Chứng khoán hóa: Kinh nghiệm triển khai trên thế giới và một số khuyến nghị đối với Việt Nam
02/07/2024 09:11 3.131 lượt xem
Tóm tắt: Trong bối cảnh hội nhập tài chính, Việt Nam cũng cần có những phương thức tài trợ mới nhằm nâng cao hiệu quả phân bổ vốn. Chứng khoán hóa có thể sẽ trở thành một giải pháp tiềm năng nhằm tạo ra kênh dẫn vốn mới cho nền kinh tế, đồng thời góp phần hỗ trợ quản lý rủi ro cho hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, việc triển khai, áp dụng chứng khoán hóa cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Bài viết này nghiên cứu tổng quan về chứng khoán hóa và kinh nghiệm triển khai chứng khoán hóa tại hai nước điển hình trên thế giới là Trung Quốc và Hoa Kỳ, từ đó đưa ra một số khuyến nghị đối với Việt Nam.

Từ khóa: Chứng khoán hóa, quản lý rủi ro, ngân hàng

 
SECURITIZATION: GLOBAL IMPLEMENTATION EXPERIENCE
AND SOME RECOMMENDATIONS FOR VIETNAM

Abstract: In the context of financial integration, Vietnam needs new financing methods to improve capital allocation efficiency. Securitization can become a potential solution to create new capital channels for the economy while also supporting risk management for the banking system. However, the implementation and application of securitization have some potential risks. This article provides an overview of securitization, the experience of implementing securitization in two typical countries, including China and the United States, thereby making some recommendations for Vietnam.

Keywords: Securitization, risk management, banking.
 
1. Tổng quan về chứng khoán hóa

Theo Nghị viện châu Âu, chứng khoán hóa là một kỹ thuật tài chính mà theo đó các tài sản sinh lời có tính đồng nhất cao nhưng thanh khoản thấp được bán cho một bên thứ ba và được bên thứ ba sử dụng làm tài sản thế chấp để phát hành chứng khoán trên thị trường tài chính. Theo Hiệp hội Chứng khoán châu Á và Thị trường tài chính - Asia Securities Industry and Financial Markets Association (2015), chứng khoán hóa nên được coi là một tập hợp các kỹ thuật hoặc công cụ chứ không phải là một sản phẩm cụ thể. Viện CFA (2015) mô tả chứng khoán hóa là quá trình mua tài sản, đặt chúng vào một nhóm và sau đó, bán chứng khoán đại diện cho quyền sở hữu của nhóm. Mặc dù có nhiều định nghĩa về chứng khoán hóa nhưng tựu chung lại có thể hiểu, chứng khoán hóa là quá trình, kỹ thuật gom các tài sản có nhiều điểm tương đồng để phát hành chứng khoán (lấy tài sản đó làm đảm bảo) thông qua một bên thứ ba.



Chứng khoán hóa có thể sẽ trở thành một giải pháp tiềm năng nhằm tạo ra kênh dẫn vốn mới cho nền kinh tế, đồng thời góp phần hỗ trợ quản lý rủi ro cho hệ thống ngân hàng (Nguồn ảnh: Internet)

Về nguyên tắc, bất kỳ loại tài sản nào có dòng tiền ổn định đều có thể được chứng khoán hóa (Jobst, 2008). Điều này có nghĩa là các tài sản chứng khoán hóa có thể là các khoản vay thế chấp, khoản vay thương mại hoặc tiêu dùng, khoản vay mua ô tô, khoản vay doanh nghiệp, khoản phải thu thế chấp nhà ở, khoản phải thu thẻ tín dụng,... Nhìn một cách khái quát, một giao dịch chứng khoán hóa bắt đầu bằng việc đơn vị khởi tạo cung cấp khoản vay cho khách hàng. Sau đó, khoản vay được bán cho bên thứ ba và bên thứ ba sử dụng các khoản vay này làm tài sản thế chấp để phát hành chứng khoán. Định kỳ người vay thanh toán gốc và lãi (thông qua tổ chức phục vụ) cho nhà đầu tư.  

