Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt các dịch vụ công qua ngân hàng thương mại
10/09/2019 10:14 9.130 lượt xem
Thực hiện Đề án của Chính phủ và kế hoạch, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), hiện nay, các ngân hàng thương mại (NHTM) ở Việt Nam đang tích cực triển khai các giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) một cách đồng bộ và tổng thể, nhằm tạo ra hệ sinh thái đầy đủ, tiện ích và trải nghiệm cho khách hàng. Phấn đấu đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức dưới 10%; đến cuối năm 2025, ở mức dưới 8%...
 
Đó là một trong những mục tiêu cụ thể được đặt ra trong Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Chính phủ phê duyệt. Để đạt được những mục tiêu này, một chặng đường dài, với cuộc chạy đua tốc độ sẽ là thách thức không nhỏ đối với các NHTM. Trong đó, việc triển khai phối hợp giữa các NHTM với các đơn vị cung ứng dịch vụ công giữ vai trò rất quan trọng trong thực hiện đề án. Bài viết tập trung làm rõ vấn đề này.
 
1. Những mục tiêu của chiến lược phát triển TTKDTM
 
Theo Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng, việc phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tạo cơ sở nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng là một trong những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu. Tập trung vào việc đa dạng hoá các kênh cung ứng dịch vụ ngân hàng; nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; phát triển thanh toán điện tử phục vụ thương mại điện tử theo hướng hoàn thiện, tăng cường kết nối giữa hạ tầng thanh toán điện tử của hệ thống ngân hàng với hạ tầng thanh toán của các đơn vị; xây dựng và triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện...
 
Đẩy mạnh phát triển TTKDTM tới tất cả các đối tượng khách hàng, các tầng lớp dân cư, ở mọi không gian địa lý, gắn liền với tối ưu hoá mạng lưới ATM và POS; mở rộng thanh toán qua Internet, qua các thiết bị di động, sử dụng mã QR,… kèm theo đó là đảm bảo an toàn, tiện lợi, nhanh chóng cho khách hàng, đó là những biện pháp cụ thể mà các NHTM Việt Nam đang triển khai. Theo đó, phát triển nhiều dịch vụ gia tăng trên kênh cung ứng dịch vụ ngân hàng từ thẻ ngân hàng; xây dựng chuẩn thẻ chip nội địa và triển khai kế hoạch chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip tại Việt Nam với lộ trình thích hợp nhằm bảo đảm an ninh, an toàn trong thanh toán thẻ, tạo thuận lợi kết nối với các hệ thống thanh toán khác.
 
2. Triển khai tích cực và đồng bộ của các NHTM Việt Nam
 
Hiện nay, với hơn 64 triệu người đang sử dụng mạng internet, chiếm gần 70% dân số; trên 72 % người dân sử dụng điện thoại thông minh, Việt Nam là thị trường tiềm năng cho việc phát triển ngân hàng số. Thực hiện chủ trương của Chính phủ, kế hoạch của NHNN, hiện nay, các NHTM Việt Nam đang tích cực triển khai các giải pháp TTKDTM một cách đồng bộ và tổng thể.
 
Các NHTM Việt Nam đang triển khai đồng bộ việc áp dụng các công nghệ, giải pháp hỗ trợ thanh toán mới để tăng tiện ích trong sử dụng thẻ cho người dùng và nâng cao bảo mật thanh toán giúp khuyến khích người dùng thanh toán sử dụng thẻ nhiều hơn. Như áp dụng giải pháp Tokenization trong thanh toán trực tuyến và thanh toán tại POS; hay liên kết với các đối tác phát triển ứng dụng thanh toán trên di động để mở rộng phạm vi thanh toán cho người dùng; cùng tập trung triển khai công nghệ thanh toán không tiếp xúc một cách đồng bộ để khuyến khích người dùng.
 
Bên cạnh đó, nhiều NHTM Việt Nam đang triển khai mạnh mẽ việc áp dụng thanh toán QR Code cho các đơn vị thanh toán nhỏ lẻ, đặc biệt là tiểu thương, như: buôn bán ở chợ, cửa hàng tạp hoá, cửa hàng dịch vụ... để dần dần nâng cao thói quen chi tiêu sử dụng thẻ, thanh toán trên điện thoại di động cho người tiêu dùng. Đặc biệt, nhiều NHTM Việt Nam đang triển khai áp dụng đồng bộ các tiêu chuẩn quốc tế về an ninh bảo mật cho hệ thống CNTT cũng như các dịch vụ thanh toán trực tuyến, thanh toán thẻ (ISO 27001, PCI/DSS).
 
Thống kê đến hết năm 2017 của NHNN cho thấy, tỷ lệ người dân có tài khoản thanh toán hiện nay lên tới hơn 59% (đã loại trừ khách hàng có nhiều tài khoản). Đến quý II/2018 trong cả nước có tới 18.287 ATM với trên 211 triệu giao dịch; 289.075 POS/EFTPOS/EDC có trên 49 triệu giao dịch. Số thẻ phát hành lũy kế tới hết quý II/2018 là 141,59 triệu thẻ các loại. Thông qua các chính sách hỗ trợ và thúc đẩy của NHNN, rất nhiều tổ chức trung gian thanh toán đã chính thức thành lập và triển khai đẩy mạnh kết nối để cung ứng các dịch vụ TTKDTM, đem lại nhiều tiện ích cho người dùng.
 
