Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
02/02/2023 2.185 lượt xem
Thời gian qua, ngành Ngân hàng đã triển khai đồng bộ với tinh thần quyết liệt và khẩn trương chính sách hỗ trợ 2% lãi suất đối với một số ngành, lĩnh vực thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế, với doanh nghiệp vừa trải qua khó khăn sau hơn 02 năm chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19, bên cạnh hỗ trợ lãi suất, nhu cầu về vốn là rất quan trọng. Do đó, bên cạnh việc tháo gỡ những nút thắt trong triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2%, các bộ, ngành liên quan cần phối hợp hoàn thiện hành lang pháp lý tạo điều kiện cho thị trường vốn phát triển an toàn, lành mạnh.

Ngày 11/01/2022, tại Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết xác định quan điểm bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, các nghị quyết của Quốc hội, kiên trì giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng chống chịu, thích ứng của nền kinh tế, đáp ứng kịp thời nhu cầu trước mắt và lâu dài. Được ban hành kịp thời trong kỳ họp bất thường nhằm đối phó với hoàn cảnh bất thường chưa từng có tiền lệ, Nghị quyết số 43/2022/QH15 thể hiện nỗ lực, tâm huyết, trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội, đã đem lại cho cử tri niềm tin vào mục tiêu phục hồi, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng; phòng, chống hiệu quả dịch Covid-19 gắn liền với bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân, nhất là người lao động, người nghèo, người yếu thế, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 và một số Nghị quyết đã được Quốc hội thông qua, ngày 30/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15. 

Theo đó, Quốc hội, Chính phủ đã phê duyệt chính sách hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước 2%/năm (tối đa 40.000 tỉ đồng) trong 02 năm 2022 - 2023 thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM) đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong một số ngành, lĩnh vực. 

Đây là chính sách hỗ trợ lãi suất sử dụng ngân sách nhà nước có quy mô lớn được triển khai qua hệ thống NHTM. Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với mục tiêu giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được tiếp cận nguồn vốn ngân hàng với lãi suất thấp hơn để vượt qua khó khăn, phục hồi, phát triển nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo nền tảng và động lực phát triển nền kinh tế; đồng thời đảm bảo nguyên tắc công bằng, công khai, minh bạch, xác định đúng đối tượng cần hỗ trợ, hạn chế tối đa các sai phạm trong quá trình triển khai, quyết toán hỗ trợ lãi suất.
 
Ngân hàng triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp

Về phía ngành Ngân hàng, thời gian qua, trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động tiêu cực tới nhiều ngành, lĩnh vực, ngành Ngân hàng đã chủ động triển khai nhiều giải pháp về tiền tệ, tín dụng, lãi suất, thanh toán, cũng như các chính sách về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ… trong hơn 02 năm qua bằng chính nguồn lực của các ngân hàng nhằm tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, nền kinh tế. Bên cạnh đó, ngành Ngân hàng cũng đóng góp tích cực cho công tác phòng, chống dịch Covid-19.
 


Thời gian qua, ngành Ngân hàng đã triển khai đồng bộ với tinh thần quyết liệt và khẩn trương chính sách hỗ trợ 2% lãi suất đối với một số ngành, lĩnh vực thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
 
Có thể thấy, chính sách hỗ trợ lãi suất 2% là một giải pháp bổ sung, song hành cùng với các giải pháp mà ngành Ngân hàng đã, đang và sẽ triển khai (bao gồm cả chính sách hỗ trợ lãi suất 2% thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội - NHCSXH).

Triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15, Nghị quyết số 11/NQ-CP, ngành Ngân hàng đã tích cực, chủ động phối hợp với các bộ, ngành, các NHTM thông qua rất nhiều cuộc họp cũng như lấy ý kiến bằng văn bản để xây dựng, hoàn thiện trình Chính phủ ban hành Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hội kinh doanh.

Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 31/2022/NĐ-CP, ngành Ngân hàng đã rất tích cực triển khai nhiều giải pháp để đẩy nhanh thực hiện chính sách như: (i) Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư hướng dẫn, Chỉ thị chỉ đạo và nhiều văn bản đôn đốc các NHTM và chi nhánh NHNN 63 tỉnh, thành phố đẩy mạnh triển khai chính sách; (ii) Tổ chức 04 hội nghị toàn quốc và các hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp tại địa phương để triển khai chính sách và giải đáp các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện; (iii) Thành lập đường dây nóng tại NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố, các NHTM và chi nhánh các NHTM để tiếp nhận phản ánh của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong trường hợp không được các NHTM cho vay và hỗ trợ lãi suất theo quy định; (iv) Các NHTM tích cực truyền thông, thông tin tới các khách hàng thuộc đối tượng để hỗ trợ cho khách hàng; (v) Thành lập các đoàn công tác liên ngành để khảo sát, nắm bắt thực tế triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất tại một số địa phương; đồng thời, NHNN chỉ đạo NHNN chi nhánh một số tỉnh, thành phố tiếp tục chủ động khảo sát trực tiếp tại các chi nhánh NHTM và khách hàng để nắm bắt thực tế triển khai...

Theo kết quả báo cáo tại hệ thống báo cáo tập trung của NHNN, tạm tính đến cuối tháng 11/2022, doanh số hỗ trợ lãi suất đạt khoảng 30.000 tỉ đồng, dư nợ hỗ trợ lãi suất đạt gần 23.000 tỉ đồng, số tiền đã hỗ trợ cho khách hàng đạt hơn 78 tỉ đồng.

Nhiều rào cản trong quá trình triển khai

Thực tế cho thấy, chưa có một chính sách nào mà ngành Ngân hàng triển khai đồng bộ với tinh thần quyết liệt và khẩn trương như chính sách hỗ trợ lãi suất này. Tuy nhiên, kết quả hỗ trợ lãi suất còn thấp, chưa như kỳ vọng do nhiều nguyên nhân.

Về phía khách hàng, thực tế có không ít khách hàng đủ điều kiện nhưng từ chối nhận hỗ trợ lãi suất. Bản thân khách hàng (nhất là các doanh nghiệp) không muốn tham gia chương trình hỗ trợ lãi suất phần vì e ngại khâu hậu kiểm, thanh tra, kiểm toán, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trong trường hợp bị xác định phải thu hồi thì khách hàng rất khó xử lý vì đã hạch toán lợi nhuận/chia cổ tức. Trong khi đó, nhiều khách hàng có năng lực tài chính, có lịch sử tín dụng tốt, được các NHTM cho vay với lãi suất ưu đãi nên từ chối nhận hỗ trợ lãi suất do tự đánh giá đã được vay với lãi suất phù hợp theo các chương trình ưu đãi của NHTM.

Bên cạnh đó, qua báo cáo và khảo sát thực tế từ các NHTM, các khách hàng, hiện nay quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 và Nghị định số 31/2022/NĐ-CP liên quan đến khách hàng “có khả năng phục hồi” dẫn tới khách hàng khó tiếp cận chính sách. Cụ thể, bản thân khách hàng mặc dù có khả năng trả nợ, song cũng không dám khẳng định “có khả năng phục hồi” (thường được thể hiện thông qua các tiêu chí định lượng như: Doanh thu/sản lượng/lợi nhuận tăng hoặc các tiêu chí định tính như đánh giá diễn biến, chiều hướng kinh doanh của khách hàng) vì các đánh giá này là rất khó trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt điều kiện kinh tế thế giới đang có nhiều bất ổn, chi phí sản xuất gia tăng và phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu các nguyên nhiên vật liệu đầu vào, áp lực lạm phát… Đặc biệt, một số khách hàng có doanh thu/lợi nhuận trong giai đoạn dịch cao hơn hiện tại nên rất khó để đánh giá đáp ứng tiêu chí “phục hồi”.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như: (i) Khách hàng không có đăng ký kinh doanh theo quy định nên không thuộc đối tượng được hỗ trợ; (ii) Khách hàng xuất khẩu lựa chọn vay USD để tận dụng lợi thế về lãi suất và nguồn thu bằng ngoại tệ nên không thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất; (iii) Một số khách hàng đã được hỗ trợ theo các chương trình tín dụng của ngân sách địa phương; (iv) Một số khách hàng có dư nợ hiện hữu thuộc ngành được hỗ trợ lãi suất nhưng lại đang quá hạn nên tạm thời chưa được xem xét hỗ trợ lãi suất theo quy định.

