Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng tham dự Hội nghị Hội đồng Thống đốc SEACEN lần thứ 44 và Hội thảo cấp cao bên lề
08/12/2024 08:03 110 lượt xem
Trong hai ngày 06 - 07/12/2024, Đoàn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) do Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng dẫn đầu cùng đại diện Vụ Hợp tác Quốc tế và Vụ Tổ chức Cán bộ đã tham dự Hội nghị Hội đồng Thống đốc lần thứ 44 và Hội thảo cấp cao bên lề của Trung tâm nghiên cứu và đào tạo của các Ngân hàng Trung ương (NHTW) Đông Nam Á (SEACEN) tại Seoul, Hàn Quốc.
 

Các Trưởng đoàn chụp ảnh lưu niệm tại Trụ sở NHTW Hàn Quốc
 
Hội nghị có sự tham dự của các Thống đốc và đại diện lãnh đạo cấp cao đến từ 19 NHTW và cơ quan quản lý tiền tệ các nước thành viên SEACEN, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) và các NHTW khách mời.

Mở đầu Hội thảo cấp cao với sự tham gia của các Thống đốc NHTW thành viên SEACEN, Chuyên gia Kinh tế Trưởng của IMF và Cố vấn kinh tế kiêm Trưởng bộ phận nghiên cứu của BIS đã tập trung chia sẻ về “Triển vọng kinh tế toàn cầu và thị trường tài chính trong năm 2025” và “Các hàm ý chính sách của sự phân mảnh địa kinh tế đối với các nền kinh tế Châu Á”. Theo IMF, đà tăng trưởng kinh tế đang chững lại, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng ở các nền kinh tế phát triển trong khi hoạt động sản xuất vẫn yếu, giá cả hàng hoá và dịch vụ dần ổn định nhưng vẫn dễ bị tổn thương, triển vọng kinh tế toàn cầu tương đối ổn định song vẫn đối mặt với nhiều rủi ro ở các kịch bản khác nhau. Trong bối cảnh đó, IMF khuyến nghị: (i) Chính sách tiền tệ cần điều chỉnh theo hướng linh hoạt hơn để cân bằng giữa kiềm chế lạm phát và duy trì tăng trưởng kinh tế, các thay đổi chính sách tiền tệ cần xem xét đến các tác động tiềm ẩn đối với tỷ giá hối đoái và ổn định tài chính, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển; (ii) Chính sách tài khoá cần được điều chỉnh một cách từ từ để giảm tác động đến tăng trưởng, việc thắt chặt tài khoá nhanh trong thời gian ngắn có thể gây suy giảm kinh tế; (iii) Áp dụng các chính sách hỗ trợ di cư, đặc biệt là đối với lao động trẻ và có kỹ năng, để bù đắp sự thiếu hụt lao động do già hoá dân số cùng với nâng cao kỹ năng lao động và cải cách giáo dục nhằm thích ứng với nhu cầu thay đổi của thị trường lao động; (iv) Thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu trong các ngành công nghiệp và dịch vụ để nâng cao năng suất và tăng cường năng lực cạnh tranh, giảm bớt các rào cản thương mại và cải thiện môi trường kinh doanh để thu hút đầu tư và tăng cường thương mại quốc tế. IMF nhấn mạnh các quốc gia cần hợp tác nhằm giảm thiểu căng thẳng thương mại và xây dựng các khuôn khổ kinh tế bền vững, phối hợp và điều chỉnh chính sách một cách khôn ngoan để đối phó với các thách thức đang nổi lên.

Bàn về tác động của địa kinh tế, BIS cho rằng phân mảnh địa kinh tế đã làm gia tăng khoảng cách vật lý giữa nhà cung cấp và khách hàng, kéo dài và phức tạp hoá chuỗi cung ứng, đặc biệt ở các nền kinh tế lớn. Để đối phó với các thách thức từ sự phân mảnh chuỗi cung ứng, các công ty có xu hướng mở rộng mạng lưới thông qua việc thành lập các công ty con tại các khu vực khác nhau nhằm giảm thiểu rủi ro gián đoạn và thích ứng với các yêu cầu thị trường và chính sách tại địa phương. Dữ liệu thống kê cho thấy, các công ty ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã và đang thành lập nhiều hơn các công ty con tại Mỹ và Châu Âu để củng cố sự hiện diện tại các khu vực có ảnh hưởng lớn về địa chính trị. Chuỗi cung ứng toàn cầu đang chứng kiến sự tái định hướng. Một số quốc gia châu Á như Ấn Độ, Việt Nam trở thành trung tâm mới trong chuỗi cung ứng, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Các liên kết trong khu vực châu Á vẫn duy trì mạnh mẽ nhờ quá trình hội nhập suốt một thời gian dài song đã xuất hiện những sự dịch chuyển sang các khu vực khác. Bên cạnh đó, BIS cũng chỉ ra xu hướng gia tăng đầu tư trực tiếp vào Mỹ và Châu Âu từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Mặc dù vậy, dòng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) giữa các quốc gia này với các nước Đông Nam Á vẫn tiếp tục được duy trì.

