Hoạch định tài chính cá nhân - chìa khóa cho tương lai ổn định và bền vững
10/12/2024 21:49 108 lượt xem
Ngày 10/12/2024, tại Hà Nội, Viện Chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội thảo khoa học “Hoạch định tài chính cá nhân hướng tới tài chính toàn diện tại Việt Nam”. Tham dự Hội thảo, có bà Nguyễn Thị Hòa - Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, NHNN; đại diện Lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị trực thuộc NHNN; Hiệp hội Ngân hàng; các tổ chức tín dụng, hiệp hội, công ty tư vấn trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, công ty trung gian thanh toán, tổ chức tài chính vi mô và các nhà khoa học trong ngành Ngân hàng.

Hoạch định tài chính cá nhân là nhu cầu cấp thiết trong phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam

 

Bà Nguyễn Thị Hòa - Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, NHNN phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, bà Nguyễn Thị Hòa - Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, NHNN cho biết, trong bối cảnh thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, tài chính toàn diện có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần xóa đói giảm nghèo, giảm thiểu bất bình đẳng, nâng cao mức sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội. Trước thực tế đó, ngày 22/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 149/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, với nhóm giải pháp về “tăng cường giáo dục tài chính, nâng cao năng lực và kiến thức tài chính; bảo vệ người tiêu dùng tài chính” được xác định là một trong những trụ cột quan trọng của Chiến lược. Trong đó, hoạch định tài chính được xem là giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu việc thiếu kiến thức, kỹ năng tài chính phù hợp của công chúng, định hướng người dân đến các hành vi tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư… hiệu quả, đóng góp vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm chênh lệch giàu nghèo và tăng cường an sinh xã hội.

“Xu hướng phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới đã cho thấy hoạch định tài chính cá nhân đang dần trở thành một ngành, nghề chuyên môn hóa cao và nhận được sự quan tâm lớn từ chính phủ cũng như cộng đồng” - bà Nguyễn Thị Hiền, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, NHNN chia sẻ tại Hội thảo. Bà Nguyễn Thị Hiền cũng cho biết, tại Mỹ, hoạch định tài chính cá nhân có lịch sử phát triển từ những năm 1920. Kể từ khi tiêu chuẩn nghề nghiệp về hoạch định tài chính cá nhân được ban hành năm 1985, Chính phủ Mỹ đã tăng cường thiết lập các quy tắc, tiêu chuẩn hành nghề cho các tổ chức, cá nhân hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực này. Ở khu vực châu Á, Singapore và Malaysia là hai quốc gia tiêu biểu trong việc xây dựng cơ chế giám sát tài chính tổng thể về với Cơ quan Quản lý tiền tệ Singapore (MAS) và Ủy ban Chứng khoán Malaysia (SC). Hiệp hội Tư vấn Tài chính Singapore (FPSB) và Hội đồng Tư vấn Tài chính Malaysia (FPAM) là đơn vị cấp chứng chỉ, lập tiêu chuẩn hành nghề cho thành viên, giám sát các thành viên đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.

 

Bà Nguyễn Thị Hiền - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, NHNN chia sẻ tại Hội thảo

Tại Việt Nam, năng lực hiểu biết tài chính của người dân còn khá thấp so với khu vực và thế giới. Theo báo cáo khảo sát quản lý tài chính cá nhân của Hiệp hội Tư vấn tài chính Việt Nam giai đoạn 2023 - 2024, trên 80% người dân tham gia khảo sát tự nhận không có kiến thức, kỹ năng về quản lý tài chính, hoạch định tài chính cá nhân hoặc chỉ có hiểu biết căn bản và sơ bộ nhưng có đến 93,44% số người tham gia khảo sát thể hiện sự quan tâm đối với lĩnh vực này. Chính vì vậy, xu hướng phát triển các hoạt động tư vấn tài chính cá nhân đã có mặt trong các tổ chức tài chính nhằm nâng cao năng lực tài chính cho khách hàng. Tuy nhiên, những hoạt động này vẫn còn đơn lẻ, chưa mang tính tổng thể, dài hạn cho khách hàng. Bên cạnh đó, thực trạng thiếu hụt nguồn nhân lực trong lĩnh vực hoạch định tài chính cá nhân hay các chương trình đào tạo chuyên sâu về hoạch định tài chính cá nhân vẫn là một vấn đề còn nan giải. Vì vậy, trong Chiến lược tài chính toàn diện tại Việt Nam, “nâng cao hiểu biết tài chính cho người dân và doanh nghiệp” là một trong năm mục tiêu cụ thể được Chính phủ đặt ra nhằm đạt được mục tiêu tài chính toàn diện và phát triển hệ sinh thái tài chính bền vững.

