Mối quan hệ giữa quy mô và hiệu quả tài chính các ngân hàng thương mại Việt Nam
13/10/2022 10.079 lượt xem
Tóm tắt: Bằng phương pháp thống kê, phân tích thực trạng quy mô tổng tài sản và tương quan cặp giữa quy mô và hiệu quả tài chính, đại diện bởi tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA), kết hợp lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm về lợi ích kinh tế theo quy mô và phạm vi, kết quả thống kê cho thấy các ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước đạt lợi nhuận cao nhờ lợi thế kinh tế theo quy mô trong giai đoạn 2011 - 2021. Khi xem xét dữ liệu theo hai thời kỳ, trước và sau thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) giai đoạn 2011 - 2015 được phê duyệt theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ, thì giai đoạn 2011 - 2015 thể hiện mối tương quan nghịch chiều giữa quy mô và hiệu quả tài chính; tuy nhiên, sang giai đoạn 2016 - 2021, mối tương quan thuận chiều giữa quy mô và hiệu quả tài chính đã thể hiện một phần thành công của Đề án và lợi thế kinh tế theo quy mô mà các NHTM Việt Nam đã đạt được trong hoạt động kinh doanh của mình.
 
Từ khóa: Lợi ích kinh tế theo quy mô và phạm vi, tổng tài sản, NHTM Việt Nam, NHTM Nhà nước.
 
RELATIONSHIP BETWEEN SIZE AND FINANCIAL PERFORMANCE OF VIETNAMESE COMMERCIAL BANKS
 
Abstract: By a statistical method, analyzing the total asset and a pairwise correlation between size and financial performance, represented by ROA, combining theories and empirical studies on economies of scale and scope, results show that State-owned commercial banks achieved high profits due to economies of scale and scope in the period 2011 - 2021. Considering a data in two periods, before and after implementation of the project on restructuring credit institutions according to Decision No 254/QD-TTg dated March 1st, 2012, the period 2011 - 2015 when the project was executed, the statistical data showed a negative correlation between size and financial performance; However, in the period of 2016 - 2021, the positive correlation between bank size and financial performance has shown a part of the success of the project on restructuring, and the economies of scale and scope that Vietnamese commercial banks have achieved in the business activities.
 
Keywords: Economies of scale and scope, total asset, Vietnamese commercial bank, State-owned commercial bank.
 
1. Giới thiệu
 
Từ lý thuyết cho đến nghiên cứu thực nghiệm, quy mô gia tăng là một trong những yếu tố quan trọng để ngân hàng phát huy tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả tài chính. Lý thuyết lợi thế kinh tế theo quy mô và phạm vi cho rằng các ngân hàng lớn có lợi thế về chi phí so với các ngân hàng nhỏ nên có khả năng thu được nhiều lợi nhuận hơn và việc gia tăng quy mô giúp các ngân hàng lớn cải thiện đáng kể lợi nhuận của họ (Berger và cộng sự, 1987; Berger và Humphrey, 1997; Fu và Heffernan, 2008). Tuy nhiên, những ngân hàng nhỏ có thể nhờ vào việc huy động nhỏ lẻ ở phạm vi rộng, lợi thế kinh tế theo phạm vi có thể bù đắp được hoàn toàn những bất lợi do không có lợi thế kinh tế theo quy mô và do đó, hiệu quả tài chính cũng được cải thiện (Miller và Noulas,1997). Lợi thế kinh tế theo quy mô và phạm vi trong nghiên cứu thực nghiệm hàm ý qua tác động của quy mô đến hiệu quả tài chính. Quy mô có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính, sự gia tăng quy mô dẫn đến sự gia tăng lợi thế ngân hàng (Ahamed, 2017; Isik và cộng sự, 2018) và điều này được giải thích bởi lợi thế kinh tế theo quy mô. Ảnh hưởng tiêu cực của quy mô đến hiệu quả tài chính thể hiện việc tăng quy mô nhưng không cải thiện được lợi nhuận ngân hàng và các ngân hàng nhỏ hoạt động hiệu quả hơn các ngân hàng lớn, cho thấy sự bù đắp của lợi thế kinh tế theo phạm vi. 
 
Báo cáo tháng 5/2022 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho thấy, tổng tài sản của các NHTM Nhà nước là 6.948.081 tỷ đồng và tổng tài sản của các NHTM cổ phần là 7.354.319 tỷ đồng, tốc độ tăng tổng tài sản bình quân của các NHTM Nhà nước từ tháng 12/2021 đến tháng 5/2022 là 1,54%/tháng và của các NHTM cổ phần là 0,57%/tháng (NHNN, 2022). Việc gia tăng quy mô của hệ thống NHTM Việt Nam được Chính phủ khuyến khích từ Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 - 2015" theo Quyết định số 254/QĐ-TTg và tiếp tục được đề cập trong Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025” theo Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 08/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
 
Từ năm 2011 đến nay, các NHTM đã liên tục gia tăng tổng tài sản và điều này có cải thiện hiệu quả tài chính của các NHTM Việt Nam hay không? Câu hỏi này là mục tiêu mà bài viết sẽ tìm hiểu từ phân tích thực trạng mối quan hệ giữa quy mô tổng tài sản và hiệu quả tài chính, đại diện bởi ROA, của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011 - 2021.
 