Tại Hội thảo, các Thống đốc và đại diện các NHTW thành viên SEACEN đã thảo luận về các thách thức, khó khăn đồng thời chia sẻ kinh nghiệm của các nền kinh tế về các biện pháp chính sách nhằm ứng phó với tác động từ các rủi ro toàn cầu cũng như phân mảnh địa kinh tế đến điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động của NHTW.



Trưởng đoàn các nước thành viên SEACEN tham dự Hội nghị BOG và Hội thảo cấp cao

Tại Hội nghị Hội đồng Thống đốc SEACEN lần thứ 44, các Thống đốc NHTW thành viên đã nghe báo cáo và đánh giá về kết quả hoạt động của SEACEN trong năm 2024 và thảo luận về các định hướng hoạt động của Trung tâm trong thời gian tới về đào tạo, nghiên cứu, hợp tác chuyên môn với các chuyên gia, các tổ chức quốc tế uy tín, các đối tác chiến lược nhằm xây dựng và phát triển SEACEN trở thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu uy tín hàng đầu trong khu vực. Đồng thời, trong khuôn khổ Hội nghị, các Thống đốc NHTW thành viên SEACEN đã phê duyệt kế hoạch đào tạo, nghiên cứu và kế hoạch ngân sách năm 2025 của Trung tâm.

Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng phát biểu tại Hội nghị BOG

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng hoan nghênh những kết quả SEACEN đã đạt được trong năm 2024 và đề nghị Trung tâm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo, bao gồm phát triển và ứng dụng các công cụ học tập dựa trên nền tảng công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo và các nền tảng trực tuyến tích hợp để tăng cường khả năng tiếp cận và nâng cao trải nghiệm của cán bộ NHTW thành viên. Trong bối cảnh phân mảnh địa kinh tế gia tăng kéo theo rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng cũng như sự dịch chuyển của dòng vốn, Phó Thống đốc đánh giá cao việc SEACEN tái phát hành ấn phẩm thường kỳ - Báo cáo "Quản lý dòng vốn của SEACEN" - và khuyến nghị Trung tâm SEACEN cần tiếp tục tăng cường bộ công cụ và phương pháp phân tích để hỗ trợ tốt hơn cho các nền kinh tế thành viên trong việc quản lý rủi ro dòng vốn. Trao đổi về định hướng hoạt động của Trung tâm trong thời gian tới, Phó Thống đốc đề nghị SEACEN rà soát, cập nhật Chiến lược và xây dựng Kế hoạch ngân sách trung hạn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu nghiên cứu, đào tạo của các NHTW thành viên cũng như tăng cường kỷ luật ngân sách, đảm bảo Trung tâm sử dụng hiệu quả nguồn lực được giao.

Hội nghị đã nhất trí thông qua việc lựa chọn Chủ tịch SEACEN năm 2026 là In-đô-nê-xi-a.

