Hệ thống tiền tệ trong tương lai
10/08/2022 4.062 lượt xem
Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) cho biết1, thế giới ghi nhận trên 2 tỷ lượt giao dịch điện tử được thực hiện mỗi ngày, chủ yếu là để thanh toán hàng hóa - dịch vụ, gửi tiền, cho vay và tham gia nhiều giao dịch tài chính khác. Khi tham gia giao dịch điện tử, người sử dụng lệ thuộc vào hệ thống tiền tệ - tập hợp các định chế và trung gian tài chính hỗ trợ nghiệp vụ trao đổi tiền tệ. 

Trung tâm của hệ thống tiền tệ là ngân hàng trung ương (NHTW), với vai trò phát hành tiền và duy trì những chức năng cốt lõi. Tuy nhiên, NHTW không hoạt động đơn độc mà có sự phân chia lao động với các ngân hàng thương mại và đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán (Payment Service Providers - PSPs) - triển khai hàng loạt quy trình thanh toán cơ bản và cung cấp dịch vụ trực tiếp cho khách hàng. Sự phân công vai trò này đã tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng với sự tham gia đầy nhiệt huyết và sáng tạo của khu vực tư nhân vào việc cung cấp dịch vụ thanh toán. Thực tế cho thấy, đổi mới trong khu vực tư nhân đã mang lại lợi ích cho xã hội nhờ được xây dựng dựa trên nền tảng vững chắc của NHTW.

Với trung tâm là NHTW, hệ thống tiền tệ của thế giới đã đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, đổi mới điện tử đang mở rộng ranh giới về khả năng của công nghệ, đặt ra những đòi hỏi mới đối với hệ thống tiền tệ.

Những sáng kiến đổi mới lớn như trong thế giới tiền ảo, đã kéo theo khuynh hướng cấp tiến. Trong khi đó, thế giới tiền ảo được xây dựng dựa trên tiền đề phân cấp, không lệ thuộc vào tiền NHTW và các trung gian tin cậy. Tài chính phi tập trung (DeFi) tìm cách mô phỏng (sao chép) dịch vụ tài chính thông thường vào thế giới tiền ảo. Những dịch vụ này được hỗ trợ bởi đổi mới như khả năng lập trình và tương tác trên nền tảng chuỗi khối không cần cấp phép (chuỗi khối mở), cho phép tiến hành các giao dịch 24/7 trên phạm vi toàn cầu.

Tuy nhiên, những sự kiện gần đây bộc lộ sự khác biệt khá lớn giữa tầm nhìn và thực tế tiền ảo. Sự kiện TerraUSD stablecoin và coin Luna song sinh sụp đổ cho thấy, những yếu kém của hệ thống chỉ duy trì bằng cách bán coin cho hoạt động đầu cơ. Ngoài ra, một vấn đề trở nên rõ ràng là, tiền ảo và DeFi có những hạn chế rất lớn về mặt cơ cấu - nó cản trở hệ thống này trong việc đạt được mức độ hiệu quả, tính ổn định hay vẹn toàn cần thiết đối với một hệ thống tiền tệ thích hợp. Cụ thể là, thế giới tiền ảo thiếu “mỏ neo” danh nghĩa, mặc dù nó cố gắng nhập khẩu thông qua stablecoins, nhưng không hiệu quả. Nếu không đảm bảo an ninh mạng, việc áp dụng có xu hướng phân đoạn và không thể tiến triển được, nguyên nhân là do tình trạng tắc nghẽn và mức phí quá cao. Thay vào đó, hoạt động của hệ thống song song này được duy trì nhờ làn sóng đầu cơ nắm giữ coin. Cuối cùng, nhiều vấn đề đáng lo ngại về vai trò của các trung gian không được điều chỉnh trong hệ thống này. Do rất khó thay đổi, những khiếm khuyết cơ cấu này dường như không thể đáp ứng quy định pháp lý, chưa nói đến những điều chỉnh mang tính kỹ thuật. Nguyên nhân là do nó phản ánh những hạn chế cố hữu của một hệ thống phân cấp được thiết lập dựa trên các chuỗi khối mở.

Trở lại với hiệu ứng mạng lưới, tiền điện tử của NHTW (CBDCs) và hệ thống thanh toán nhanh (FPS) được đánh giá là phục vụ tốt lợi ích cộng đồng nhờ có nhiều thuận lợi và chi phí thấp, trong khi vẫn duy trì được tính vẹn toàn của hệ thống. Công nghệ sổ cái phân tán (Distributed Ledger Technology - DLT) cũng có thể đóng vai trò tích cực, như khi các NHTW cùng phối hợp trong việc sắp xếp multi-CBDC. Hành lang thanh toán mới này tương xứng đầy đủ với khả năng lập trình, tương tác và mã hóa để hỗ trợ các hoạt động thanh toán an toàn, hiệu quả với chi phí thấp, cả ở trong nước và qua biên giới. Theo hướng này, hệ thống tiền tệ trong tương lai sẽ thích ứng, cho phép khu vực tư nhân phát huy sáng kiến và đổi mới, trong khi tránh được nguy cơ thoái trào tiền ảo. Những sáng kiến này có thể sẽ mở ra chương mới về hệ thống tiền tệ toàn cầu.    
 