Hình 1: Quy trình đơn giản của một giao dịch chứng khoán hóa

 
2. Kinh nghiệm quốc tế trong triển khai chứng khoán hóa

Tại Trung Quốc

Chứng khoán hóa lần đầu tiên được giới thiệu ở Trung Quốc thông qua một chương trình thí điểm vào năm 2005 và bị đình chỉ vào năm 2008 do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Vào tháng 6/2012, Bộ Tài chính, Ủy ban Quản lý và Giám sát ngân hàng Trung Quốc (CBRC) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã ban hành thông báo khởi động lại chương trình thí điểm chứng khoán hóa trị giá 50 tỉ Nhân dân tệ (7,9 tỉ USD). Vào tháng 8/2013, Chính phủ Trung Quốc đã mở rộng quy mô chứng khoán hóa tài sản bằng cách triển khai thêm một chương trình thí điểm trị giá 200 tỉ Nhân dân tệ (31,6 tỉ USD) (Ngwu, 2016). Loại tài sản chính để chứng khoán hóa ở Trung Quốc là các khoản vay nợ. Ở Trung Quốc, các sản phẩm chứng khoán hóa phải có cấu trúc đơn giản, rõ ràng (Ngwu, 2016).

Hiện tại, không có luật cụ thể nào điều chỉnh hoạt động chứng khoán hóa ở Trung Quốc (Ngwu, 2016). Thay vào đó, có hai chương trình chứng khoán hóa chính do Chính phủ Trung Quốc tài trợ: Chương trình chứng khoán hóa tài sản tín dụng (Credit Asset Securitization Scheme) và Chương trình quản lý đặc biệt tài sản doanh nghiệp (Corporate Asset Special Management Scheme). Chương trình chứng khoán hóa tài sản tín dụng được đồng quản lý bởi PBoC và CBRC. Chương trình quản lý đặc biệt tài sản doanh nghiệp được quản lý bởi Ủy ban Điều tiết chứng khoán Trung Quốc (CSRC) (Chen & Liu, 2015). CBRC chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động chứng khoán hóa của các tổ chức tài chính (như ngân hàng thương mại và các công ty tài chính) và CSRC chịu trách nhiệm về các tổ chức phi tài chính (như công ty cho thuê độc lập, nền tảng thương mại điện tử và nhà cung cấp dịch vụ viễn thông). Tùy thuộc vào loại tổ chức và cơ quan quản lý, có hai loại sản phẩm chứng khoán hóa: (i) Chứng khoán hóa với cấu trúc ủy thác cho mục đích đặc biệt (SPT) và (ii) Chứng khoán hóa với cấu trúc kế hoạch quản lý tài sản (SAMP). Các tổ chức tài chính do CBRC quản lý áp dụng cấu trúc SPT và các tổ chức phi tài chính do CSRC giám sát áp dụng cấu trúc SAMP (Ngwu, 2016).

 
Cấu trúc SPT liên quan đến việc chuyển tài sản sang một quỹ tín thác có mục đích đặc biệt, điều này sẽ tạo ra một nhóm tài sản hỗ trợ cho việc phát hành chứng khoán đảm bảo bằng tài sản. Quỹ tín thác có mục đích đặc biệt này là một tổ chức được tách biệt về mặt pháp lý khỏi những người khởi tạo ban đầu. Chứng khoán phát hành theo cơ cấu SPT được giao dịch trên Thị trường trái phiếu liên ngân hàng quốc gia Trung Quốc (NIBM).

Cấu trúc SAMP bao gồm một kế hoạch quản lý tài sản cụ thể được thiết lập theo quy định hành chính về kinh doanh chứng khoán hóa tài sản của các công ty chứng khoán và công ty con của các công ty quản lý quỹ do CSRC công bố năm 2013. Theo cấu trúc SAMP, tài sản được chuyển từ người khởi tạo sang một tổ chức kế hoạch quản lý tài sản cụ thể. SAMP không được tách biệt về mặt pháp lý khỏi người khởi tạo. Chứng khoán phát hành theo cấu trúc SAMP được giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải/Thâm Quyến. Các nhà đầu tư chứng khoán hóa theo cấu trúc SAMP khó có thể nhận được ý kiến ​​pháp lý rõ ràng về việc mua bán thực sự (ASIFMA, 2015).

