Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang: Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh
09/05/2023 1.808 lượt xem
Với quan điểm: “Đồng hành cùng khách hàng vừa là nhiệm vụ chính trị vừa là quyền lợi của ngân hàng, ngân hàng chỉ an toàn hoạt động, phát triển khi khách hàng ổn định và phát triển” và mong muốn kịp thời nắm bắt, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quan hệ giữa ngân hàng với doanh nghiệp, đẩy mạnh thực hiện kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang luôn phối hợp chặt chẽ với Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Tuyên Quang để đánh giá kết quả thực hiện chương trình công tác phối hợp năm trước và đề ra nhiệm vụ, giải pháp những năm tiếp theo.
 

 
Hệ thống ngân hàng tỉnh Tuyên Quang luôn đồng hành, hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp
vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho người dân
 
Những kết quả nổi bật


Trong những năm qua, NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang thường xuyên quán triệt tới các ngân hàng trên địa bàn tỉnh tổ chức thực hiện tốt Chương trình phối hợp công tác nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ công chức, nhân viên ngành Ngân hàng về việc thực hiện tốt các nội dung của Chương trình phối hợp. NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đã chỉ đạo hệ thống ngân hàng trên địa bàn ưu tiên, tập trung nguồn vốn đầu tư hợp lí cho các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ; phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới, hiện đại, nhiều tiện ích nhằm phục vụ tốt nhu cầu thanh toán, góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng chủ động và thường xuyên tổ chức các hình thức kết nối, đối thoại, làm việc trực tiếp phù hợp với từng doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật; rà soát, nghiên cứu, đổi mới quy trình cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục vay vốn, bảo đảm an toàn vốn vay và phù hợp với quy định của pháp luật. Nâng cao năng lực thẩm định, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ để rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

Các ngân hàng trên địa bàn đã tổ chức triển khai thực hiện kịp thời các giải pháp hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn theo Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 của Thống đốc NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19; Thông tư số 03/2021/TT-NHNN ngày 02/4/2021 của Thống đốc NHNN về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN; Thông tư số 14/2021/TT-NHNN ngày 07/9/2021 của Thống đốc NHNN về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN; Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; Thông tư số 03/2022/TT-NHNN ngày 20/5/2022 của Thống đốc NHNN hướng dẫn ngân hàng thương mại thực hiện hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP. Việc kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả triển khai thực hiện, tìm ra các khó khăn, vướng mắc và đưa ra các giải pháp khắc phục cũng được thực hiện thường xuyên.

NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đã thành lập bộ phận thường trực và đường dây nóng để tiếp nhận, xử lí các thông tin, phản ánh của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong việc thực hiện Nghị định số 31/2022/NĐ-CP, Thông tư số 03/2022/TT-NHNN và các nội dung liên quan đến lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng; tham dự Hội nghị do Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức về nhiệm vụ và các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã, góp phần đảm bảo tốc độ tăng trưởng trên địa bàn tỉnh; Hội nghị do Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh tổ chức về phát triển doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh; trả lời các ý kiến của doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tuyên Quang chuyển đến…

Nhằm phối hợp với hệ thống ngân hàng trên địa bàn, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang đã chỉ đạo, triển khai tới các chi hội, hội viên trong công tác phối hợp với ngân hàng trên địa bàn để tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách; đăng tải, tuyên truyền kịp thời các cơ chế, chính sách, văn bản của NHNN Chi nhánh tỉnh về triển khai tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách về tiền tệ, hoạt động ngân hàng trên địa bàn… Hoạt động phối hợp đã giúp NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang kịp thời nắm bắt các khó khăn, vướng mắc và đề xuất Thống đốc NHNN xem xét, sửa đổi các quy định như: Xem xét, sửa đổi một số nội dung của Thông tư số 21/2013/TT-NHNN ngày 09/9/2013 quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại; xem xét, sửa đổi khoản 3 Điều 8 của Thông tư số 11/2021/TT-NHNN ngày 30/7/2021 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lí rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; xem xét giải quyết một số vấn đề khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định số 31/2022/NĐ-CP (quy định, hướng dẫn thống nhất về các trường hợp hộ kinh doanh nhưng chưa có đăng kí kinh doanh, trường hợp hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp đăng kí đa ngành nghề, trong đó có ngành nghề thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất; quy định, hướng dẫn cụ thể về tiêu chí “có khả năng phục hồi”; hướng dẫn cụ thể về trường hợp các khách hàng là hộ kinh doanh mua hàng của người trực tiếp sản xuất nông, lâm sản…).