Yêu cầu đối với hệ thống tiền tệ

Về khái niệm, hệ thống tiền tệ là tập hợp các định chế và cách thức tổ chức để hỗ trợ trao đổi tiền tệ. Để đảm bảo an toàn và ổn định hệ thống, tiền phải thực hiện được ba chức năng cơ bản: Là đơn vị kế toán; phương tiện trao đổi; và tích trữ giá trị.

Hệ thống tiền tệ phải hoạt động hiệu quả, tạo điều kiện thực hiện các giao dịch thanh toán một cách nhanh chóng và chi phí thấp. Cần mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ thanh toán cơ bản với chi phí hợp lý, nhất là các tài khoản giao dịch, góp phần lan tỏa lợi ích của các hoạt động kinh tế và thúc đẩy phổ cập tài chính. Ngoài ra, hệ thống tiền tệ phải bảo vệ quyền riêng tư và cho phép người dùng kiểm soát các dữ liệu tài chính của họ. Hệ thống tiền tệ cũng cần bảo vệ tính vẹn toàn hệ thống, bằng cách chống lại những hoạt động phi pháp như rửa tiền, gian lận và tài trợ khủng bố. Ngoài ra, hệ thống tiền tệ cần tiến triển theo những thay đổi mang tính cơ cấu trong nền kinh tế và hoạt động xã hội. Nói ngắn gọn, hệ thống tiền tệ phải có khả năng thích ứng, đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai; phải hòa hợp với những thay đổi về công nghệ và đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và cá nhân, đồng thời thúc đẩy cạnh tranh và đổi mới. Để phục vụ một thế giới ngày càng hội nhập và kết nối, hệ thống tiền tệ phải là hệ thống mở, linh hoạt, có khả năng tương tác cả ở trong nước và qua biên giới.  

Hệ thống tiền tệ ngày nay đang hướng tới những mục tiêu trên, nhưng vẫn còn một số việc cần làm. Những thay đổi về nhu cầu của người dùng và sự chuyển dịch đồng thời về công nghệ đã chỉ ra những lĩnh vực cần cải thiện. Hiện nay, dịch vụ thanh toán đôi khi còn cồng kềnh và chi phí cao, một phần là do thiếu cạnh tranh. Thanh toán qua biên giới quá đắt đỏ, mập mờ và chậm chạp, thường đòi hỏi có sự tham gia của một số ngân hàng để dàn xếp một giao dịch, sử dụng những sổ cái được thiết lập dựa trên công nghệ khác nhau. Ngoài ra, một tỷ trọng lớn số người trưởng thành chưa tiếp cận được các công cụ thanh toán điện tử, kể cả tại các nước phát triển. Trong khi đó, nền kinh tế số tiến triển không ngừng, và đòi hỏi hệ thống tiền tệ cho phép mọi người thực hiện các giao dịch tài chính trong nước và quốc tế một cách an toàn, lành mạnh và hiệu quả.

Bài học rút ra từ tiền ảo

Về tổng thể, khu vực tiền ảo mở ra tia hy vọng về khả năng công nghệ đầy hứa hẹn, nhưng không thể hoàn tất được các mục tiêu rất cao của hệ thống tiền tệ số hóa. Nó bị thiệt hại từ những thiếu sót cố hữu về tính ổn định, hiệu quả, trách nhiệm giải trình và nhất quán (vẹn toàn) - những hạn chế này chỉ được khắc phục phần nào thông qua việc hoàn thiện các quy định quản lý và điều chỉnh. Về cơ bản, tiền ảo và stablecoins dẫn đến một hệ thống tiền tệ phân đoạn và mong manh. Trầm trọng hơn, những khiếm khuyết này bắt nguồn từ các động cơ kinh tế, chứ không bắt nguồn từ yêu cầu kỹ thuật bắt buộc. Những nhược điểm này vẫn tồn tại, thậm chí khi các quy định điều chỉnh và giám sát xử lý những vấn đề về bất ổn tài chính và rủi ro thiệt hại tiềm tàng về tiền ảo. 

Nhiệm vụ không chỉ dừng lại ở chỗ thúc đẩy các chức năng bổ ích như khả năng lập trình, tương tác và mã hóa, mà xây dựng và củng cố nó trên những nền tảng an toàn hơn, qua đó có thể tận dụng vòng tròn tích cực của các hiệu ứng mạng lưới. Các NHTW có thể cung cấp những nền tảng cơ bản này và đang hoạt động tích cực để định hình hệ thống tiền tệ trong tương lai. Để phục vụ lợi ích cộng đồng, các NHTW đang nắm bắt những cấu thành tốt nhất của công nghệ mới và tăng cường các nỗ lực để điều chỉnh thế giới tiền ảo và khắc phục những hạn chế trước mắt của nó.

