Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phục hồi sản xuất kinh doanh trong bối cảnh “bình thường mới"
31/03/2022 6.193 lượt xem
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm số lượng lớn trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng GDP, nhưng cũng là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trước dịch bệnh Covid-19. Do đó, DNNVV rất cần sự trợ giúp nhằm nhanh chóng trở lại trạng thái “bình thường mới”, xây dựng kế hoạch vừa chống dịch, vừa yên tâm sản xuất, kinh doanh. Không chỉ là vốn, lãi suất, mà các chính sách vĩ mô khác, trong đó có thu hút đầu tư, phát triển thị trường vốn, chính sách về thuế, phí… sẽ hỗ trợ DNNVV vượt qua khó khăn, hồi phục và phát triển.

Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), khu vực DNNVV hiện chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, đóng góp tới 45% vào GDP, 31% vào tổng số thu ngân sách và thu hút hơn 5 triệu lao động. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và xung đột chính trị tại châu Âu, trên 90% DNNVV đã bị ảnh hưởng, rất cần sự hỗ trợ. Hiện nay,Việt Nam có khoảng 1,7 triệu doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Dự kiến đến năm 2030, con số này tăng lên khoảng 2,4 triệu doanh nghiệp. Số lượng DNNVV chiếm tỷ lệ đến 96% trong tổng số doanh nghiệp được thành lập trong cả nước.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong quý I/2022, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 35,7 nghìn doanh nghiệp, tăng 49,7% so với cùng kỳ năm trước; 11,3 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 0,1%; hơn 4,3 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 16,7%, trong đó có 3,8 nghìn doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, giảm 19,7% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy, sức chống chịu của các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ rất hạn chế.
 

Thời gian tới, cần có những giải pháp tiếp tục triển khai các gói hỗ trợ an sinh, hỗ trợ doanh nghiệp với tiêu chí dễ tiếp cận để hỗ trợ tối đa cho các DNNVV  (Nguồn ảnh: Internet)
                                                                                                                                                             
Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù Chính phủ đã mở cửa lại hầu hết các ngành nghề và đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các DNNVV hồi phục sau thời gian khá dài bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, nhưng DNNVV vẫn chưa thể hồi sinh mạnh mẽ trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị có nhiều biến động lớn (chiến sự Nga - Ukraine, căng thẳng giữa Nga với các nước phương Tây); sự tăng cao liên tục của giá nguyên vật liệu và vận chuyển đang gây áp lực mới cho các doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV thì thách thức này càng lớn hơn. Do đó rất cần thêm các chính sách về cơ chế mang tính đặc thù, chính sách tài chính, tài khóa, nguồn vốn tín dụng ưu đãi... đối với khối doanh nghiệp này.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm, chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương tập trung xây dựng, hoàn thiện chính sách hỗ trợ, ưu đãi hỗ trợ đối tượng DNNVV, triển khai thực hiện Luật Hỗ trợ DNNVV, như ban hành các Nghị định: Nghị định số 34/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV; Nghị định số 38/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về đầu tư cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo; Nghị định số 39/2019/NĐ-CP ngày 10/5/2019 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển DNNVV; Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV…

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho DNNVV

Về phía ngành Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) luôn quán triệt, chỉ đạo toàn ngành Ngân hàng tập trung các nguồn lực, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tiếp cận nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở bám sát các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp hỗ trợ các DNNVV.

Theo đó, NHNN đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) tập trung vốn vào sản xuất, kinh doanh và ban hành các chương trình, chính sách tín dụng ưu đãi đối với các lĩnh vực ưu tiên (có đối tượng là DNNVV). Bên cạnh đó, NHNN chỉ đạo các TCTD cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết cho vay song vẫn đảm bảo an toàn vốn vay; đồng thời kịp thời thực hiện các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục khó khăn do thiên tai, bão lụt, dịch bệnh và một số nguyên nhân bất khả kháng khác. 

Thời gian qua, NHNN đã hoàn thiện khung khổ pháp lý về hoạt động cho vay của TCTD theo hướng tăng cường thẩm quyền quyết định và chịu trách nhiệm của TCTD trong việc cho vay đối với doanh nghiệp, người dân theo quy định của Luật Các TCTD; ban hành Thông tư số 45/2018/TT-NHNN ngày 28/12/2018 hướng dẫn các TCTD trong cho vay có bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Nghị định số 34/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018.