Đến ngày 31/3/2023, dư nợ tín dụng đầu tư cho các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đạt 26.696 tỉ đồng, tăng 1,6% so với cuối năm 2022; trong đó, dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp đạt 7.996 tỉ đồng, tăng 3,6%; tốc độ tăng trưởng đầu tư tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung. Trong ba tháng đầu năm 2023, doanh số cho vay của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đạt 8.407 tỉ đồng, trong đó doanh số cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp đạt 2.550 tỉ đồng.

Cùng hoạt động đẩy mạnh đầu tư tín dụng, các ngân hàng trên địa bàn thực hiện có kết quả các giải pháp về tiền tệ, tín dụng để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp: Đã hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP được 14 lượt khách hàng với số doanh số được hỗ trợ lãi suất đạt 1.537 tỉ đồng, số tiền lãi đã hỗ trợ cho khách hàng là 8,1 tỉ đồng; cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với 1.195 khách hàng, dư nợ gốc được cơ cấu là 190 tỉ đồng (trong đó có 34 khách hàng doanh nghiệp với dư nợ gốc là 95 tỉ đồng); miễn, giảm lãi vay và giữ nguyên nhóm nợ đối 11 khách hàng, dư nợ được miễn giảm là 96 tỉ đồng, số tiền lãi được miễn/giảm là 250 triệu đồng (trong đó có 07 khách hàng doanh nghiệp, dư nợ được miễn giảm 90,4 tỉ đồng, số lãi được miễn giảm là 220 triệu đồng); hạ lãi suất trực tiếp đối với số dư nợ hiện hữu 13.139 tỉ đồng cho 62.484 khách hàng; cho vay mới với lãi suất ưu đãi với doanh số cho vay đạt 7.102 tỉ đồng cho 6.986 khách hàng (trong đó cho vay mới 153 doanh nghiệp với doanh số đạt 4.994 tỉ đồng),…

Bên cạnh đó, NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang niêm yết công khai, đầy đủ các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang tại trụ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, ngân hàng trong việc giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến xác nhận đăng kí, xác nhận đăng kí thay đổi khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh, về hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối... Các ngân hàng tiếp tục cải tiến, đổi mới quy trình cho vay, cắt giảm các tiêu chí phải kê khai trong hồ sơ vay vốn theo hướng đơn giản hóa thủ tục vay nhưng vẫn đáp ứng được thông tin để thẩm định, phê duyệt tín dụng và phù hợp với quy định của pháp luật; ứng dụng công nghệ thông tin trong quy trình xử lí khoản vay, nâng cao khả năng thẩm định để rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, góp phần tiết giảm chi phí cho khách hàng; thực hiện nghiêm túc các thủ tục, quy trình nghiệp vụ theo quy định, đảm bảo công khai, minh bạch, thống nhất và tạo môi trường thuận lợi, bình đẳng trong tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp; kịp thời trả lời, giải thích, hướng dẫn mọi ý kiến đề nghị, phản ánh của khách hàng có liên quan đến các quy định ngay từ ngân hàng cơ sở...