Theo sbv.gov.vn
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Hoạch định tài chính cá nhân - chìa khóa cho tương lai ổn định và bền vững
Hoạch định tài chính cá nhân - chìa khóa cho tương lai ổn định và bền vững
10/12/2024 21:49 108 lượt xem
Ngày 10/12/2024, tại Hà Nội, Viện Chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội thảo khoa học “Hoạch định tài chính cá nhân hướng tới tài chính toàn diện tại Việt Nam”.
Quy định về việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, ngập lụt, lũ, sạt lở đất sau bão số 3
Quy định về việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, ngập lụt, lũ, sạt lở đất sau bão số 3
10/12/2024 13:55 122 lượt xem
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1510/QĐ-TTg ngày 04/12/2024 cho phép các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ nguyên nhóm nợ như đã được phân loại theo quy định của pháp luật trước thời điểm xảy ra thiên tai đối với khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ của các khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của bão số 3.
Tin tưởng mục tiêu tăng trưởng tín dụng sẽ đạt 15% trong năm nay
Tin tưởng mục tiêu tăng trưởng tín dụng sẽ đạt 15% trong năm nay
08/12/2024 14:24 104 lượt xem
Đây là nhận định của Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú khi trả lời báo chí trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024.
Thủ tướng: Ưu tiên cao nhất cho tăng trưởng, chính sách phải cởi trói để sản xuất, kinh doanh bung ra
Thủ tướng: Ưu tiên cao nhất cho tăng trưởng, chính sách phải 'cởi trói' để sản xuất, kinh doanh bung ra
08/12/2024 09:02 111 lượt xem
Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng 7/12/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xây dựng chính sách phải nhìn xa, trông rộng, nghĩ lớn, làm lớn, các chính sách phải "cởi trói" để sản xuất kinh doanh bung ra, phục vụ ưu tiên cao nhất là thúc đẩy tăng trưởng, từ đó tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng năng suất lao động, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và nâng cao vị thế đất nước.
Tăng cường kết nối các trung tâm nghiên cứu, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực ngân hàng
Tăng cường kết nối các trung tâm nghiên cứu, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực ngân hàng
06/12/2024 22:17 241 lượt xem
Ngày 06/12/2024, tại Hà Nội, Viện Chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội thảo “Tăng cường kết nối các trung tâm nghiên cứu, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực ngân hàng và phổ biến Thông tư số 45/2024/TT-NHNN”.
Tháng 02/2025, Trung ương, Quốc hội sẽ họp bàn về tinh gọn bộ máy
Tháng 02/2025, Trung ương, Quốc hội sẽ họp bàn về tinh gọn bộ máy
06/12/2024 09:57 231 lượt xem
Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18 yêu cầu các đơn vị hoàn thành đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy trong tháng 12/2024 để phục vụ Hội nghị Trung ương và kỳ họp Quốc hội bất thường diễn ra vào tháng 02/2025.
Xử lý rủi ro đối với khoản nợ của khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng bão số 3
Xử lý rủi ro đối với khoản nợ của khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng bão số 3
06/12/2024 09:50 202 lượt xem
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1510/QĐ-TTg ngày 04/12/2024 phân loại tài sản có, mức trích lập dự phòng rủi ro, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với khoản nợ của khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3.
Hội nghị Ban Chấp hành quý IV năm 2024 (mở rộng) của Đoàn Thanh niên Ngân hàng Trung ương
Hội nghị Ban Chấp hành quý IV năm 2024 (mở rộng) của Đoàn Thanh niên Ngân hàng Trung ương
05/12/2024 23:20 221 lượt xem
Thực hiện Chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm 2024, chiều 05/12/2024, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Ngân hàng Trung ương (NHTW) tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành quý IV năm 2024 (mở rộng) về công tác nhân sự chủ chốt Đoàn Thanh niên NHTW và Tổng kết Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2024.
Đón đầu cơ hội tăng trưởng tín dụng xanh - “đòn bẩy” phát triển kinh tế bền vững
Đón đầu cơ hội tăng trưởng tín dụng xanh - “đòn bẩy” phát triển kinh tế bền vững
05/12/2024 16:32 238 lượt xem
Tín dụng xanh đang là một xu thế tất yếu, tuy nhiên việc thực hiện đòi hỏi ngân hàng cần nhiều nỗ lực cân bằng lợi ích trong ngắn hạn với mục tiêu phát triển bền vững trong dài hạn.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

83,600

84,700

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

83,100

84,700

Vàng SJC 5c

83,100

84,600

Vàng nhẫn 9999

83,100

84,700

Vàng nữ trang 9999

83,000

84,200


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,146 25,176 26,016 27,442 31,414 32,749 163.16 172.65
BIDV 25,189 25,479 26,240 27,437 31,822 32,750 164.18 171.99
VietinBank 25,175 25,479 26,275 27,475 31,883 32,893 165.21 172.96
Agribank 25,195 25,479 26,136 27,340 31,588 32,680 164.83 172.81
Eximbank 25,170 25,479 26,222 27,172 31,719 32,824 166 172.03
ACB 25,170 25,479 26,255 27,156 31,830 32,791 165.46 172
Sacombank 25,210 25,479 26,259 27,234 31,750 32,918 166.1 173.11
Techcombank 25,201 25,479 26,098 27,451 31,472 32,810 162.25 174.72
LPBank 25,200 25,479 26,520 27,419 32,093 32,618 166.89 173.97
DongA Bank 25,200 25,479 26,340 27,100 31,800 32,730 164.20 171.60
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,20
4,20
4,20
5,30
5,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,90
3,90
4,10
5,55
5,70
5,80
6,10
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?