2. Tổng quan lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm lợi thế kinh tế theo quy mô và phạm vi
 
Khemani và Shapiro (1993) cho rằng, lợi thế kinh tế theo quy mô đề cập đến hiện tượng mà chi phí trung bình trên một đơn vị sản lượng giảm đi với quy mô ngày càng tăng, bởi chi phí cố định được chia đều trên mỗi đơn vị đầu ra. Ngược lại, không có lợi ích kinh tế nhờ quy mô, xảy ra khi chi phí sản xuất đơn vị bình quân tăng vượt quá một mức sản lượng nhất định. Một doanh nghiệp có thể đạt lợi thế kinh tế theo quy mô nếu nó sản xuất nhiều sản phẩm/dịch vụ kết hợp với nhau, bởi vì khi đó chi phí cố định được phân bổ trên một số lượng sản phẩm lớn hơn sẽ giảm chi phí bình quân trên một sản phẩm. Một doanh nghiệp không đạt được kinh tế theo quy mô khi chi phí kết hợp các sản phẩm/dịch vụ với nhau lại cao hơn khi sản xuất đơn lẻ (Baumol và cộng sự, 1982). Ở đây tính kinh tế theo quy mô hàm ý tiết kiệm chi phí và lợi thế cạnh tranh mà các doanh nghiệp lớn hơn có được so với các doanh nghiệp nhỏ. Trong lĩnh vực ngân hàng, lợi thế kinh tế theo quy mô tồn tại khi chi phí trên một đô la của các khoản vay (hoặc tài sản) giảm xuống khi số lượng các khoản vay (hoặc tài sản) tăng lên. Một ngân hàng được xem là hoạt động hiệu quả khi có chi phí thấp nhất trên mỗi đô la tài sản hoặc các khoản cho vay. Sự hiện diện của lợi thế kinh tế theo quy mô cho thấy rằng các ngân hàng lớn có lợi thế về chi phí so với các ngân hàng nhỏ và có khả năng thu được nhiều lợi nhuận hơn. Việc tăng quy mô ngân hàng có thể làm tăng lợi nhuận, tuy nhiên, khi quy mô tăng hơn mức cần thiết, các ngân hàng lớn có thể tiết kiệm ít chi phí hơn và đối mặt với sự kém hiệu quả (Berger và cộng sự, 1987; Berger và Humphrey, 1997; Fu và Heffernan, 2008). Kết luận này ngụ ý một U nghịch đảo giữa quy mô và hiệu suất tài chính và nó được củng cố bởi các nghiên cứu thực nghiệm trên các thị trường ngân hàng khác nhau trên thế giới. Mối quan hệ nghịch đảo U cho rằng khi quy mô của các ngân hàng tăng lên, lợi nhuận đầu tiên tăng, sau đó giảm xuống (Athanasoglou và cộng sự, 2008; Chronopoulos và cộng sự, 2015; Peterson, 2017; Isik và cộng sự, 2018; Yao và cộng sự, 2018; Le, 2020; Neves và cộng sự, 2020; Diem Chi và cộng sự, 2021). Ngoài ra, một số nghiên cứu khác cho thấy các ngân hàng lớn có khả năng thu được lợi nhuận cao hơn các ngân hàng nhỏ và tác động của quy mô đến lợi nhuận của ngân hàng là thuận chiều (Duho, 2009; Shehzad, 2013; Chronopoulos và cộng sự, 2015; Ahamed, 2017; Isik và cộng sự, 2018). Cũng có nghiên cứu cho rằng, ảnh hưởng của quy mô đến khả năng sinh lời là tiêu cực, cho thấy sự nghịch chiều của quy mô với khả năng sinh lời của ngân hàng như nghiên cứu của Saona (2011) trong ngành Ngân hàng Hoa Kỳ, Sufian và Chong (2008) trong ngành Ngân hàng Philippines... Như vậy, các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy lợi ích kinh tế theo quy mô không phải lúc nào cũng đạt được, nó phụ thuộc vào các yếu tố tài chính khác của ngân hàng và đặc điểm của nền kinh tế. Ví dụ, nghiên cứu của Miller và Noulas (1997) ở Mỹ, Regehr và Sengupta (2016) ở Kansas đã chứng minh ảnh hưởng tiêu cực của quy mô đến lợi nhuận ở các ngân hàng lớn và ảnh hưởng tích cực ở các ngân hàng nhỏ. Hay Peterson (2017) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng niêm yết và chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán ở châu Phi. Kết quả cho thấy, quy mô ngân hàng có mối quan hệ tiêu cực với các ngân hàng niêm yết nhưng không đáng kể đối với các ngân hàng chưa niêm yết.
 