Tầm nhìn của hệ thống tiền tệ tương lai

Trong tương lai, hệ thống tiền tệ có thể kết hợp các năng lực công nghệ mới mà tiền NHTW là hạt nhân. Bắt nguồn từ niềm tin vào tiền tệ, có thể thu được lợi ích của công nghệ số tiên tiến thông qua khả năng tương tác và hiệu ứng mạng lưới, cho phép các hệ thống thanh toán phục vụ nền kinh tế thực. Vì thế, hệ thống này có thể thích ứng với những nhu cầu mới phát sinh - trong khi đảm bảo tính riêng biệt của đồng tiền trong các hoạt động hiện đại và sáng tạo.

NHTW có bốn vai trò quan trọng: (i) Phát hành tiền NHTW (M0) - đơn vị kế toán trong nền kinh tế; (ii) Cung cấp phương tiện thanh toán cuối cùng bằng cách sử dụng bảng cân đối kế toán; (iii) Đảm bảo đủ lượng thanh khoản cần thiết để hệ thống thanh toán vận hành thông suốt; (iv) Bảo vệ tính vẹn toàn của hệ thống thanh toán thông qua các công cụ quản lý, điều hành, giám sát hệ thống ngân hàng.

Hệ thống tiền tệ trong tương lai sẽ được hình thành dựa vào những vai trò trên đây của NHTW nhằm phân phối quy mô đầy đủ về năng lực của tiền NHTW và các loại hình dịch vụ mới. Những ứng dụng mới của tư nhân sẽ được vận hành dựa trên M0 (chứ không phải stablecoins) - như CBDCs bán buôn, bán lẻ và thông qua FPS bán lẻ được lựa chọn trong bảng cân đối kế toán của NHTW. Vì thế, những sáng kiến mới của NHTW có thể hỗ trợ hàng loạt hoạt động mới.

Các cấu thành của hệ thống tiền tệ tương lai

Hệ thống tiền tệ trong tương lai sẽ được hình thành dựa trên việc phân chia vai trò giữa NHTW và các thực thể tư nhân (cung cấp dịch vụ trực tiếp cho khách hàng). Đứng đầu trong việc phân công lao động truyền thống này là những tiêu chuẩn mới như các giao diện lập trình ứng dụng (Application Programming Interfaces - APIs) - đóng vai trò thúc đẩy khả năng tương tác dịch vụ và hiệu ứng mạng lưới liên quan. Tiếp theo là năng lực của công nghệ tiên tiến, bao gồm khả năng lập trình, tương tác và mã hóa - đây là những yếu tố liên quan với thế giới tiền ảo.

Tầm nhìn này bao gồm các cấu thành bán buôn và bán lẻ, tạo điều kiện hình thành những đặc tính mới.

Ở cấp bán buôn, CBDCs có thể cung cấp năng lực mới và cho phép thực hiện giao dịch giữa các định chế tài chính - đây là những giao dịch vượt quá phương tiện dự trữ truyền thống của NHTW. Dựa trên công nghệ DLT, các giao dịch bán buôn CBDCs được tiến hành tự động theo lập trình đề ra. Nó cho phép phối hợp và xử lý vô số chức năng khác nhau, tạo thuận lợi cho việc dàn xếp các giao dịch. Những năng lực mới này không chỉ cho phép mở rộng các loại hình giao dịch, mà còn tạo điều kiện tiến hành các giao dịch giữa hàng loạt trung gian tài chính. CBDCs bán buôn cũng hoạt động phối hợp qua biên giới, thông qua việc sắp xếp các CBDC đa dạng, bao gồm nhiều NHTW và đồng tiền khác nhau.

Trong chức năng mới của CBDCs bán buôn, phải kể đến một bộ ứng dụng mới - được hình thành từ việc mã hóa bí mật dữ liệu tiền gửi (M1) và những dạng thức khác của đồng tiền trong mạng lưới DLT. Vai trò của các trung gian trong việc dàn xếp các giao dịch là một trong những thuận lợi cơ bản trong lịch sử đồng tiền, tìm ra cội nguồn về vai trò của ngân hàng ký thác tại châu Âu trong lịch sử NHTW. Tiền gửi ngân hàng được sử dụng làm phương tiện thanh toán giữa bên gửi tiền và bên nhận tiền. Việc mã hóa tiền gửi sử dụng nguyên lý này và diễn giải nghiệp vụ DLT bằng cách mã hóa tiền gửi trên nền tảng DLT và sắp xếp tiền gửi này theo phương pháp phân cấp; có thể hỗ trợ những phương thức trao đổi mới, bao gồm chứng khoán và tài sản thực, cho phép mở rộng các loại hình dịch vụ tài chính mới ngoài phạm vi thanh toán.

