Tín dụng ngân hàng - động lực thúc đẩy tăng trưởng vùng Đồng bằng sông Cửu Long
05/10/2023 08:30 1.750 lượt xem
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nằm ở vị trí chiến lược dọc hành lang kinh tế phía Nam của Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, kết nối Việt Nam với Campuchia và Thái Lan. ĐBSCL có vùng biển rộng lớn, gần các tuyến hàng hải chính và kết nối với khu vực Đông Nam Á và thế giới. Vùng ĐBSCL chiếm 12,8% diện tích, dân số chiếm 18% cả nước; sản lượng lúa chiếm trên 50% cả nước, sản lượng thủy sản chiếm  khoảng 65%, GDP chiếm khoảng 12% cả nước.
 

Các TCTD cân đối vốn, tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, các lĩnh vực có thế mạnh của vùng ĐBSCL
 
Phát huy tiềm năng, thế mạnh vùng trọng điểm Tây Nam Bộ
 
Với vị trí, vai trò quan trọng, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chỉ đạo, định hướng về chiến lược vĩ mô, các chủ trương, chính sách trọng tâm cho phát triển ĐBSCL. Tư duy mới, tầm nhìn mới, cơ hội mới và giá trị mới chính là những điểm nhấn quan trọng của quy hoạch vùng ĐBSCL. Thực hiện Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 18/6/2022 của Chính phủ, ngày 30/9/2022, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Quyết định số 1670/QĐ-NHNN, xác định rõ các nội dung công việc cụ thể, trách nhiệm, cơ chế phối hợp của các đơn vị thuộc NHNN, các tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài liên quan đến việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 78/NQ-CP. Trong đó, chỉ đạo các TCTD cân đối vốn, tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, các lĩnh vực có thế mạnh của vùng ĐBSCL; đẩy mạnh chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp nhằm tăng cường thông tin, nắm bắt nhu cầu, kịp thời xử lí khó khăn, vướng mắc trong quan hệ tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn tín dụng của người dân, doanh nghiệp....

Về mạng lưới TCTD, vùng ĐBSCL có 1.972 điểm giao dịch của các TCTD, trong đó có 373 chi nhánh cấp I, 1.230 chi nhánh cấp II và phòng giao dịch, 369 quỹ tín dụng nhân dân, 11 chi nhánh tổ chức tài chính vi mô.

Với mạng lưới sâu rộng, nguồn vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng luôn đồng hành, nỗ lực triển khai chính sách, chương trình cho vay tín dụng phục vụ phát triển tiềm năng kinh tế địa phương, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp, nông thôn; chủ động, tích cực tiếp cận và đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu vốn hợp lí của khách hàng; duy trì thông suốt, không bị gián đoạn trong việc cung cấp tín dụng, dịch vụ ngân hàng đến mọi thành phần kinh tế, thực hiện vai trò “bà đỡ” về vốn tín dụng ngân hàng cho kinh tế vùng ĐBSCL.
 
Hiệu quả đầu tư vốn tín dụng tại vùng ĐBSCL

Tính đến cuối tháng 8/2023, huy động vốn của các TCTD tại vùng ĐBSCL đạt 775.548 tỉ đồng, tăng 6,27% so với cuối năm 2022 (cao hơn tốc độ tăng toàn quốc là 5,36%) và chiếm khoảng 6,04% tổng huy động vốn toàn quốc. Dư nợ cho vay đạt 1.032.358 tỉ đồng, tăng 5,35% so với ngày 31/12/2022 (thấp hơn tốc độ tăng toàn quốc 5,56%) và chiếm khoảng 8,2% tổng dư nợ nền kinh tế.

Đáng chú ý, tín dụng đối với ngành nông, lâm, thủy sản đạt 200.065 tỉ đồng, tăng 4,07% so với cuối năm 2022 (cao hơn tốc độ tăng toàn quốc là 2,2%), chiếm 19,29% tổng dư nợ cho vay vùng ĐBSCL và chiếm 21,97% tổng dư nợ ngành nông, lâm, thủy sản toàn quốc.

