Điều này cho thấy các chính sách giảm nghèo được thực hiện trong thời gian qua đã có tính chất đa chiều, toàn diện và bao phủ các nhu cầu của nhóm những người nghèo, những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội.
Bảng 1.2 trình bày kết quả kiểm định mối tương quan tuyến tính giữa các khía cạnh của tài chính toàn diện và vấn đề giảm nghèo. Nhìn chung, nghèo đói và tài chính toàn diện có mối tương quan nghịch khá chặt chẽ, thể hiện qua hệ số tương quan Pearson nhận giá trị âm có ý nghĩa thống kê ở các mức 5% và 1% ở 5 trên 8 các biến được kiểm định. 
 
Trong số các biến được quan sát thì biến ATM (Số lượng máy ATM trên 100.000 người trưởng thành) và Access (Số lượng tài khoản ngân hàng trên 1000 người trưởng thành) có tương quan rất chặt với tỷ lệ hộ nghèo với giá trị tuyệt đối hệ số tương quan lớn hơn 0,98. Đặc biệt, với số liệu mẫu thu thập được, chưa có bằng chứng chỉ ra mối tương quan giữa nghèo đói với tỷ lệ tín dụng và tiền gửi tại ngân hàng thương mại (% GDP) nhưng tỷ lệ hộ nghèo lại có tương quan chặt với hai biến khác thể hiện tỷ lệ này của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân và ngân hàng hợp tác xã. Điều này phù hợp với thực trạng tiếp cận tài chính toàn diện hiện nay ở Việt Nam, bởi so với các ngân hàng thương mại, mức độ sử dụng sản phẩm và dịch vụ tại các quỹ tín dụng nhân dân và ngân hàng hợp tác xã ít bị hạn chế và tương đối thuận tiện hơn đối với nhóm người nghèo, những người có thu nhập rất thấp. 
 
5. Kết luận và khuyến nghị  
 
Nhìn chung, các nhân tố được sử dụng để đo lường tài chính toàn diện của Việt Nam không ngừng được cải thiện trong suốt giai đoạn được nghiên cứu. Điều này dẫn đến kết quả là chỉ số tài chính toàn diện của Việt Nam cũng tăng dần và duy trì vị trí ở nhóm có IFI trung bình trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên sự gia tăng này đã bị chững lại trong năm 2017, chủ yếu do sự sụt giảm trong số lượng chi nhánh ngân hàng thương mại trên 100.000 người trưởng thành. Bên cạnh đó, mối tương quan nghịch tương đối chặt giữa tài chính toàn diện và nghèo đói cho thấy tác động truyền dẫn của các chính sách, chương trình hỗ trợ tín dụng đến nhận thức cũng như giúp nhóm người nghèo trong xã hội tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống. 
 
Mặc dù vậy, để sự ảnh hưởng này thể hiện rõ nét hơn trong những năm tới, theo tác giả một số vấn đề cần được ưu tiên giải quyết như sau:
 
Một là, ngoài việc được hỗ trợ nhu cầu về tài chính (điều đã và đang được thực hiện chủ yếu thông qua các ngân hàng chính sách xã hội), người nghèo cần phải biết cách sử dụng nguồn tài chính này như thế nào cho hợp lý và hiệu quả. Do đó, việc tăng cường khả năng tiếp nhận thông tin và các chương trình giáo dục tài chính cho khu vực nông thôn nên được triển khai mạnh mẽ để dần thu hẹp khoảng cách với khu vực thành thị, tiến tới phổ cập kiến thức tài chính cá nhân cho toàn dân.
 
Hai là, đổi mới, đa dạng hóa sản phẩm tài chính vi mô và phát triển mô hình tài chính vi mô bán chính thức theo hướng tận dụng tối đa các nguồn lực xã hội. Nhiều câu chuyện thực tế và nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh vai trò của tài chính vi mô như một công cụ hữu hiệu trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Để phát huy hơn nữa vai trò này, các tổ chức tài chính vi mô cần thiết kế sản phẩm trên quan điểm “khách hàng là trung tâm” nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng như thời hạn vay và gửi tiết kiệm linh hoạt theo dòng thu nhập của họ (tuần, tháng, mùa vụ…); chủ động trong việc nghiên cứu, thiết kế và giới thiệu sản phẩm bảo hiểm vi mô đến cho khách hàng.
 
Cuối cùng, một trong những yếu tố khiến nhóm người nghèo trở thành đối tượng bị loại trừ tài chính là những thủ tục hành chính, giấy tờ phức tạp khiến họ nghi ngại và chuyển sang sử dụng nguồn tài chính phi chính thức. Cải thiện theo hướng tinh gọn, sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu sẽ giúp tăng khả năng tiếp cận dịch vụ, sản phẩm tài chính ở khu vực nông thôn.
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
 