Ở cấp bán lẻ, nhờ cải tiến năng lực, các trung gian tài chính đã cải thiện khả năng tương tác giữa các nền tảng dịch vụ khách hàng. Trọng tâm của khả năng tương tác này là APIs, cho phép người dùng một nền tảng dịch vụ nào đó dễ dàng giao tiếp và truyền lệnh sang nền tảng dịch vụ kết nối khác.

Cụ thể là, FPS bán lẻ tạo ra đặc điểm cốt lõi khác của hệ thống tiền tệ trong tương lai. FPS bán lẻ là hệ thống mà việc truyền tải tin nhắn thanh toán và nguồn tài chính có sẵn trong hệ thống này có thể đáp ứng nhu cầu thanh toán tại mọi thời điểm trong ngày, phần lớn do NHTW vận hành. CBDCs bán lẻ là một chủng loại CBDC, mà các cá nhân và doanh nghiệp có thể tiếp cận trực tiếp. Cả CBDCs và FPS đều cho phép thực hiện thanh toán tức thì giữa các khách hàng cuối cùng, thông qua hàng loạt giao diện PSP tư nhân. Vì thế, nó được thiết lập trong hệ thống NHTW hai cấp và PSP tư nhân. CBDCs và FPS chia sẻ nhiều đặc tính cốt lõi tiếp theo, và vì thế được cho là sẽ nằm trong bảng biến thiên. Cả hai được hỗ trợ bởi cấu trúc dữ liệu với nhận dạng điện tử và APIs, cho phép trao đổi dữ liệu một cách an toàn, và người dùng có thể kiểm soát các dữ liệu tài chính. Bằng cách cung cấp nền tảng mở, CBDCs khuyến khích cạnh tranh và nâng cao năng lực giữa PSPs trong khu vực tư nhân, góp phần giảm chi phí dịch vụ thanh toán và tăng cường phổ cập tài chính số cho những khách hàng chưa tiếp cận được với thanh toán điện tử.

Ẩn dụ về hệ thống tiền tệ tương lai

Biểu tượng của hệ thống tiền tệ tương lai là một cây mà thân của nó là NHTW, tượng trưng cho sự hỗ trợ vững chắc của NHTW và nguyên lý hình thành hệ thống tiền tệ này.

Hệ thống tiền tệ dựa trên tiền NHTW hỗ trợ việc đa dạng hóa các chức năng và hệ sinh thái của những người tham gia; trong hệ sinh thái này, PSPs tư nhân thể hiện khả năng sáng tạo riêng có trong dịch vụ khách hàng. Trong đó, lợi ích cơ bản là vòng tròn hiệu ứng mạng lưới sẽ được hình thành từ cấu trúc dữ liệu này, bao gồm nhận dạng điện tử và APIs, cho phép tương tác trong nước và qua biên giới.

Với phép ẩn dụ này, hệ thống tiền tệ toàn cầu được ví như một khu rừng, mà tán rừng sẽ tạo thuận lợi cho các hoạt động tiền tệ qua biên giới. Dưới tán rừng này, kết cấu hạ tầng như các nền tảng multi-CBDC là những cấu thành mới trong hệ thống.

Đổi mới sẽ tiến triển không ngừng, và cây không thể duy trì hệ sinh thái sôi động nếu thân cây không to khỏe, đây là điều kiện tiên quyết để đổi mới tư nhân và phục vụ lợi ích chung. Công việc đang diễn ra tại các NHTW là chỉ ra cách thức mà kết cấu hạ tầng công có thể cải tiến hệ thống thanh toán, tận dụng những lợi thế của đồng tiền số. Trong hoạt động ngân hàng mở, các nỗ lực tiếp tục cải cách CBDCs (cả bán buôn và bán lẻ), FPS và những cải cách khác cho thấy cách thức mà các NHTW có thể hỗ trợ nâng cao khả năng tương tác và quản trị dữ liệu. Trong việc đáp ứng lợi ích chung, NHTW không thực hiện đơn lẻ, mà phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan và khu vực tư nhân.

CBDCs bán buôn và đồng tiền mã hóa

CBDC là công cụ thanh toán điện tử, đặc trưng cho đơn vị kế toán quốc gia, và thể hiện nghĩa vụ trực tiếp của NHTW. Gần đây, các mối quan tâm tập trung vào CBDCs bán lẻ, mà các cá nhân và doanh nghiệp có thể tiếp cận. Tuy nhiên, CBDCs bán buôn cũng đưa ra những chức năng mới về thanh toán và giới thiệu tới nhiều trung gian tài chính hơn so với các ngân hàng thương mại, có thể tạo ra những cơ hội rất lớn để triển khai những sáng kiến mới của khu vực tư nhân trong lĩnh vực dịch vụ tài chính. CBDCs bán buôn có thể cho phép các trung gian tài chính tiếp cận những năng lực tài chính mới mà không cần đến tiền dự trữ của các ngân hàng thương mại gửi tại NHTW. Đây là thuận lợi đặc biệt đối với các mạng lưới DLT, mà người tham gia mạng lưới phân cấp có thể tiếp cận sổ cái chia sẻ. 