Bên cạnh các biện pháp nói trên, các NHTM Việt Nam đang phối hợp với các đơn vị cung cấp dịch vụ công, như: thuế, hải quan, kho bạc, bảo hiểm xã hội,  điện, xăng dầu, viện phí, học phí, bưu chính viễn thông, bảo hiểm xã hội, truyền hình cáp,… để phát triển TTKDTM. Ngoài việc thanh toán dịch vụ công theo các phương thức truyền thống bằng chứng từ giấy, còn có nhiều phương thức thanh toán mới, hiện đại, dễ sử dụng cho khách hàng lựa chọn như: dịch vụ trích nợ tự động, thanh toán thẻ, giao dịch tại ATM, POS, sử dụng dịch vụ internet banking, mobile banking, sử dụng ví điện tử... Tuy nhiên, trên thực tế, việc thanh toán qua ngân hàng đối với dịch vụ công vẫn còn khiêm tốn, phạm vi triển khai chủ yếu tập trung vào nhóm đối tượng khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp hoặc tại các tỉnh, thành phố lớn, điều kiện kinh tế phát triển. Để thúc đẩy việc triển khai chỉ đạo của Chính phủ, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ và tác động đến hầu hết các quốc gia trên thế giới, việc nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ của nền kinh tế và phát triển TTKDTM là xu hướng mang tính thời đại phù hợp với chủ trương của Chính phủ. Quá trình thanh toán qua ngân hàng đối với dịch vụ công không chỉ mang lại lợi ích cho khách hàng, ngân hàng, đơn vị cung ứng dịch vụ mà còn ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng xã hội.
 
3. Hành lang pháp lý cho TTKDTM trong các đơn vị cung ứng dịch vụ công
 
Chủ trương thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng được đề cập tại Đề án Chính phủ theo Quyết định số 1726/QĐ-TTg ngày 5/9/2016 duyệt “Đề án khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế”; Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 23/2/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công”. Ngoài ra, Nghị định Chính phủ, các điều luật cũng quy định rất rõ việc thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng.
 
Trong thời gian qua, NHNN đã nghiên cứu và phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, đơn vị liên quan xây dựng các cơ chế, chính sách, chương trình nhằm thúc đẩy TTKDTM nói chung cũng như thanh toán dịch vụ công nói riêng; đồng thời, chỉ đạo các tổ chức tín dụng đầu tư hạ tầng, nghiên cứu phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ thanh toán tiện ích, kết nối với các cơ quan liên quan, như: Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước, Điện lực, Bảo hiểm xã hội, Bệnh viện… đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng trong thanh toán đối với dịch vụ công.
 
Một điểm tích cực nữa cũng là tiền đề cho hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể tiệm cận được nhanh hơn mục tiêu đề ra trong thúc đẩy TTKDTM, đó là việc NHNN đã hoàn tất xây dựng Tiêu chuẩn cơ sở “Đặc tả kỹ thuật QR Code trong lĩnh vực thanh toán tại Việt Nam”. Theo đó, ngày 27/10/2017, Tiểu ban nghiên cứu thuộc Hội đồng Thanh toán và Công nghệ được thành lập để nghiên cứu về chuẩn, quy định chung cho thanh toán QR tại Việt Nam, tuân theo tiêu chuẩn của EMVCo - Merchant Presented, tiêu chuẩn cơ sở đã được hoàn thành và dự kiến ban hành vào quý III/2018.
 
Napas với vai trò Trung tâm chuyển mạch tài chính quốc gia sẽ phối hợp với các ngân hàng, đơn vị cung cấp dịch vụ, triển khai kết nối liên thông dịch vụ thanh toán QR. Napas xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật kết nối liên thông dịch vụ thanh toán QR, quy trình nghiệp vụ đối soát, thanh quyết toán.
 
Trong thời gian tới, Napas cũng sẽ sớm xây dựng và ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật chung cho thanh toán QR và các quy trình nghiệp vụ liên quan, phục vụ cho việc liên thông thanh toán. Với vai trò là đơn vị chuyển mạch quốc gia, Napas sẽ phối hợp với các bên để triển khai liên thông thanh toán QR giữa các ngân hàng, các trung gian thanh toán. Triển khai mở rộng mô hình kết nối Momo - Vietnam Airlines tới các trung gian thanh toán, NHTM và đơn vị chấp nhận thanh toán khác. Đồng thời, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp để góp phần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ QR Code trong phát triển hệ sinh thái thanh toán QR Code tại Việt Nam.
 
4. Kết quả triển khai TTKDTM đối với các đơn vị cung ứng dịch vụ công
 
4.1. Tổng quan
 
Theo số liệu của Vụ Thanh toán - NHNN, đến nay, trong cả nước, đã có 50 NHTM ký kết thỏa thuận phối hợp thu thuế điện tử với Thuế, Hải quan, trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố và 768 quận, huyện trên cả nước; 26 ngân hàng thỏa thuận với các công ty điện lực cung ứng dịch vụ thu hộ tiền điện trên phạm vi toàn quốc; 26 ngân hàng triển khai phối hợp thu tiền nước sạch tại hơn 20 tỉnh, thành phố; 11 ngân hàng triển khai phối hợp thu tiền học phí, đa số được triển khai tại các trường đại học; 6 ngân hàng phối hợp triển khai dịch vụ thu hộ viện phí tại các bệnh viện lớn; 5 ngân hàng phối hợp chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.
 