Về chính sách tín dụng đối với DNNVV, theo chủ trương của Chính phủ, tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc NHNN quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, nhu cầu vay vốn ngắn hạn bằng VND của DNNVV được TCTD xem xét, quyết định cho vay với lãi suất không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc NHNN quyết định trong từng thời kỳ.

Tiếp đó, ngày 18/11/2019, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 2416/QĐ-NHNN về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của TCTD đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016. Hiện nay, trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với DNNVV đã giảm xuống còn 4,5%/năm.

Để mở rộng kênh tiếp cận vốn cho doanh nghiệp, Thống đốc NHNN đã ban hành Thông tư số 45/2018/TT-NHNN ngày 28/12/2018 hướng dẫn các TCTD trong cho vay có bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Nghị định số 34/2018/NĐ-CP. Theo đó, quy định dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng đã được Quỹ bảo lãnh tín dụng thẩm định và quyết định bảo lãnh nghĩa vụ trả nợ gốc, trả lãi, trả nợ gốc và nợ lãi khoản vay theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định số 34/2018/NĐ-CP được TCTD xem xét, thẩm định, quyết định cho vay VND; mức lãi suất cho vay đối với các khoản vay ngắn, trung, dài hạn của khách hàng có bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng, đảm bảo lãi suất cho vay không cao hơn lãi suất cho vay cùng kỳ hạn, cùng ngành, lĩnh vực của bên cho vay, phù hợp với quy định của NHNN và quy định của pháp luật có liên quan.

Thực hiện quy định của Chính phủ tại các Nghị định số 38/2018/NĐ-CP, Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV, Nghị định số 39/2019/NĐ-CP, NHNN đã và tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan để hoàn thiện các văn bản hướng dẫn, trong đó có các chính sách hỗ trợ tiếp cận vốn cho DNNVV thông qua các loại hình Quỹ như Quỹ phát triển DNNVV, Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV, Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.

Hằng năm, NHNN phối hợp chính quyền các địa phương, các TCTD, Hiệp hội Doanh nghiệp tổ chức các chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp nhằm tạo diễn đàn trao đổi, chia sẻ lẫn nhau giữa ngân hàng và doanh nghiệp, qua đó ngân hàng nắm bắt những khó khăn, vướng mắc và giải quyết kịp thời những nhu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp, đặc biệt là vốn tín dụng. Đồng thời, doanh nghiệp cũng nắm được những chính sách, giải pháp mà ngành Ngân hàng đang triển khai, từ đó tăng khả năng tiếp cận vốn ngân hàng cho doanh nghiệp.

Hỗ trợ DNNVV vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19

Từ đầu năm 2020, khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do đại dịch, Thống đốc NHNN đã ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 quy định về việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19.

Sau đó, để phù hợp hơn với tình hình thực tế, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, giảm áp lực trích lập của các ngân hàng thương mại (NHTM), từ đó NHTM có điều kiện đồng hành cùng doanh nghiệp khắc phục các khó khăn do tác động của dịch Covid-19, Thống đốc NHNN đã ban hành Thông tư số 03/2021/TT-NHNN ngày 02/4/2021 và Thông tư số 14/2021/TT-NHNN ngày 07/9/2021 sửa đổi Thông tư số 01/2020/TT-NHNN. Theo đó, Thông tư số 14/2021/TT-NHNN đã mở rộng đối tượng và thời gian cơ cấu lại nợ: (i) Điều chỉnh đối tượng cơ cấu lại nợ phát sinh trước ngày 01/8/2021 từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính (thay vì ngày 10/6/2020); (ii) Điều chỉnh thời gian phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi thêm 6 tháng đến ngày 30/6/2022 (thay vì ngày 31/12/2021), quy định này căn cứ theo kế hoạch tiêm chủng (khi Việt Nam phấn đấu đạt miễn dịch cộng đồng trong quý I/2022); (iii) Mở rộng đối tượng khách hàng bị ảnh hưởng khả năng trả nợ phát sinh từ ngày 10/6/2020 đến trước ngày 01/8/2021 và quá hạn từ ngày 17/7/2021 đến trước ngày 7/9/2021; (iv) Việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ đến ngày 30/6/2022 (thay vì ngày 31/12/2021).

