Ngành ngân hàng nỗ lực góp phần ngặn chặn, đẩy lùi “tín dụng đen”
05/06/2019 5.106 lượt xem
Ngay mở đầu phiên chất vấn sáng 4/6 tại hội trường Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã nhận được chất vấn liên quan đến vấn đề “tín dụng đen”. Theo người đứng đầu ngành Công an, thời gian qua những kết quả bước đầu trong đấu tranh trấn áp loại tội phạm liên quan đến tín dụng đen đã được nhân dân đánh giá cao. Thời gian tới, Bộ Công an tiếp tục duy trì trấn áp tội phạm liên quan đến tín dụng đen và không được chủ quan với loại tội phạm này. "Cụ thể, chúng tôi đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 12 về phân công trách nhiệm cụ thể cho các ngành trong giải quyết tín dụng đen. Những giải pháp cơ bản sẽ góp phần làm giảm sự phức tạp của tín dụng đen trong thời gian tới", Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh.
 
http://www.sbv.gov.vn/webcenter/image/SBV397583/Web

Bộ trưởng Tô Lâm trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng ngày 4/6/2019
 
Tiếp tục duy trì trấn áp tội phạm

Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận), đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) và một số đại biểu về thực trạng của tội phạm “tín dụng đen”, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, hoạt động tín dụng đen xuất phát từ quan hệ kinh tế thông thường giữa người cho vay và người đi vay nhưng chính bọn tội phạm đã lợi dụng được quan hệ này để tiến hành hoạt động tội phạm.

Theo đánh giá của Bộ Công an, người đi vay tín dụng đen, có nhiều dấu hiệu liên quan đến hoạt động tội phạm. Vì hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường thì khó có thể trả lãi cao lên tới 300%, nên những người đi vay đó cũng có mục tiêu sử dụng tiền để vi phạm pháp luật như cờ bạc, buôn bán gian lận thương mại, họ cần khoản tiền rất nhanh để giải quyết phi vụ.

Với người cho vay lập ra các tổ chức tín dụng đen cũng là tổ chức tội phạm. Đằng sau những ông chủ cho vay nặng lãi đó bản thân thường là đối tượng hình sự, nếu không thì cũng chăm sóc số lượng đối tượng hình sự để thực hiện hoạt động tín dụng đen. Nếu người vay không trả được nợ thì người cho vay sử dụng các đối tượng xăm trổ, đối tượng hình sự để đòi nợ thuê. Thậm chí cướp lại tài sản của người vay.

Từ phân tích trên, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho rằng, hoạt động tín dụng đen là một trong những nguyên nhân nảy sinh tội phạm và những phức tạp khác từ tín dụng đen. Hay nói cách khác, bản chất tín dụng đen là quan hệ dân sự, quan hệ kinh tế nhưng lại vượt qua giới hạn đó thì nó trở thành vấn đề hình sự.

Thứ hai, về mặt pháp luật, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, Bộ Công an đã có hướng dẫn để giải quyết khó khăn vướng mắc liên quan đến xử lý tội phạm tín dụng đen. Đặc biệt là giải quyết những ranh giới giữa dân sự và hình sự; và một số quy định của luật pháp liên quan đến xử lý đối tượng tín dụng đen và chính các đối tượng đã lợi dụng kẽ hở về luật pháp để gây khó khăn trong việc xử lý loại tội phạm này.

Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, thời gian tới, Bộ Công an tiếp tục duy trì trấn áp tội phạm liên quan đến tín dụng đen và không được chủ quan với loại tội phạm này.