4.2. Triển khai chi trả bảo hiểm xã hội
 
Từ tháng 3/2012, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã phối hợp với Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam thực hiện thí điểm tổ chức chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua hệ thống bưu điện tại 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Sau khi tổng kết, đánh giá kết quả thí điểm, từ tháng 4/2013, việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng được mở rộng trên địa bàn toàn quốc và đến nay, đã có 63/63 tỉnh thành trong toàn quốc thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH và quản lý người hưởng qua hệ thống bưu điện thông qua 2 hình thức: Chi bằng tiền mặt và chi qua ATM. Đến hết tháng 7/2018, cơ quan bưu điện đã thực hiện chi trả bằng tiền mặt cho khoảng 2,6 triệu người, chiếm 87% số người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, với số tiền khoảng 9,5 tỉ đồng. Hình thức này được nhận định là còn một số nhược điểm khi ở địa bàn thành phố lớn, điểm chi trả chủ yếu là đi thuê, nhân viên chi trả chưa nắm kỹ và cập nhật kịp thời các quy định về chính sách, chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp nên giải thích thắc mắc của người hưởng chưa đầy đủ, kịp thời.
 
Công tác quản lý người hưởng đạt kết quả chưa cao, tình trạng báo giảm người hưởng hàng tháng cho cơ quan BHXH như chết, mất tích, chuyển đi nơi khác... một số nơi còn chậm sau 2 đến 3 tháng... Với hình thức cơ quan bưu điện chi trả qua tài khoản ATM cho người hưởng, việc triển khai rất nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian cho người hưởng nhưng việc quản lý người hưởng qua tài khoản cá nhân của cơ quan bưu điện còn hạn chế, gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đối với những người hưởng không thường xuyên ở nơi cư trú.
 
Hiện nay, vẫn còn một số khó khăn trong công tác chi trả các chế độ BHXH. Cụ thể, về chi trả không dùng tiền mặt, số người nhận lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng qua thẻ ATM chiếm tỷ trọng thấp so với số người hưởng do thói quen sử dụng tiền mặt của người dân và các hình thức TTKDTM chưa được phổ biến rộng rãi trên phạm vi cả nước. Tính đến năm 2017, có khoảng 15% và đến tháng 2/2018 có khoảng 21% tổng số tiền thực hiện chi trả qua tài khoản ATM, tuy nhiên, tỷ lệ phân bổ giữa các tỉnh, thành phố không đồng đều, chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn. Việc sử dụng thẻ gặp khó khăn đối với đối tượng già, yếu, cao tuổi.  Người lớn tuổi phải đi lại xa đến các điểm đặt máy ATM, không nhớ mật khẩu giao dịch, thao tác trên máy ATM không thành thạo, mắt kém khó nhìn màn hình ATM, máy trục trặc báo lỗi hay hết tiền, hay ngừng giao dịch, xếp hàng chờ đợi, nên còn khó khăn cho người về hưu, người hưởng trợ cấp xã hội. Nhiều người hưởng trợ cấp xã hội mức tiền nhận được hàng tháng chỉ vài trăm ngàn đồng hay trên 1 triệu đồng giao dịch qua ATM không tiện lợi, nhất là ở vùng nông thôn, vùng núi… số lượng máy ATM chưa nhiều, đặc biệt các vùng sâu, vùng xa. Một số huyện miền núi chỉ có 1 - 3 máy ATM chủ yếu đặt ở thị trấn, việc nạp tiền và duy trì hoạt động liên tục 24h trong ngày là khó khăn. Việc quản lý người hưởng gặp khó khăn, như không nắm được đầy thông tin người hưởng, báo giảm chưa kịp thời, thu hồi số tiền chi trả rất khó khăn.
 
4.3. Phối hợp với Kho bạc nhà nước
 
Trong các năm qua, Kho bạc nhà nước (KBNN) đã tổ chức công tác phối hợp thu NSNN với các NHTM nhằm tập trung nhanh, đầy đủ các nguồn thu vào NSNN và cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế.  KBNN đã chỉ đạo hoàn thành việc triển khai thanh toán điện tử liên ngân hàng với hệ thống NHNN trên toàn quốc; triển khai thanh toán song phương điện tử và chương trình ứng dụng thu theo dự án hiện đại hoá thu NSNN với NHTMCP Quân đội (MB).
 
Đồng thời, KBNN Trung ương cũng đã chỉ đạo KBNN các cấp phối hợp chặt chẽ với các NHTM Nhà nước, bao gồm cả các NHTMNN đã cổ phần hóa, đó là Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank và MB, tiếp tục mở rộng tài khoản chuyên thu tại các NHTM này để tăng cường công tác phối hợp thu và ủy nhiệm thu NSNN bằng tiền mặt; mở rộng thu NSNN qua máy chấp nhận thẻ (POS) với các hệ thống Vietinbank, BIDV, Vietcombank và tại các địa bàn có hạ tầng thanh toán tốt, số lượng người dùng thẻ đông. Theo số liệu của KBNN, chỉ tính riêng trong năm 2017, số lượng tài khoản chuyên thu triển khai mở rộng là 883 tài khoản, triển khai thu NSNN qua máy POS cho 180 đơn vị KBNN…
 
KBNN tiếp tục đẩy mạnh các phương thức thu NSNN theo phương thức điện tử; mở rộng việc thu nộp NSNN bằng tiền mặt tại các chi nhánh, điểm giao dịch của NHTM nhằm tạo thuận lợi cho người nộp NSNN; đồng thời, hạn chế và tiến tới cơ bản không thực hiện giao dịch bằng tiền mặt qua KBNN vào năm 2020... nhằm thực hiện tốt đề án phát triển TTKDTM của Chính phủ.