Tại Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là quốc gia có thị trường chứng khoán hóa hàng đầu trên thế giới, thường chiếm khoảng 70% - 80% tổng giá trị chứng khoán hóa phát hành trên thế giới. Thị trường chứng khoán hóa Hoa Kỳ chịu tác động tiêu cực bởi khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2008 - 2009. Khối lượng chứng khoán hóa phát hành năm 2008 giảm trên 50% so với thời kỳ phát triển mạnh mẽ trước đó. Thị trường chứng khoán hóa mặc dù hồi phục vào những năm sau đó, nhưng chỉ đến năm 2020, giá trị chứng khoán hóa phát hành mới vượt mức trước khủng hoảng, đạt trên 4.000 tỉ USD. Nhiều ý kiến cho rằng, khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2008 - 2009 bắt nguồn từ Hoa Kỳ là bắt nguồn từ sản phẩm chứng khoán hóa thế chấp bởi các khoản vay mua nhà dưới chuẩn. Các khoản vay này đến từ các khách hàng có mức tín nhiệm thấp, thu nhập không đủ khả năng thanh toán khoản vay và vốn tự có đóng góp vào khoản vay thấp. Theo đó, khi thị trường bất động sản sụt giảm, người mua nhà không có khả năng thanh toán khoản vay trong khi giá trị đảm bảo là ngôi nhà bị sụt giảm mạnh, khiến nhà đầu tư bị thua lỗ trầm trọng. Phản ứng dây chuyền đã kéo theo sự sụp đổ của thị trường tài chính Hoa Kỳ và toàn cầu giai đoạn 2008 - 2009. Tuy nhiên, nếu xem xét một cách đầy đủ, cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ chứng khoán hóa các khoản vay mua nhà dưới chuẩn còn có sự đóng góp của nhiều yếu tố khác như: (i) Quá trình chứng khoán hóa tạo ra các sản phẩm chứng khoán hóa phức tạp, tính pháp lý không rõ ràng. Điều này gây ra thiệt hại cho nhà đầu tư khi rủi ro xảy ra; (ii) Chứng khoán hóa được các tổ chức định hạng xếp hạng tín nhiệm xếp hạng quá cao so với rủi ro tín dụng sẵn có của nó; (iii) Chính sách tiền tệ nới lỏng quá mức, tạo ra dòng tiền lớn chảy vào các sản phẩm chứng khoán hóa.

Để hạn chế các bất cập này, cơ quan quản lý Hoa Kỳ đã đưa ra hàng loạt các giải pháp để giảm bớt rủi ro đối với các sản phẩm chứng khoán hóa. Cụ thể, Luật Bảo vệ nhà đầu tư và cải tổ Wall Street Dodd Frank (the Dodd - Frank Wall Street Reform and Consumer Protection Act - the Dodd Frank Act) được ban hành tháng 7/2010 được coi là cải tổ pháp lý tổng thể và mạnh mẽ nhất đối thị trường chứng khoán hóa Hoa Kỳ. Luật Dodd Frank đưa ra khung cơ bản cho những thay đổi của thị trường chứng khoán hóa, sau đó, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ chi tiết hóa để triển khai trên thực tế. Những giải pháp để giảm bớt rủi ro bao gồm tăng cường minh bạch thông tin, gia tăng kết nối lợi ích giữa các chủ thể tham gia chứng khoán hóa, giảm bớt sự phụ thuộc vào xếp hạng tín dụng.

3. Một số khuyến nghị đối với Việt Nam

Sau khi nghiên cứu tổng quan về chứng khoán hóa, kinh nghiệm triển khai tại Trung Quốc và Hoa Kỳ, tác giả bài viết xin đưa ra một số khuyến nghị đối với Việt Nam như sau:

Thứ nhất, xây dựng cơ chế thử nghiệm cho các đợt phát hành chứng khoán hóa và từng bước hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường chứng khoán hóa. Kinh nghiệm từ Trung Quốc cho thấy, thị trường chứng khoán hóa bùng nổ mạnh mẽ từ sau các đợt phát hành chứng khoán hóa thí điểm. Theo đó, Việt Nam cần mạnh dạn vừa thí điểm, thăm dò nhu cầu thị trường, song song với đó là hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường chứng khoán hóa.