Bên cạnh đó, quy định mở rộng thời hạn miễn, giảm lãi, phí: (i) Giảm lãi, phí theo quy định nội bộ đối với số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 01/8/2021 (thay vì ngày 10/6/2020), mà nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc điều chỉnh việc miễn, phát sinh trước ngày lãi đến hạn thanh toán trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 30/6/2022 (thay vì ngày 31/12/2021); (ii) Việc thực hiện miễn, giảm lãi, phí cho khách hàng thực hiện đến ngày 30/6/2022 (thay vì ngày 31/12/2021). Như vậy, tương tự như việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ; thời hạn miễn, giảm lãi, phí cũng được điều chỉnh các mốc thời gian với lý do tương ứng.

Đồng thời, Thông tư số 14/2021/TT-NHNN cũng quy định mở rộng thời hạn giữ nguyên nhóm nợ. Theo đó, các TCTD được giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại theo Thông tư này của khoản nợ phát sinh từ ngày 23/01/2020 đến trước ngày 01/8/2021 (thay vì ngày 10/6/2020). Việc sửa đổi như vậy để phù hợp với 2 nội dung sửa đổi nêu trên.

Nhìn chung, với Thông tư số 14/2021/TT-NHNN, các TCTD có thể mở rộng đối tượng khách hàng gặp khó khăn do dịch Covid-19 và nới thời gian thêm 6 tháng để các khách hàng có thêm thời gian phục hồi. Theo báo cáo nhanh từ các TCTD, đầu tháng 02/2022, các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho khoảng 752.000 khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với dư nợ trên 280.000 tỷ đồng; lũy kế giá trị nợ đã cơ cấu từ ngày 23/01/2020 là khoảng 630.000 tỷ đồng.  

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế trước tác động của đại dịch Covid-19, trong điều hành lãi suất, năm 2020, NHNN đã 3 lần giảm các mức lãi suất điều hành và là một trong những ngân hàng trung ương có mức giảm lãi suất nhiều nhất trong khu vực, qua đó tạo điều kiện cho các TCTD giảm lãi suất cho vay. Năm 2021, NHNN giữ nguyên các mức lãi suất điều hành, tạo điều kiện để TCTD tiếp cận vốn từ NHNN với chi phí thấp, qua đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, NHNN tiếp tục chỉ đạo các TCTD chủ động cân đối khả năng tài chính để áp dụng lãi suất cho vay hợp lý; triệt để tiết giảm chi phí hoạt động, tập trung mọi nguồn lực để giảm lãi suất cho vay hỗ trợ và đồng hành cùng với doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn. Nhờ đó, với tác động có độ trễ của 03 đợt giảm mạnh các mức lãi suất trong năm 2020 kết hợp với việc giữ nguyên các mức lãi suất điều hành trong năm 2021, đồng thời, điều hành đồng bộ các giải pháp chính sách tiền tệ khác đã góp phần tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất thị trường. Kết quả, mặt bằng lãi suất cho vay giảm khoảng 1%/năm trong năm 2020 và tiếp tục giảm 0,82%/năm trong năm 2021, hiện ở mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Đến nay, mặt bằng lãi suất vay giảm khoảng 1,66%/năm so với trước dịch.

Về phía các TCTD, thực hiện chỉ đạo của NHNN về việc tập trung vốn tín dụng cho lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, các TCTD chủ động tiếp cận đối tượng khách hàng là nhóm DNNVV, đưa ra nhiều chương trình, sản phẩm ưu tiên, hỗ trợ cho các khách hàng DNNVV với mức lãi suất thấp.