Quá trình thanh toán qua ngân hàng đối với dịch vụ công không chỉ mang lại lợi ích cho khách hàng, 
ngân hàng, đơn vị cung ứng dịch vụ công mà còn ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng xã hội
4.4. Triển khai thu tiền điện
 
Hiện nay, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đang có nhiều hình thức thanh toán tiền điện như thông qua quầy giao dịch, điểm thu tập trung, thu tại nhà và thuê dịch vụ bán lẻ điện năng tại các khu vực nông thôn. Theo EVN, tỷ lệ hóa đơn và doanh thu tiền điện qua ngân hàng, tổ chức trung gian tăng mạnh qua các năm: từ 14,88% số khách hàng (2015) lên 44,95% số khách hàng năm 2017. Tỷ lệ thu tiền điện luôn đạt tỷ lệ trên 99,7%. EVN cho biết, giai đoạn 2015-2017: Tỷ lệ doanh thu tiền điện qua ngân hàng, tổ chức trung gian tăng mạnh: từ 64,35% (2015) lên 83,57% số khách hàng năm 2017. Tỷ lệ thu tại quầy điện lực và thu qua các dịch vụ bán lẻ giảm mạnh.
 
EVN đặt ra mục tiêu tiến đến chấm dứt hình thức thu tiền điện tại nhà. Thời gian tới, EVN xây dựng chính sách phát triển thanh toán trực tuyến theo từng đối tượng khách hàng, triển khai thanh toán trực tuyến qua web và ứng dụng OTT chăm sóc khách hàng, quảng bá thanh toán qua Ví điện tử. Đồng thời, để tạo sự hấp dẫn đối với khách hàng, EVN cũng sẽ có những ưu đãi như không thu phí thanh toán tiền điện bằng hình thức trích nợ tự động, bố trí nhân viên hướng dẫn, quảng bá khách hàng sử dụng dịch vụ, đặc biệt ở các huyện nông thôn, miền núi chưa có mạng lưới ngân hàng.
 
4.5. Triển khai dự án thu phí tự động không dừng trong giao thông đường bộ
 
Sau 2 năm triển khai, Công ty TNHH Thu phí tự động VETC mới hoàn thành đưa vào vận hành 2 làn trung tâm 21/27 trạm thuộc phạm vi dự án, trong đó có 19 trạm trên QL1 và QL14; 2 trạm trên các quốc lộ khác. Đến nay, Công ty VETC vẫn chưa huy động đủ vốn chủ sở hữu khi mới góp được 129,4/277 tỷ đồng (đạt 57%). Theo hợp đồng dự án, trong trường hợp nhà đầu tư không huy động đủ vốn chủ sở hữu, Bộ GTVT có quyền đình chỉ hoặc chấm dứt hợp đồng. Nhà thầu chính của dự án thu phí tự động không dừng là Công ty VETC không đáp ứng được tiến độ mà Thủ tướng Chính phủ đặt ra, là phải vận hành thu phí không dừng toàn bộ các làn xe tại các trạm thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ BOT vào cuối năm 2019. Trước đó, dự án này cũng đã không hoàn thành mục tiêu vận hành thu phí không dừng tại tất cả các trạm thu phí trước ngày 30/4/2018.
 
4.6. Phối hợp với ngành Y tế
 
Theo thống kê của Bộ Y tế, hàng năm, ngành Y tế trong cả nước có nguồn thu khoảng 100.000 tỷ đồng từ viện phí, phí bảo hiểm y tế, trong đó, dù tiền thanh toán của BHXH được thực hiện qua NHTM nhưng lượng tiền viện phí trả bằng tiền mặt là rất lớn. Người dân đang sử dụng một khối lượng tiền mặt rất lớn để thanh toán trong các bệnh viện, cơ sở y tế. Do đó, Bộ Y tế có vai trò rất lớn trong chỉ đạo, tổ chức triển khai TTKDTM, thực hiện chủ trương của Chính phủ.
 
4.7. Thanh toán cước viễn thông của FPT
 
Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) có số lượng khách hàng rất đông trong cả nước đang sử dụng các dịch vụ do công ty công cấp. FPT Telecom đã phối hợp cùng Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) triển khai dịch vụ thanh toán cước tự động và miễn phí với tên gọi AutoPay trên ứng dụng Hi FPT từ tháng 1/2018. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, khách hàng có thể tự đăng ký và thanh toán tự động cước Internet và truyền hình. Theo đó, sau khi đăng ký, xác thực một lần duy nhất trên ứng dụng Hi FPT, cước dịch vụ hàng tháng sẽ được trừ tự động vào tài khoản thẻ khách hàng đã đăng ký. Với ưu điểm tự động, an toàn, tiện lợi và hoàn toàn miễn phí, AutoPay giúp khách hàng không mất thời gian ghi nhớ thời hạn thanh toán cước, tiết kiệm chi phí, thời gian và công sức so với việc nộp tiền mặt hàng tháng tại quầy giao dịch. Hiện dịch vụ AutoPay được triển khai trước với các Thẻ ATM nội địa của 34 ngân hàng tại Việt Nam và 4 loại Thẻ Quốc tế: Visa, MasterCard, JCB và American Express phát hành tại Việt Nam.
 
4.8. Dịch vụ thanh toán của tập đoàn Viettel
 
Với 120.000 điểm trên toàn quốc, có mặt ở tất cả các xã nhờ dựa vào hệ thống phân phối của Viettel, do đó, tập đoàn viễn thông này đang triển khai mạnh mẽ các dịch vụ TTKDTM đối với đông đảo khách hàng thông qua ViettelPay. So với các ngân hàng số khác, ViettelPay còn có tính năng đặc biệt là chuyển tiền mặt tận nhà tới bất kỳ nơi nào trên lãnh thổ Việt Nam trong vòng 2h và dùng được với mọi loại điện thoại, không cần smartphone, không cần Internet và dùng được đa mạng. Nhờ có hệ thống phân phối phủ tới tất cả các xã trên toàn quốc nên ViettelPay sẽ đi vào thị trường nông thôn, nơi chưa có dịch vụ tài chính số nào khai thác. Nhờ đó, Viettel sẽ là nhà cung cấp duy nhất có thể kết nối dễ dàng các khách hàng dùng dịch vụ ngân hàng số từ thành thị tới nông thôn, điều mà các sản phẩm khác sẽ khó làm vì chi phí quá lớn.
 