Chia sẻ tại Hội thảo, bà Phạm Phương Lan - Phó trưởng Khối bán lẻ, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) khẳng định, hiện nay, tốc độ tiếp cận các sản phẩm tài chính, đầu tư của người dân đã phát triển nhanh chóng; cùng với đó, việc triển khai các sản phẩm, dịch vụ tài chính cá nhân cũng được các tổ chức tín dụng đầu tư mạnh mẽ. Nhằm đáp ứng các nhu cầu về phát triển sản phẩm, dịch vụ cá nhân hóa, nhiều tổ chức tín dụng, trong đó có BIDV, đã tích cực phối hợp với các đối tác để tổ chức các sự kiện cập nhật thị trường tài chính chuyên sâu cho khách hàng, đồng thời, đưa ra nhiều sản phẩm chuyên biệt như BIDV Private Banking. Thông qua sản phẩm BIDV Private Banking, BIDV cung cấp cho khách hàng một kênh đầu tư hiệu quả, duy trì và tăng trưởng tài sản cũng như tư vấn hoạch định các mục tiêu cơ bản của cuộc sống như mua nhà, hưu trí, thừa kế…

 

Bà Phạm Phương Lan - Phó trưởng Khối bán lẻ, BIDV phát biểu tại Hội thảo

Truyền thông giáo dục tài chính có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao hiểu biết, kỹ năng về tài chính cá nhân trong cộng đồng
Theo ông Mai Việt Trung - Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông, NHNN, trong bối cảnh  kinh tế, địa chính trị thế giới có nhiều diễn biên phức tạp, các quốc gia trên thế giới đều đặc biệt quan tâm đến việc truyền thông, giáo dục tài chính nhằm nâng cao nhận thức của người dân, gia tăng khả năng tiếp cận tín dụng cũng như các sản phẩm, dịch vụ tài chính, đồng thời bảo vệ người dân, tránh các rủi ro không đáng có. Theo đó, Mỹ đang đẩy mạnh các chương trình đào tạo tài chính với các hoạt động như lập website về giáo dục tài chính quốc gia, triển khai chương trình MoneySmart nhằm giúp các cá nhân có thu nhập thấp nâng cao kỹ năng tài chính. Nhật Bản thực hiện việc phát hành sách, giáo trình, sổ tay hướng dẫn, các chương trình game và phần mềm giáo dục, cung cấp thông tin tài chính trên các website, điện thoại… Singapore cũng đang thực hiện chiến dịch quảng bá quy mô lớn về truyền thông đại chúng với nhiều cuộc diễu hành đường phố, carnival, semimar, xây dựng website của MoneySENSE và trang Facebook để giúp người dân nhận thức, quan tâm đến giáo dục tài chính.

Tại Việt Nam, thời gian qua, NHNN đã và đang thực hiện các hoạt động truyền thông chính sách một cách bài bản và đa dạng với nội dung được xây dựng trên cơ sở những vấn đề người dân, doanh nghiệp quan tâm, trong đó, tập trung vào các chính sách mới, tác động trực tiếp đến người sử dụng dịch vụ ngân hàng như tỉ giá, tín dụng, lãi suất, tiết kiệm, thanh toán… Các hình thức truyền thông được lựa chọn như hội thảo, tọa đàm, phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền hình xây dựng các chương trình giáo dục tài chính trực quan, sinh động như “Những đứa trẻ thông thái”, “Tiền khéo tiền khôn”, “Tay hòm chìa khóa”, “Đồng tiền thông thái” , “Hiểu đúng về tiền” hay chuỗi sự kiện truyền thông giáo dục tài chính “Nhà ngân hàng tương lai”... Bên cạnh các hình thức truyền thông truyền thống, NHNN còn triển khai truyền thông giáo dục tài chính trên mạng xã hội và xuất bản học liệu tài chính. Cuốn truyện tranh “Khéo khôn với tiền - Tránh những ưu phiền” do Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành tháng 12/2023 được xem như một học liệu tài chính góp phần thực hiện Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện, được dư luận đón nhận và lan tỏa trong cộng đồng.

Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông Mai Việt Trung khẳng định, trong thời gian tới, bên cạnh việc tiếp tục triển khai các chương trình giáo dục tài chính hướng tới các nội dung được dư luận quan tâm, đặc biệt là các kiến thức chiều sâu về tài chính ngân hàng, nâng cao kiến thức tài chính cá nhân, Vụ Truyền thông, NHNN sẽ đẩy mạnh tích hợp giáo dục tài chính thực tế vào chương trình giảng dạy ở các trường học, nâng cao hiểu biết về kỹ thuật số thông qua các nền tảng đầu tư, thúc đẩy trải nghiệm học tập thực hành như các câu lạc bộ và cuộc thi giáo dục tài chính. Ngoài ra, việc nghiên cứu đổi mới, sáng tạo, ứng dụng các xu hướng truyền thông hiện đại, ứng dụng mạng xã hội, tổ chức game show truyền hình, youtube, các ấn bản in có hình ảnh minh họa với nội dung ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu sẽ được đầu tư trọng tâm. Thông qua đó, có thể thực hiện các chương trình truyền thông giáo dục tài chính mang lại giá trị cho cộng đồng và xã hội, hướng tới việc cung cấp thông tin chính sách kịp thời và đầy đủ đến người dân, nhất là giới trẻ, đồng bào vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, những nhóm công chúng ít thông tin về tài chính... nhằm nâng cao kiến thức tài chính cá nhân, góp phần tạo cộng đồng có thói quen tài chính tốt, bảo vệ người tiêu dùng sử dụng dịch vụ tài chính.

 

Toàn cảnh Hội thảo

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng trong lĩnh vực hoạch định tài chính cá nhân là một trong những trụ cột quan trọng trong phát triển tài chính toàn diện

Là đơn vị đi đầu trong khối ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, Học viện Ngân hàng sẽ bắt đầu triển khai chương trình đào tạo chất lượng cao chuyên ngành hoạch định và tư vấn tài chính từ năm 2025, ông Nguyễn Thanh Phương - Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng thông tin tại Hội thảo. Ông Nguyễn Thanh Phương cho biết, mục tiêu của chuyên ngành hoạch định và tư vấn tài chính là đào tạo được những sinh viên có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, sức khỏe; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, khả năng giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực lập kế hoạch và tư vấn tài chính một cách hiệu quả, sáng tạo; có năng lực nghiên cứu và triển khai thiết kế các sản phẩm, dịch vụ tài chính; có khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào trong công việc, có trách nhiệm nghề nghiệp và ý thức phục vụ cộng đồng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và thích nghi môi trường đa văn hóa để hình thành phẩm chất công dân toàn cầu. Để xây dựng được chương trình giảng dạy bài bản về hoạch định tài chính cá nhân, thời gian qua, Học viện Ngân hàng đã chủ động nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, có chuyên môn vững vàng, đồng thời, hợp tác với các tổ chức, cơ quan quốc tế hàng đầu về lĩnh vực hoạch định tài chính cá nhân như Quỹ Hợp tác Quốc tế Ngân hàng Tiết kiệm Đức (DSIK), Tập đoàn Momenta, Singapore… Chương trình đào tạo hoạch định và tư vấn tài chính của Học viện Ngân hàng là bước đi chiến lược nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực tài chính cá nhân, góp phần nâng cao kiến thức tài chính trong cộng đồng và thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam.

Chia sẻ về thực tiễn liên quan đến phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực hoạch định tài chính cá nhân, ông Huỳnh Minh Tuấn - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và quản lý tài sản FIDT cho biết, nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực tư vấn hoạch định tài chính cá nhân ngày càng gia tăng do người dân tham gia vào thị trường tài chính ngày càng nhiều hơn, sâu rộng hơn nhưng đi kèm với sự an toàn và hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư. Hiện nay, FIDT là một trong những đơn vị tiên phong trên thị trường xây dựng mô hình tư vấn hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế như chứng chỉ CFP của Mỹ hay FPSB của Singapore, tuy nhiên việc được hoạt động chuyên nghiệp, chính thức trên thị trường tài chính của các cá nhân, doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do chưa có hành lang pháp lý chuyên biệt. Theo ông Huỳnh Minh Tuấn, để nhà hoạch định tài chính cá nhân có môi trường làm việc thuận lợi, hỗ trợ tích cực cho khách hàng có nhu cầu hoạch định tài chính cá nhân, Chính phủ cần xây dựng khung pháp lý chặt chẽ, tiêu chuẩn đào tạo chính quy và cách thức hành nghề riêng biệt, góp phần xây dựng đội ngũ nhà hoạch định tài chính cá nhân chuyên nghiệp, chất lượng và hiệu quả.