Clark (1988) phân tích có hai hiệu quả kinh tế theo phạm vi trong hoạt động kinh doanh ngân hàng: Thứ nhất, sự dàn trải của chi phí cố định. Các chi phí cố định như văn phòng chi nhánh, lương nhân viên, chi phí thiết bị di động hoặc máy tính và viễn thông, chi phí trang web,... được phân bổ trên các sản phẩm và dịch vụ khác nhau, điều này tốt hơn là có một cơ sở hạ tầng riêng biệt cho từng sản phẩm. Chi phí đầu tư cố định cho từng dịch vụ lớn hơn nhiều so với chi phí cố định dùng chung của nhiều dịch vụ với nhau. 
 
Thứ hai, việc sử dụng thông tin chung của một khách hàng. Ví dụ, thông tin khách hàng thu thập được từ dịch vụ tiền gửi có thể được sử dụng khi khách hàng đó muốn vay. Chi phí sử dụng lại thông tin thường ít tốn kém hơn chi phí thu thập thông tin một cách độc lập. Việc tái sử dụng thông tin có thể giúp ngân hàng giảm chi phí gia tăng của việc mở rộng các dịch vụ bổ sung. Ngoài ra, khi các dịch vụ ngân hàng được kết hợp với nhau, chi phí mà khách hàng phải trả cho ngân hàng có thể được giảm bớt do ngân hàng tiết kiệm được chi phí vận chuyển, chuyển khoản giữa các tài khoản… (Berger và cộng sự, 1987). Nghiên cứu của Miller và Noulas (1997) về các ngân hàng Hoa Kỳ chỉ ra rằng, các ngân hàng quy mô vừa là có lợi nhất, tiếp theo là các ngân hàng nhỏ và cuối cùng là các ngân hàng lớn. Kết quả này được lập luận dựa trên tính hiệu quả của thị trường liên ngân hàng, các ngân hàng vừa và nhỏ nhờ lợi thế huy động tiền gửi rộng khắp, lợi thế kinh tế theo phạm vi, các ngân hàng này cải thiện được hiệu quả tài chính mà không nhất thiết phải có lợi thế về chi phí, lợi thế kinh tế theo quy mô, như các ngân hàng lớn. Khi đó, lợi thế kinh tế theo phạm vi mà các ngân hàng nhỏ có được đã bù đắp hoàn toàn những thiệt hại do không có lợi thế kinh tế theo quy mô của ngân hàng lớn. Ngược lại, Vong và Chan (2009) kết luận rằng, các ngân hàng có mạng lưới tiền gửi lớn ở Ma Cao không đạt được mức sinh lời cao như các ngân hàng có mạng lưới tiền gửi hẹp hơn.
 
Đối với thị trường ngân hàng Việt Nam, lợi thế kinh tế theo quy mô và không lợi thế kinh tế theo quy mô được hàm ý qua tác động của quy mô đến hiệu quả tài chính. Theo hướng tiếp cận này, tác động của quy mô đến hiệu quả tài chính của ngân hàng còn nhiều tranh cãi. Nghiên cứu của Lê Thanh Tâm và cộng sự (2017) về các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 - 2013, kết quả cho thấy có sự tác động ngược chiều giữa quy mô và khả năng sinh lời của các ngân hàng, cho thấy sự gia tăng quy mô đã không làm gia tăng hiệu quả tài chính của ngân hàng và hàm ý các ngân hàng lớn đã không đạt được lợi ích kinh tế về quy mô (Thi Thanh Tran, D. và Phan, H. T. T., 2020). Kết quả nghịch chiều của quy mô đến hiệu quả tài chính còn cho biết các ngân hàng nhỏ hoạt động hiệu quả hơn các ngân hàng lớn nhờ lợi ích kinh tế theo phạm vi đã bù đắp được những tổn thất khi không có lợi thế kinh tế theo quy mô. Mặt khác, nghiên cứu của Dang và cộng sự (2019), My (2020) cho thấy quy mô ngân hàng có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động tài chính và các ngân hàng Việt Nam đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô. Ngoài ra, Thi Thanh Tran, D. và Phan, H. T. T (2020) đã tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ phi tuyến tính giữa quy mô ngân hàng và khả năng sinh lời, họ cho rằng quy mô ngân hàng sẽ cải thiện khả năng sinh lời của ngân hàng cho đến khi đạt đến ngưỡng tối ưu, sau đó giảm khả năng sinh lời. Diem Chi và cộng sự (2021), dựa trên dữ liệu thu thập từ 31 NHTM Việt Nam, sử dụng phương pháp Bayes cũng tìm thấy mối quan hệ nghịch đảo giữa tổng tài sản và hiệu quả tài chính của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 - 2017.
 