4.9. Phối hợp với ngành Xăng dầu
 
Từ ngày 1/8/2017, chủ thẻ ATM của 41 NHTM tại Việt Nam, thành viên thuộc liên minh NAPAS có thể thực hiện thanh toán xăng dầu và hàng hóa, dịch vụ của Petrolimex tại hệ thống cửa hàng xăng dầu trên toàn quốc. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cùng với Công ty CP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) và NHTMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) đã kết nối thành công dịch vụ thanh toán bằng thẻ nội địa ATM qua máy chấp nhận thẻ (POS) của PG Bank đặt tại hệ thống cửa hàng xăng dầu Petrolimex.
 
Tuy nhiên, đến nay, mới chỉ có Petrolimex phối hợp cùng các NHTM triển khai thanh toán bằng thẻ và mới chỉ sử dụng được thẻ ATM, còn các loại thẻ tín dụng chưa sử dụng được, đồng thời, chủ yếu là các trạm bán xăng lớn, ở các thành phố triển khai thanh toán thẻ, còn các cây xăng khác chưa triển khai. Các công ty xăng dầu khác cũng chưa triển khai thanh toán bằng thẻ tại các điểm bán xăng lẻ của mình.
 
4.10. Ví điện tử nhiều tiềm năng phát triển
Trong thanh toán điện tử thì ví điện tử cũng là một công cụ thanh toán hữu hiệu. Đến nay, NHNN đã cấp phép cho hơn 20 ví điện tử được cung ứng các dịch vụ trung gian thanh toán tại Việt Nam. Tuy nhiên, sự ra đời cũng như có mặt của các ví điện tử còn chưa xứng tiềm năng. Có nhiều nguyên nhân của hiện trạng này. Đầu tiên phải kể đến là thói quen dùng tiền mặt vẫn chưa thay đổi. Tiếp theo là vấn đề bảo mật cũng khiến nhiều người chưa tin tưởng sử dụng ví điện tử. Ngoài ra, tuy Việt Nam có nhiều ví điện tử, nhưng lại không gắn với hệ sinh thái nào, chưa có được mạng lưới điểm chấp thuận thanh toán rộng khắp để đáp ứng các nhu cầu khách hàng.
 
Trong khi các ví điện tử Việt vẫn đang loay hoay với các khó khăn đó, thì sắp tới, những cái tên như Alipay, Wechat Pay sẽ từng bước thâm nhập vào Việt Nam và sở hữu nhiều ưu thế hơn khi có hệ sinh thái rộng khắp, điểm chấp nhận thanh toán ở nhiều quốc gia,… Điều đó dự báo cho thị trường thanh toán điện tử sẽ có sự cạnh tranh gay gắt trong thời gian tới và đó vừa là cơ hội vừa là thách thức rất lớn cho các ví điện tử Việt.
 
5. Một số giải pháp thúc đẩy thanh toán qua ngân hàng đối với dịch vụ công
 
Quyết định số 1726/QĐ-TTg và Quyết định số 241/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra mục tiêu định lượng cụ thể đến năm 2020 về vấn đề thanh toán dịch vụ công. Mặc dù, Chính phủ đã có Đề án cụ thể và đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ nhưng vẫn còn những tồn tại trong việc thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng. Đề án được xây dựng với mục tiêu đẩy mạnh thanh toán dịch vụ công và chi trả an sinh xã hội qua ngân hàng góp phần xây dựng Chính phủ điện tử, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng của nền kinh tế và phát triển TTKDTM, Đề án 241 xác định mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 sẽ có: 80% giao dịch nộp thuế tại các thành phố trực thuộc trung ương, thành phố thuộc tỉnh thực hiện qua ngân hàng; 70% số tiền điện tại địa bàn thành phố, quận, thị xã thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được thanh toán qua ngân hàng; 50% cá nhân, hộ gia đình ở các thành phố lớn thực hiện thanh toán tiền nước qua ngân hàng; 80% số sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng nộp học phí qua ngân hàng; 50% bệnh viện tại các thành phố lớn chấp nhận thanh toán viện phí qua ngân hàng và 20% số tiền chi trả an sinh xã hội được thực hiện qua ngân hàng.
 
Để khắc phục những tồn tại và thúc đẩy thanh toán qua ngân hàng đối với dịch vụ công, xin đề xuất một số giải pháp như sau:
 
5.1. Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế chính sách
 
Chính phủ cần nâng cao hơn nữa tính pháp lý, hoàn thiện hơn nữa môi trường pháp lý cho hoạt động TTKDTM. Cần đưa TTKDTM vào áp dụng trong thanh toán các lĩnh vực công để nâng cao nhận thức người dân, khuyến khích các lĩnh vực khác trên thị trường cũng áp dụng TTKDTM. Thanh toán bằng QR Code tại thị trường Việt Nam cần sớm có quy định chuẩn QR chung để tạo sự đồng bộ trong kế hoạch phát triển của các ngân hàng, tạo đồng bộ trong thanh toán cho người dùng. 
 
Trước hết, ngành Ngân hàng tiếp tục cập nhật và áp dụng các biện pháp tiên tiến bảo đảm an ninh, an toàn cho các hệ thống thanh toán, các sản phẩm dịch vụ thanh toán; đồng thời, tăng cường sự giám sát của cơ quan quản lý, sự phối hợp giữa ngân hàng với các đơn vị liên quan trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn. 
 