Về việc phối kết hợp với ngành Ngân hàng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm mong muốn ngành Ngân hàng tiếp tục đa dạng hóa các hình thức cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, nhất là những nguồn vốn lành mạnh để từ đó không có cơ hội cho tín dụng đen hoạt động.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Lưu Văn Đức - Đắk Lắk về vấn đề xử lý tín dụng đen. Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm liên quan đến hoạt động tín dụng đen và hoạt động băng nhóm theo kiểu xã hội đen, Bộ Công an đã có đề án phòng, chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia; tham mưu cho Chính phủ ban hành Chỉ thị số 12 ngày 25/04/2019 về phân công trách nhiệm cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng đen…

Nỗ lực của ngành Ngân hàng

NHNN đã và đang vào cuộc mạnh mẽ để góp phần ngăn chặn và đẩy lùi nạn tín dụng đen theo chức năng và nhiệm vụ của NHNN. Sự vào cuộc quyết liệt mạnh mẽ của NHNN thể hiện tiếp ở Quyết định 1178/QĐ-NHNN, Thống đốc NHNN vừa ban hành về Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai Chỉ thị 12/CT-TTg ngày 25/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ, góp phần hạn chế “tín dụng đen”.

Theo chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, một trong những nguyên nhân dẫn đến tín dụng đen là do sự chênh lệch tương đối lớn giữa thành thị và nông thôn. Giữa miền núi xa xôi hẻo lánh với khu vực trung tâm. Ở đó mức độ hiểu biết và thái độ của người dân với tiền tệ và tài chính rất khác nhau, khiến họ vẫn dựa vào tín dụng đen, vay từ họ hàng hơn là tiếp cận ngân hàng.

Đề cập đến những giải pháp góp phần hạn chế tín dụng đen của NHNN thời gian qua, Ông Alwaleed Alatabani hiện là Chuyên gia Trưởng Lĩnh vực Tài chính của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, một ví dụ tốt mà tôi nhận thấy thời gian qua Việt Nam đã làm được, đó là chú trọng đến giáo dục tài chính, và có sự phân chia cho các độ tuổi khác nhau, từ trẻ em cho đến người lớn, người dân vùng sâu vùng xa. Đáng chú ý là việc triển khai chúng thông qua những hình thức dễ hiểu, dễ xem như thông qua truyền hình như Tiền khéo tiền khôn…, các cuộc thi tìm hiểu kiến thức. Nếu không nâng cao được nhận thức người dấn, thì không thể nói đến loại bỏ tín dụng đen. “Thống đốc ngân hàng nhà nước cũng yêu cầu: các ngân hàng thương mại phải xem xét gia hạn nợ, điều chỉnh giúp người dân không phải vay nặng lãi trả nợ ngân hàng. Đồng thời tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xét duyệt để đem tín dụng ngân hàng đến tận tay người có nhu câu vay chính đáng, đẩy lùi tín dụng đen”, ông Alwaleed Alatabani nhấn mạnh.

Các tổ chức tín dụng (TCTD) luôn nỗ lực tìm mọi cách để đưa dịch vụ ngân hàng đến địa bàn nông thôn, vùng sâu vùng xa của đất nước, góp phần đẩy lùi tín dụng đen. Điển hình là Agribank đã tích cực triển khai Chương trình tín dụng tiêu dùng quy mô khoảng 5.000 tỷ đồng, món vay tiêu dùng tối đa 30 triệu đồng, thủ tục xét duyệt, giải ngân trong ngày.

Năm 2017 được sự phê duyệt của NHNN, Agribank triển khai điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng nhằm mở rộng tín dụng và cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các hộ sản xuất, cá nhân ở khu vực nông thôn vùng sâu, vùng xa. Sau thời gian thử nghiệm và đem lại hiệu quả, tháng 01/2018, Agribank đã chính thức triển khai Điểm giao dịch lưu động tại 62 tỉnh, thành phố với tổng số 68 xe. Sau 01 năm triển khai, tính đến cuối tháng 4/2019, điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng Agribank đã thực hiện được 4.000 phiên giao dịch. Qua đánh giá của chính quyền và nhân dân các địa phương, từ khi điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng đi vào hoạt động đã góp phần phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng; giảm chi phí, thời gian đi lại, đảm bảo an toàn về tài sản và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng. Đối với Agribank, việc triển khai Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng giúp tiết giảm chi phí, nguồn nhân lực rất lớn so với việc mở thêm phòng giao dịch.
 