3. Thực trạng quy mô và hiệu quả tài chính của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011 - 2021

Hình 1: Tổng tài sản bình quân của các ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2021
 
                                                                                                                                                             Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Thống kê từ Báo cáo tài chính các ngân hàng

Hình 1 thể hiện giá trị bình quân của tổng tài sản các ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2021. Qua đó cho thấy, tổng tài sản của các ngân hàng Việt Nam có sự phân hóa quy mô rất lớn, tách biệt rõ giữa hai nhóm ngân hàng: Nhóm NHTM Nhà nước và nhóm NHTM cổ phần. Nhóm NHTM Nhà nước có tổng tài sản trung bình cao vượt trội, đó là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), NHTM cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank), NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). So với NHTM cổ phần có tổng tài sản trung bình thấp nhất (NHTM cổ phần Sài Gòn Công Thương - Saigonbank), tổng tài sản của Agribank cao gấp 52,5 lần Saigonbank và cao gấp 3,3 lần so với NHTM cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Tổng tài sản của 04 ngân hàng này đạt trên 5 triệu tỷ đồng, tăng gần 4 lần trong vòng 10 năm và chiếm đến gần 45% tổng tài sản của cả hệ thống TCTD. 
 
Các NHTM Nhà nước luôn dẫn đầu về quy mô tổng tài sản trong suốt thời gian nghiên cứu và luôn có khoảng cách khá lớn giữa 04 ngân hàng này với các NHTM tư nhân. Các NHTM Nhà nước mặc dù lãi suất tiền gửi thấp hơn so với các NHTM tư nhân nhưng 04 ngân hàng này luôn dẫn đầu về việc thu hút tiền gửi, chẳng hạn năm 2021, số dư tiền gửi bình quân của các NHTM tư nhân là 157.573 tỷ đồng, trong khi đó số dư tiền gửi bình quân của các NHTM Nhà nước là 1.305.760 tỷ đồng, gấp 8,3 lần số dư tiền gửi của các NHTM tư nhân. Cụ thể, Agribank là ngân hàng dẫn đầu về số dư tiền gửi của khách hàng với hơn 1.545.474 tỷ đồng; vị trí thứ hai thuộc về BIDV với 1.380.397 tỷ đồng; thứ ba là VietinBank với số dư 1.161.848 tỷ đồng; và thứ tư là Vietcombank với 1.135.323 tỷ đồng. Agribank và BIDV vẫn giữ vị trí như năm 2020, vị trí thứ ba và thứ tư hoán đổi giữa VietinBank và Vietcombank. Nếu xét về tỷ lệ tăng trưởng tiền gửi, thì VietinBank đã có mức tăng trưởng mạnh trong năm 2021 là 17,32%, kế đến là 12,53% của BIDV. Với lượng tiền gửi mạnh về số lượng lẫn giá cả, lãi suất cho vay từ các NHTM Nhà nước cũng rẻ hơn các NHTM tư nhân và theo đó, lợi nhuận của các NHTM Nhà nước luôn đạt mức cao. Thống kê ở Bảng 1 cũng thể hiện lợi nhuận của hệ thống NHTM Việt Nam trong năm 2021, theo đó, 04 NHTM Nhà nước cũng đứng trong top những ngân hàng có lợi nhuận cao, lợi nhuận trước thuế bình quân là 18.256 tỷ đồng, cao gấp 3,5 lần lợi nhuận bình quân của nhóm các NHTM tư nhân. Đặc biệt, Vietcombank luôn dẫn đầu về lợi nhuận trong nhiều năm liên tục. Qua đây phần nào đã thể hiện lợi ích kinh tế theo quy mô và phạm vi mà các NHTM Nhà nước có được trong hoạt động kinh doanh của mình. Sự hiện diện của lợi thế kinh tế theo quy mô cho thấy việc tăng quy mô ngân hàng có thể làm tăng lợi nhuận và các ngân hàng lớn có lợi thế về chi phí so với các ngân hàng nhỏ và có khả năng thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Bảng 1: Tiền gửi của các NHTM Nhà nước

                                                                                                        Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Thống kê từ Báo cáo tài chính các ngân hàng

 
Ngoài ra, khi thống kê mối tương quan cặp giữa quy mô tổng tài sản và hiệu quả tài chính, đại diện bởi ROA, Hình 2 cho thấy mối quan hệ giữa chúng chia làm hai giai đoạn rõ rệt: Giai đoạn 2011 - 2015 tương quan là nghịch chiều và giai đoạn 2016 - 2021 thể hiện sự tương quan thuận chiều. Tổng tài sản của các NHTM Việt Nam tăng liên tục từ năm 2011 đến năm 2021 và luôn được dẫn đầu bởi 04 NHTM Nhà nước.
 