Thứ hai, trước những phương thức và thủ phạm mới của tội phạm trong hoạt động thanh toán, ngành Ngân hàng cần tiếp tục kiểm tra thường xuyên, rà soát, bổ sung và hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ về an ninh, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin của các đơn vị cung cấp dịch vụ nhằm hạn chế các rủi ro; đồng thời, phát hiện sớm các vi phạm để chấn chỉnh đảm bảo tuân thủ các quy định về an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán.
 
Thứ ba, trong thời gian qua NHNN đã quyết liệt yêu cầu các TCTD tăng cường hoạt động kiểm tra, rà soát hoạt động của hệ thống máy giao dịch tự động (ATM) và dịch vụ thanh toán đặc biệt trong các dịp lễ, Tết để đảm bảo hoạt động thanh toán an toàn và thông suốt. Thời gian tới, NHNN tiếp tục đẩy mạnh chỉ đạo hoạt động kiểm tra, rà soát hệ thống máy ATM và thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán (POS); tăng cường hệ thống đảm bảo an toàn, bảo mật cho các giao dịch qua ATM, POS và các giải pháp xác thực khách hàng để phòng, chống các hành vi gian lận; chủ động theo dõi và xử lý kịp thời những vướng mắc, sai sót; đồng thời, có biện pháp khuyến cáo, hướng dẫn khách hàng phòng tránh các rủi ro, thủ đoạn gian lận.
 
Thứ tư, cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm, đặc biệt là cần quy định cụ thể ràng buộc hành chính đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ công và người dân về thực hiện giao dịch thanh toán qua ngân hàng, bao gồm: các khoản thuế; các loại hóa đơn định kỳ, như: điện, nước, học phí, cước phí Internet, truyền hình cáp,… Các khoản phí khác, như: viện phí, chi trả an sinh xã hội qua ngân hàng, phí đăng kiểm phương tiện giao thông và thu phí giao thông hàng năm khi đăng kiểm, thu phí giao thông đường bộ tại các trạm thu phí không dừng, bán vé máy bay, các điểm bán lẻ xăng dầu… Kèm theo đó, cần có chế tài đối với các cơ sở kinh doanh, dịch vụ né tránh các hoạt động TTKDTM để trốn thuế, thu thêm phí sử dụng thẻ nói chung, thẻ tín dụng nói riêng của khách hàng. Đồng thời, cần sự phối hợp chặt chẽ và vào cuộc của các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị liên quan trong việc xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy việc thanh toán các dịch vụ công qua ngân hàng.
 
5.2. Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật trong cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán đối với dịch vụ công.
 
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ số đang ngày càng được chú trọng. Bên cạnh việc hoàn thiện những sản phẩm, dịch vụ thanh toán hiện có, các NHTM cần nghiên cứu để triển khai thêm các dịch vụ thanh toán mới, hiện đại dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông, bảo đảm an toàn, tiện lợi, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán của khách hàng, hướng tới việc cung cấp dịch vụ tài chính với chi phí rẻ và thân thiện, tạo điều kiện cho người thu nhập thấp và khách hàng ở khu vực vùng sâu, vùng xa cũng có thể tiếp cận sử dụng dịch vụ tài chính ngân hàng nói chung và dịch vụ thanh toán nói riêng.
 
Triển khai ứng dụng thêm các hình thức, phương thức thanh toán qua ngân hàng tiên tiến, hiện đại phù hợp với đặc thù thanh toán của mỗi loại hình dịch vụ công. Đồng thời, mở rộng hợp tác giữa các đơn vị cung ứng dịch vụ công với các ngân hàng, tổ chức cung ứng giải pháp thanh toán; đẩy nhanh khả năng kết nối, trao đổi thông tin dữ liệu giữa đơn vị cung ứng dịch vụ công với ngân hàng. Tăng cường sự chỉ đạo của các Bộ, ban, ngành và UBND trong việc triển khai thanh toán qua ngân hàng đối với dịch vụ công.
 
Các NHTM và các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông cần tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển mạnh các phương thức thanh toán điện tử như ngân hàng trực tuyến, tăng tốc độ thanh toán qua internet, đảm bảo tiện lợi trong giao dịch thanh toán qua điện thoại di động, thanh toán không tiếp xúc và chấp nhận thanh toán không tiếp xúc, thanh toán không tiếp xúc trên các thiết bị di động khác, thanh toán qua QR Code, Tokenization...; áp dụng các biện pháp an ninh, tiêu chuẩn bảo mật mới, tiên tiến phù hợp với xu hướng thanh toán trên thế giới, đảm bảo thanh toán nhanh chóng, an ninh an toàn, tiện lợi và có chi phí hợp lý.
 
Để ngành BHXH chi trả qua hệ thống NHTM có hiệu quả hơn, thì BHXH và các đơn vị có liên quan cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng cho ứng dụng công nghệ thông tin.
 
NHNN phối hợp cùng Bộ Y tế kiến nghị Chính phủ cho phép gửi tiền viện phí, tiền bảo hiểm y tế vào NHTM để các bệnh viện có thể chủ động hơn trong việc thu, chi. Đồng thời, các NHTM cũng cần đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng để người dân tiện lợi hơn trong quá trình thanh toán, bởi vì người dân không chỉ khám ở một bệnh viện.
 
NAPAS trong vai trò là trung tâm chuyển mạch quốc gia, cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử cho các ngân hàng, các trung gian thanh toán, các đơn vị hành chính công để người dân có thể dễ dàng và nhanh chóng thực hiện thanh toán. NAPAS đang phối hợp cùng các ngân hàng trực tuyến, các đơn vị hành chính công xây dựng hạ tầng để người dân có thể dễ dàng, nhanh chóng thanh toán trực tuyến qua mạng Internet, thanh toán trên ứng dụng chạy trên điện thoại thông tin. Từ hạ tầng này, người dân có thể thanh toán qua kênh giao dịch của các ngân hàng, thanh toán qua kênh giao dịch của tiền gửi thanh toán trong các năm tới. Hiện nay, NAPAS triển khai hệ thống ACH để hỗ trợ triển khai dịch vụ công bằng nhiều hình thức thanh toán mới mẻ, hiện đại và tiện lợi hơn với mức chi phí thấp hơn.
 