Theo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - NHNN, các TCTD đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho trên 2,2 triệu khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với dư nợ hơn 3,8 triệu tỷ đồng. Lũy kế từ ngày 23/01/2020 đến ngày 07/02/2022, tổng số tiền lãi TCTD miễn, giảm cho khách hàng khoảng 40.300 tỷ đồng; cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch với doanh số lũy kế từ ngày 23/01/2020 đến nay đạt trên 7,95 triệu tỷ đồng cho khoảng 1,4 triệu khách hàng.​  

Trong việc thực hiện cam kết giảm lãi suất của 16 NHTM, tổng số tiền lãi giảm lũy kế từ ngày 15/7/2021 đến ngày 31/12/2021 là 21.244 tỷ đồng, đạt 105,13% so với cam kết. Như vậy, về tổng thể 16 ngân hàng đã tích cực thực hiện giảm lãi suất theo chỉ đạo của NHNN, vượt tổng số tiền cam kết đề ra.

Đến cuối năm 2021, tín dụng đối với lĩnh vực DNNVV tăng 11,01% so với cuối năm 2020, chiếm 19,34% tổng dư nợ toàn nền kinh tế (cuối năm 2020 tăng 11,52%).

Thực tế, tín dụng ngân hàng dựa trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi. Tức là doanh nghiệp phải có vốn để kinh doanh có lãi, bù đắp mọi chi phí, thu lại được cả gốc và trả lãi. Như vậy, lãi suất giảm chỉ có tác dụng đối với các doanh nghiệp vẫn còn tương đối khỏe, có cơ hội kinh doanh có lãi và biến được cơ hội đó thành doanh thu. Với các doanh nghiệp đã quá yếu hoặc dừng hoạt động, lãi suất giảm không hề có tác dụng vì họ không hấp thu được vốn. Trong trường hợp này, tái cơ cấu doanh nghiệp, hoặc các hỗ trợ hiện tại như gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ có tác dụng nhiều hơn.

Hơn nữa, ngân hàng cho vay dựa trên nguồn vốn huy động tiền gửi. Do vậy, nguyên tắc cốt lõi của ngân hàng khi cấp tín dụng là phải thu hồi đủ vốn để trả cho người gửi tiền và có lãi để bù đắp các chi phí, rủi ro trong hoạt động. Đặc biệt, khi giữ nguyên nhóm nợ hoặc cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo các quy định hiện hành, các NHTM vẫn phải giữ mức dự phòng rủi ro tín dụng trong trường hợp các khoản nợ này chuyển thành nợ xấu. Hơn nữa, ban điều hành NHTM, đặc biệt với các NHTM cổ phần, vẫn phải chịu áp lực tạo lợi nhuận cao từ các cổ đông.

Bản thân các NHTM cũng đứng trước khó khăn, không trực tiếp như doanh nghiệp nhưng có nguy cơ trong tương lai gần, đặc biệt là vấn đề nợ xấu. Một doanh nghiệp phá sản có thể không ảnh hưởng đến nền kinh tế nhưng chỉ một ngân hàng mất ổn định sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ nền tài chính. Vì vậy, nguyên tắc điều hành là mở rộng tín dụng, hạ lãi suất nhưng phải ổn định vĩ mô, hệ thống NHTM, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia.

Để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do đại dịch, lãi suất giảm chỉ có tác dụng với doanh nghiệp còn có khả năng phục hồi, còn với doanh nghiệp đã quá yếu thì vấn đề chính là khả năng hấp thụ vốn và cần các giải pháp như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, hoãn, giãn nợ…

Phát triển thị trường vốn cân bằng với thị trường tín dụng

Thời gian tới, nhiều dự báo kinh tế còn nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh đến sản xuất, tiêu dùng, đầu tư, dịch vụ, triệt tiêu đáng kể các lợi ích có được từ sự phục hồi kinh tế thế giới do năng lực sản xuất của doanh nghiệp (lao động, lưu thông) không đảm bảo cho các đơn hàng xuất khẩu. Không những thế, tình hình thế giới còn nhiều biến động (chiến sự Nga - Ukraine, căng thẳng giữa Nga và các nước phương Tây), áp lực lạm phát gia tăng, nhiều nước trên thế giới thu hẹp dần chính sách tiền tệ nới lỏng, Mỹ đã tăng lãi suất và dự kiến sẽ còn nhiều đợt tăng lãi suất trong năm 2022 để đối phó với lạm phát…

Do đó, để hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV, và nền kinh tế vượt qua khó khăn do đại dịch, ngoài những giải pháp của ngành Ngân hàng đưa ra, cần thực hiện đồng bộ các chính sách khác.