Ngân hàng lưu động Agribank đã mang đến nhiều tiện ích cho khách hàng
 
“Điểm giao dịch lưu động bằng xe chuyên dùng của Agribank mang lại nhiều tiện lợi cho bà con nông dân, mọi khi phải đi tới 50km đường đồi núi để đến các điểm giao dịch của ngân hàng. Việc rút ngắn được khoảng cách và thời gian tiếp cận với ngân hàng sẽ giúp cho chúng tôi có thêm thời gian yên tâm đầu tư, mở rộng sản xuất và đặc biệt là mỗi khi bà con cần tiền cũng sẽ có cơ hội được giải ngân nhanh hơn rất nhiều so với trước đây”, đó là tâm sự của Anh Đinh Văn Giêng ở bản Nà Mường 2, xã Nà Mường, huyện Mộc Châu, Sơn La sau khi thực hiện giao dịch tại Điểm giao dịch lưu động của Agribank.

Còn tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (VBSP) đã nâng mức cho vay tối đa từ 50 triệu đồng/hộ lên 100 triệu đồng/hộ vay không phải đảm bảo tiền vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cho vay phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi và kéo dài thời hạn cho vay từ 60 tháng lên tối đa 120 tháng đối với hộ nghèo… việc cho vay thông qua tổ vay vốn, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh… đang liên kết với ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu rất thấp, chỉ khoảng 1%. Có thể thấy VBSP luôn là công cụ hữu hiệu chống tệ nạn cho vay nặng lãi ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Đặc biệt, kể từ đầu tháng 3/2019, VBSP đã nâng hạn mức cho vay lên 100 triệu đồng không cần tài sản thế chấp.
 

Cán bộ VBSP chi nhánh Hà Tĩnh , tổ trưởng Tổ vay vốn trao đổi với Anh Lê Văn Hiếu thôn Trung Tiến xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vay vốn vay 30 triệu đồng của VBSP mua 3 con bò thịt, nay đàn bò đã phát triển lên gần chục con.

Ngành Ngân hàng đã và đang vào cuộc mạnh mẽ để góp phần ngăn chặn và đẩy lùi nạn tín dụng đen theo chức năng và nhiệm vụ của NHNN. Tuy nhiên, để đạt được kết quả cao nhất, cần có sự tham gia vào cuộc đồng bộ của các Bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội. NHNN cũng kỳ vọng rằng với những giải pháp mở rộng tín dụng của ngành Ngân hàng và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị sẽ giúp người dân hiểu, nhận diện và dần bài trừ nạn tín dụng đen.
 