Chính phủ, các cơ quan chức năng ban hành chính sách khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ triển khai dịch vụ công cấp 4. Đồng bộ cơ sở hạ tầng, hệ thống công nghệ thông tin nhằm quản lý dữ liệu tập trung. Phân công, phân nhiệm rõ ràng cho đầu mối phụ trách tại các đơn vị dịch vụ công. Đồng thời, phối hợp với NAPAS, các ngân hàng và tổ chức tiền gửi thanh toán tổ chức truyền thống.
 
5.3. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục tài chính
 
Cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng, từng vùng, miền, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, khu vực nông thôn nhằm nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng, dịch vụ thanh toán trong nền kinh tế, thúc đẩy các hình thức TTKDTM; Đồng thời, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức cung cấp dịch vụ công và người dân về thực hiện giao dịch thanh toán qua ngân hàng. Đồng thời, cần sự phối hợp chặt chẽ và vào cuộc của các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị liên quan trong việc xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy việc thanh toán các dịch vụ công qua ngân hàng. 

TS. Nguyễn Thị Kim Nhung

Nguồn: TCNH số 20/2018
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Để dòng vốn ngân hàng tiếp tục hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Để dòng vốn ngân hàng tiếp tục hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
23/10/2024 08:25 77 lượt xem
Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã điều hành tăng trưởng tín dụng linh hoạt, hiệu quả, kịp thời, đáp ứng vốn cho nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Bảo hiểm nông nghiệp: Lá chắn tài chính trước rủi ro thiên tai
Bảo hiểm nông nghiệp: "Lá chắn" tài chính trước rủi ro thiên tai
24/09/2024 10:11 1.795 lượt xem
Nông nghiệp không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là trụ cột quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Mặc dù Việt Nam là một quốc gia dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu, nhưng khái niệm bảo hiểm nông nghiệp vẫn còn khá xa lạ đối với người dân.
An ninh tài chính, tiền tệ của Việt Nam đến năm 2030 và khuyến nghị chính sách*
An ninh tài chính, tiền tệ của Việt Nam đến năm 2030 và khuyến nghị chính sách*
19/09/2024 08:36 2.317 lượt xem
An ninh tài chính, tiền tệ có vị trí, vai trò ngày càng quan trọng với sự phát triển bền vững của một quốc gia. Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động và căng thẳng như hiện nay, bảo đảm an ninh tài chính, tiền tệ không chỉ góp phần bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô mà còn góp phần bảo đảm an ninh về chính trị, quân sự.
Đề xuất sửa 7 luật, tháo gỡ vướng mắc, điểm nghẽn trong lĩnh vực tài chính
Đề xuất sửa 7 luật, tháo gỡ vướng mắc, điểm nghẽn trong lĩnh vực tài chính
23/08/2024 11:11 2.870 lượt xem
Ngày 22/8/2024, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp Hội đồng thẩm định đề nghị xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Dự trữ quốc gia. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì phiên họp.
Khuôn khổ pháp lý triển khai ESG tại Agribank - Thực trạng và giải pháp
Khuôn khổ pháp lý triển khai ESG tại Agribank - Thực trạng và giải pháp
15/08/2024 07:00 3.638 lượt xem
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm áp dụng các tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị (ESG) trong tổ chức hoạt động kinh doanh đang là xu hướng của nhiều nước trên thế giới, góp phần thực hiện các mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs)...
Sự tương thích trong quy định của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 về Hội đồng quản trị với thông lệ quản trị ngân hàng trên thế giới
Sự tương thích trong quy định của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 về Hội đồng quản trị với thông lệ quản trị ngân hàng trên thế giới
13/08/2024 08:02 3.452 lượt xem
Trong những năm gần đây, vấn đề quản trị công ty trong lĩnh vực ngân hàng đang trở thành một trong những trọng tâm nghiên cứu của những người làm chính sách, các học giả nghiên cứu cũng như các ngân hàng nhằm duy trì sự an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng và thúc đẩy niềm tin của công chúng.
Xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ tại các tổ chức tín dụng - Từ quy định pháp luật đến thực tiễn
Xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ tại các tổ chức tín dụng - Từ quy định pháp luật đến thực tiễn
07/08/2024 11:02 3.738 lượt xem
Bài viết tập trung phân tích vấn đề xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ của TCTD trong phạm vi hợp đồng thế chấp cho nghĩa vụ vay tại ngân hàng nhằm đưa ra một số đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật.
Sự cần thiết sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng và một số góp ý hoàn thiện
Sự cần thiết sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng và một số góp ý hoàn thiện
09/07/2024 14:31 3.257 lượt xem
Tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, Chính phủ đã trình Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).
Hoạt động gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU: Vấn đề đặt ra và giải pháp
Hoạt động gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU: Vấn đề đặt ra và giải pháp
01/07/2024 14:47 6.044 lượt xem
Năm 2024, chống hoạt động IUU được xem là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thủy sản Việt Nam. Các quy định IUU được thiết lập thống nhất trên toàn EU để ngăn chặn và loại bỏ việc nhập khẩu các sản phẩm thủy sản bị đánh giá là có hoạt động IUU vào thị trường EU nhằm hướng tới ngành ngư nghiệp, ngành kinh tế thủy sản minh bạch, trách nhiệm, bền vững.
Chính sách tiền tệ xanh - Kinh nghiệm một số nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam
Chính sách tiền tệ xanh - Kinh nghiệm một số nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam
20/06/2024 14:47 2.603 lượt xem
Chính sách tiền tệ (CSTT) xanh của ngân hàng trung ương (NHTW) trong việc cho vay đối với các ngân hàng thương mại (NHTM) là một công cụ quan trọng để thúc đẩy sự phát triển bền vững và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
Nâng cao vai trò của Ủy ban kiểm toán và kiểm toán nội bộ  trong công ty cổ phần
Nâng cao vai trò của Ủy ban kiểm toán và kiểm toán nội bộ trong công ty cổ phần
18/06/2024 09:03 3.361 lượt xem
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kiểm toán giữ vai trò quan trọng đối với sự lành mạnh về thông tin công bố trên thị trường tài chính nói chung và doanh nghiệp nói riêng.
Thành công bước đầu trong mục tiêu thu hẹp chênh lệch giá vàng thế giới và trong nước
Thành công bước đầu trong mục tiêu thu hẹp chênh lệch giá vàng thế giới và trong nước
06/06/2024 06:35 1.915 lượt xem
Đến sáng 05/6/2024, khoảng cách giữa giá vàng miếng SJC trong nước quy đổi so với giá vàng thế giới được thu hẹp đáng kể - đây là thành công bước đầu trong giải pháp mà NHNN mới đưa ra.
Quyết liệt triển khai các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Quyết liệt triển khai các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
31/05/2024 11:04 2.219 lượt xem
Kết thúc năm 2023, Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực trên hầu hết các lĩnh vực: Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; đồng tiền Việt Nam cơ bản ổn định; nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài, bội chi ngân sách trong tầm kiểm soát...
Chính sách tiền tệ góp phần hạn chế sự hình thành các doanh nghiệp zombie tại Việt Nam
Chính sách tiền tệ góp phần hạn chế sự hình thành các doanh nghiệp zombie tại Việt Nam
31/05/2024 07:54 1.587 lượt xem
“Doanh nghiệp zombie” lần đầu tiên được đề xuất như một thuật ngữ kinh tế bởi Kane (1987) và được nhắc đến nhiều nhất vào những năm 1990 trong thời kì khủng hoảng kinh tế kéo dài khoảng 10 năm (1991 - 2001) sau sự sụp đổ của bong bóng giá tài sản tại Nhật Bản.
Phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ nhằm ổn định lạm phát tại Việt Nam
Phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ nhằm ổn định lạm phát tại Việt Nam
13/05/2024 08:22 5.338 lượt xem
Ổn định lạm phát luôn được coi là một biến số kinh tế vĩ mô trọng tâm tại Việt Nam. Trong giai đoạn lạm phát phi mã từ năm 1986 đến năm 1990, chính sách tiền tệ đóng vai trò chủ đạo với giải pháp nâng lãi suất để hút tiền khỏi quá trình lưu thông. Đến giai đoạn lạm phát cao từ năm 2007 đến năm 2012, chính sách tiền tệ và tài khóa cùng thắt chặt để giảm lượng vốn đầu tư, thể hiện trực tiếp cho lượng tiền tệ trong nền kinh tế.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