Một lợi ích của CBDCs bán buôn là, có thể đáp ứng nhu cầu của nhiều trung gian  hơn so với các ngân hàng thương mại trong nước. Việc cho phép PSPs phi ngân hàng giao dịch CBDC có thể nâng cao tính cạnh tranh và sôi động hơn.

CBDCs bán lẻ và FPS

CBDCs bán lẻ và FPS bán lẻ có nhiều điểm tương đồng: CBDCs bán lẻ chuẩn bị sẵn lượng tiền điện tử NHTW cho các cá nhân và doanh nghiệp, trong đó các ngân hàng và PSPs phi ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán bán lẻ cho khách hàng. Điểm khác biệt cơ bản so với FPS là, CBDCs là công cụ mà NHTW có trách nhiệm cung cấp. Vì thế, CBDCs bán lẻ đôi khi được coi là “tiền mặt điện tử” - hình thức tiền tệ khác mà NHTW phát hành cho công chúng. Nhiều FPS bán lẻ do NHTW vận hành và công cụ dự kiến để trao đổi là trái quyền của các định chế tư nhân (ví dụ, tiền gửi ngân hàng hay tiền điện tử). Tuy nhiên, cả CBDCs bán lẻ và FPS bán lẻ hình thành theo cấu trúc dữ liệu chung với APIs, qua đó đảm bảo trao đổi dữ liệu an toàn và có khả năng tương tác giữa các ngân hàng và PSPs phi ngân hàng khác nhau. Cả hai đều có đặc điểm là nhanh chóng và tiện lợi, do việc chuyển tiền phát sinh trong thời gian thực và gần như liên tục 24/7.

Khác với tiền ảo, CBDCs bán lẻ và FPS bán lẻ cho phép tạo ra vòng tròn hiệu ứng mạng lưới tích cực với nhiều người sử dụng, dịch vụ tốt hơn và chi phí thấp. Với nhiệm vụ rõ ràng, các NHTW có thể thiết kế các hệ thống nhằm đáp ứng mục tiêu đề ra từ cơ sở. Một hệ thống thanh toán dựa trên khả năng tương tác dịch vụ do PSPs tư nhân cung cấp theo cơ chế cạnh tranh có thể là thách thức đối với khu vực ngân hàng tập trung và giảm chi phí thanh toán cho người sử dụng cuối cùng. FPS bán lẻ cũng có những tiến bộ ấn tượng trong việc giảm chi phí và hỗ trợ phổ cập tài chính cho những cá nhân không sử dụng các dịch vụ tài chính - ngân hàng.

CBDCs bán lẻ có thể đóng vai trò tích cực như FPS bán lẻ, khi thể hiện năng lực công nghệ bổ sung. Thí dụ, dự án Hamilton (do Fed Boston và Viện Công nghệ số Massachusetts phối hợp triển khai) đã cho thấy tính khả thi về công nghệ của cấu trúc CBDC với khả năng tiến hành 1,7 triệu giao dịch trong một giây - vượt xa các mạng lưới thẻ chủ chốt hay blockchains.

Cũng như FPS bán lẻ, CBDCs bán lẻ có thể được thiết kế để hỗ trợ phổ cập tài chính. Nhiều NHTW đang khám phá những đặc điểm của CBDC bán lẻ có khả năng xử lý những rào cản đối với việc phổ cập tài chính, như thông qua các giao diện mới và thanh toán ngoại tuyến.

Cả CBDCs bán lẻ và FPS bán lẻ có thể cho phép người dùng kiểm soát dữ liệu cá nhân. Trong nền kinh tế số, mỗi giao dịch đều để lại dấu vết, làm dấy lên những lo ngại về quyền riêng tư, lạm dụng dữ liệu và an toàn cá nhân. Hơn nữa, các dữ liệu có giá trị kinh tế rất lớn, hiện đang tập trung chủ yếu tại các định chế tài chính và Bigtechs; nhiều Bigtech đã lạm dụng để kiếm tiền từ nguồn dữ liệu này.

Cấu trúc dữ liệu FPSs và CBDCs bán lẻ có thể cho phép người dùng mở rộng quyền kiểm soát dữ liệu, trong khi vẫn bảo vệ quyền riêng tư và trung thực. Trên thực tế, NHTW không có lợi ích thương mại về dữ liệu cá nhân, và vì thế có thể thiết kế các hệ thống theo lợi ích chung. Các hệ thống quản trị dữ liệu có thể đảm bảo sự nhất trí của người dùng, hạn chế sử dụng và lưu giữ các dữ liệu. Tương tự với hoạt động ngân hàng mở, những cấu trúc dữ liệu này cũng có thể cho phép người dùng  truy cập dữ liệu theo cách thức có lợi cho người dùng trong việc sử dụng các loại hình dịch vụ tài chính. Quan trọng là, một hệ thống dựa trên nhận dạng và thông tin nhận dạng chỉ được nắm giữ bởi PSP chứ không phải NHTW. Việc sử dụng nhận dạng cũng cho phép các trung gian tài chính theo dõi người vay để đánh giá mức tín nhiệm, góp phần đảm bảo hiệu quả phân bổ nguồn vốn.