Giai đoạn 2011 - 2015, mối quan hệ giữa quy mô và ROA là nghịch chiều cho thấy rằng các NHTM Việt Nam gia tăng quy mô nhưng hiệu quả tài chính lại giảm. Hình 2 cho thấy tăng trưởng ROA liên tục âm qua các năm, điều này hàm ý các ngân hàng nhỏ có hiệu quả tài chính tốt hơn ngân hàng lớn, các ngân hàng lớn đã không nhận được lợi thế kinh tế theo quy mô, trong khi các ngân hàng nhỏ đã nhờ vào lợi thế kinh tế theo phạm vi để có được hiệu quả tài chính tốt hơn. Giai đoạn 2011 - 2015 là giai đoạn cơ cấu lại hệ thống các TCTD theo Quyết định số 254/QĐ-TTg. Một trong nhiều giải pháp thực hiện mục tiêu của Đề án đó là giải pháp tăng nhanh quy mô và năng lực tài chính thông qua: “(i) Tăng vốn để đảm bảo đủ mức vốn tự có theo tiêu chuẩn an toàn vốn của Basel II đến năm 2015 thông qua phát hành cổ phiếu bổ sung và nguồn vốn từ Chính phủ; (ii) Mua lại, sáp nhập TCTD; (iii) Mở rộng nguồn vốn huy động”. Trên tinh thần của Đề án, các NHTM Việt Nam gia tăng quy mô tổng tài sản, nhưng hiệu quả tài chính của ngành Ngân hàng chưa được như mong đợi bởi vì những bất lợi sau đây có thể đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng mạnh hơn lợi ích tăng quy mô tổng tài sản:
 
- Hậu quả của một thời kỳ phát triển “bong bóng” bất động sản, chứng khoán và tín dụng, cho vay vượt quá khả năng nguồn vốn trong những năm 2005 - 2007 đã tích lũy khó khăn cho các NHTM giai đoạn sau. Có thể nhận thấy rõ qua tỷ lệ nợ xấu liên quan đến bất động sản tăng nhanh, rủi ro tín dụng tiềm ẩn, đây chính là những nguyên nhân dẫn đến tổng lợi nhuận của các ngân hàng sụt giảm mạnh. Giai đoạn này, Chính phủ đã phải đưa ra nhiều giải pháp can thiệp nhằm hạ nhiệt tín dụng như giải pháp xử lý nợ xấu, nợ liên ngân hàng và tái cơ cấu nguồn vốn.
 
- Thêm một hậu quả để lại từ những năm trước đó là việc ồ ạt tuyển dụng nhân viên, mở thêm chi nhánh, tăng cường cơ sở hạ tầng để đáp ứng sự tăng trưởng tài sản nhanh của các ngân hàng. Vì vậy, khi Chính phủ có những biện pháp can thiệp hạ nhiệt thị trường tín dụng, ngân hàng phải gánh chịu các chi phí này ở giai đoạn sau. Điều đó làm gia tăng chi phí hoạt động đáng kể cho ngân hàng, thêm yếu tố cho việc giảm lợi nhuận của ngân hàng.
 
- Hệ thống doanh nghiệp hoạt động sa sút, phá sản hàng loạt, dẫn tới tổng cầu tín dụng suy giảm theo và khả năng trả nợ của doanh nghiệp giảm thấp, khiến nợ xấu tăng cao, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng.
 
Giai đoạn 2016 - 2021, mối quan hệ giữa quy mô và hiệu quả tài chính là thuận chiều cho thấy sự gia tăng quy mô tổng tài sản đã tạo ra hiệu quả tài chính tích cực cho các ngân hàng. Tăng trưởng ROA là số dương trong từng năm (Bảng dưới Hình 2); các ngân hàng càng có quy mô lớn, hiệu quả tài chính đạt được càng cao. Kết quả này phản ánh một phần sự thành công của Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD. Sau 05 năm thực hiện tái cơ cấu các TCTD, bắt đầu từ năm 2016, hệ thống ngân hàng đã có dấu hiệu khởi sắc về lợi nhuận, những năm sau đó, lợi nhuận ngân hàng tiếp tục tăng trưởng mạnh cho đến năm 2021. Mặc dù năm 2020 và năm 2021, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt mức thấp kỷ lục trong 15 năm qua (năm 2020 là 2,9% và năm 2021 là 2,59%) nhưng lợi nhuận ngân hàng vẫn tăng trưởng và quy mô tổng tài sản của các NHTM không ngừng được mở rộng. Qua đây có thể nhận thấy được phần nào lợi ích kinh tế nhờ quy mô và phạm vi mà các NHTM Việt Nam đã tận dụng được trong hoạt động kinh doanh của mình.
 
Hình 2: Mối quan hệ giữa tổng tài sản và ROA




Nguồn: Thống kê từ Báo cáo tài chính các ngân hàng

4. Kết luận và khuyến nghị
 
Quy mô ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng để ngân hàng phát huy tiềm lực tài chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện hiệu quả tài chính, do đó, gia tăng quy mô ngân hàng luôn được Chính phủ Việt Nam đề cập trong các đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD. Giai đoạn 2011 - 2021, lợi nhuận của các NHTM Nhà nước tăng trưởng tốt, ổn định cùng với sự gia tăng liên tục của quy mô trong suốt thời kỳ nghiên cứu. Đánh giá chung cho hệ thống NHTM Việt Nam, mối quan hệ giữa quy mô và hiệu quả tài chính phân làm hai giai đoạn rõ rệt: Giai đoạn 2011 -  2015, sự gia tăng quy mô đã không mang lại hiệu quả tài chính cho các NHTM và hàm ý lợi thế kinh tế theo phạm vi của các ngân hàng nhỏ. Tuy nhiên, sau thời gian thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD theo Quyết định số 254/QĐ-TTg, gia tăng quy mô đã cải thiện đáng kể lợi nhuận của ngân hàng. Lợi thế kinh tế theo quy mô được phát huy trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 - 2021.
 