Những khó khăn và đề xuất của doanh nghiệp

Sự phối hợp của NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang với Thường trực Hiệp hội doanh nghiệp, Hội doanh nhân trẻ tỉnh Tuyên Quang đã giúp cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ổn định và phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, bước sang năm 2023, đứng trước sự biến động của nền kinh tế, sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hoạt động doanh nghiệp vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang mong muốn, đề xuất với ngành Ngân hàng xem xét một số nội dung để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc như: (i) Đề nghị tiếp tục giảm lãi suất cho vay, hướng tới mặt bằng lãi suất cho vay bằng và thấp hơn giai đoạn 2020 - 2022; (ii) Nâng giá trị định giá đối với tài sản làm tài sản bảo đảm khoản theo nguyên tắc thị trường; (iii) Nới lỏng thêm các điều kiện cấp tín dụng, xem xét cho vay đối với doanh nghiệp có báo cáo tài chính giảm sút, thua lỗ, phương án kinh doanh chưa hiệu quả; (iv) Có sản phẩm tín dụng đặc thù đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp theo hướng bỏ/giảm yêu cầu về hồ sơ pháp lí, hồ sơ tài chính, tài sản bảo đảm và áp dụng lãi suất thấp hơn mặt bằng lãi suất cho vay sản xuất, kinh doanh trên thị trường.

Cam kết tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp

Trước những mong muốn của các doanh nghiệp, hệ thống ngân hàng tỉnh Tuyên Quang nhận thấy các ngân hàng không thiếu vốn cho vay nhưng lại rất thiếu dự án có tính khả thi, có hiệu quả kinh tế để thực hiện. Thực tế, trong những tháng đầu năm 2023, lãnh đạo một số ngân hàng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã trực tiếp tham gia thẩm định gần 50 đề nghị vay vốn của khách hàng nhưng sau thẩm định, cả ngân hàng và khách hàng cùng đồng thuận xác định dự án không có tính khả thi, không có hiệu quả kinh tế khi triển khai thực hiện.

Với đề nghị của các doanh nghiệp, hệ thống ngân hàng tỉnh Tuyên Quang luôn nêu cao quan điểm tiếp tục đồng hành, hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; theo đó: (i) Về lãi suất tiền vay, các ngân hàng đã và đang áp dụng mức thấp nhất trong điều kiện cho phép và các ngân hàng có cung cấp sản phẩm phái sinh về lãi suất để phòng ngừa rủi ro lãi suất biến động, cộng đồng doanh nghiệp có thể xem xét sử dụng dịch vụ này để giảm thiểu rủi ro lãi suất trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; (ii) Về đề nghị xác định giá trị tài sản làm tài sản bảo đảm, các ngân hàng phải tuân theo quy định của pháp luật, “giá thị trường” được tham chiếu qua các giao dịch được công chứng, chứng thực, do đó, tài sản được kê khai thuế thấp hơn “giá thị trường” được các doanh nghiệp đưa ra nên rất khó áp dụng... Hơn nữa, ngân hàng quan tâm chính là phương án sử dụng tiền vay khả thi, hiệu quả kinh tế thì ngân hàng sẵn sàng cấp tín dụng với tỉ lệ không bảo đảm rất cao (hiện nay, nhiều dự án được các ngân hàng trên địa bàn cấp tín dụng với tỉ lệ có bảo đảm chỉ từ 15 - 25% tổng giá trị khoản cấp tín dụng); (iii) Về nới điều kiện cấp tín dụng, xem xét cho vay đối với các doanh nghiệp có báo cáo tài chính giảm sút, thua lỗ, phương án kinh doanh chưa hiệu quả thì đây là việc không thể thực hiện được. Ngân hàng không thể xem xét đầu tư đối với các dự án không có hiệu quả kinh tế, doanh nghiệp có hoạt động yếu kém, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của của hệ thống ngân hàng và ảnh hưởng đến cả nền kinh tế.