Trong quy trình này, các NHTW cũng có thể tận dụng công nghệ mật mã hiện đại, nó đưa ra các giải pháp bảo vệ quyền riêng tư của người dùng và an toàn giao dịch. Tuy nhiên, hệ thống này cần dựa trên niềm tin của người dùng, xác thực nhận dạng, nghĩa là giao dịch theo tên thật. Một vài NHTW cũng coi “tiền mặt điện tử” dưới hình thức CBDC bán lẻ là giải pháp tiềm năng để bảo vệ thông tin của người tham gia giao dịch.

Cuối cùng, CBDCs và FPS bán lẻ tạo ra cơ hội để nâng cao trách nhiệm giải trình, và chắc chắn có liên quan đến thế giới tiền ảo. Sự thật là, việc thiết kế kết cấu hạ tầng công hiện đại không phải là nhiệm vụ riêng của NHTW, mà cần thông qua đối thoại về vai trò của NHTW trong thanh toán bán lẻ. Một hệ thống xây dựng dựa trên hạ tầng công cũng cần đảm bảo PSPs phải tuân thủ các quy định điều chỉnh và khung khổ giám sát. Trong hệ sinh thái mới này, sẽ có nhiều mô hình mới về kinh doanh của khu vực tư nhân, vốn không phù hợp với các khung khổ điều chỉnh hiện hành, đòi hỏi phải điều chỉnh để tạo điều kiện cho các loại hình hoạt động mới.

Tăng cường kết nối qua biên giới

CBDCs bán buôn và bán lẻ cũng như FPS bán lẻ có thể hỗ trợ các chuỗi giá trị toàn cầu và khả năng kết nối qua biên giới, điều này đòi hỏi hệ thống tiền tệ trong tương lai phải đưa ra các kênh thanh toán có thể hỗ trợ các mục tiêu hội nhập kinh tế và lợi ích chung.

Nguyên tắc xây dựng các nền tảng multi-CBDC cho thấy, tiềm năng ứng dụng theo hướng phân cấp. Thứ nhất, khi có nhiều đồng tiền tham gia hệ thống thanh toán, nhiều NHTW phải có nhiệm vụ quản trị các nền tảng thanh toán. Một phương pháp xử lý vấn đề quản trị giữa nhiều bên là chấp nhận phân cấp thông qua nền tảng DLT. Thứ hai, do việc phân cấp cần được hoàn tất bằng cách sử dụng tên thực, hơn là các chìa khóa tư nhân như trong tiền ảo, nên việc bảo vệ quyền riêng tư là cấu thành thiết kế quan trọng. Để đạt được hai mục tiêu này (tôn trọng quyền riêng tư trong khi sử dụng tên thật), có thể hoàn tất bằng cách sử dụng kỹ thuật mã hóa chủ chốt chung.

Đối với các nền tảng multi-CBDC, có nhiều mô hình khác nhau, từ phối hợp giản đơn theo các chuẩn mực đề ra, đến chia sẻ đầy đủ trên nền tảng multi-CBDC chung. Trên một nền tảng multi-CBDC chung, các khoản chuyển giao được ghi chép trên một sổ cái đơn lẻ, giúp các bên tham gia giảm thiểu lãng phí cân đối giao dịch. Vì thế, quy trình thanh toán được đơn giản hóa, tránh được sự cần thiết phải điều hòa bảng cân đối kế toán giữa các tài khoản như trong các giao dịch tại ngân hàng hối đoái truyền thống.

Tương tự, việc kết nối các hạ tầng FPS bán lẻ chung qua biên giới cũng có thể được tiến hành. Dự án gần đây tại BIS Innovation Hub cho thấy tiềm năng kết nối FPS tại những quốc gia khác nhau, và các khoản thanh toán được dàn xếp sau vài giây hơn là sau nhiều ngày, góp phần giảm chi phí và minh bạch mức phí và tỷ giá trước khi bên gửi tiền cam kết tiến hành thanh toán. Để thu được lợi ích này, đòi hỏi phải phối hợp về các thể thức tin nhắn và trong một vài lĩnh vực chính sách chủ chốt, nhưng hoàn toàn khả thi về mặt kỹ thuật.

Tóm lại, các NHTW đang phối hợp trong việc đề xuất các mục tiêu chính sách trong nước và hỗ trợ hệ thống tiền tệ toàn cầu với những lợi ích cụ thể cho nền kinh tế và người dùng cuối cùng. Trong đó, các giải pháp sử dụng sẽ kéo theo hàng loạt công nghệ mới, một số được dẫn dắt bởi hệ thống tiền ảo, nhưng cần củng cố các khung khổ về thể chế hiện hành.
 
Tại báo cáo kinh tế hàng năm được công bố ngày 26/6/2022.
 