Thứ hai, tham khảo khung pháp lý của Hoa Kỳ để xây dựng thị trường chứng khoán hóa chặt chẽ, giảm thiểu rủi ro. Như đã đề cập, đây là quốc gia có thị trường chứng khoán hóa phát triển, đã thực hiện nhiều cải tổ cho chứng khoán hóa sau bài học lớn từ khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2008 - 2009. Các bài học quý báu về tăng cường minh bạch thông tin, gia tăng kết nối lợi ích giữa các chủ thể tham gia chứng khoán hóa, giảm bớt sự phụ thuộc vào xếp hạng tín dụng… cần phải được xem xét để có thể áp dụng tại Việt Nam.

Thứ ba, xem xét phương án xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam thông qua chứng khoán hóa. Mặc dù tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhưng chứng khoán hóa nợ xấu vẫn được coi là một trong những giải pháp được áp dụng tại Trung Quốc. Đây được coi là xu thế tại nhiều nước trên thế giới và bài toán đặt ra là cần hoàn thiện khung pháp lý để cho giải pháp này có tính khả thi hơn và bớt rủi ro hơn tại Việt Nam, trước mắt thí điểm áp dụng cho nợ xấu của các ngân hàng thương mại nhà nước (tương tự như Trung Quốc).

Thứ tư, Việt Nam cần nhất quán, thống nhất phát triển một thị trường chứng khoán hóa duy nhất. Kinh nghiệm từ Trung Quốc cho thấy, các phân ngách thị trường rất khác nhau về quy định pháp lý, cơ quan quản lý, cấu trúc thị trường… theo đó, việc kiểm soát rủi ro sẽ khó khăn hơn. Do vậy, cần phải có khung pháp lý thống nhất cho chứng khoán hóa để tạo ra một thị trường chứng khoán hóa lớn hơn, sâu hơn và thanh khoản cao hơn.

Thứ năm, xem xét hình thành cơ quan cho vay tái thế chấp nhà ở quốc gia. Kinh nghiệm nghiên cứu thị trường Hoa Kỳ cho thấy, chứng khoán hóa được đảm bảo bằng cho vay nhà ở thường là khởi điểm cho thị trường chứng khoán hóa và hiện chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng khối lượng chứng khoán hóa phát hành/lưu hành trên thị trường. Vì vậy, cần hoàn thiện khung pháp lý, tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia thị trường này hình thành và phát triển.

Cuối cùng, tăng cường quản lý rủi ro đạo đức đối với các giao dịch chứng khoán hóa, đặc biệt đối với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm. Điều này có thể thực hiện thông qua tăng cường giám sát hoạt động của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, yêu cầu chặt chẽ về công bố thông tin đối với các đợt định hạng tín nhiệm, hướng tới giải pháp nhà đầu tư chi trả phí định hạng tín nhiệm. Ngoài ra, nhà đầu tư cần tăng cường năng lực thẩm định khi đầu tư vào các sản phẩm chứng khoán hóa, thay vì phụ thuộc vào kết quả định hạng tín nhiệm. Đối với nhà đầu tư là các ngân hàng thương mại thì cần sử dụng xếp hạng tín dụng nội bộ, giảm sự phụ thuộc xếp hạng rủi ro đối với chứng khoán hóa dựa vào kết quả định hạng tín nhiệm.

Tài liệu tham khảo:

1. ASIFMA- Asia Securities Industry and Financial Markets Association (2015), Securitization in Asia 2015 (Report).
2. CFA Institute (2015), CFA Level I Volume 5 Equity and Fixed Income. Wiley Global Finance.
3. Chen J.H. & Liu H.P. (2015), Securitization in China – overview and issues: Can China develop a viable cross-border securitization market.
4. Jobst A. (2008), Back to basic: What is securitization?, Finance and Development - International Monetary Fund.
5. International Finance Corporation (2004), Securitization: Key Legal and Regulatory Issues.
6. Ngwu F.N. (2016), Regulation of Securitization in China: Learning from the US Experience, Research in International Business and Finance.
7. Securities Industry and Financial Markets Association (2015), U.S Securitization year in review 2015.
8. Wang S. (2013), Developments in the Chinese securitization market, China-EU Law Journal, 3, pp. 275-287.