Định hướng, giải pháp thời gian tới

NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang đã luôn tiếp thu ý kiến, đề nghị của các ngân hàng và doanh nghiệp nhằm thực hiện nghiên cứu, đề xuất phù hợp với các cơ quan chức năng. Hai bên cùng thống nhất trong thời gian tới, tiếp tục thực hiện các công việc để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên địa bàn; cụ thể:

Đối với các ngân hàng

Một là, tiếp tục thực hiện nghiêm túc các cơ chế, chính sách về tiền tệ, hoạt động ngân hàng theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc NHNN. Chủ động phối hợp với các cơ quan, các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang để triển khai, thực hiện các chương trình, chính sách tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh, nhu cầu tiêu dùng của tổ chức, cá nhân; đồng thời phối hợp giải quyết khó khăn, vướng mắc trong hoạt động ngân hàng hoặc kịp thời báo cáo, đề xuất với cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định.

Hai là, tiếp tục thực hiện tốt công tác phối hợp để tuyên truyền, phổ biến các cơ chế, chính sách, các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng mới đến cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; việc phối hợp tuyên truyền phải thực hiện thường xuyên, liên tục, thiết thực bảo đảm toàn thể doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh kịp thời được biết, hiểu đúng, hiểu đủ, cụ thể các cơ chế, chính sách.

Ba là, tiếp tục tập trung nguồn vốn đầu tư hợp lí cho các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực ưu tiên, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh những mặt hàng có thế mạnh của tỉnh, doanh nghiệp khởi nghiệp, tham gia thực hiện các khâu đột phá, các đề án, nghị quyết của tỉnh Tuyên Quang. Chủ động phối hợp với các cơ quan, các cấp, các ngành đẩy mạnh thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ, triển khai thực hiện Chương trình tín dụng 120.000 tỉ đồng theo Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững và các cơ chế, chính sách mới về tín dụng của Chính phủ, của Thống đốc NHNN.

Bốn là, chấp hành quy định của pháp luật về cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, nhất là việc thẩm định trước khi cho vay, kiểm tra, giám sát sau khi cho vay; hồ sơ cho vay phải bảo đảm chặt chẽ, đầy đủ theo quy định. Tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động và xem xét điều chỉnh giảm phù hợp lãi suất cho vay và các loại phí liên quan để hỗ trợ khách hàng tháo gỡ khó khăn, trong trường hợp cần thiết và theo quy định nội bộ từng hệ thống, từng ngân hàng thương mại tỉnh chủ động báo cáo, đề xuất Trụ sở chính để có sự điều chỉnh kịp thời, hợp lí. Thực hiện nghiêm các quy định và chỉ đạo của NHNN về lãi suất cho vay, nhất là lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên; phát triển đa dạng các sản phẩm tín dụng ngân hàng phù hợp với từng loại hình, nhu cầu sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng hợp pháp của tổ chức, cá nhân, nhất là đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chủ động phối hợp với các khách hàng để thống nhất hạn mức tín dụng, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận vốn tín dụng phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh; căn cứ vào chu kì sản xuất, kinh doanh của khách hàng để cùng khách hàng vay vốn xác định, thỏa thuận về thời hạn vay vốn, kì hạn trả nợ phù hợp.

Năm là, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp; từng ngân hàng thương mại thường xuyên tổ chức hoạt động tọa đàm, làm việc, đối thoại trực tiếp với cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang nhằm giải đáp, tháo gỡ trực tiếp các khó khăn, vướng mắc trong quan hệ giữa ngân hàng - doanh nghiệp; đồng thời, phổ biến, thông tin công khai các chương trình tín dụng, các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới cho doanh nghiệp biết và sử dụng phù hợp với nhu cầu của từng doanh nghiệp. Qua đó, nắm bắt tình hình khách hàng sử dụng các sản phẩm ngân hàng, nhất là các sản phẩm tín dụng, dịch vụ mới; thường xuyên giới thiệu, tư vấn những tính năng ưu việt, hướng dẫn khách hàng sử dụng các sản phẩm ngân hàng phái sinh để hạn chế rủi ro cho khách hàng khi thị trường có biến động về lãi suất, tỉ giá,…Tiếp tục cải tiến, đổi mới, hiện đại hóa quy trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng trên cơ sở rà soát, đơn giản hóa và rút ngắn quy trình, thủ tục,... đi đôi với việc tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về các điều kiện cấp tín dụng, bảo đảm an toàn khi thực hiện mở rộng tín dụng.