Agyemang-Badu, A.A, Agyei, K., Duah, E. K. (2018) “Financial Inclusion, Poverty and Income Inequality: Evidence from Africa”, Spiritan International Journal of Poverty Studies, vol 2(2).
Anthony E. Ageme, Anisiuba, C. A, Felix Chukwubuzo Alio, Hillary Chijindu Ezeaku, Onwumere, J.U.J. (2018), “Empirical Assessment of the Effects of Financial Inclusion on Poverty Reduction in Nigeria”, European Journal of Economics, Finance and Administrative Sciences, p.g. 21-29.
Gortsos (2016), Financial Inclusion: An Overview of Its Various Dimensions and the Initiatives to Enhance Its Current Level, ECEFIL Working Paper Series No 2016/15. 
Hoàng Công Gia Khánh và các cộng sự (2018), Báo cáo thường niên thị trường tài chính năm 2017, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
Honohan (2008), “Cross-country variation in household access to financial services”, Journal of Banking & Finance, vol. 32 (11), p.g.2493-2500.
Lê Thị Khuyên, Bùi Ngọc Mai Phương (2018), “Tiếp cận tài chính toàn diện của các nước ASEAN và một số khuyến nghị đối với Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 1.  
Leeladhar (2005), Taking banking services to the common man - financial inclusion, Commemorative lecture at the Fedbank Hormis Memorial Foundation, Ernakulam.
Phạm Thị Hồng Vân, Trần Thị Thu Hường, Vũ Thị Thanh Hà (2018), “Kinh nghiệm phát triển tài chính toàn diện tại một số quốc gia trên thế giới”, Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, số 193, tr.55-75.
Park, C.Y, Mercado, R.Jr. (2015), Financial Inclusion, Poverty, and Income Inequality in Developing Asia, Asian Development Bank Economics Working Paper Series.
Sameer Kochhar, R.Chandrashekhar, Chakrabarty, K.C. (2009), Speeding Financial Inclusion, SKOCH Development Foundation. 
Umaru Hussaini, Imo C. Chibuzo (2018), “The effects of financial inclusion on poverty reduction: The moderating effects of microfinance”, International Journal of Multidisciplinary Research and Development, Vol.5, p.g.188-198.
World Bank (2008), Finance for Policies and pitfalls in expanding access, Washington, DC: World Bank.

ThS. Trần Thị Khánh Li 
ThS. Nguyễn Thị Thùy Dương

(TCNH số 12/2019)