Theo đó, đối với chính sách quản lý giá, cần đảm bảo kiểm soát lạm phát phù hợp với mục tiêu, giữ ổn định giá dịch vụ, các mặt hàng Nhà nước quản lý nhằm ổn định đời sống của nhân dân. Trong việc lưu thông hàng hóa, nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng, các bộ, ngành liên quan cần phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp có các giải pháp tháo gỡ ách tắc trong lưu thông, đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa phục vụ nhu cầu của người dân, nắm bắt tâm lý và có giải pháp kịp thời, thiết thực để người dân yên tâm hơn, giảm động cơ tích trữ hàng hóa.

​Thời gian tới, chính sách tài khóa cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ trong kiểm soát lạm phát mục tiêu, ổn định thị trường, thanh khoản của nền kinh tế. Cần tiếp tục thực hiện các giải pháp kích thích kinh tế như: Miễn, giảm, gia hạn nộp thuế; tăng cường giải ngân vốn đầu tư công; tăng cường xúc tiến đầu tư, thu hút FDI, đẩy mạnh đầu tư PPP (đầu tư theo hình thức đối tác công tư) nhằm đa dạng nguồn vốn cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế với các đột phá chiến lược (thể chế, nhân lực, cơ sở hạ tầng, chuyển đổi số), qua đó thúc đẩy năng lực sản xuất dài hạn, giúp tăng trưởng kinh tế bền vững đi đôi với ổn định kinh tế vĩ mô.

Những khó khăn do dịch bệnh đã "ngấm" ngày càng sâu vào từng người lao động, từng doanh nghiệp, do đó cần tiếp tục có những giải pháp triển khai các gói hỗ trợ an sinh, với tiêu chí dễ tiếp cận hơn để hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV.

Các chuyên gia cũng khuyến nghị cần có chính sách tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp có điều kiện tài chính chưa được tốt để tiếp cận vốn trên thị trường. Khi họ không thể tiếp cận được vốn ngân hàng, thì vẫn cần có cửa khác để cho họ huy động được vốn. Do đó, cần tiếp tục thực hiện các giải pháp, chính sách nhằm phát triển cân bằng, hài hòa và đồng bộ thị trường tiền tệ với thị trường vốn (đặc biệt là thị trường trái phiếu doanh nghiệp), để thị trường vốn từng bước tiếp quản và thay thế kênh tín dụng trung, dài hạn.

Để phát triển thị trường vốn cân bằng với thị trường tín dụng, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cần có các giải pháp mạnh mẽ để thúc đẩy các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán, nhằm đa dạng hóa nguồn cung và ngành nghề trên thị trường, đồng thời giảm áp lực huy động vốn qua kênh ngân hàng. Để gắn sự phát triển của thị trường vốn với lộ trình tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2021 - 2025, cần triển khai quyết liệt và đồng bộ nhiều nhóm giải pháp. Đặc biệt, cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và chính sách phát triển thị trường chứng khoán; triển khai Đề án thành lập sàn giao dịch vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và hoạt động chứng khoán hóa các khoản nợ; xem xét, cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nếu đủ điều kiện được niêm yết trên thị trường; ban hành danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, trên cơ sở đó phải quản lý đầu tư nước ngoài ngay tại thời điểm thành lập...

Đồng thời, các bộ, ngành liên quan cần sớm nghiên cứu, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán 2019; vận hành Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam; tiếp tục triển khai các giải pháp tái cấu trúc thị trường chứng khoán; chú trọng phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Cần đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước gắn với niêm yết và đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán. Thực hiện các giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam lên nhóm thị trường mới nổi vào năm 2023. Nâng cao năng lực quản lý, giám sát rủi ro hệ thống; tăng tính độc lập của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có Công điện đôn đốc triển khai quyết liệt, hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022  của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình, qua đó đã cho thấy sự quyết liệt của Chính phủ để khẩn trương đưa chính sách đi vào cuộc sống. Trong đó, gói hỗ trợ lãi suất (2%/năm) tối đa 40 nghìn tỷ đồng là một trong những cấu phần quan trọng của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, được kỳ vọng có thể thúc đẩy sản xuất, kinh doanh khi chi phí vốn giảm xuống, nhất là khi các hoạt động kinh tế quay trở lại trạng thái bình thường, nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất, kinh doanh ngày càng trở nên cấp thiết.