Đối với Hiệp hội Doanh nghiệp, từng doanh nghiệp

Một là, phối hợp với hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang thực hiện tốt việc thông tin, tuyên truyền các chính sách của Nhà nước, của Ngành về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, những gói sản phẩm hỗ trợ, những sản phẩm tín dụng, sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới. Tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp tuân thủ các nguyên tắc tín dụng và các quy định đảm bảo an toàn trong cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng, sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả. Tạo điều kiện cho các ngân hàng kiểm soát dòng tiền của doanh nghiệp trong quá trình sử dụng vốn vay; đồng thời, công khai, minh bạch thông tin hoạt động để làm cơ sở thuận lợi cho các ngân hàng đánh giá, xem xét, quyết định cho vay.

Hai là, kịp thời nắm bắt và cung cấp thông tin cho NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đối với các trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi nhưng gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng; đồng thời, tiếp tục phản ánh cụ thể những khó khăn, vướng mắc trong việc tiếp cận vốn và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng hoặc những hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động ngân hàng để xem xét xử lí, giải quyết.

Ba là, từng doanh nghiệp cần nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro; thực hiện đúng quy định về chế độ kế toán và các loại sổ sách kế toán, công khai, minh bạch thông tin hoạt động để làm cơ sở thuận lợi cho các ngân hàng đánh giá, xem xét, quyết định cho vay./.
 