Về phía NHTM, hiện vẫn còn tâm lý e ngại khi triển khai thực hiện do một số chương trình hỗ trợ lãi suất vẫn chưa được quyết toán số tiền đã hỗ trợ lãi suất cho khách hàng. Bên cạnh đó, NHTM cũng lo ngại trong trường hợp nếu phải thu hồi số tiền hỗ trợ lãi suất đã hỗ trợ khách hàng nhưng khách hàng đã tất toán khoản vay, không còn quan hệ với NHTM thì khó thu hồi số tiền này.

Các ngành được hỗ trợ lãi suất đã được xác định cụ thể tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 và Nghị định số 31/2022/NĐ-CP. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai cho thấy NHTM và khách hàng gặp khó khăn trong việc xác định, bóc tách dư nợ vay hỗ trợ lãi suất trong trường hợp khách hàng vay kinh doanh nhiều mục đích khác nhau nhưng khó bóc tách mục đích được hỗ trợ lãi suất và mục đích không được hỗ trợ lãi suất (ví dụ như vay thu mua nguyên vật liệu đầu vào để vừa chế biến - thuộc ngành công nghiệp chế biến được hỗ trợ lãi suất, vừa kinh doanh thương mại - thuộc ngành bán buôn bán lẻ không được hỗ trợ lãi suất).

Trong số các nguyên nhân nêu trên, theo khảo sát thực tế thì 02 nguyên nhân ảnh hưởng lớn nhất tới kết quả hỗ trợ lãi suất là: Bản thân khách hàng không muốn tham gia hỗ trợ lãi suất do e ngại công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; ngân hàng và khách hàng đều khó đánh giá, xác định “khả năng phục hồi”.

Theo các chuyên gia kinh tế, gói hỗ trợ lãi suất 2% sử dụng ngân sách, nên sự chặt chẽ, thận trọng về mặt quy định là dễ hiểu. Tuy vậy, sự thiếu linh hoạt sẽ khiến gói hỗ trợ này khó giải ngân. Việc sửa đổi Nghị định số 31/2022/NĐ-CP dự kiến cũng mất nhiều thời gian và chưa chắc đã đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.

Ở khía cạnh khác, xét về nhu cầu thực tế từ thị trường, có thể thấy, kinh tế - xã hội năm 2022 của nước ta được đánh giá khởi sắc trên hầu hết các lĩnh vực, nhiều ngành đã khôi phục mạnh mẽ và đạt mức tăng trưởng cao hơn so với thời điểm trước khi dịch Covid-19 xảy ra nên có nhu cầu vốn để mở rộng, phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, do việc huy động từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn khó khăn nên nhu cầu vốn từ hệ thống ngân hàng gia tăng. Thực tế, hiện doanh nghiệp cần vốn nhiều hơn là cần hạ lãi suất.

Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Về phía ngành Ngân hàng, tiếp tục xác định triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất là nhiệm vụ trọng tâm cần đẩy mạnh triển khai và tiếp tục phối hợp bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội ngành nghề và các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất tổ chức các hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp; thành lập các đoàn khảo sát liên ngành tiếp tục đôn đốc, nắm bắt tình hình thực hiện tại các địa phương và kịp thời tiếp nhận, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong thực thi chính sách; tiếp tục tuyên truyền rộng rãi, tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện của các NHTM.

Hiện nay, NHNN đã rà soát, đề xuất nội dung sửa đổi Nghị định số 31/2022/NĐ-CP và đang lấy ý kiến các bộ, ngành trước khi báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định.

Thực tế, nhu cầu về vốn của doanh nghiệp là rất lớn, nên bên cạnh việc hạ lãi suất, ngành Ngân hàng cần tăng cường ứng dụng công nghệ để rút ngắn thời gian trong xử lý các giao dịch, tăng tiện ích và tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận vốn ngân hàng.

Về phía doanh nghiệp, cần đa dạng các nguồn vốn, nâng cao khả năng quản trị, tìm kiếm thị trường, có phương án kinh doanh khả thi để tăng khả năng được ngân hàng giải ngân. Bởi ngân hàng cũng là doanh nghiệp, huy động từ dân cư, tổ chức để cho vay, do đó phải đảm bảo an toàn vốn, hạn chế nguy cơ nợ xấu, chưa kể phải tuân thủ các quy trình, quy định về cho vay, tránh những hệ lụy về sau.