Nguồn: BIS tháng 6/2022

Vũ Xuân Thanh

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
“Làn sóng số” Agribank
“Làn sóng số” Agribank
12/09/2023 981 lượt xem
Hiện nay, trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) là một trong những ngân hàng tiên phong chuyển đổi số và đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Agribank đã, đang thử nghiệm, lan tỏa mạnh mẽ các công nghệ và mô hình kinh doanh mới, nâng cao trải nghiệm dịch vụ đối với hơn 20 triệu khách hàng đang sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán, hơn 15 triệu khách hàng sử dụng dịch vụ điện tử và 04 triệu khách hàng vay vốn…
Tuyên Quang: Khi cấp ủy, chính quyền cùng làm tín dụng chính sách
Tuyên Quang: Khi cấp ủy, chính quyền cùng làm tín dụng chính sách
08/09/2023 1.187 lượt xem
Trong 8 tháng đầu năm 2023, Ban đại diện NHCSXH tỉnh Tuyên Quang tiếp tục bám sát chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, của tỉnh và HĐQT NHCSXH để cụ thể hóa từng nội dung, ứng dụng phù hợp với điều kiện địa phương, cụ thể:
Đánh giá hoạt động mua, bán nợ thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt và đề xuất giải pháp
Đánh giá hoạt động mua, bán nợ thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt và đề xuất giải pháp
06/09/2023 1.518 lượt xem
Hoạt động mua, bán nợ thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt (TPĐB) là một nghiệp vụ quan trọng của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (viết tắt là Công ty Quản lý tài sản - VAMC) góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế.
Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
31/08/2023 1.884 lượt xem
Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có quy mô nguồn vốn và lao động thấp, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Tiềm năng phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại tỉnh Quảng Bình là lớn và hằng năm đóng góp đáng kể vào GDP toàn tỉnh, nhưng việc tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp này còn hạn chế. Nghiên cứu khảo sát 320 DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nhằm đánh giá khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay của các DNNVV.
Tín dụng chính sách giúp nâng cao đời sống hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại Nghệ An
Tín dụng chính sách giúp nâng cao đời sống hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại Nghệ An
30/08/2023 1.871 lượt xem
Nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025, theo Nghị quyết số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ đã tạo lực đẩy quan trọng giúp hàng ngàn hộ dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Nghệ An thoát nghèo và phát triển kinh tế bền vững.
Agribank góp phần phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Ninh Thuận
Agribank góp phần phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Ninh Thuận
30/08/2023 1.415 lượt xem
Hơn 35 năm đồng hành với sứ mệnh phụng sự “Tam nông”, toàn hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã và đang nỗ lực mang đồng vốn hỗ trợ người nông dân, doanh nghiệp phát triển nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, mang lại lợi nhuận kinh tế và góp phần giúp nhà nông vươn lên làm giàu tại mảnh đất quê hương, phát triển kinh tế địa phương.
Một số giải pháp củng cố và phát triển hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Thái Bình
Một số giải pháp củng cố và phát triển hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Thái Bình
29/08/2023 1.424 lượt xem
Thực hiện Quyết định số 390/TTg ngày 27/7/1993 của Thủ tướng Chính phủ triển khai Đề án thí điểm thành lập Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), Thái Bình là một trong 14 tỉnh, thành phố trong cả nước được Trung ương thí điểm thành lập QTDND. Từ đó đến nay, sau 30 năm hoạt động, hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh Thái Bình không ngừng được củng cố và ngày càng phát triển, thực hiện hiệu quả mục tiêu đề ra là tạo điều kiện hỗ trợ về vốn cho các thành viên phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo thu nhập ổn định, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội địa phương.
Bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, đảm bảo an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân
Bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, đảm bảo an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân
18/08/2023 1.865 lượt xem
Những năm qua, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đã triển khai có hiệu quả các nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi (BHTG) để bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, góp phần đảm bảo an toàn hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) nói chung và các quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) nói riêng. Trong đó, giám sát và kiểm tra được coi là hai nghiệp vụ mũi nhọn đóng vai trò tích cực vào quá trình này.
Giải pháp hỗ trợ tín dụng ngân hàng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo động lực phát triển kinh tế tư nhân ở An Giang
Giải pháp hỗ trợ tín dụng ngân hàng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo động lực phát triển kinh tế tư nhân ở An Giang
18/08/2023 1.963 lượt xem
Vị thế kinh tế tư nhân Việt Nam ngày càng được cải thiện và trở thành nguồn động lực phát triển kinh tế của đất nước. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là một trong những thành phần quan trọng của nền kinh tế, giúp tạo ra công ăn việc làm cho nhiều lao động, đóng góp tương đối lớn vào tăng trưởng GDP.
Agribank Chi nhánh Khánh Hòa quyết liệt triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng
Agribank Chi nhánh Khánh Hòa quyết liệt triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng
09/08/2023 2.508 lượt xem
Trong 6 tháng đầu năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Khánh hòa tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, sự cạnh tranh về lãi suất huy động, lãi suất cho vay giữa các ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn đã diễn ra ngày càng gay gắt. Là chi nhánh ngân hàng thương mại (NHTM) có 100% vốn Nhà nước,...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố
09/08/2023 3.801 lượt xem
Ngày 06/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí Sắc lệnh số 15-SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Theo Điều 4, tổ chức bộ máy Ngân hàng Quốc gia Việt Nam là một hệ thống bao gồm Ngân hàng Trung ương, Ngân hàng Liên khu, ngân hàng tỉnh hay thành phố. Ngân hàng tỉnh hay thành phố chính là tiền thân của hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chi nhánh tỉnh, thành phố hiện nay.
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Khánh Hòa góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Khánh Hòa góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương
09/08/2023 2.578 lượt xem
Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình (Nghị quyết số 11/NQ-CP), Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Khánh Hòa đã có nhiều giải pháp đưa nhanh đồng vốn đến tận tay các đối tượng thụ hưởng, kịp thời đáp ứng nhu cầu đời sống, sản xuất, học tập… góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Agribank - Thương hiệu khẳng định qua các giải thưởng
Agribank - Thương hiệu khẳng định qua các giải thưởng
08/08/2023 2.440 lượt xem
Với quy mô và hoạt động hiệu quả, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) là thương hiệu thường xuyên xuất hiện ở vị trí Top đầu tại các bảng xếp hạng thương hiệu lớn trong nước và quốc tế trong nhiều năm qua.
Hệ thống ngân hàng tỉnh Khánh Hòa tăng cường các giải pháp tháo gỡ khó khăn, phục hồi và phát triển kinh tế địa phương
Hệ thống ngân hàng tỉnh Khánh Hòa tăng cường các giải pháp tháo gỡ khó khăn, phục hồi và phát triển kinh tế địa phương
07/08/2023 2.721 lượt xem
Trong 6 tháng đầu năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa tiếp tục có những chuyển biến tích cực. So với cùng kì năm trước, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 7,86%; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,36%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 17,7%; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 3,1%; doanh thu du lịch tăng gấp 2,3 lần; tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng 7,3%.
Giải pháp tăng cường huy động vốn tiền gửi để thực hiện tín dụng chính sách tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Cần Thơ
Giải pháp tăng cường huy động vốn tiền gửi để thực hiện tín dụng chính sách tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Cần Thơ
21/07/2023 3.272 lượt xem
Vốn tiền gửi có vai trò rất quan trọng đối với các ngân hàng, đặc biệt là Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Sự tăng trưởng ổn định và cân đối của nguồn vốn này giúp NHCSXH chủ động đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, qua đó, góp phần quan trọng thực hiện tín dụng chính sách theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