Giới chuyên gia cho rằng, để gói hỗ trợ lãi suất đến đúng đối tượng và hạn chế tối đa các rủi ro, cần sự phối hợp rất chặt chẽ giữa NHNN với các bộ, ngành liên quan, trong đó có Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với quy định đối tượng doanh nghiệp thụ hưởng. Cần phải quy định rất rõ trách nhiệm của mỗi bên và có phương án phù hợp, để làm sao đối tượng được hỗ trợ phải có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những lĩnh vực có khả năng phục hồi theo như Nghị quyết đã đề cập. Hiện nay, NHNN đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

Thực tế, ngân hàng và doanh nghiệp có mối quan hệ cộng sinh. Doanh nghiệp khỏe thì ngân hàng khỏe, doanh nghiệp yếu thì ngân hàng cũng khó khăn. Tinh thần đồng hành và chia sẻ là rất quan trọng. Vì vậy, dòng vốn tín dụng dứt khoát phải đảm bảo tiếp sức nhanh và kịp thời cho các doanh nghiệp có tiềm năng nhưng đang gặp khó khăn tạm thời. Để làm được điều này cần có quy trình, quy chế minh bạch, đề cao trách nhiệm của hai bên, cần có sự trợ giúp, giám sát, thúc đẩy của các hiệp hội và các tổ chức liên quan. Các hiệp hội ngành nghề nâng cao vai trò, tầm ảnh hưởng của mình để làm cầu nối cho các DNNVV tiếp cận với các TCTD; hỗ trợ cho các hội viên về thông tin thị trường, các hoạt động xúc tiến thương mại, triển lãm và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các doanh nghiệp thành viên.

Bên cạnh đó, NHNN và các NHTM cần tăng cường công tác truyền thông về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc NHNN. Đặc biệt là truyền thông về các chương trình, dự án của NHTM hỗ trợ DNNVV tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng để các doanh nghiệp biết và thực hiện.

Về phía doanh nghiệp, cần thích nghi với bối cảnh “bình thường mới”, thích ứng an toàn, linh hoạt trước dịch Covid-19. Bên cạnh việc nâng cao năng lực quản trị, DNNVV cần có những kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp, nâng cao khả năng phân tích, dự báo thị trường và tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm, từ đó có cơ hội tiếp cận nguồn vốn rẻ.
 
Tài liệu tham khảo:

1. Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình.
3. Nghị định số 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08/3/2018 về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV.
4. Thông tư số 45/2018/TT-NHNN ngày 28/12/2018 hướng dẫn các TCTD trong cho vay có bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Nghị định số 34/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV.
5. Thông tư số 14/2021/TT-NHNN ngày 07/9/2021 của Thống đốc NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 quy định về việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19.
6. Trang thông tin điện tử Tổng cục Thống kê: https://www.gso.gov.vn/
7. Trang thông tin điện tử Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): https://www.vcci.com.vn/
8. Cổng thông tin điện tử NHNN: https://sbv.gov.vn/

