Ngân hàng ảo - Xu thế phát triển ngân hàng trong tương lai
02/12/2022 08:08 8.717 lượt xem
Mặc dù có nhiều lợi thế so với ngân hàng truyền thống nhưng để ngân hàng ảo (NeoBank) trở nên phổ biến vẫn còn nhiều thách thức, hạn chế. Tại Việt Nam, mô hình NeoBank còn ở giai đoạn sơ khai. Với tiềm năng, thế mạnh đi đầu trong chuyển đổi số, ngành Ngân hàng đang và sẽ có những bứt phá trong việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng công nghệ hiện đại, trong đó có xu hướng phát triển NeoBank.
 
Có khá nhiều khái niệm về NeoBank, nhưng nhìn chung, có thể hiểu NeoBank là loại hình ngân hàng chuyên hoạt động trên nền tảng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trong môi trường Internet, toàn bộ các dịch vụ đều được cung cấp trực tuyến thay vì phải đến các điểm giao dịch. NeoBank cung cấp cho khách hàng của mình trải nghiệm thông qua ứng dụng di động.
 
Các NeoBank thường do các công ty công nghệ lớn hoạt động trong lĩnh vực tài chính vận hành, hoặc là sự phối hợp giữa định chế tài chính với các công ty Fintech, vừa tiếp cận công nghệ mới vừa nắm bắt thị trường.
 
NeoBank được coi như cánh tay nối dài của các tổ chức tài chính truyền thống, trên nền tảng Web/Mobile của người dùng.
 
1. Khác biệt với ngân hàng truyền thống
 
Về phương thức cung cấp dịch vụ, nếu như ngân hàng truyền thống cung cấp thông qua các chi nhánh, phòng giao dịch thì NeoBank cung cấp dịch vụ từ xa thông qua ứng dụng di động, ngân hàng trực tuyến. 
 
Về phí giao dịch: Ngân hàng truyền thống thường đưa ra mức phí cao do phải bỏ ra chi phí vận hành, thuê trụ sở, nhân sự,... trong khi đó, NeoBank với lợi thế sử dụng công nghệ hiện đại, nên phí thường khá thấp hoặc miễn phí (một phần do cung cấp đa dịch vụ 24/7 với chi phí thấp hơn so với ngân hàng truyền thống).
 
Về cung cấp dịch vụ, sản phẩm: Ngân hàng truyền thống có thể cung cấp một loạt các dịch vụ như cho vay, gửi tiền, tài khoản, chuyển khoản quốc tế, bảo lãnh... để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đối với NeoBank, khả năng cung cấp tương đối hạn chế (chủ yếu là các giao dịch thanh toán, gửi tiền, mở tài khoản).
 
Theo giới quan sát, cuộc cạnh tranh giữa các NeoBank và ngân hàng truyền thống rất tiềm tàng, tuy nhiên, sức ép cạnh tranh vẫn chưa cao. Việc thu hút khách hàng gửi số tiền lớn vào tài khoản tại NeoBank vẫn chưa đủ sức thuyết phục, nếu NeoBank đó chưa có các ngân hàng (truyền thống) lớn bảo trợ. Ngoài ra, còn phải kể đến là các thách thức bởi rào cản pháp lý như quy trình xét duyệt cấp khoản vay cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với NeoBank, trong khi các ngân hàng truyền thống lại không gặp phải những khó khăn này.
 
Tại các trung tâm tài chính và các nước trên thế giới đã bắt đầu có động thái nới lỏng quy chế giám sát và cho phép các công ty khởi nghiệp thử nghiệm các sản phẩm tài chính trong môi trường có kiểm soát. Vì thế, tuy có những khó khăn ban đầu nhưng NeoBank vẫn được ghi nhận là một xu thế trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0).
 
2. Lợi ích và một số hạn chế
 
2.1. Lợi ích
 
NeoBank là ngân hàng kỹ thuật số ứng dụng công nghệ và trí tuệ nhân tạo (AI), do đó, chúng cung cấp cho khách hàng nhiều sản phẩm, dịch vụ vượt trội. Theo đó, NeoBank giúp khách hàng có thể theo dõi tài khoản ngân hàng hay các khoản đầu tư tài chính theo thời gian thực, vào bất cứ thời gian và địa điểm nào, nói cách khác là giúp khách hàng quản lý tài chính mọi lúc, mọi nơi.
 