Theo sbv.gov.vn

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Tác động của tài chính toàn diện đến ổn định tài chính -  Một số khuyến nghị cho Việt Nam
Tác động của tài chính toàn diện đến ổn định tài chính - Một số khuyến nghị cho Việt Nam
12/04/2024 620 lượt xem
Tài chính toàn diện có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của một quốc gia, góp phần thúc đẩy và mở rộng khả năng tiếp cận tài chính của dân số, qua đó khuyến khích tiết kiệm và đầu tư đối với hộ gia đình và doanh nghiệp, tạo cơ hội phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ, mở rộng khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm và thu nhập, góp phần hạn chế rủi ro và gia tăng lợi nhuận đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính.
Tăng cường các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Tăng cường các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
16/03/2024 3.022 lượt xem
Năm 2024, kinh tế thế giới dự báo tiếp tục khó khăn dưới tác động của điều kiện tài chính thắt chặt, mặt bằng lãi suất còn cao, xung đột địa chính trị, rủi ro tài chính gia tăng, lạm phát có dấu hiệu chậm lại nhưng vẫn cao…; ở trong nước, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức do bối cảnh cầu thế giới, thương mại quốc tế chậm phục hồi, bảo hộ thương mại gia tăng; sản xuất, kinh doanh tiếp tục khó khăn, mức độ hấp thụ vốn của nền kinh tế vẫn tương đối thấp; những khó khăn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản vẫn chưa được xử lý căn cơ, đòi hỏi các cấp, bộ, ngành Trung ương và địa phương tiếp tục triển khai nhiều giải pháp tổng thể hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Triển khai Nghị định số 78/2023/NĐ-CP: Những chuyển động bước đầu và hướng đi trong thời gian tới
Triển khai Nghị định số 78/2023/NĐ-CP: Những chuyển động bước đầu và hướng đi trong thời gian tới
15/03/2024 2.661 lượt xem
Ngày 07/11/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017 của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước, có hiệu lực thi hành từ ngày 22/12/2023.
Điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong bối cảnh lạm phát thế giới tăng cao từ năm 2022 đến nay - Một số khuyến nghị chính sách
Điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong bối cảnh lạm phát thế giới tăng cao từ năm 2022 đến nay - Một số khuyến nghị chính sách
14/03/2024 5.111 lượt xem
Giai đoạn từ năm 2022 đến nay, trước bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tục tăng lãi suất, NHNN đã điều hành tỷ giá tương đối ổn định, đặc biệt là tỷ giá với các ngoại tệ như Đô la Mỹ, Euro và các ngoại tệ khác tại các quốc gia có quan hệ giao thương đáng kể với Việt Nam nhằm duy trì ổn định vĩ mô trong nước, hỗ trợ đầu tư, sản xuất phát triển.
Cần thiết ban hành khung pháp lý toàn diện và cụ thể để điều chỉnh Fintech tại Việt Nam
Cần thiết ban hành khung pháp lý toàn diện và cụ thể để điều chỉnh Fintech tại Việt Nam
13/03/2024 2.884 lượt xem
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân đối với Dự thảo Nghị định quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng (sau đây gọi tắt là Dự thảo Nghị định).
Nâng cao kĩ năng cho người dân khu vực nông thôn trong sử dụng dịch vụ ngân hàng trên môi trường điện tử
Nâng cao kĩ năng cho người dân khu vực nông thôn trong sử dụng dịch vụ ngân hàng trên môi trường điện tử
06/03/2024 3.005 lượt xem
Một trong những sứ mệnh của chuyển đổi số là phổ cập, cá nhân hóa dịch vụ số như giáo dục, y tế, ngân hàng để hướng tới người dân. Ngành Ngân hàng luôn phấn đấu tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sử dụng dịch vụ trên môi trường điện tử, trong đó có hướng đến phổ cập tài chính tới vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Những điểm mới, nổi bật của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024
Những điểm mới, nổi bật của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024
05/03/2024 7.644 lượt xem
Ngày 18/01/2024, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) năm 2024 với 15 chương, 210 điều. Luật Các TCTD năm 2024 đã bám sát quan điểm của Đảng, Nhà nước về hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tiền tệ, hoạt động ngân hàng theo nguyên tắc thị trường có sự quản lý của Nhà nước; khắc phục các vướng mắc, bất cập hiện tại; tham khảo thông lệ, kinh nghiệm quốc tế và phù hợp chiến lược phát triển ngành Ngân hàng. Xuất phát từ đó, bài viết tập trung làm rõ những điểm mới, nổi bật của Luật này.
Dữ liệu thống kê trong phục vụ điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Dữ liệu thống kê trong phục vụ điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
28/02/2024 2.977 lượt xem
Trải qua hơn 10 năm tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, công tác thống kê tiền tệ phục vụ điều hành chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có nhiều bước tiến đáng kể.
Nhận định tác động của chính sách tiền tệ toàn cầu năm 2023 đối với nền kinh tế Việt Nam và một số khuyến nghị
Nhận định tác động của chính sách tiền tệ toàn cầu năm 2023 đối với nền kinh tế Việt Nam và một số khuyến nghị
24/02/2024 3.852 lượt xem
Năm 2023 vừa qua đã chứng kiến những biến động mạnh mẽ trong hoạt động điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) trên thế giới, nổi bật là việc các ngân hàng trung ương (NHTW) liên tục tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát.
Chính sách an toàn vĩ mô tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
Chính sách an toàn vĩ mô tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
13/02/2024 2.958 lượt xem
Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các nước đã thừa nhận sự cần thiết của chính sách an toàn vĩ mô (ATVM) trong ổn định tài chính và đặt chính sách ATVM vào vị trí trung tâm của sự tương tác giữa các chính sách kinh tế vĩ mô với chính sách an toàn vi mô.
Chính sách tài khóa năm 2023 góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô
Chính sách tài khóa năm 2023 góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô
11/02/2024 3.582 lượt xem
Nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023 được triển khai trong bối cảnh tình hình thế giới phát sinh nhiều biến động, diễn biến phức tạp, khó dự báo. Căng thẳng địa chính trị, tranh chấp giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, xung đột giữa Nga - Ukraine và Israel - Hamas diễn biến bất ngờ, lạm phát và giá nhiên liệu tăng cao khiến đà phục hồi của kinh tế thế giới chậm lại.
Phát triển lành mạnh tín dụng tiêu dùng, hạn chế tín dụng đen
Phát triển lành mạnh tín dụng tiêu dùng, hạn chế tín dụng đen
07/02/2024 3.222 lượt xem
Thời gian qua, tín dụng tiêu dùng phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 20%/năm, từng bước góp phần giúp người dân, đặc biệt là những người yếu thế tiếp cận được các dòng vốn chính thức; hạn chế tình trạng tín dụng đen.
Bài toán tín dụng năm 2023 và lời giải cho năm 2024
Bài toán tín dụng năm 2023 và lời giải cho năm 2024
31/01/2024 3.522 lượt xem
Năm 2023 đã đi qua với nhiều câu chuyện kinh tế nổi bật và một trong những vấn đề thu hút được sự quan tâm rất lớn trong hoạt động của ngành Ngân hàng là vấn đề tăng trưởng tín dụng.
Triển khai Đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025: Kết quả và giải pháp, định hướng thời gian tới
Triển khai Đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025: Kết quả và giải pháp, định hướng thời gian tới
29/01/2024 4.527 lượt xem
Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025 (ban hành theo Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ - Quyết định 1813) được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đầu mối phối hợp với các bộ, ngành, đơn vị liên quan triển khai thực hiện được hơn hai năm, đã góp phần tạo sự chuyển biến sâu, rộng về TTKDTM trong nền kinh tế, thúc đẩy sử dụng các phương tiện, dịch vụ TTKDTM.
Chính sách tài khóa góp phần ổn định kinh tế vĩ mô năm 2023 và một số khuyến nghị năm 2024
Chính sách tài khóa góp phần ổn định kinh tế vĩ mô năm 2023 và một số khuyến nghị năm 2024
11/01/2024 3.937 lượt xem
Năm 2023, kinh tế toàn cầu phải đối mặt với nhiều rủi ro, bất ổn do tình trạng suy thoái và lạm phát tăng cao lan rộng ở nhiều nước và khu vực; xu hướng thắt chặt tiền tệ thông qua lãi suất cao, các căng thẳng địa chính trị và dư địa tài khóa ngày càng thu hẹp… đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phục hồi kinh tế toàn cầu.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