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Nhân tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng tài chính xanh tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
Nhân tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng tài chính xanh tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
18/12/2024 10:19 261 lượt xem
Tài chính xanh là công cụ giúp các quốc gia không chỉ đạt được mục tiêu kinh tế mà còn bảo vệ môi trường, thực hiện trách nhiệm xã hội hướng đến phát triển bền vững.
Bảo đảm an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng - Thách thức và một số giải pháp nâng cao hiệu quả
Bảo đảm an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng - Thách thức và một số giải pháp nâng cao hiệu quả
17/12/2024 08:05 307 lượt xem
Bảo đảm an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng là yêu cầu cần thiết để bảo vệ tài sản, duy trì lòng tin của khách hàng cũng như thúc đẩy sự phát triển bền vững trong môi trường kinh doanh đầy thách thức hiện nay.
Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025
Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025
16/12/2024 21:30 5.371 lượt xem
Năm 2024 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025. Mặc dù bối cảnh quốc tế và trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức: Lạm phát tăng cao, xung đột địa chính trị kéo dài, sự tăng trưởng chậm lại của các nền kinh tế lớn, nhưng kinh tế Việt Nam đã vượt qua khó khăn để đạt được những thành tựu nổi bật.
Thực trạng và đề xuất phát triển thị trường trái phiếu xanh tại Việt Nam
Thực trạng và đề xuất phát triển thị trường trái phiếu xanh tại Việt Nam
12/12/2024 09:54 593 lượt xem
Thị trường trái phiếu xanh tại Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể trong những năm gần đây, tuy nhiên vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức.
Xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân với khai phá dữ liệu, thuật  toán C4.5
Xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân với khai phá dữ liệu, thuật toán C4.5
10/12/2024 11:07 487 lượt xem
Khai phá dữ liệu (Data Mining - DM) là khái niệm rộng và có thể gây khó khăn cho các nhà nghiên cứu không chuyên sâu về công nghệ thông tin. Điều quan trọng là phải nắm được nguyên lý, khái niệm liên quan đến DM, từ đó, định hướng mục tiêu và ứng dụng DM trong từng lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Thực trạng công bố thông tin môi trường, xã hội và quản trị của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Thực trạng công bố thông tin môi trường, xã hội và quản trị của các ngân hàng thương mại Việt Nam
09/12/2024 15:59 472 lượt xem
Dựa trên cơ sở bộ tiêu chuẩn về Báo cáo phát triển bền vững (GRI) và các nghiên cứu tiền nhiệm, tác giả đã xây dựng bảng tham chiếu để đánh giá mức độ công bố thông tin ESG của ngân hàng thương mại.
Mối quan hệ giữa mức độ thực hiện quy định thanh khoản ngân hàng theo Basel III với một số giải pháp và khuyến nghị
Mối quan hệ giữa mức độ thực hiện quy định thanh khoản ngân hàng theo Basel III với một số giải pháp và khuyến nghị
04/12/2024 08:38 796 lượt xem
Mục tiêu nghiên cứu trong bài viết này về mối quan hệ giữa mức độ thực hiện quy định thanh khoản ngân hàng theo Basel III với một số giải pháp theo phương pháp tiếp cận định lượng, trên cơ sở kết quả thu được, bài viết đưa ra một số khuyến nghị.
Hạch toán quyền rút vốn đặc biệt: Khuôn khổ, các yếu tố chính và một số biện pháp giải quyết vướng mắc hiện nay
Hạch toán quyền rút vốn đặc biệt: Khuôn khổ, các yếu tố chính và một số biện pháp giải quyết vướng mắc hiện nay
03/12/2024 08:26 543 lượt xem
Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) là tài sản dự trữ quốc tế được Quỹ Tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund - IMF) tạo ra nhằm bổ sung dự trữ chính thức của các quốc gia thành viên...
Tác động của quy mô hoạt động đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Tác động của quy mô hoạt động đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam
28/11/2024 08:54 1.013 lượt xem
Quy mô ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện hiệu quả tài chính, đồng thời phản ánh năng lực, sức mạnh và vị thế của ngân hàng trên thị trường.
Hoán đổi nợ xanh: Cầu nối mới cho tài chính khí hậu và phát triển bền vững
Hoán đổi nợ xanh: Cầu nối mới cho tài chính khí hậu và phát triển bền vững
27/11/2024 11:42 663 lượt xem
Bài viết tập trung phân tích cơ chế hoạt động, lợi ích của hoán đổi nợ xanh, những thách thức và giải pháp để triển khai mô hình hoán đổi nợ lấy dự án xanh tại Việt Nam.
Cải thiện tín nhiệm doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã, trang trại và hộ nông dân trong thu hút vốn tín dụng chính sách, phát triển sản xuất, kinh doanh
Cải thiện tín nhiệm doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã, trang trại và hộ nông dân trong thu hút vốn tín dụng chính sách, phát triển sản xuất, kinh doanh
25/11/2024 09:52 658 lượt xem
Cải thiện tín nhiệm là một giải pháp căn cơ, dài hạn, không chỉ giúp doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã (HTX), trang trại và hộ nông dân tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách, mà còn nâng cao vị thế, uy tín của các tổ chức này với đối tác kinh doanh và những bên liên quan, góp phần phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững.
Sự hài lòng trực tuyến trong ý định tiếp tục sử dụng ngân hàng điện tử tại Việt Nam
Sự hài lòng trực tuyến trong ý định tiếp tục sử dụng ngân hàng điện tử tại Việt Nam
19/11/2024 09:44 819 lượt xem
Sự phát triển nhanh chóng của các hệ thống điện tử và Internet đã tạo nên những thay đổi đáng kể trong việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ nói chung, dịch vụ tài chính, ngân hàng nói riêng...
Đánh giá sức khỏe tài chính các ngân hàng Việt Nam theo phương pháp phân tích cụm
Đánh giá sức khỏe tài chính các ngân hàng Việt Nam theo phương pháp phân tích cụm
18/11/2024 11:30 1.209 lượt xem
Sức khỏe tài chính của các ngân hàng rất quan trọng đối với nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 xảy ra do sự phá sản hàng loạt của các ngân hàng.
Tăng trưởng tín dụng đối với ngành nông nghiệp và những vấn đề đặt ra
Tăng trưởng tín dụng đối với ngành nông nghiệp và những vấn đề đặt ra
11/11/2024 08:25 1.097 lượt xem
Thông qua phân tích quy mô và biến động dư nợ tín dụng nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2023, bài viết chỉ ra những kết quả tích cực và một số hạn chế trong tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng đối với ngành sản xuất quan trọng này.
Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả
Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả
05/11/2024 08:10 1.366 lượt xem
Hiện nay, công tác bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực được các NHTM chú trọng đầu tư phát triển, tuy nhiên, nguồn nhân lực của nhiều ngân hàng vẫn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu về chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của các ngân hàng.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

81,600

83,600

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

81,600

83,600

Vàng SJC 5c

81,600

83,620

Vàng nhẫn 9999

81,600

83,400

Vàng nữ trang 9999

81,500

83,000


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,153 25,483 26,041 27,469 31,401 32,736 158.95 168.19
BIDV 25,183 25,483 26,192 27,397 31,737 32,670 160.03 167.75
VietinBank 25,180 25,483 26,272 27,472 31,695 33,705 161.47 169.22
Agribank 25,210 25,483 26,181 27,385 31,604 32,695 160.79 168.44
Eximbank 25,170 25,483 26,272 27,228 31,706 32,816 161.8 167.71
ACB 25,190 25,483 26,288 27,190 31,818 32,778 161.82 168.21
Sacombank 25,210 25,483 26,231 27,206 31,686 32,853 161.86 168.91
Techcombank 25,222 25,483 26,070 27,413 31,464 32,808 158.16 170.62
LPBank 25,190 25,485 26,543 27,441 32,072 32,600 162.71 169.79
DongA Bank 25,220 25,483 26,310 27,150 31,740 32,770 160.10 167.80
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,20
4,20
4,20
5,30
5,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,90
3,90
4,10
5,55
5,70
5,80
6,10
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?