 
 
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu thống kê của NHNN
 
Tín dụng đối với ngành công nghiệp và xây dựng đạt 174.733 tỉ đồng, tăng 6,65% so với cuối năm 2022 (cao hơn tốc độ tăng toàn quốc là 4,81%), chiếm 16,93% tổng dư nợ cho vay vùng ĐBSCL, chiếm 5,38% tổng dư nợ cho vay ngành công nghiệp và xây dựng trên cả nước. Tín dụng đối với ngành thương mại, dịch vụ đạt khoảng 657.560 tỉ đồng, tăng 4,42% so với cuối năm 2022 (thấp hơn tốc độ tăng toàn quốc là 4,7%), chiếm 63,78% so với tổng dư nợ cho vay vùng ĐBSCL và chiếm 7,91% tổng dư nợ ngành thương mại, dịch vụ toàn quốc.

Tín dụng đối với lĩnh vực ưu tiên phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 534.356 tỉ đồng, tăng 6,04% so với cuối năm 2022 (cao hơn mức tăng dư nợ nông nghiệp, nông thôn toàn quốc là 3,75%), chiếm khoảng 51,76% tổng dư nợ cho vay vùng ĐBSCL và chiếm 17,44% tổng dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn toàn quốc. Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đạt 148.944 nghìn tỉ đồng, giảm 2,07% so với cuối năm 2022, chiếm 6,56% tổng dư nợ cho vay DNNVV toàn quốc.

Tính đến ngày 31/7/2023, dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản tại vùng ĐBSCL là 121.635 tỉ đồng, chiếm 4,49% tổng dư nợ tín dụng ngành bất động sản trên cả nước, tăng 3,8% so với tháng 12/2022.  

Bên cạnh đầu tư tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn là thế mạnh của vùng và các lĩnh vực ưu tiên khác theo chỉ đạo của Chính phủ, ngành Ngân hàng cũng tích cực đầu tư cho vay thực hiện các dự án trọng điểm, công trình cấp bách để phát triển cơ sở hạ tầng vùng ĐBSCL. Đến ngày 30/6/2023, các TCTD cấp tín dụng đối với 18 dự án BOT, BT giao thông với tổng hạn mức là 18.648 tỉ đồng, tổng dư nợ là 12.842 tỉ đồng; nợ nhóm 2 là 3.082 tỉ đồng. Một số dự án có dư nợ lớn như: (i) Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận do Ngân hàng Thương mại cổ phần (NHTMCP) Công thương Việt Nam (VietinBank), NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đồng tài trợ với tổng dư nợ 5.185 tỉ đồng; (ii) Dự án BOT mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Km2118+600 - Km2127+320,75 và xây dựng tuyến tránh thành phố Sóc Trăng của Quốc lộ 1, tỉnh Sóc Trăng do BIDV tài trợ với dư nợ 858 tỉ đồng; (iii) Dự án đầu tư xây dựng cầu Mỹ Lợi ​do BIDV, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia (BIDC) đồng tài trợ với dư nợ 758 tỉ đồng ...​

Tính đến cuối tháng 7/2023, doanh số hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn vùng ĐBSCL đạt khoảng 14.268 tỉ đồng, dư nợ hỗ trợ lãi suất đạt gần 4.758 tỉ đồng, số tiền đã hỗ trợ cho khách hàng đạt khoảng 57 tỉ đồng với 81 khách hàng.

Đến cuối tháng 6/2023, trên địa bàn vùng ĐBSCL đã tổ chức được 10 hội nghị đối thoại ngân hàng - doanh nghiệp, qua đó các TCTD đã thực hiện giải ngân cho vay mới đạt hơn 125 nghìn tỉ đồng cho gần 8.000 doanh nghiệp và một số đối tượng khác. Bên cạnh đó, các TCTD cũng đã cơ cấu lại nợ cho một số doanh nghiệp trên địa bàn, thực hiện các hình thức hỗ trợ khác như giảm lãi suất, nâng hạn mức cho vay cho 1.200 doanh nghiệp với tổng dư nợ được hỗ trợ 1.700 tỉ đồng và thực hiện các hình thức hỗ trợ khác (điều chỉnh giảm lãi suất, giảm phí,..) với dư nợ khoảng 6.600 tỉ đồng.

Tính đến ngày 31/7/2023, tổng giá trị nợ được cơ cấu lũy kế của các tỉnh vùng ĐBSCL theo Thông tư số 02/2023/TT-NHNN ngày 23/4/2023 của Thống đốc NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn là 5.194 tỉ đồng (gốc là 4.729 tỉ đồng; lãi là 465 tỉ đồng) với số khách hàng được cơ cấu (lũy kế) là 1.445 khách hàng.
 