81.600

83.800

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

81.600

83.800

Vàng SJC 5c

81.600

83.820

Vàng nhẫn 9999

74.600

76.500

Vàng nữ trang 9999

74.500

75.800


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,840 25,210 25,979 27,404 30,388 31,680 158.15 167.39
BIDV 24,900 25,210 26,203 27,415 30,548 31,831 158.92 167.39
VietinBank 24,820 25,240 26,238 27,533 30,851 31,861 159.86 167.81
Agribank 24,830 25,180 26,104 27,377 30,482 31,615 158.96 166.90
Eximbank 24,830 25,220 26,288 27,038 30,716 31,593 160.73 165.32
ACB 24,870 25,250 26,372 27,023 30,957 31,594 160.38 165.49
Sacombank 24,860 25,250 26,466 26,999 31,022 31,540 161.14 166.17
Techcombank 24,887 25,239 26,076 27,427 30,445 31,761 156.36 168.78
LPBank 24,620 25,200 25,957 27,489 30,806 31,749 158.37 169.79
DongA Bank 24,910 25,240 26,310 26,970 30,780 31,600 158.40 165.40
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,40
2,60
3,50
3,70
4,50
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,20
2,20
2,30
3,40
3,45
4,40
4,40
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
1,80
1,80
2,10
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,00
3,20
3,30
3,80
3,80
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?