Hỗ trợ lãi suất cũng chỉ là giải pháp tạm thời, về lâu dài, việc phát triển thị trường vốn (trong đó có thị trường trái phiếu, chứng khoán) an toàn, bền vững là cần thiết, từ đó giảm gánh nặng cho ngân hàng khi nguồn tiền huy động chủ yếu là kỳ hạn ngắn, đồng thời cũng giúp doanh nghiệp có thêm các kênh hỗ trợ khác. 

Ngày 16/9/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 65/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế. Mới đây, Bộ Tài chính trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 65/2022/NĐ-CP. Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 65/2022/NĐ-CP được kỳ vọng sẽ là giải pháp hiệu quả để vực dậy niềm tin của nhà đầu tư, qua đó vực dậy thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Các nội dung sửa đổi, bổ sung của Nghị định số 65/2022/NĐ-CP mà trọng tâm là hoãn thời gian thực hiện trong vòng 01 năm đối với một số quy định, là giải pháp cấp bách giúp nhà phát hành có thêm thời gian để chuẩn bị trước khi đưa việc phát hành trái phiếu vào quy củ. 

Gần đây, khả năng cân đối nguồn vốn của nhiều doanh nghiệp càng trở nên chật vật khi kênh trái phiếu gần như “đóng băng”, gánh nặng cung ứng vốn đè nặng hơn lên vai của hệ thống ngân hàng. Các chuyên gia khuyến nghị việc sửa đổi Nghị định số 65/2022/NĐ-CP theo dự thảo Bộ Tài chính đề xuất là rất cần thiết và cần được ban hành càng sớm càng tốt.

Về phía Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo cấp có thẩm quyền bố trí nguồn vốn ngân sách để cấp bù lãi suất cho các NHTM đã thực hiện hỗ trợ lãi suất theo các chương trình tín dụng trước đây theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để tạo niềm tin cho các NHTM trong triển khai chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Các cơ quan liên quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ với NHNN tháo gỡ các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện, đẩy nhanh quá trình thanh, quyết toán hỗ trợ lãi suất cho NHTM; các địa phương tiếp tục phối hợp với ngành Ngân hàng triển khai các chương trình, chính sách tín dụng ngành, lĩnh vực, chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp.