Với kết quả tương quan thuận chiều giữa quy mô và hiệu quả tài chính, khuyến nghị rằng các NHTM Việt Nam cần mạnh dạn gia tăng quy mô trong thời gian tới. Bởi điều này vừa phù hợp với chủ trương của Chính phủ đã ghi trong Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025”  là “phấn đấu đến năm 2023, tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM đạt tối thiểu 10 - 11%; đến năm 2025, đạt tối thiểu 11 - 12%”,  “Phấn đấu có ít nhất từ 2 - 3 NHTM nằm trong top 100 ngân hàng lớn mạnh nhất (theo tiêu chí sức mạnh) trong khu vực châu Á”. Đồng thời, gia tăng quy mô sẽ tạo ra cơ hội lớn để các NHTM gia tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả tài chính, từ việc phát huy lợi thế kinh tế nhờ quy mô.

Tài liệu tham khảo:
 
1. Ahamed, M. M. (2017), Asset quality, non-interest income, and bank profitability: Evidence from Indian banks. Economic Modelling, 63, 1-14.
2. Athanasoglou, P. P., Brissimis, S. N., & Delis, M. D. (2008). Bank-specific, industry specific and macroeconomic determinants of bank profitability. Journal of international financial Markets, Institutions and Money, 18(2), 121-136.
3. Baumol, W.J.,  J. C. Panzar, and R.D. Willig (1982). Contestable Markets and the Theory of Industry Structure, New York: Harcourt Brace Jovanovich, Inc.
4. Berger A. N., G. A. Hanweck, and D.B. Humphrey (1987). “Competitive Viability in Banking: Scale, Scope, and Product Mix Economies”, Journal of Monetary Economics, Vol. 20, pp. 501-520.
5. Berger, A. N. and D.B. Humphrey (1997). “Efficiency of Financial Institutions: International Survey and Directions for Future Research”, European Journal of Operational Research, Vol. 98, 175-212.
6. Chronopoulos, D. K., Liu, H., McMillan, F. J., Wilson, J.O. (2015), The dynamics of US bank profitability. The European Journal of Finance, 21(5), 426-443.
7. Clark, J.A. (1988). “Economies of Scale and Scope at Depository Financial Institutions: A Review of the Literature”, Economic Review, FRB of Kansas City, pp. 16-33.
8. Dang, H. N., Vu, V. T. T., Ngo, X. T., & Hoang, H. T. V. (2019). Study the impact of growth, firm size, capital structure, and profitability on enterprise value: Evidence of enterprises in Vietnam. Journal of Corporate Accounting & Finance, 30(1), 144-160.
9. Diem Chi, L. H., Dung, H. V., & Chau, N. T. M. (2021). The Threshold for the Efficient Scale of Vietnamese Commercial Banks: A Study Based on Bayesian Model. In Data Science for Financial Econometrics (pp. 531-542). Springer, Cham.
10. Duho, K. C. T., Onumah, J. M., & Owodo, R. A. (2019). Bank diversification and performance in an emerging market. International Journal of Managerial Finance.
11. Fu, X. and S. A. Heffernan (2008). “Economies of Scale and Scope in China’s Banking Sector”, Applied Financial Economics, Vol. 18, pp. 345-356.
12. Isik, O., Kosaroglu, Ş. M., & Demirci, A. (2018). The impact of size and growth decisions on Turkish banks’ profitability. International Journal of Economics and Financial Issues, 8(1), 21-29.
13. Khemani, R. S., & Shapiro, D. M. (1993). An empirical analysis of Canadian merger policy. The Journal of Industrial Economics, 161-177.
14. Le Thanh Tam, Pham Xuan Trang, Le Nhat Hanh (2017). Determinants of Bank Profitability: The case of commercial banks listed on the Vietnam’s stock exchange. Journal of Business Sciences, Vol 1, Issue 2, 1-12.
15. Le, T. D. (2020). The interrelationship among bank profitability, bank stability, and loan growth: Evidence from Vietnam. Cogent Business & Management, 7(1), 1840488.
16. Miller, S. and A. Noulas (1997), “Portfolio Mix and Large-bank Profitability in the USA,” Applied Economics, Vol. 29, 505-12.
17. My, S. T. (2020). Credit risk and bank stability of Vietnam commercial bank: a BK approach. International Journal of Analysis and Applications, 18(6), 1066-1082.
18. Neves, M. E., Proença, C., & Dias, A. (2020). Bank profitability and efficiency in Portugal and Spain: A non-linearity approach. Journal of Risk and Financial Management, 13(11), 284.
19. NHNN (2022), Thống kê một số chỉ tiêu cơ bản đến ngày 31/5/2022, truy cập tại https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/tk/hdchtctctd/tkmsctcb?_afrLoop=363
20. Peterson, K Ozili (2017). Bank Profitability and Capital Regulation: Evidence from Listed and Non-Listed Banks in Africa, Journal of African Business, Vol. 18, No.2, 143-168.
21. Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 08/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025”.
22. Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015”.
23. Regehr, K., & Sengupta, R. (2016). Has the relationship between bank size and profitability changed?. Economic Review (01612387), 101(2).
24. Saona Hoffmann, P. R. (2011). Determinants of the Profitability of the US Banking Industry.
25. Shehzad, C. T., De Haan, J., Scholtens, B. (2013), The relationship between size, growth and profitability of commercial banks. Applied Economics, 45(13), 1751-1765.
26. Sufian, F., & Chong, R. R. (2008). Determinants of bank profitability in a developing economy: empirical evidence from the Philippines. Asian Academy of Management Journal of Accounting & Finance, 4(2).
27. Thi Thanh Tran, D., và Phan, H. T. T. (2020). Bank size, credit risk and bank profitability in Vietnam. Malaysian Journal of Economic Studies, 57(2), 233-251.
28. Vong, P. I., & Chan, H. S. (2009). Determinants of bank profitability in Macao. Macau Monetary Research Bulletin, 12(6), 93-113.
29. Yao, H., Haris, M., & Tariq, G. (2018). Profitability determinants of financial institutions: evidence from banks in Pakistan. International Journal of Financial Studies, 6(2), 53.