Phát biểu tổng kết Hội thảo, Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng Nguyễn Thị Hòa khẳng định, qua những phân tích, đánh giá và chia sẻ tại Hội thảo, có thể thấy, hoạch định tài chính cá nhân tại Việt Nam còn ở giai đoạn ban đầu, tỉ trọng người trưởng thành Việt Nam có kiến thức tài chính ở khoảng cách xa so với một số nước khu vực, hành vi tài chính của nhóm này còn thiếu bền vững, đa số tập trung vào nhu cầu ngắn hạn thay vì xây dựng kế hoạch tài chính dài hạn. Hoạt động tư vấn tại các tổ chức tài chính hiện nay chủ yếu mang tính chất tư vấn sản phẩm tài chính đơn lẻ mà chưa đáp ứng được nhu cầu xây dựng kế hoạch tài chính tổng thể cho khách hàng. Tuy nhiên, Việt Nam có tiềm năng phát triển mạnh mẽ về tài chính cá nhân nhờ quá trình tăng trưởng kinh tế, gia tăng tầng lớp trung lưu và lao động trẻ có trình độ. Dựa trên kinh nghiệm quốc tế, thực trạng và các thuận lợi, khó khăn trong phát triển hoạch định tài chính cá nhân tại Việt Nam, Hội thảo đã đưa ra một số giải pháp chính nhằm phát triển hoạch định tài chính cá nhân, đóng góp vào thực hiện mục tiêu của Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia trong giai đoạn tới, cụ thể như sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh giáo dục tài chính cá nhân qua hệ thống giáo dục chính thức và các chương trình truyền thông quốc gia, kết hợp với việc xây dựng thói quen lập kế hoạch tài chính dài hạn cho các cá nhân từ khi còn trẻ. Tập trung vào đối tượng là học sinh, sinh viên, người lao động trẻ để hình thành tư duy tài chính bền vững ngay từ sớm và kết hợp với các công cụ công nghệ hỗ trợ cần thiết.

Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện các quy định để nâng cao chất lượng tư vấn tại các định chế tài chính, thúc đẩy các định chế tài chính nhằm tăng cường đào tạo và phát triển nhân sự đủ năng lực để tư vấn, hoạch định tài chính cho khách hàng, hướng tới cung cấp dịch vụ tư vấn, hoạch định tài chính cá nhân chuyên nghiệp, tiệm cận các tiêu chuẩn quốc tế và phù hợp với thực tiễn Việt Nam. 

Thứ ba, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức tài chính, công ty công nghệ tài chính ứng dụng các công nghệ hiện đại, phát triển các ứng dụng trên thiết bị di động, nền tảng trực tuyến, công cụ tự động hóa giúp khách hàng quản lý, hoạch định tài chính cá nhân dễ dàng và hiệu quả hơn. 

Thứ tư, thúc đẩy tổ chức hiệp hội ngành nghề trong lĩnh vực tài chính ban hành các nguyên tắc, tiêu chuẩn hành nghề nhằm phát triển các thông lệ tốt nhất trong hoạt động tư vấn tài chính, đặc biệt chú trọng các nguyên tắc đạo đức của người tư vấn, tuân thủ các quy định của pháp luật và thông lệ, chuẩn mực hiện đại, lấy khách hàng làm trung tâm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng tài chính.

Thứ năm, tăng cường hợp tác giữa các tổ chức tài chính và các trường đại học, các tổ chức đào tạo quốc tế để cung cấp chương trình đào tạo chuyên sâu về tư vấn, hoạch định tài chính cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.