Bên cạnh đó, NeoBank hoạt động dựa trên công nghệ, không cần đầu tư mở văn phòng, trụ sở giao dịch, khách hàng chỉ với vài thao tác đơn giản trên thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính xách tay có kết nối Internet là có thể sử dụng dịch vụ, chi phí giao dịch theo đó cũng rẻ hơn rất nhiều. Khách hàng cũng được trải nghiệm những tiện ích từ sự tích hợp công nghệ tiên tiến trên các ứng dụng của NeoBank.
 
Hơn nữa, các giao dịch của NeoBank gần như được xử lý nhanh chóng, giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian, tận hưởng nhiều tiện ích khác với việc cung cấp cho khách hàng một bảng điều khiển có thông tin đầy đủ về các hoạt động và số dư tài khoản, giúp khách hàng quản lý chi tiêu, quản lý ví tiền điện tử một cách tốt nhất.
 
NeoBank cũng đặc biệt chú trọng yếu tố bảo mật, với việc triển khai ứng dụng 2FA (ủy quyền 2 yếu tố), xác minh sinh trắc học, công nghệ mã hóa... để bảo vệ dữ liệu khách hàng, qua đó giúp ngăn chặn các cuộc tấn công của các phần mềm độc hại. Có thể thấy, NeoBank có tính bảo mật và riêng tư cao, do NeoBank được thành lập dưới tên các công ty công nghệ sẽ có lợi thế với kinh nghiệm thực tế để xử lý các loại thiết kế bảo mật, giúp người dùng an tâm về quyền bảo mật và riêng tư; đồng thời, NeoBank sử dụng các thành tựu công nghệ nổi bật của AI, qua đó nắm bắt chính xác nhu cầu của từng khách hàng.
 
Ngoài ra, NeoBank được xây dựng dựa trên nền tảng Blockchain lưu trữ phi tập trung các cơ sở dữ liệu nên nhà đầu tư có thể dễ dàng kiểm chứng và yên tâm rằng các thông tin được lưu trữ nhờ độ tin cậy của công nghệ Blockchain. Blockchain còn có tính năng hỗ trợ, giúp ngân hàng chống rửa tiền hoặc các giao dịch không minh bạch do mọi dấu vết giao dịch đều được lưu trữ trên Blockchain, không ai có thể thay đổi được.
 
2.2. Một số hạn chế
 
NeoBank đa phần đưa tới nhiều giá trị nhưng cũng có một số nhược điểm. Việc quản lý nhà nước đối với hệ thống NeoBank sẽ khó khăn hơn dưới sự tác động của công nghệ thông tin. 
 
Thực tế, tại nhiều quốc gia, môi trường pháp lý còn chưa hoàn thiện để tạo điều kiện cho NeoBank phát triển. Hiện nay, quy định pháp lý và sự điều chỉnh của cơ quan quản lý các nước chưa theo kịp tốc độ ứng dụng công nghệ mới. Đồng thời có thể còn gây ra rủi ro pháp lý như: Phòng, chống rửa tiền, xác minh danh tính của các thành viên, bảo mật dữ liệu, tài khoản và giới hạn giao dịch... khi các NeoBank triển khai những ứng dụng công nghệ cao.
 
Trong bối cảnh hiện nay, việc đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ để xây dựng và phát triển NeoBank cần chi phí rất lớn. Mặt khác, các công ty công nghệ cũng cần tiêu tốn nhiều thời gian khi bắt đầu triển khai mô hình ngân hàng số để chuẩn hóa các hoạt động, công nghệ và nguồn nhân lực, nên các ưu thế của NeoBank vẫn chưa thể bộc lộ hết.
 
Khả năng hỗ trợ khách hàng trực tiếp của NeoBank có phần hạn chế do hoạt động dựa hoàn toàn trên nền tảng công nghệ trực tuyến. Các dịch vụ mà NeoBank cung cấp vẫn chưa đa dạng như với ngân hàng truyền thống.
 