 
ThS. Ngô Hồng Hạnh
Trường Đại học Phenikaa
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Nhà đầu tư chứng khoán phải cập nhật thông tin tài khoản trước ngày 01/01/2025
Nhà đầu tư chứng khoán phải cập nhật thông tin tài khoản trước ngày 01/01/2025
03/10/2024 08:28 50 lượt xem
Sau ngày 01/01/2025, các công ty chứng khoán sẽ dừng cung cấp dịch vụ cho những khách hàng không cập nhật căn cước công dân, chuẩn hóa thông tin tài khoản.
Xác định giá trái phiếu bằng phương pháp không cơ hội mua bán song hành
Xác định giá trái phiếu bằng phương pháp không cơ hội mua bán song hành
25/09/2024 08:28 416 lượt xem
Định giá là quá trình xác định giá trị hợp lý của một tài sản tài chính. Quá trình này còn được gọi là “xác định giá trị” hoặc “định giá” tài sản tài chính.
Quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng: Bất cập và kiến nghị hoàn thiện
Quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng: Bất cập và kiến nghị hoàn thiện
07/09/2024 13:26 1.329 lượt xem
Bài viết nghiên cứu về các bất cập và đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng.
Tỷ giá hạ nhiệt là điểm tựa cho thị trường chứng khoán hồi phục
Tỷ giá hạ nhiệt là điểm tựa cho thị trường chứng khoán hồi phục
05/09/2024 08:04 1.340 lượt xem
Tỷ giá hạ nhiệt là một trong những yếu tố quan trọng hỗ trợ thị trường chứng khoán trong thời gian tới, thu hút dòng vốn ngoại quay trở lại.
Thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư trong hoạt động môi giới chứng khoán và một số kiến nghị hoàn thiện
Thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư trong hoạt động môi giới chứng khoán và một số kiến nghị hoàn thiện
01/08/2024 10:06 3.101 lượt xem
Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư trong hoạt động môi giới chứng khoán là vấn đề quan trọng và cấp thiết bởi điều này giúp đảm bảo quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư chứng khoán khi sử dụng dịch vụ môi giới.
Dư nợ cho vay ký quỹ của các công ty chứng khoán tăng kỷ lục
Dư nợ cho vay ký quỹ của các công ty chứng khoán tăng kỷ lục
26/07/2024 08:10 3.223 lượt xem
Tính đến 30/6/2024, dư nợ cho vay giao dịch ký quỹ (margin) của các công ty chứng khoán đạt gần 219 nghìn tỷ đồng, tăng 53,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Yêu cầu các công ty chứng khoán, các công ty quản lý quỹ bảo đảm an toàn thông tin
Yêu cầu các công ty chứng khoán, các công ty quản lý quỹ bảo đảm an toàn thông tin
03/06/2024 08:00 3.261 lượt xem
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành Công văn số 3351/UBCK-CNTT yêu cầu các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng phục vụ các hoạt động giao dịch chứng khoán.
Dư địa tăng trưởng trái phiếu xanh Việt Nam còn rất lớn
Dư địa tăng trưởng trái phiếu xanh Việt Nam còn rất lớn
12/04/2024 10:05 5.404 lượt xem
Nhu cầu huy động vốn từ phát hành trái phiếu xanh phục vụ dự án bảo vệ môi trường là rất lớn, tuy nhiên mới chỉ có 19 trái phiếu xanh được phát hành giai đoạn 2018-2023.
Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2024: Triển vọng tích cực
Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2024: Triển vọng tích cực
26/03/2024 16:41 25.656 lượt xem
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua năm 2023 đầy biến động, tuy nhiên, vẫn kết thúc với những dấu hiệu tích cực. Năm 2024 được dự đoán sẽ tiếp tục là một năm đầy triển vọng với sự phục hồi kinh tế toàn cầu và những chính sách hỗ trợ mạnh mẽ từ phía Chính phủ.
Chuyển đổi số để cải cách hiệu quả các thủ tục hành chính lĩnh vực chứng khoán
Chuyển đổi số để cải cách hiệu quả các thủ tục hành chính lĩnh vực chứng khoán