Một số thách thức

 
Mặc dù là một trong 7 vùng kinh tế lớn của cả nước có thế mạnh nông nghiệp to lớn, đóng góp 50% sản lượng lúa, 95% sản lượng gạo xuất khẩu, 65% sản lượng thủy sản nuôi trồng, 60% sản lượng cá xuất khẩu và gần 70% sản lượng trái cây của cả nước, tuy vậy, những khó khăn, vướng mắc trong triển khai hoạt động ngân hàng tại vùng ĐBSCL đang đặt ra những thách thức:

Một là, nguồn vốn huy động tại vùng ĐBSCL chỉ đáp ứng được 75,12% nhu cầu tín dụng trên địa bàn.   

Hai là, hoạt động tín dụng vùng ĐBSCL gặp nhiều khó khăn do tác động từ nhiều nguyên nhân khách quan chung của nền kinh tế, như: Doanh nghiệp thiếu đơn hàng, thị trường đầu ra, phải cắt giảm lao động, chi phí sản xuất gia tăng khiến lợi nhuận giảm sút, thua lỗ, phải thu hẹp sản xuất hoặc đóng cửa, rút lui khỏi thị trường... dẫn tới nhu cầu vay vốn giảm mạnh; một số khách hàng không đáp ứng điều kiện vay vốn (đặc biệt là nhóm DNNVV). Tăng trưởng dư nợ khu vực (5,35%), thấp hơn so với dư nợ chung nền kinh tế (5,56%); trong đó, dư nợ cho vay DNNVV vùng ĐBSCL giảm 2,07% so với cuối năm 2022 (dư nợ cho vay DNNVV toàn quốc tăng 3,95%).

Ba là, đầu tư cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL còn tiềm ẩn rủi ro, do đây là khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, dịch bệnh diễn biến phức tạp. Trong khi đó, vẫn còn thiếu các biện pháp, công cụ phòng ngừa để hạn chế rủi ro, chính sách bảo hiểm nông nghiệp chậm triển khai.

Bốn là, tổ chức sản xuất theo mô hình liên kết một số nơi trong vùng ĐBSCL vẫn bộc lộ hạn chế; số lượng doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính và quản trị để làm vai trò đầu mối của chuỗi liên kết chưa nhiều; khả năng hợp tác, liên kết của người dân còn yếu, xảy ra nhiều trường hợp tự phá vỡ liên kết khi giá sản phẩm gia tăng đột biến, không tuân thủ kĩ thuật và cam kết trong hợp đồng liên kết; chế tài trong liên kết chưa nghiêm dẫn đến việc phá vỡ cam kết của hợp đồng liên kết gây thiệt hại cho cả doanh nghiệp và người dân tham gia liên kết.

Năm là, mặt hàng thủy sản là thế mạnh của vùng ĐBSCL, tuy nhiên trong năm 2023, xuất khẩu thủy sản gặp khó khăn, các thị trường tiêu thụ truyền thống bị thu hẹp, thị trường mới thiếu ổn định, một số sản phẩm xuất khẩu kém, hàng xuất bị trả về, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của các doanh nghiệp và nguồn trả nợ ngân hàng.

Sáu là, một số thủ tục hành chính như thủ tục cấp quyền sử dụng đất, tài sản trên đất, đăng kí giao dịch bảo đảm... chưa kịp thời, các doanh nghiệp có công trình xây dựng tại khu công nghiệp chưa được cấp quyền sở hữu gây khó khăn trong việc sử dụng tài sản để bảo đảm khoản vay.
 
Giải pháp thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới
 
Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vùng ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung, cùng với Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương, NHNN tiếp tục chủ động triển khai nhiều giải pháp sau:

Thứ nhất, thường xuyên chỉ đạo các TCTD đa dạng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đơn giản hóa thủ tục cho vay, niêm yết công khai, minh bạch các thủ tục, quy trình vay vốn, nâng cao hiệu quả thẩm định và đánh giá mức độ tín nhiệm khách hàng nhằm tăng cường khả năng cho vay không có bảo đảm bằng tài sản.

Thứ hai, tăng cường hoạt động truyền thông, phổ biến về cơ chế, chính sách, chương trình tín dụng bằng nhiều hình thức để người dân, doanh nghiệp hiểu và tiếp cận các chính sách, sản phẩm, dịch vụ tín dụng ngân hàng.