68.600

69.300

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

68.600

69.300

Vàng SJC 5c

68.500

69.320

Vàng nhẫn 9999

57.050

58.000

Vàng nữ trang 9999

56.900

57.700


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,125 24,495 25,317 26,733 29,360 30,610 160.52 169.95
BIDV 24,180 24,480 25,512 26,712 29,514 30,597 161.34 169.69
VietinBank 24,083 24,503 25,582 26,717 29,748 30,758 161.29 169.24
Agribank 24,140 24,480 25,574 26,287 29,616 30,459 162.17 166.20
Eximbank 24,070 24,490 25,588 26,312 29,657 30,496 162 166.59
ACB 24,140 24,490 25,671 26,315 29,881 30,508 161.79 167.01
Sacombank 24,125 24,485 25,732 26,400 29,927 30,449 162.05 168.63
Techcombank 24,169 24,520 25,380 26,714 29,359 30,663 157.97 170.26
LPBank 24,190 24,750 25,584 26,917 29,886 30,820 160.55 172.08
DongA Bank 24,170 24,470 25,690 26,280 29,790 30,520 160.2 166.9
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
3,00
3,00
3,50
4,50
4,50
5,50
5,50
BIDV
0,10
-
-
-
3,00
3,00
3,50
4,50
4,50
5,50
5,50
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,50
4,50
4,50
5,50
5,50
Cake by VPBank
0,40
-
-
-
4,75
4,75
4,75
7,0
7,10
7,3
6,00
ACB
0,05
0,50
0,50
0,50
3,40
3,50
3,60
5,10
5,30
5,30
5,40
Sacombank
-
-
-
-
3,50
3,60
3,70
5,30
5,60
6,00
6,30
Techcombank
0,10
-
-
-
3,50
3,50
3,70
4,90
4,95
5,50
5,50
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
4,35
4,35
4,35
5,50
5,50
6,30
6,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
4,50
4,50
4,50
6,20
6,30
6,55
6,75
Agribank
0,20
-
-
-
3,00
3,00
3,50
4,50
4,50
5,50
5,50
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
4,00
4,00
4,00
5,00
5,30
5,50
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?