Phan Linh
Ngân hàng Nhà nước

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Tăng cường các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Tăng cường các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
16/03/2024 2.089 lượt xem
Năm 2024, kinh tế thế giới dự báo tiếp tục khó khăn dưới tác động của điều kiện tài chính thắt chặt, mặt bằng lãi suất còn cao, xung đột địa chính trị, rủi ro tài chính gia tăng, lạm phát có dấu hiệu chậm lại nhưng vẫn cao…; ở trong nước, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức do bối cảnh cầu thế giới, thương mại quốc tế chậm phục hồi, bảo hộ thương mại gia tăng; sản xuất, kinh doanh tiếp tục khó khăn, mức độ hấp thụ vốn của nền kinh tế vẫn tương đối thấp; những khó khăn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản vẫn chưa được xử lý căn cơ, đòi hỏi các cấp, bộ, ngành Trung ương và địa phương tiếp tục triển khai nhiều giải pháp tổng thể hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Triển khai Nghị định số 78/2023/NĐ-CP: Những chuyển động bước đầu và hướng đi trong thời gian tới
Triển khai Nghị định số 78/2023/NĐ-CP: Những chuyển động bước đầu và hướng đi trong thời gian tới
15/03/2024 1.916 lượt xem
Ngày 07/11/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017 của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước, có hiệu lực thi hành từ ngày 22/12/2023.
Điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong bối cảnh lạm phát thế giới tăng cao từ năm 2022 đến nay - Một số khuyến nghị chính sách
Điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong bối cảnh lạm phát thế giới tăng cao từ năm 2022 đến nay - Một số khuyến nghị chính sách
14/03/2024 2.653 lượt xem
Giai đoạn từ năm 2022 đến nay, trước bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tục tăng lãi suất, NHNN đã điều hành tỷ giá tương đối ổn định, đặc biệt là tỷ giá với các ngoại tệ như Đô la Mỹ, Euro và các ngoại tệ khác tại các quốc gia có quan hệ giao thương đáng kể với Việt Nam nhằm duy trì ổn định vĩ mô trong nước, hỗ trợ đầu tư, sản xuất phát triển.
Cần thiết ban hành khung pháp lý toàn diện và cụ thể để điều chỉnh Fintech tại Việt Nam
Cần thiết ban hành khung pháp lý toàn diện và cụ thể để điều chỉnh Fintech tại Việt Nam
13/03/2024 1.988 lượt xem
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân đối với Dự thảo Nghị định quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng (sau đây gọi tắt là Dự thảo Nghị định).
Nâng cao kĩ năng cho người dân khu vực nông thôn trong sử dụng dịch vụ ngân hàng trên môi trường điện tử
Nâng cao kĩ năng cho người dân khu vực nông thôn trong sử dụng dịch vụ ngân hàng trên môi trường điện tử
06/03/2024 2.432 lượt xem
Một trong những sứ mệnh của chuyển đổi số là phổ cập, cá nhân hóa dịch vụ số như giáo dục, y tế, ngân hàng để hướng tới người dân. Ngành Ngân hàng luôn phấn đấu tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sử dụng dịch vụ trên môi trường điện tử, trong đó có hướng đến phổ cập tài chính tới vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Những điểm mới, nổi bật của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024
Những điểm mới, nổi bật của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024
05/03/2024 4.786 lượt xem
Ngày 18/01/2024, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) năm 2024 với 15 chương, 210 điều. Luật Các TCTD năm 2024 đã bám sát quan điểm của Đảng, Nhà nước về hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tiền tệ, hoạt động ngân hàng theo nguyên tắc thị trường có sự quản lý của Nhà nước; khắc phục các vướng mắc, bất cập hiện tại; tham khảo thông lệ, kinh nghiệm quốc tế và phù hợp chiến lược phát triển ngành Ngân hàng. Xuất phát từ đó, bài viết tập trung làm rõ những điểm mới, nổi bật của Luật này.
Dữ liệu thống kê trong phục vụ điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Dữ liệu thống kê trong phục vụ điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
28/02/2024 2.712 lượt xem
Trải qua hơn 10 năm tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, công tác thống kê tiền tệ phục vụ điều hành chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có nhiều bước tiến đáng kể.
Nhận định tác động của chính sách tiền tệ toàn cầu năm 2023 đối với nền kinh tế Việt Nam và một số khuyến nghị