Thanh Lan
Hà Nội 
 

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Kiểm soát hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại ngân hàng và một số kiến nghị hoàn thiện
Kiểm soát hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại ngân hàng và một số kiến nghị hoàn thiện
21/09/2023 114 lượt xem
Kiểm soát hoạt động bảo hiểm tiền gửi trong ngân hàng là vấn đề rất cần thiết bởi điều này góp phần đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, củng cố niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng, giúp cho hệ thống ngân hàng phát triển an toàn và lành mạnh.
Thông tư số 06 góp phần giảm “tín dụng đen” và hạ lãi suất cho vay
Thông tư số 06 góp phần giảm “tín dụng đen” và hạ lãi suất cho vay
19/09/2023 342 lượt xem
Ngày 28/6/2023, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ban hành Thông tư số 06/2023/TT-NHNN (Thông tư số 06) sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc NHNN (Thông tư số 39) quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là TCTD) đối với khách hàng.
Phối hợp đồng bộ các giải pháp trong đẩy lùi “tín dụng đen”
Phối hợp đồng bộ các giải pháp trong đẩy lùi “tín dụng đen”
15/09/2023 707 lượt xem
Thời gian qua, NHNN đã hoàn thiện khung khổ pháp lí về hoạt động cho vay, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, phát triển các dịch vụ trực tuyến, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới nhiều quy định để tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng chính thức, hỗ trợ hoạt động vay vốn của người dân, doanh nghiệp. NHNN cũng thường xuyên chỉ đạo các tổ chức tài chính, tín dụng mở rộng, đa dạng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, giảm lãi suất, đơn giản hóa thủ tục cho vay nhằm tăng cường tiếp cận tín dụng qua các kênh chính thức, đặc biệt là với người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Nâng cao hiệu quả cải cách hành chính trong bối cảnh chuyển đổi số ngành Ngân hàng ở Việt Nam
Nâng cao hiệu quả cải cách hành chính trong bối cảnh chuyển đổi số ngành Ngân hàng ở Việt Nam
07/09/2023 1.444 lượt xem
Với sự phát triển của khoa học, công nghệ do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đem lại, quá trình chuyển đổi số ngành Ngân hàng là một đòi hỏi tất yếu khách quan.
Tập trung nguồn lực để phát triển và nâng cao hiệu quả các kênh cung ứng vốn khác nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp
Tập trung nguồn lực để phát triển và nâng cao hiệu quả các kênh cung ứng vốn khác nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp
05/09/2023 1.524 lượt xem
Nguồn vốn cung ứng cho các doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) rất đa dạng, thường qua các kênh chính sau: (1) Thông qua hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD), nguồn vốn cấp dựa trên tài sản qua các hình thức như cho thuê tài chính, thuê mua trả góp, bao thanh toán (nguồn vốn này thường được cung cấp bởi các TCTD phi ngân hàng); (2) Thông qua thị trường tài chính bằng cách phát hành cổ phiếu và trái phiếu ra công chúng qua việc sử dụng các công cụ vốn; (3) Nguồn vốn trực tuyến (cho vay ngang hàng, công nghệ tài chính - fintech).
Giải pháp phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam
Giải pháp phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam
30/08/2023 2.037 lượt xem
Kinh tế ban đêm (night - time economy) đang thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có ngành du lịch phát triển, trong đó có Việt Nam. Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 27/7/2020 nhằm mục tiêu khai thác tiềm năng phát triển kinh tế ban đêm, tận dụng tối đa cơ hội để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân.
Đổi mới biện pháp bảo đảm trong hoạt động bảo lãnh tín dụng nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Đổi mới biện pháp bảo đảm trong hoạt động bảo lãnh tín dụng nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
21/08/2023 2.639 lượt xem
Bài viết này nghiên cứu quy định về biện pháp bảo đảm trong chính sách bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) từ khi chính sách này được đưa vào áp dụng ở Việt Nam (năm 2002) đến nay.
Đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 - 2022 và khuyến nghị chính sách
Đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 - 2022 và khuyến nghị chính sách
04/08/2023 5.025 lượt xem
Trong những năm qua, Việt Nam liên tục đạt được những bước phát triển tích cực, luôn đứng trong nhóm các quốc gia có tốc độ phát triển nhanh, vị thế trên trường quốc tế ngày càng cao; đời sống người dân được nâng lên, thứ tự năng lực cạnh tranh quốc tế được cải thiện, trong đó, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tích cực đã có nhiều đóng góp lớn cho tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam suốt giai đoạn vừa qua.
Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng: Để “cung” và “cầu” tín dụng gặp nhau
Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng: Để “cung” và “cầu” tín dụng gặp nhau
01/08/2023 5.487 lượt xem
Trong nửa đầu năm 2023, bức tranh kinh tế vĩ mô của Việt Nam có nhiều gam màu trầm dưới tác động tiêu cực từ kinh tế thế giới và những khó khăn nội tại của kinh tế trong nước. Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt 3,72%, là mức thấp nhất trong giai đoạn từ năm 2011 tới nay (nếu loại trừ năm 2020 do tác động của dịch Covid-19).
Hạn chế rủi ro phát sinh trong hoạt động cho vay  của tổ chức tín dụng đối với khách hàng
Hạn chế rủi ro phát sinh trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng
28/07/2023 4.059 lượt xem
Ngày 28/6/2023, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư số 06/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (Thông tư số 06). Thông tư số 06 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2023.
Chuyển đổi số trong các ngân hàng thương mại Việt Nam - Một số khuyến nghị về chính sách pháp lí
Chuyển đổi số trong các ngân hàng thương mại Việt Nam - Một số khuyến nghị về chính sách pháp lí
21/07/2023 4.585 lượt xem
Để bắt kịp xu thế của thời đại, các công ty nói chung và ngân hàng nói riêng phải tiến hành chuyển đổi số. Nếu không số hóa trong quá trình kinh doanh, không áp dụng khoa học công nghệ vào hoạt động đầu tư hằng ngày thì lĩnh vực ngân hàng Việt Nam có nguy cơ tụt hậu và chậm phát triển so với thế giới. Bài viết tổng hợp cách tiếp cận và kinh nghiệm về chuyển đổi số tại một số tổ chức trên thế giới, từ đó khuyến nghị về chính sách pháp lí góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam.
Quy định về điều kiện vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh
Quy định về điều kiện vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh
18/07/2023 4.383 lượt xem
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư số 08/2023/TT-NHNN ngày 30/6/2023 quy định về điều kiện vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh (Thông tư số 08), áp dụng với các đối tượng gồm: Người cư trú là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ chức tín dụng (TCTD) và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam là bên đi vay nước ngoài (gọi chung là bên đi vay); TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam nơi bên đi vay mở tài khoản vay, trả nợ nước ngoài (gọi chung là ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản).
Chính sách hỗ trợ các tổ chức kinh tế hợp tác và một số kiến nghị hoàn thiện
Chính sách hỗ trợ các tổ chức kinh tế hợp tác và một số kiến nghị hoàn thiện
10/07/2023 4.785 lượt xem
Luật Hợp tác xã năm 2012 đã thể chế hóa các chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, thực tiễn sau gần 10 năm triển khai thực hiện, Luật Hợp tác xã năm 2012 đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần được nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện để phù hợp hơn với thực tiễn
Cho vay bằng phương tiện điện tử phù hợp với chủ trương chuyển đổi số ngành Ngân hàng
Cho vay bằng phương tiện điện tử phù hợp với chủ trương chuyển đổi số ngành Ngân hàng
04/07/2023 5.796 lượt xem
Tại Quyết định số 810/QĐ-NHNN ngày 11/5/2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 810) có đề ra mục tiêu: “Đến năm 2025, ít nhất 50% các nghiệp vụ ngân hàng cho phép khách hàng có thể thực hiện hoàn toàn trên môi trường số”.
Nghị định mới về đăng ký biện pháp bảo đảm nhìn từ thực tiễn
Nghị định mới về đăng ký biện pháp bảo đảm nhìn từ thực tiễn
16/06/2023 7.681 lượt xem
Nghị định số 99/2022/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm đã được Chính phủ ban hành vào ngày 30/11/2022 (Nghị định số 99) và có hiệu lực từ ngày 15/01/2023. Nghị định này thay thế Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm. Nghị định số 99 có một số điểm làm rõ đáng ghi nhận, song vẫn còn có các hạn chế và khoảng trống nhất định.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