Hơn nữa, đó là vấn đề niềm tin của khách hàng với các NeoBank. Đây là một trong những vấn đề cốt lõi. Tại Mỹ, đã có một số NeoBank đi vào hoạt động hàng chục năm nay như: Simple, Chime, Moven... nhưng tính đến tháng 6/2019, mới chỉ có 7 triệu tài khoản tiền gửi được mở tại các NeoBank này.
 
3. Sự phát triển của NeoBank
 
Theo giới nghiên cứu, sự phát triển của mạng Internet từ những năm 90 của thế kỷ trước đã tạo tiền đề cho các ngân hàng trực tuyến hoạt động trở nên thông dụng; đến năm 2000, hệ thống thương mại điện tử đã đạt đến độ cần thiết cho sự ra đời của ngân hàng số hiện đại. 
 
Các NeoBank đầu tiên xuất hiện ở châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Phần Lan) - nơi đây, các công ty Fintech phát triển và hợp tác với các ngân hàng truyền thống. Theo thống kê của Accenture - công ty tư vấn quản lý chuyên cung cấp dịch vụ chiến lược, tư vấn, kỹ thuật số, công nghệ và hoạt động - trụ sở tại Iceland, NeoBank xuất hiện ngày càng nhiều từ năm 2010, đặc biệt trong năm 2019 và 2020 đã có hơn 140 NeoBank trên thế giới. Khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, nhiều người lựa chọn ứng dụng ngân hàng trên môi trường Internet, từ đó càng tạo tiền đề cho NeoBank phát triển. 
 
Trong những năm gần đây, nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới đã cấp phép cho thí điểm hoặc chính thức hoạt động NeoBank như: Đức, Nhật Bản, Singapore, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan...
 
Năm 2015, WeBank liên doanh với tập đoàn Internet Tencent Holdings - là NeoBank đầu tiên ở Trung Quốc bắt đầu đi vào hoạt động. Chính phủ Trung Quốc cho rằng, sự ra đời của một loạt ngân hàng tư nhân sẽ giúp những người đi vay nhỏ lẻ có thể tiếp cận nguồn vốn một cách thuận lợi hơn. Đến năm 2018, cơ quan quản lý nước này cũng đã cấp phép cho 06 NeoBank hoạt động thử nghiệm.
 
Chỉ tính riêng năm 2019, Singapore đã thông báo cấp phép hoạt động cho 04 NeoBank; Hồng Kông cấp phép cho 08 NeoBank; Nhật Bản cũng có 03 tổ chức được cấp phép. Malaysia đã xây dựng được khoảng 50% bộ khung pháp lý cho ngân hàng số và sẽ công bố vào cuối năm 2022.
 
Theo giới quan sát, châu Á hiện đang thể hiện là khu vực phát triển năng động nhất thế giới trong thế kỷ XXI, ngay cả trong quá trình nắm bắt những tiến bộ công nghệ trong thời đại CMCN 4.0. Theo đó, các NeoBank đang trở thành một xu thế, thúc đẩy tăng trưởng ngành thương mại điện tử và thanh toán không dùng tiền mặt.
 
Theo nghiên cứu từ Finbold, NeoBank ở các nước châu Á - Thái Bình Dương đã có số lượng khách hàng tăng đột biến trong nửa đầu năm 2021. Tính đến nửa đầu năm 2021, tổng cộng có 437,2 triệu khách hàng NeoBank so với 302,4 triệu khách hàng vào năm 2020 và 239,9 triệu vào năm 2019. 
 
Một số dự báo cho thấy, vào năm 2024, theo ước tính trên quy mô toàn cầu sẽ có hơn 98 triệu người sử dụng dịch vụ NeoBank.
 
Ngân hàng số hiện đang hình thành hai nhánh: (i) Các ngân hàng truyền thống cung cấp tất cả dịch vụ trên nền tảng số; (ii) Phát triển NeoBank 100%, hoặc NeoBank có ngân hàng thương mại (NHTM) đứng sau.
 
Tại Việt Nam, các chuyên gia cho rằng, đây là thời cơ cho ngành Ngân hàng trong chuyển đổi số, phát triển NeoBank nhờ công nghệ ngân hàng phát triển vượt bậc, tỷ lệ người dân sở hữu điện thoại thông minh và Internet ở mức cao, với hơn 30% người trưởng thành chưa có tài khoản ngân hàng, chưa kể dân số trẻ am hiểu kỹ thuật công nghệ. 
 
Tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, tài chính - ngân hàng được xác định là một trong 08 lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số do có thể thay đổi nhận thức nhanh nhất, giúp tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả xã hội cao. 
 
Do đó, việc xây dựng mô hình NeoBank là xu thế tất yếu cho các ngân hàng thời đại CMCN 4.0.
 
Nhận thức được tầm quan trọng, ảnh hưởng sâu rộng của CMCN 4.0 đối với ngành Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã khẩn trương nghiên cứu, xây dựng và ban hành các chính sách, kế hoạch lớn mang tính chất định hướng, tận dụng cơ hội cuộc CMCN 4.0, thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong hoạt động ngân hàng, như: Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 và giai đoạn 2021 - 2025, Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. 
 
Để triển khai hiệu quả Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, NHNN đã thành lập Ban chỉ đạo và Tổ công tác Chuyển đổi số ngành Ngân hàng do Thống đốc NHNN làm Trưởng ban, 02 Phó Thống đốc làm Phó Trưởng ban và thành viên là người đứng đầu các vụ, cục chức năng thuộc NHNN và một số NHTM lớn.
 
Bên cạnh đó, NHNN cũng tích cực phối hợp với các bộ, ngành liên quan, chủ động rà soát khung khổ pháp lý nhằm tạo thuận lợi, thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển hoạt động ngân hàng số. Đồng thời, NHNN thường xuyên quan tâm đến việc nâng cấp, xây dựng hạ tầng phục vụ hoạt động chuyển đổi số. 
 
Với việc tiếp cận “Chuyển đổi số để tăng tốc và phát triển bền vững”, nhiều ngân hàng xem chuyển đổi số và việc phát triển mô hình, hoạt động ngân hàng số là một mục tiêu trong chiến lược kinh doanh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Hiện nay, hoạt động đầu tư cho chuyển đổi số được các NHTM chú trọng. 
 
Theo Vụ Thanh toán NHNN, các dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là dịch vụ thanh toán điện tử có tốc độ số hóa, tăng trưởng nhanh. 8 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 83,7% về số lượng và 33,4% về giá trị; qua Internet tăng tương ứng 78,3% và 35,5%; qua điện thoại di động tăng 107,0% và 92,1%; qua QR Code tăng 122,5% và 167,2%; qua POS tăng 45,42% và 45,84%; qua ATM tăng 9,43% và 11,90%.  
Tại Việt Nam, loại hình NeoBank còn ở giai đoạn đầu sơ khai. Cũng như phần lớn các NeoBank trên thế giới, khuôn khổ pháp lý cho NeoBank còn hạn chế, chưa đầy đủ, do đó có thể gây ra rủi ro pháp lý như vi phạm tuân thủ các quy định phòng, chống rửa tiền, định danh khách hàng (KYC), bảo mật dữ liệu, tài khoản và giới hạn giao dịch...khi các NeoBank triển khai những ứng dụng công nghệ cao. Bên cạnh đó là vấn đề thiếu hụt nguồn vốn và nguồn lực mà các NHTM phải mất nhiều thời gian để đầu tư. Chưa kể việc quản trị rủi ro cũng là thách thức, trong đó có rủi ro khi lựa chọn sai chiến lược, xây dựng kế hoạch, biện pháp, sản phẩm không phù hợp với năng lực, xu hướng của thị trường. Tiếp theo là cần đề phòng, ứng phó các sự cố trong chuỗi hoạt động trên công nghệ Blockchain hay lỗ hổng công nghệ dẫn tới khả năng bị lợi dụng để thực hiện giao dịch trái phép, trộm cắp tiền. Cuối cùng là nguy cơ thiệt hại về tài chính, mất vốn xuất phát từ rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng...
 
Đến nay, đã có một số NHTM cung cấp dịch vụ NeoBank. Chẳng hạn, VPBank ra mắt ngân hàng đầu tiên không có chi nhánh vào  năm 2015 - “Timo” - là một nền tảng ngân hàng kỹ thuật số. Đến tháng 6/2021, VPBank ra mắt thị trường nền tảng ngân hàng số toàn năng - VPBank Neo, được nâng cấp từ ứng dụng ngân hàng điện tử VPBank online trước đây. VPBank Neo là ngân hàng không có chi nhánh, phòng giao dịch, là một trong những nền tảng NeoBank đầu tiên tại Việt Nam.
 
4. Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số, gia tăng mô hình NeoBank tại Việt Nam
 
Thời gian tới, để thúc đẩy chuyển đổi số, trong đó có mở rộng loại hình NeoBank, hướng đến bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng dịch vụ tài chính, cần có những giải pháp tổng thể.
 
4.1. Đối với Chính phủ
 
Cần cân nhắc sớm chấp nhận đưa vào thử nghiệm sản phẩm, giải pháp, dịch vụ, mô hình kinh doanh số trong lĩnh vực ngân hàng, song song với việc hoàn thiện hành lang pháp lý. Việc xây dựng khung pháp lý cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động Fintech cần được đẩy nhanh để sớm đưa vào áp dụng các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ, mô hình kinh doanh số ở Việt Nam; quy định rõ phạm vi không gian và thời gian thử nghiệm để khuyến khích đổi mới, sáng tạo. Hiện NHNN đã trình Chính phủ Dự thảo Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát dành cho Fintech trong lĩnh vực ngân hàng. 
 
4.2. Đối với các bộ, ngành liên quan
 
Cần tiếp tục rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực chuyên ngành để đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các mối quan hệ mới phát sinh trong tiến trình chuyển đổi số, khuyến khích đổi mới, sáng tạo; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về công nghệ thông tin và truyền thông (Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin, Luật Viễn thông,...) để bảo đảm đầu tư của Nhà nước và huy động nguồn lực từ doanh nghiệp, xã hội để chuyển đổi số theo hướng: Khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân đầu tư, tài trợ cho chuyển đổi số; nghiên cứu, sửa đổi các quy định về Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp cho các nội dung chuyển đổi số của doanh nghiệp.
 
4.3. Đối với ngành Ngân hàng
 
Cần tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng cơ chế kết nối và xử lý dữ liệu, bảo đảm an toàn, an ninh mạng được tích hợp sẵn ngay từ khi thiết kế, xây dựng. Tiến tới cho phép các tổ chức tín dụng có thể khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, giúp thuận tiện cho việc xác thực khách hàng đảm bảo nhanh chóng, chính xác, giảm thiểu rủi ro cho cả ngân hàng và khách hàng, đặc biệt khi sử dụng dịch vụ NeoBank.
 
Đồng thời, ngành Ngân hàng cần tiếp tục phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh việc kết nối Internet trong nước, mở rộng tới các vùng miền, chú trọng hơn nữa vấn đề bảo đảm an toàn, an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu cá nhân. Đây là điều kiện quan trọng để mở rộng tệp khách hàng và là cơ sở để vận hành NeoBank do chủ yếu hoạt động trên nền tảng công nghệ và Internet.
 
Ngành Ngân hàng cũng cần tiếp tục có chính sách thu hút nhân tài trong lĩnh vực công nghệ thông tin, am hiểu tài chính - ngân hàng, kỹ năng quản trị rủi ro tốt để có thể xây dựng và vận hành NeoBank thông suốt và an toàn, đưa lại tiện dụng cho khách hàng. Song song đó, các ngân hàng cần đẩy mạnh nghiên cứu, hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp công nghệ trong và ngoài nước, học hỏi mô hình NeoBank hiệu quả, có thể ứng dụng vào thực tiễn Việt Nam.
 
Bên cạnh đó, ngành Ngân hàng cần tiếp tục tăng cường hơn nữa truyền thông, giáo dục tài chính để nâng cao kiến thức, kỹ năng cho khách hàng trong sử dụng dịch vụ ngân hàng trên môi trường mạng, từ đó giảm thiểu rủi ro cho khách hàng, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính, ngân hàng trên nền tảng công nghệ.
 