 
Minh Hoàng
NHNN
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
“Làn sóng số” Agribank
“Làn sóng số” Agribank
12/09/2023 975 lượt xem
Hiện nay, trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) là một trong những ngân hàng tiên phong chuyển đổi số và đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Agribank đã, đang thử nghiệm, lan tỏa mạnh mẽ các công nghệ và mô hình kinh doanh mới, nâng cao trải nghiệm dịch vụ đối với hơn 20 triệu khách hàng đang sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán, hơn 15 triệu khách hàng sử dụng dịch vụ điện tử và 04 triệu khách hàng vay vốn…
Tuyên Quang: Khi cấp ủy, chính quyền cùng làm tín dụng chính sách
Tuyên Quang: Khi cấp ủy, chính quyền cùng làm tín dụng chính sách
08/09/2023 1.181 lượt xem
Trong 8 tháng đầu năm 2023, Ban đại diện NHCSXH tỉnh Tuyên Quang tiếp tục bám sát chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, của tỉnh và HĐQT NHCSXH để cụ thể hóa từng nội dung, ứng dụng phù hợp với điều kiện địa phương, cụ thể:
Đánh giá hoạt động mua, bán nợ thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt và đề xuất giải pháp
Đánh giá hoạt động mua, bán nợ thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt và đề xuất giải pháp
06/09/2023 1.512 lượt xem
Hoạt động mua, bán nợ thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt (TPĐB) là một nghiệp vụ quan trọng của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (viết tắt là Công ty Quản lý tài sản - VAMC) góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế.
Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
31/08/2023 1.878 lượt xem
Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có quy mô nguồn vốn và lao động thấp, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Tiềm năng phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại tỉnh Quảng Bình là lớn và hằng năm đóng góp đáng kể vào GDP toàn tỉnh, nhưng việc tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp này còn hạn chế. Nghiên cứu khảo sát 320 DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nhằm đánh giá khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay của các DNNVV.
Tín dụng chính sách giúp nâng cao đời sống hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại Nghệ An
Tín dụng chính sách giúp nâng cao đời sống hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại Nghệ An
30/08/2023 1.865 lượt xem
Nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025, theo Nghị quyết số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ đã tạo lực đẩy quan trọng giúp hàng ngàn hộ dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Nghệ An thoát nghèo và phát triển kinh tế bền vững.
Agribank góp phần phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Ninh Thuận
Agribank góp phần phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Ninh Thuận
30/08/2023 1.411 lượt xem
Hơn 35 năm đồng hành với sứ mệnh phụng sự “Tam nông”, toàn hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã và đang nỗ lực mang đồng vốn hỗ trợ người nông dân, doanh nghiệp phát triển nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, mang lại lợi nhuận kinh tế và góp phần giúp nhà nông vươn lên làm giàu tại mảnh đất quê hương, phát triển kinh tế địa phương.
Một số giải pháp củng cố và phát triển hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Thái Bình
Một số giải pháp củng cố và phát triển hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Thái Bình
29/08/2023 1.420 lượt xem
Thực hiện Quyết định số 390/TTg ngày 27/7/1993 của Thủ tướng Chính phủ triển khai Đề án thí điểm thành lập Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), Thái Bình là một trong 14 tỉnh, thành phố trong cả nước được Trung ương thí điểm thành lập QTDND. Từ đó đến nay, sau 30 năm hoạt động, hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh Thái Bình không ngừng được củng cố và ngày càng phát triển, thực hiện hiệu quả mục tiêu đề ra là tạo điều kiện hỗ trợ về vốn cho các thành viên phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo thu nhập ổn định, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội địa phương.
Bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, đảm bảo an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân
Bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, đảm bảo an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân
18/08/2023 1.861 lượt xem
Những năm qua, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đã triển khai có hiệu quả các nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi (BHTG) để bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, góp phần đảm bảo an toàn hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) nói chung và các quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) nói riêng. Trong đó, giám sát và kiểm tra được coi là hai nghiệp vụ mũi nhọn đóng vai trò tích cực vào quá trình này.
Giải pháp hỗ trợ tín dụng ngân hàng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo động lực phát triển kinh tế tư nhân ở An Giang
Giải pháp hỗ trợ tín dụng ngân hàng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo động lực phát triển kinh tế tư nhân ở An Giang
18/08/2023 1.959 lượt xem
Vị thế kinh tế tư nhân Việt Nam ngày càng được cải thiện và trở thành nguồn động lực phát triển kinh tế của đất nước. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là một trong những thành phần quan trọng của nền kinh tế, giúp tạo ra công ăn việc làm cho nhiều lao động, đóng góp tương đối lớn vào tăng trưởng GDP.
Agribank Chi nhánh Khánh Hòa quyết liệt triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng
Agribank Chi nhánh Khánh Hòa quyết liệt triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng
09/08/2023 2.504 lượt xem
Trong 6 tháng đầu năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Khánh hòa tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, sự cạnh tranh về lãi suất huy động, lãi suất cho vay giữa các ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn đã diễn ra ngày càng gay gắt. Là chi nhánh ngân hàng thương mại (NHTM) có 100% vốn Nhà nước,...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố
09/08/2023 3.796 lượt xem
Ngày 06/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí Sắc lệnh số 15-SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Theo Điều 4, tổ chức bộ máy Ngân hàng Quốc gia Việt Nam là một hệ thống bao gồm Ngân hàng Trung ương, Ngân hàng Liên khu, ngân hàng tỉnh hay thành phố. Ngân hàng tỉnh hay thành phố chính là tiền thân của hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chi nhánh tỉnh, thành phố hiện nay.
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Khánh Hòa góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Khánh Hòa góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương
09/08/2023 2.574 lượt xem
Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình (Nghị quyết số 11/NQ-CP), Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Khánh Hòa đã có nhiều giải pháp đưa nhanh đồng vốn đến tận tay các đối tượng thụ hưởng, kịp thời đáp ứng nhu cầu đời sống, sản xuất, học tập… góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Agribank - Thương hiệu khẳng định qua các giải thưởng
Agribank - Thương hiệu khẳng định qua các giải thưởng
08/08/2023 2.436 lượt xem
Với quy mô và hoạt động hiệu quả, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) là thương hiệu thường xuyên xuất hiện ở vị trí Top đầu tại các bảng xếp hạng thương hiệu lớn trong nước và quốc tế trong nhiều năm qua.
Hệ thống ngân hàng tỉnh Khánh Hòa tăng cường các giải pháp tháo gỡ khó khăn, phục hồi và phát triển kinh tế địa phương
Hệ thống ngân hàng tỉnh Khánh Hòa tăng cường các giải pháp tháo gỡ khó khăn, phục hồi và phát triển kinh tế địa phương
07/08/2023 2.717 lượt xem
Trong 6 tháng đầu năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa tiếp tục có những chuyển biến tích cực. So với cùng kì năm trước, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 7,86%; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,36%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 17,7%; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 3,1%; doanh thu du lịch tăng gấp 2,3 lần; tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng 7,3%.
Giải pháp tăng cường huy động vốn tiền gửi để thực hiện tín dụng chính sách tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Cần Thơ
Giải pháp tăng cường huy động vốn tiền gửi để thực hiện tín dụng chính sách tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Cần Thơ
21/07/2023 3.268 lượt xem
Vốn tiền gửi có vai trò rất quan trọng đối với các ngân hàng, đặc biệt là Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Sự tăng trưởng ổn định và cân đối của nguồn vốn này giúp NHCSXH chủ động đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, qua đó, góp phần quan trọng thực hiện tín dụng chính sách theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