68.600

69.300

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

68.600

69.300

Vàng SJC 5c

68.500

69.320

Vàng nhẫn 9999

57.050

58.000

Vàng nữ trang 9999

56.900

57.700


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,125 24,495 25,317 26,733 29,360 30,610 160.52 169.95
BIDV 24,180 24,480 25,512 26,712 29,514 30,597 161.34 169.69
VietinBank 24,083 24,503 25,582 26,717 29,748 30,758 161.29 169.24
Agribank 24,140 24,480 25,574 26,287 29,616 30,459 162.17 166.20
Eximbank 24,070 24,490 25,588 26,312 29,657 30,496 162 166.59
ACB 24,140 24,490 25,671 26,315 29,881 30,508 161.79 167.01
Sacombank 24,125 24,485 25,732 26,400 29,927 30,449 162.05 168.63
Techcombank 24,169 24,520 25,380 26,714 29,359 30,663 157.97 170.26
LPBank 24,190 24,750 25,584 26,917 29,886 30,820 160.55 172.08
DongA Bank 24,170 24,470 25,690 26,280 29,790 30,520 160.2 166.9
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
3,00
3,00
3,50
4,50
4,50
5,50
5,50
BIDV
0,10
-
-
-
3,00
3,00
3,50
4,50
4,50
5,50
5,50
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,50
4,50
4,50
5,50
5,50
Cake by VPBank
0,40
-
-
-
4,75
4,75
4,75
7,0
7,10
7,3
6,00
ACB
0,05
0,50
0,50
0,50
3,40
3,50
3,60
5,10
5,30
5,30
5,40
Sacombank
-
-
-
-
3,50
3,60
3,70
5,30
5,60
6,00
6,30
Techcombank
0,10
-
-
-
3,50
3,50
3,70
4,90
4,95
5,50
5,50
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
4,35
4,35
4,35
5,50
5,50
6,30
6,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
4,50
4,50
4,50
6,20
6,30
6,55
6,75
Agribank
0,20
-
-
-
3,00
3,00
3,50
4,50
4,50
5,50
5,50
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
4,00
4,00
4,00
5,00
5,30
5,50
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?