Tài liệu tham khảo:
 
1. Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
2. https://mof.gov.vn

Phạm Hồng Hà (Hà Nội)
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Cập nhật thông tin giấy tờ tùy thân và dữ liệu sinh trắc học: Bảo mật tài khoản và an toàn giao dịch trực tuyến
Cập nhật thông tin giấy tờ tùy thân và dữ liệu sinh trắc học: Bảo mật tài khoản và an toàn giao dịch trực tuyến
21/11/2024 13:30 307 lượt xem
Theo NHNN, sau khoảng 3 tháng triển khai xác thực sinh trắc học theo Quyết định số 2345, số lượng vụ việc lừa đảo mất tiền của khách hàng cá nhân và số lượng tài khoản khách hàng cá nhân có phát sinh nhận tiền lừa đảo đã giảm đáng kể.
Trí tuệ nhân tạo tạo sinh: Triển vọng cho ngành Ngân hàng
Trí tuệ nhân tạo tạo sinh: Triển vọng cho ngành Ngân hàng
15/11/2024 08:11 611 lượt xem
Ngành Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đang trải qua sự chuyển mình đáng kể nhờ sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI), đặc biệt là trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Generative AI - GenAI).
Ngân hàng mở và giao diện lập trình ứng dụng mở trong hoạt động ngân hàng
Ngân hàng mở và giao diện lập trình ứng dụng mở trong hoạt động ngân hàng
13/11/2024 08:22 627 lượt xem
Ngân hàng mở thể hiện sự thay đổi trong ngành tài chính, ngân hàng, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Ngày Pháp luật Việt Nam: Lịch sử, ý nghĩa và vai trò quản lý bằng pháp luật đối với hoạt động ngân hàng trong bối cảnh chuyển đổi số
Ngày Pháp luật Việt Nam: Lịch sử, ý nghĩa và vai trò quản lý bằng pháp luật đối với hoạt động ngân hàng trong bối cảnh chuyển đổi số
09/11/2024 18:30 1.074 lượt xem
Ngày 20/6/2012, Quốc hội Khóa XIII đã thông qua Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó đã quy định rõ: “Ngày 09/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
Tác động của chuyển đổi số tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
Tác động của chuyển đổi số tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
07/11/2024 08:10 1.155 lượt xem
Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và truyền thông, các nền kinh tế trên thế giới đang bước vào giai đoạn mới, nơi mà các hoạt động kinh tế, từ sản xuất, phân phối đến tiêu dùng đều được số hóa một cách toàn diện.
Zero Trust - Công cụ hiệu quả cho các giải pháp an ninh, bảo mật
Zero Trust - Công cụ hiệu quả cho các giải pháp an ninh, bảo mật
05/11/2024 08:30 768 lượt xem
Mô hình Zero Trust (tạm dịch “Không tin bất kỳ ai”) là phương pháp bảo mật mạng và hệ thống thông tin mà mọi yêu cầu truy cập vào tài nguyên nội bộ được xem xét và xác minh một cách cẩn thận, thay vì tin tưởng vào các nguồn truy cập nội bộ.
Đánh giá các công nghệ Big Data cho lĩnh vực tài chính, ngân hàng
Đánh giá các công nghệ Big Data cho lĩnh vực tài chính, ngân hàng
01/11/2024 09:15 1.248 lượt xem
Thông qua việc phân tích các trường hợp ứng dụng thực tế, bài viết cung cấp một đánh giá về các công cụ hỗ trợ trong việc lưu trữ, xử lý, phân tích Big Data góp phần thúc đẩy sự đổi mới và phát triển bền vững trong ngành tài chính, ngân hàng.
Quản trị rủi ro trong Fintech: Kinh nghiệm quốc tế và một số bài học cho Việt Nam
Quản trị rủi ro trong Fintech: Kinh nghiệm quốc tế và một số bài học cho Việt Nam
22/10/2024 08:24 1.468 lượt xem
Với tiến bộ nhanh chóng của công nghệ thông tin trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các sản phẩm công nghệ mới đang trở thành nền tảng để công nghệ tài chính (Fintech) phát triển, mang lại nhiều lợi ích cho người dùng.
Chuẩn hóa về hạ tầng kết nối và an toàn thông tin để phát triển mô hình ngân hàng mở
Chuẩn hóa về hạ tầng kết nối và an toàn thông tin để phát triển mô hình ngân hàng mở