68.600

69.300

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

68.600

69.300

Vàng SJC 5c

68.500

69.320

Vàng nhẫn 9999

57.050

58.000

Vàng nữ trang 9999

56.900

57.700


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,125 24,495 25,317 26,733 29,360 30,610 160.52 169.95
BIDV 24,180 24,480 25,512 26,712 29,514 30,597 161.34 169.69
VietinBank 24,083 24,503 25,582 26,717 29,748 30,758 161.29 169.24
Agribank 24,140 24,480 25,574 26,287 29,616 30,459 162.17 166.20
Eximbank 24,070 24,490 25,588 26,312 29,657 30,496 162 166.59
ACB 24,140 24,490 25,671 26,315 29,881 30,508 161.79 167.01
Sacombank 24,125 24,485 25,732 26,400 29,927 30,449 162.05 168.63
Techcombank 24,169 24,520 25,380 26,714 29,359 30,663 157.97 170.26
LPBank 24,190 24,750 25,584 26,917 29,886 30,820 160.55 172.08
DongA Bank 24,170 24,470 25,690 26,280 29,790 30,520 160.2 166.9
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
3,00
3,00
3,50
4,50
4,50
5,50
5,50
BIDV
0,10
-
-
-
3,00
3,00
3,50
4,50
4,50
5,50
5,50
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,50
4,50
4,50
5,50
5,50
Cake by VPBank
0,40
-
-
-
4,75
4,75
4,75
7,0
7,10
7,3
6,00
ACB
0,05
0,50
0,50
0,50
3,40
3,50
3,60
5,10
5,30
5,30
5,40
Sacombank
-
-
-
-
3,50
3,60
3,70
5,30
5,60
6,00
6,30
Techcombank
0,10
-
-
-
3,50
3,50
3,70
4,90
4,95
5,50
5,50
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
4,35
4,35
4,35
5,50
5,50
6,30
6,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
4,50
4,50
4,50
6,20
6,30
6,55
6,75
Agribank
0,20
-
-
-
3,00
3,00
3,50
4,50
4,50
5,50
5,50
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
4,00
4,00
4,00
5,00
5,30
5,50
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?