Ngọc Linh
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Quy định về việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, ngập lụt, lũ, sạt lở đất sau bão số 3
Quy định về việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, ngập lụt, lũ, sạt lở đất sau bão số 3
10/12/2024 13:55 122 lượt xem
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1510/QĐ-TTg ngày 04/12/2024 cho phép các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ nguyên nhóm nợ như đã được phân loại theo quy định của pháp luật trước thời điểm xảy ra thiên tai đối với khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ của các khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của bão số 3.
Tin tưởng mục tiêu tăng trưởng tín dụng sẽ đạt 15% trong năm nay
Tin tưởng mục tiêu tăng trưởng tín dụng sẽ đạt 15% trong năm nay
08/12/2024 14:24 104 lượt xem
Đây là nhận định của Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú khi trả lời báo chí trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024.
Thủ tướng: Ưu tiên cao nhất cho tăng trưởng, chính sách phải cởi trói để sản xuất, kinh doanh bung ra
Thủ tướng: Ưu tiên cao nhất cho tăng trưởng, chính sách phải 'cởi trói' để sản xuất, kinh doanh bung ra
08/12/2024 09:02 113 lượt xem
Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng 7/12/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xây dựng chính sách phải nhìn xa, trông rộng, nghĩ lớn, làm lớn, các chính sách phải "cởi trói" để sản xuất kinh doanh bung ra, phục vụ ưu tiên cao nhất là thúc đẩy tăng trưởng, từ đó tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng năng suất lao động, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và nâng cao vị thế đất nước.
Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng tham dự Hội nghị Hội đồng Thống đốc SEACEN lần thứ 44 và Hội thảo cấp cao bên lề
Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng tham dự Hội nghị Hội đồng Thống đốc SEACEN lần thứ 44 và Hội thảo cấp cao bên lề
08/12/2024 08:03 111 lượt xem
Trong hai ngày 06 - 07/12/2024, Đoàn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) do Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng dẫn đầu cùng đại diện Vụ Hợp tác Quốc tế và Vụ Tổ chức Cán bộ đã tham dự Hội nghị Hội đồng Thống đốc lần thứ 44 và Hội thảo cấp cao bên lề của Trung tâm nghiên cứu và đào tạo của các Ngân hàng Trung ương (NHTW) Đông Nam Á (SEACEN) tại Seoul, Hàn Quốc.
Tăng cường kết nối các trung tâm nghiên cứu, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực ngân hàng
Tăng cường kết nối các trung tâm nghiên cứu, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực ngân hàng
06/12/2024 22:17 242 lượt xem
Ngày 06/12/2024, tại Hà Nội, Viện Chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội thảo “Tăng cường kết nối các trung tâm nghiên cứu, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực ngân hàng và phổ biến Thông tư số 45/2024/TT-NHNN”.
Tháng 02/2025, Trung ương, Quốc hội sẽ họp bàn về tinh gọn bộ máy
Tháng 02/2025, Trung ương, Quốc hội sẽ họp bàn về tinh gọn bộ máy
06/12/2024 09:57 231 lượt xem
Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18 yêu cầu các đơn vị hoàn thành đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy trong tháng 12/2024 để phục vụ Hội nghị Trung ương và kỳ họp Quốc hội bất thường diễn ra vào tháng 02/2025.
Xử lý rủi ro đối với khoản nợ của khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng bão số 3
Xử lý rủi ro đối với khoản nợ của khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng bão số 3
06/12/2024 09:50 202 lượt xem
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1510/QĐ-TTg ngày 04/12/2024 phân loại tài sản có, mức trích lập dự phòng rủi ro, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với khoản nợ của khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3.
Hội nghị Ban Chấp hành quý IV năm 2024 (mở rộng) của Đoàn Thanh niên Ngân hàng Trung ương
Hội nghị Ban Chấp hành quý IV năm 2024 (mở rộng) của Đoàn Thanh niên Ngân hàng Trung ương
05/12/2024 23:20 221 lượt xem
Thực hiện Chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm 2024, chiều 05/12/2024, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Ngân hàng Trung ương (NHTW) tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành quý IV năm 2024 (mở rộng) về công tác nhân sự chủ chốt Đoàn Thanh niên NHTW và Tổng kết Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2024.
Đón đầu cơ hội tăng trưởng tín dụng xanh - “đòn bẩy” phát triển kinh tế bền vững
Đón đầu cơ hội tăng trưởng tín dụng xanh - “đòn bẩy” phát triển kinh tế bền vững
05/12/2024 16:32 238 lượt xem
Tín dụng xanh đang là một xu thế tất yếu, tuy nhiên việc thực hiện đòi hỏi ngân hàng cần nhiều nỗ lực cân bằng lợi ích trong ngắn hạn với mục tiêu phát triển bền vững trong dài hạn.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

83,600

84,700

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

83,100

84,700

Vàng SJC 5c

83,100

84,600

Vàng nhẫn 9999

83,100

84,700

Vàng nữ trang 9999

83,000

84,200


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,146 25,176 26,016 27,442 31,414 32,749 163.16 172.65
BIDV 25,189 25,479 26,240 27,437 31,822 32,750 164.18 171.99
VietinBank 25,175 25,479 26,275 27,475 31,883 32,893 165.21 172.96
Agribank 25,195 25,479 26,136 27,340 31,588 32,680 164.83 172.81
Eximbank 25,170 25,479 26,222 27,172 31,719 32,824 166 172.03
ACB 25,170 25,479 26,255 27,156 31,830 32,791 165.46 172
Sacombank 25,210 25,479 26,259 27,234 31,750 32,918 166.1 173.11
Techcombank 25,201 25,479 26,098 27,451 31,472 32,810 162.25 174.72
LPBank 25,200 25,479 26,520 27,419 32,093 32,618 166.89 173.97
DongA Bank 25,200 25,479 26,340 27,100 31,800 32,730 164.20 171.60
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,20
4,20
4,20
5,30
5,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,90
3,90
4,10
5,55
5,70
5,80
6,10
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?