15/10/2024 09:09 1.439 lượt xem
Ngân hàng mở đang trở thành một xu hướng nổi bật trong ngành tài chính, mang đến nhiều cơ hội phát triển và cải thiện trải nghiệm khách hàng thông qua sự kết nối giữa ngân hàng và bên thứ ba.
Tác động của sự phát triển Fintech đến ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Tác động của sự phát triển Fintech đến ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam
14/10/2024 14:51 3.256 lượt xem
Trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu, bắt nguồn từ sự kết hợp giữa tài chính và công nghệ, Fintech bùng nổ đã làm thay đổi toàn bộ ngành dịch vụ tài chính.
Hoàn thiện pháp lý và chuẩn hóa hạ tầng kỹ thuật: Tạo nền tảng thúc đẩy số hóa ngân hàng
Hoàn thiện pháp lý và chuẩn hóa hạ tầng kỹ thuật: Tạo nền tảng thúc đẩy số hóa ngân hàng
10/10/2024 16:58 1.331 lượt xem
Với những giải pháp và nỗ lực của cả hệ thống, chuyển đổi số ngân hàng đã gặt hái nhiều “trái ngọt”. Tuy nhiên, còn nhiều thách thức cản trở quá trình số hóa ngân hàng.
Tăng tốc và nâng tầm chuyển đổi số ngành Ngân hàng với trí tuệ nhân tạo
Tăng tốc và nâng tầm chuyển đổi số ngành Ngân hàng với trí tuệ nhân tạo
10/10/2024 16:09 1.382 lượt xem
Ngành Ngân hàng đang trải qua công cuộc chuyển đổi số mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ.
Ứng dụng điện toán đám mây trong hoạt động ngân hàng  - Thách thức và một số giải pháp nâng cao hiệu quả
Ứng dụng điện toán đám mây trong hoạt động ngân hàng - Thách thức và một số giải pháp nâng cao hiệu quả
04/10/2024 16:27 2.129 lượt xem
Điện toán đám mây đang trở thành yếu tố then chốt trong quá trình chuyển đổi số của ngành Ngân hàng, mang lại nhiều lợi ích vượt trội về hiệu suất, bảo mật và đặc biệt là tăng lợi thế cạnh tranh.
Một số khuyến nghị trong việc tăng cường các quy định pháp luật về tội phạm công nghệ cao
Một số khuyến nghị trong việc tăng cường các quy định pháp luật về tội phạm công nghệ cao
20/09/2024 13:52 2.781 lượt xem
Việc bùng nổ của công nghệ số và sự phát triển nhanh chóng của không gian mạng đã tạo ra những cơ hội mới nhưng cũng đồng thời đặt ra những thách thức to lớn về an ninh mạng.
Ứng dụng công nghệ Blockchain trong hoạt động ngân hàng - Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả
Ứng dụng công nghệ Blockchain trong hoạt động ngân hàng - Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả
17/09/2024 11:29 9.139 lượt xem
Blockchain là hệ thống cơ sở dữ liệu cho phép lưu trữ và truyền tải các khối thông tin được liên kết với nhau nhờ mã hóa.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

84,700

86,700

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

84,700

86,700

Vàng SJC 5c

84,700

86,720

Vàng nhẫn 9999

84,600

86,100

Vàng nữ trang 9999

84,500

85,700


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,175 25,509 25,953 27,376 31,191 32,517 158.97 168.22
BIDV 25,209 25,509 26,132 27,268 31,544 32,415 160.97 168.36
VietinBank 25,220 25,509 26,355 27,555 31,775 32,785 160.20 168.30
Agribank 25,210 25,509 26,071 27,275 31,364 32,451 160.79 168.44
Eximbank 25,200 25,509 26,142 26,983 31,431 32,400 161.37 166.58
ACB 25,190 25,509 26,174 27,072 31,530 32,481 160.89 167.25
Sacombank 25,220 25,509 26,170 27,145 31,481 32,644 161.76 168.82
Techcombank 25,226 25,509 25,989 27,338 31,132 32,473 157.46 169.9
LPBank 25,215 25,509 26,437 27,650 31,837 32,368 162.66 169.73
DongA Bank 25,270 25,509 26,230 26,940 31,530 32,440 159.80 166.90
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,20
4,20
4,20
5,30
5,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,90
3,90
4,10
5,55
5,70
5,80
6,10
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?