Thứ ba, không ngừng phát triển, cung ứng các sản phẩm tài trợ thương mại đối với lĩnh vực xuất khẩu, đa dạng hóa các phương thức thanh toán quốc tế hoạt động an toàn, hiệu quả và thông suốt, đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp.

Thứ tư, thường xuyên phối hợp với các bộ, ngành có liên quan, các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp tăng cường kết nối ngân hàng - doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tăng cường khả năng tiếp cận các chính sách tín dụng ưu đãi đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Thứ năm, triển khai nhiều phương thức thanh toán mới ứng dụng công nghệ Blockchain để rút ngắn thời gian xử lí và tăng cường bảo mật trong thanh toán xuất nhập khẩu.

Nguyên Giáp 

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Giải pháp tín dụng hỗ trợ và phát triển kinh tế tỉnh Tây Ninh
Giải pháp tín dụng hỗ trợ và phát triển kinh tế tỉnh Tây Ninh
06/09/2024 08:15 153 lượt xem
Với vai trò đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, người dân, hoạt động tín dụng ngân hàng hỗ trợ góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Tây Ninh thời gian qua đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
Kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW về tín dụng chính sách xã hội và một số khuyến nghị cho giai đoạn  tiếp theo
Kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW về tín dụng chính sách xã hội và một số khuyến nghị cho giai đoạn tiếp theo
01/09/2024 08:50 363 lượt xem
Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) có sứ mạng thực thi công cụ tín dụng chính sách để hiện thực hóa mục tiêu xóa đói, giảm nghèo bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Điều chỉnh lãi suất cho vay nhà ở xã hội: Đảm bảo cân đối nhiều yếu tố
Điều chỉnh lãi suất cho vay nhà ở xã hội: Đảm bảo cân đối nhiều yếu tố
29/08/2024 14:33 542 lượt xem
Theo Nghị định số 100/2024/NĐ-CP ngày 26/7/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội (Nghị định số 100/2024/NĐ-CP), từ ngày 01/8/2024, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực hiện lãi suất cho vay mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân; xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở từ mức 4,8%/năm lên 6,6%/năm.
Agribank tăng cường các giải pháp ngăn chặn tội phạm lừa đảo công  nghệ cao
Agribank tăng cường các giải pháp ngăn chặn tội phạm lừa đảo công nghệ cao
26/08/2024 08:08 623 lượt xem
Từ đầu năm 2024 đến nay, cán bộ, giao dịch viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã ngăn chặn hàng trăm vụ việc tội phạm lừa đảo công nghệ cao, hỗ trợ bảo vệ hơn 12 tỉ đồng tài sản của khách hàng.
Tín dụng chính sách xã hội mang hạnh phúc đến với người nghèo
Tín dụng chính sách xã hội mang hạnh phúc đến với người nghèo
23/08/2024 16:43 699 lượt xem
Từ khi có Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW, tín dụng chính sách đã đi vào cuộc sống, đạt hiệu quả tích cực, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, chăm lo các đối tượng yếu thế, “không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa: Tập trung nguồn lực thúc đẩy kinh tế địa phương
Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa: Tập trung nguồn lực thúc đẩy kinh tế địa phương
20/08/2024 17:23 739 lượt xem
Thanh Hóa là tỉnh ven biển cực Bắc vùng Bắc Trung Bộ; nằm trong khu vực ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh phía Bắc nước Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung Bộ.
Nâng cao năng lực hoạt động và năng lực tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam trong bối cảnh mới
Nâng cao năng lực hoạt động và năng lực tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam trong bối cảnh mới
19/08/2024 08:00 609 lượt xem
Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) sau gần 30 năm hoạt động, đang ngày càng lớn mạnh, khẳng định vai trò quan trọng đối với công cuộc giảm nghèo và phát triển bền vững của Việt Nam.
Hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương
Hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương
16/08/2024 21:15 565 lượt xem