82.000

84.000

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

82.000

84.000

Vàng SJC 5c

82.000

84.020

Vàng nhẫn 9999

81.600

83.000

Vàng nữ trang 9999

81.550

82.700


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,550 24,920 26,604 28,064 31,668 33,015 163.07 172.56
BIDV 24,580 24,920 26,828 28,045 32,079 33,022 165.6 172.99
VietinBank 24,578 24,918 26,859 28,059 32,139 33,149 165.46 173.21
Agribank 24,570 24,930 26,777 28,005 31,882 33,001 164.72 173.02
Eximbank 24,520 24,980 26,795 27,806 31,943 33,105 166.07 172.35
ACB 24,560 24,920 26,840 27,772 32,108 33,091 165.78 172.4
Sacombank 24,580 24,920 26,852 27,824 32,039 33,191 166.17 173.18
Techcombank 24,560 24,951 26,679 28,031 31,738 33,083 162.54 175.04
LPBank 24,365 25,090 26,732 28,383 32,170 33,181 164.34 176.25
DongA Bank 24,600 24,910 26,830 27,720 32,030 33,010 164.10 171.70
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết

(Cập nhật trong ngày)

Ngân hàng

KKH

1 tuần

2 tuần

3 tuần

1 tháng

2 tháng

3 tháng

6 tháng

9 tháng

12 tháng

24 tháng

Vietcombank

0,10

0,20

0,20

-

1,60

1,60

1,90

2,90

2,90

4,60

4,70

BIDV

0,10

-

-

-

1,70

1,70

2,00

3,00

3,00

4,70

4,70

VietinBank

0,10

0,20

0,20

0,20

1,70

1,70

2,00

3,00

3,00

4,70

4,80

ACB

0,01

0,50

0,50

0,50

2,30

2,50

2,70

3,50

3,70

4,40

4,50

Sacombank

-

0,50

0,50

0,50

2,80

2,90

3,20

4,20

4,30

4,90

5,00

Techcombank

0,05

-

-

-

3,10

3,10

3,30

4,40

4,40

4,80

4,80

LPBank

0.20

0,20

0,20

0,20

3,00

3,00

3,20

4,20

4,20

5,30

5,60

DongA Bank

0,50

0,50

0,50

0,50

3,90

3,90

4,10

5,55

5,70

5,80

6,10

Agribank

0,20

-

-

-

1,70

1,70

2,00

3,00

3,00

4,70

4,80

Eximbank

0,10

0,50

0,50

0,50

3,10

3,30

3,40

4,70

4,30

5,00

5,80


Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?