TS. Lê Hà Diễm Chi 
Khoa Ngân hàng, Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Xây dựng Sổ tay kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Xây dựng Sổ tay kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
28/03/2024 190 lượt xem
Để nâng cao tính chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả công tác kiểm toán nội bộ NHNN phù hợp thông lệ quốc tế và các quy định về kiểm toán nội bộ của Việt Nam, một trong những yêu cầu hiện nay là nghiên cứu, rà soát, ban hành Sổ tay Kiểm toán nội bộ NHNN nhằm tập hợp, hệ thống hóa các quy định chung về kiểm toán nội bộ của NHNN.
Nâng cao chất lượng Chatbot chăm sóc khách hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Nâng cao chất lượng Chatbot chăm sóc khách hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
25/03/2024 836 lượt xem
Trong kỉ nguyên số, Chatbot đóng vai trò vô cùng quan trọng và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, trong đó có lĩnh vực ngân hàng.
Hạch toán phái sinh ngoại hối tại các tổ chức tín dụng và công tác quản lý ngoại hối của cơ quan nhà nước
Hạch toán phái sinh ngoại hối tại các tổ chức tín dụng và công tác quản lý ngoại hối của cơ quan nhà nước
22/03/2024 1.494 lượt xem
Trong thị trường kinh tế, giao dịch phái sinh là một dạng hợp đồng dựa trên giá trị các loại tài sản cơ sở khác nhau như hàng hóa, chỉ số, lãi suất hay cổ phiếu (giấy tờ có giá).
Văn hóa số và lộ trình xây dựng
Văn hóa số và lộ trình xây dựng
11/03/2024 2.117 lượt xem
Hiện nay, quyết liệt chuyển đổi số, tạo dựng hệ sinh thái ngân hàng mở, tạo ra nền tảng phát triển bán lẻ, tăng doanh thu dịch vụ, gia tăng trải nghiệm của khách hàng là xu hướng chủ đạo của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam.
Vượt qua bẫy thu nhập trung bình: Nhìn từ bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay
Vượt qua bẫy thu nhập trung bình: Nhìn từ bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay
07/03/2024 2.315 lượt xem
Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong quá trình chuyển đổi từ quốc gia có thu nhập thấp sang quốc gia có thu nhập trung bình. Song, những khó khăn nội tại và thách thức bên ngoài của nền kinh tế làm cho nguy cơ Việt Nam rơi vào bẫy thu nhập trung bình là có thể.
Động lực và kì vọng mới cho tương lai
Động lực và kì vọng mới cho tương lai
07/03/2024 2.150 lượt xem
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và phu nhân Lê Thị Bích Trân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN - Australia; thăm chính thức Australia và New Zealand từ ngày 05 - 11/3/2024 theo lời mời của Thủ tướng Australia Anthony Albanese và Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon.
Vai trò, tầm quan trọng của ESG trong phát triển bền vững tại ngân hàng thương mại Việt Nam
Vai trò, tầm quan trọng của ESG trong phát triển bền vững tại ngân hàng thương mại Việt Nam
05/03/2024 2.970 lượt xem
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp đang dần chú trọng hơn đến sự phát triển bền vững như một hướng đi quan trọng trong hoạt động kinh doanh.
Nâng cao chất lượng đào tạo thông qua việc gắn chặt đào tạo cơ bản với đào tạo thực tế tại Học viện Ngân hàng
Nâng cao chất lượng đào tạo thông qua việc gắn chặt đào tạo cơ bản với đào tạo thực tế tại Học viện Ngân hàng
21/02/2024 2.679 lượt xem
Mô hình Ba Nhà là một mô hình nổi tiếng nêu bật sự gắn liền chặt chẽ giữa đào tạo lí thuyết và đào tạo thực tế, thông qua mối quan hệ giữa cơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệp và chính phủ với tiềm năng đổi mới và phát triển kinh tế trong một xã hội tri thức.
Triển khai ESG trong lĩnh vực ngân hàng góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững
Triển khai ESG trong lĩnh vực ngân hàng góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững
20/02/2024 2.935 lượt xem
Chuyển dịch sang nền kinh tế phát thải carbon thấp, kinh tế tuần hoàn, hướng tới phát triển bền vững đang trở thành một xu hướng tất yếu, là ưu tiên của nhiều quốc gia trên thế giới để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.
Nỗ lực nâng cao vị thế đối ngoại của Việt Nam
Nỗ lực nâng cao vị thế đối ngoại của Việt Nam
19/02/2024 2.384 lượt xem
Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng được tổ chức vào ngày 14/12/2021 đã thống nhất cao khẳng định về sự hình thành, phát triển của trường phái đối ngoại, ngoại giao "cây tre Việt Nam": Gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển, thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024
16/02/2024 6.798 lượt xem
Kể từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (năm 1987) đến nay, Việt Nam đã thu hút được gần 438,7 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Khu vực FDI đã đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, nâng cao vị thế và uy tín Việt Nam trên trường quốc tế. Riêng năm 2023, mặc dù tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giảm tốc (chỉ đạt 5,05% GDP so với 8% GDP năm 2022) do bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của vốn FDI.
Nhìn lại công tác điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam năm 2023 - Nhận định dư địa chính sách tiền tệ năm 2024
Nhìn lại công tác điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam năm 2023 - Nhận định dư địa chính sách tiền tệ năm 2024
15/02/2024 3.313 lượt xem
Kinh tế thế giới năm 2023 cho thấy nhiều bất định đến từ căng thẳng địa chính trị cũng như áp lực về tăng trưởng và lạm phát, kéo theo sự điều chỉnh về chính sách tiền tệ (CSTT) của các quốc gia trên thế giới.
Việt Nam vững mạnh, vươn cao trong năm Rồng
Việt Nam vững mạnh, vươn cao trong năm Rồng
13/02/2024 2.276 lượt xem
Năm 2024, chúng ta có thể tin tưởng, những khó khăn nhất đã ở phía sau. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam quý IV/2023 đã phục hồi lên 6,72% so với cùng kì năm 2022, góp phần vào tổng mức tăng trưởng cả năm 2023 đạt 5,05%. Đóng góp cho đà hồi phục này là nhờ sự cải thiện về thương mại bắt đầu trong quý cuối cùng của năm 2023.
Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2024: Kiên cường và đầy hứa hẹn trước những thách thức
Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2024: Kiên cường và đầy hứa hẹn trước những thách thức
12/02/2024 2.551 lượt xem
Nhìn chung, kinh tế thế giới đang dần hồi phục sau đại dịch Covid-19 và những biến động địa chính trị, tuy nhiên, vẫn còn chậm và chưa đồng đều.
Quản trị nguồn nhân lực trong hoạt động ngân hàng: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả
Quản trị nguồn nhân lực trong hoạt động ngân hàng: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả
17/01/2024 4.292 lượt xem
Quản trị nguồn nhân lực trong hoạt động ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của các ngân hàng. Hiện nay, vấn đề quản trị nguồn nhân lực trong hoạt động ngân hàng vẫn còn tồn tại những hạn chế, khó khăn nhất định, điều này đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động của các ngân hàng.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