Cùng chung sức với người dân, doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, hệ thống ngân hàng tỉnh quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ năm 2024 theo sự chỉ đạo, điều hành của NHNN và UBND tỉnh.
Rộng mở đường đi tới hạnh phúc
Rộng mở đường đi tới hạnh phúc
15/08/2024 07:52 2.087 lượt xem
Hạnh phúc của nhân dân là mục tiêu phấn đấu của Đảng Cộng sản Việt Nam ngay từ khi thành lập. Việc thực hiện tốt chính sách xã hội, trong đó có tín dụng chính sách xã hội là một giải pháp quan trọng để bảo đảm hạnh phúc cho nhân dân.
Agribank tiếp sức ngành hàng thủ công mĩ nghệ làm từ cây lục bình
Agribank tiếp sức ngành hàng thủ công mĩ nghệ làm từ cây lục bình
12/08/2024 08:16 470 lượt xem
Từng được xem là loại cây cản trở giao thông đường thủy, nhưng nhiều năm nay cây lục bình đã góp phần cải thiện đáng kể kinh tế cho người dân ở tỉnh Đồng Tháp.
Hệ thống ngân hàng tỉnh Hòa Bình quyết tâm hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024
Hệ thống ngân hàng tỉnh Hòa Bình quyết tâm hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024
05/08/2024 14:55 794 lượt xem
Cùng với sự phát triển kinh tế địa phương, trong 7 tháng đầu năm 2024, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã ghi nhận nhiều kết quả tích cực trong việc triển khai các chính sách của Chính phủ, NHNN và UBND tỉnh.
Quyết tâm làm sạch tài khoản, tăng cường an ninh, bảo mật trong sử dụng thẻ
Quyết tâm "làm sạch" tài khoản, tăng cường an ninh, bảo mật trong sử dụng thẻ
02/08/2024 20:28 742 lượt xem
Ngày 28/6/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư số 17/2024/TT-NHNN quy định việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và Thông tư số 18/2024/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng.
Tín dụng ngân hàng tăng trưởng tích cực, góp phần phát triển kinh tế tỉnh An Giang
Tín dụng ngân hàng tăng trưởng tích cực, góp phần phát triển kinh tế tỉnh An Giang
31/07/2024 08:05 656 lượt xem
Trong 7 tháng đầu năm 2024, NHNN Chi nhánh tỉnh An Giang đã thực hiện hiệu quả chính sách tiền tệ, tín dụng phù hợp với thực tế địa phương và diễn biến thị trường tiền tệ, tín dụng, ngoại hối trong nước...
Hiệu quả tín dụng chính sách trên vùng đất cách mạng Tây Ninh
Hiệu quả tín dụng chính sách trên vùng đất cách mạng Tây Ninh
30/07/2024 08:13 545 lượt xem
Gần nửa thế kỷ sau ngày thống nhất đất nước, mảnh đất chiến khu Tây Ninh đầy bom đạn năm nào, nay đã thay da đổi thịt. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh đã cùng nhau vượt qua bao khó khăn, quyết tâm thực hiện thành công các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Agribank Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang tạo lực cho doanh nghiệp phát triển
Agribank Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang tạo lực cho doanh nghiệp phát triển
29/07/2024 09:05 523 lượt xem
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang (Agribank Tuyên Quang) luôn đóng vai trò chủ lực trong đầu tư phát triển kinh tế địa phương.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

78.500

80.500

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

78.500

80.500

Vàng SJC 5c

78.500

80.520

Vàng nhẫn 9999

77.250

78.550

Vàng nữ trang 9999

77.150

78.150


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,680 25,050 26,865 28,339 31,919 33,277 166.59 176.32
BIDV 24,715 25,055 27,100 28,350 32,343 33,287 168.25 176.53
VietinBank 24,695 25,035 27,117 28,317 32,408 33,418 167.81 175.56
Agribank 24,700 25,050 27,024 28,258 32,139 33,263 167.38 175.81
Eximbank 24,700 25,130 27,103 28,113 32,263 33,415 169.08 175.43
ACB 24,670 25,030 27,094 28,034 32,350 33,337 168.31 175.02
Sacombank 24,710 25,050 27,321 28,074 32,561 33,263 169.55 175.56
Techcombank 24,678 25,069 26,942 28,299 32,019 33,351 164.87 177.39
LPBank 24,490 25,250 26,981 28,628 32,421 33,426 167.40 179.30
DongA Bank 24,740 25,050 27,120 27,950 32,280 33,250 166.80 174.30
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
2,20
2,20
2,50
3,50
3,50
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,60
3,60
3,60
4,90
4,90
5,30
5,20
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?