12/03/2024 08:01 5.710 lượt xem
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành Quyết định số 67/QĐ-UBCK về kế hoạch cải cách thủ tục hành chính năm 2024, trong đó phấn đấu có tối thiểu 70% thủ tục hành chính có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được triển khai thanh toán trực tuyến.
Nâng hạng thị trường chứng khoán, hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
Nâng hạng thị trường chứng khoán, hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
06/03/2024 08:28 6.721 lượt xem
Có 2 vấn đề cần được tháo gỡ để thị trường chứng khoán được FTSE Russell nâng hạng, đó là yêu cầu ký quỹ trước giao dịch và giới hạn sở hữu nước ngoài.
Chứng khoán vận hành Hệ thống công bố thông tin một đầu mối kể từ 8/3
Chứng khoán vận hành Hệ thống công bố thông tin một đầu mối kể từ 8/3
05/03/2024 09:56 5.134 lượt xem
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, từ 8/3/2024 sẽ vận hành Hệ thống công bố thông tin một đầu mối áp dụng đối với tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán. Trước mắt, sẽ áp dụng đối với các tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
Thị trường chứng khoán quốc tế, Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024
Thị trường chứng khoán quốc tế, Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024
04/01/2024 08:53 10.381 lượt xem
Thị trường chứng khoán toàn cầu năm 2023 tăng trưởng vượt trội tại các thị trường chứng khoán lớn như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, trong khi thị trường chứng khoán Trung Quốc tăng trưởng suy giảm, thị trường chứng khoán châu Âu tăng với tốc độ vừa phải.
Tháng 11: Thị trường cổ phiếu niêm yết tăng 9,5%
Tháng 11: Thị trường cổ phiếu niêm yết tăng 9,5%
05/12/2023 11:18 6.048 lượt xem
Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX): Tháng 11/2023, thị trường cổ phiếu niêm yết tại HNX có xu hướng tăng sau 2 tháng giảm điểm liên tiếp, chỉ số HNX Index có các phiên tăng điểm khá mạnh trong đầu tháng 11 và đóng cửa ở mức 226,15 điểm, tăng 9,5% so với cuối tháng 10/2023.
Chung tay thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển ổn định, bền vững
Chung tay thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển ổn định, bền vững
02/11/2023 08:03 5.776 lượt xem
Nhằm hạn chế những bất ổn và thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát triển ổn định, bền vững, thời gian qua, Chính phủ, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

82.000

84.000

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

82.000

84.000

Vàng SJC 5c

82.000

84.020

Vàng nhẫn 9999

81.500

82.900

Vàng nữ trang 9999

81.450

82.600


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,390 24,760 26,736 28,203 31,890 33,247 164.66 174.25
BIDV 24,440 24,780 26,995 28,221 32,340 33,284 167 174.48
VietinBank 24,432 24,772 27,007 28,207 32,348 33,358 167.10 174.85
Agribank 24,410 24,770 26,908 28,135 32,121 33,244 166.11 174.58
Eximbank 24,420 24,840 27,012 27,989 32,260 33,384 167.74 173.82
ACB 24,420 24,770 26,930 27,868 32,227 33,217 167.81 174.53
Sacombank 24,430 24,760 27,103 27,955 32,386 33,203 167.36 174.38
Techcombank 24,428 24,821 26,755 28,110 31,879 33,213 164.56 177.07
LPBank 24,215 25,000 26,864 28,487 32,413 33,391 166.18 177.93
DongA Bank 24,450 24,770 27,120 27,870 32,260 33,230 165.30 172.90
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
2,20
2,20
2,50
3,50
3,50
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,60
3,60
3,60
4,90
4,90
5,30
5,20
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?