78.000

80.000

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

78.000

80.000

Vàng SJC 5c

78.000

80.020

Vàng nhẫn 9999

68.000

69.300

Vàng nữ trang 9999

67.900

68.800


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,550 24,920 26,090 27,522 30,409 31,703 158.80 168.08
BIDV 24,625 24,935 26,276 27,495 30,531 31,832 159.54 168.07
VietinBank 24,512 24,932 26,321 27,616 30,837 31,847 160.42 168.37
Agribank 24,600 24,930 26,213 27,483 30,551 31,684 159.87 167.97
Eximbank 24,520 24,910 26,361 27,131 30,735 31,632 161.25 165.95
ACB 24,570 24,970 26,457 27,114 30,964 31,606 161.07 166.23
Sacombank 24,552 24,947 26,529 27,087 31,020 31,531 161.74 166.78
Techcombank 24,561 24,933 26,174 27,513 30,438 31,764 157.07 169.48
LPBank 24,380 25,100 26,095 27,625 30,866 31,814 159.15 170.67
DongA Bank 24,610 24,960 26,400 27,080 30,780 31,620 159.00 166.10
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,40
2,60
3,50
3,70
4,50
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,20
2,20
2,30
3,40
3,45
4,40
4,40
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
1,80
1,80
2,10
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,00
3,20
3,30
3,80
3,80
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?