Nhận định tác động của chính sách tiền tệ toàn cầu năm 2023 đối với nền kinh tế Việt Nam và một số khuyến nghị
24/02/2024 2.976 lượt xem
Năm 2023 vừa qua đã chứng kiến những biến động mạnh mẽ trong hoạt động điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) trên thế giới, nổi bật là việc các ngân hàng trung ương (NHTW) liên tục tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát.
Chính sách an toàn vĩ mô tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
Chính sách an toàn vĩ mô tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
13/02/2024 2.762 lượt xem
Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các nước đã thừa nhận sự cần thiết của chính sách an toàn vĩ mô (ATVM) trong ổn định tài chính và đặt chính sách ATVM vào vị trí trung tâm của sự tương tác giữa các chính sách kinh tế vĩ mô với chính sách an toàn vi mô.
Chính sách tài khóa năm 2023 góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô
Chính sách tài khóa năm 2023 góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô
11/02/2024 2.834 lượt xem
Nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023 được triển khai trong bối cảnh tình hình thế giới phát sinh nhiều biến động, diễn biến phức tạp, khó dự báo. Căng thẳng địa chính trị, tranh chấp giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, xung đột giữa Nga - Ukraine và Israel - Hamas diễn biến bất ngờ, lạm phát và giá nhiên liệu tăng cao khiến đà phục hồi của kinh tế thế giới chậm lại.
Phát triển lành mạnh tín dụng tiêu dùng, hạn chế tín dụng đen
Phát triển lành mạnh tín dụng tiêu dùng, hạn chế tín dụng đen
07/02/2024 2.879 lượt xem
Thời gian qua, tín dụng tiêu dùng phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 20%/năm, từng bước góp phần giúp người dân, đặc biệt là những người yếu thế tiếp cận được các dòng vốn chính thức; hạn chế tình trạng tín dụng đen.
Bài toán tín dụng năm 2023 và lời giải cho năm 2024
Bài toán tín dụng năm 2023 và lời giải cho năm 2024
31/01/2024 3.136 lượt xem
Năm 2023 đã đi qua với nhiều câu chuyện kinh tế nổi bật và một trong những vấn đề thu hút được sự quan tâm rất lớn trong hoạt động của ngành Ngân hàng là vấn đề tăng trưởng tín dụng.
Triển khai Đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025: Kết quả và giải pháp, định hướng thời gian tới
Triển khai Đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025: Kết quả và giải pháp, định hướng thời gian tới
29/01/2024 3.589 lượt xem
Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025 (ban hành theo Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ - Quyết định 1813) được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đầu mối phối hợp với các bộ, ngành, đơn vị liên quan triển khai thực hiện được hơn hai năm, đã góp phần tạo sự chuyển biến sâu, rộng về TTKDTM trong nền kinh tế, thúc đẩy sử dụng các phương tiện, dịch vụ TTKDTM.
Chính sách tài khóa góp phần ổn định kinh tế vĩ mô năm 2023 và một số khuyến nghị năm 2024
Chính sách tài khóa góp phần ổn định kinh tế vĩ mô năm 2023 và một số khuyến nghị năm 2024
11/01/2024 3.583 lượt xem
Năm 2023, kinh tế toàn cầu phải đối mặt với nhiều rủi ro, bất ổn do tình trạng suy thoái và lạm phát tăng cao lan rộng ở nhiều nước và khu vực; xu hướng thắt chặt tiền tệ thông qua lãi suất cao, các căng thẳng địa chính trị và dư địa tài khóa ngày càng thu hẹp… đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phục hồi kinh tế toàn cầu.
Hoàn thiện quy định pháp luật về thi hành án dân sự đối với cổ phần là tài sản bảo đảm tại các tổ chức tín dụng
Hoàn thiện quy định pháp luật về thi hành án dân sự đối với cổ phần là tài sản bảo đảm tại các tổ chức tín dụng
19/12/2023 4.707 lượt xem
Để đảm bảo quyền thu hồi nợ, các tổ chức tín dụng (TCTD) quy định khoản vay phải có tài sản bảo đảm (TSBĐ). Đối với doanh nghiệp, TSBĐ cho khoản vay khá đa dạng, trong đó cổ phần cũng được xác định là một loại TSBĐ. Tuy nhiên, hiện nay, việc thi hành án cổ phần còn nhiều hạn chế, vướng mắc do pháp luật hiện hành thiếu vắng các quy định cụ thể. Bài viết tập trung phân tích vấn đề thi hành án cổ phần là đối tượng trong giao dịch bảo đảm thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

78.000

80.000

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

78.000

80.000

Vàng SJC 5c

78.000

80.020

Vàng nhẫn 9999

68.000

69.300

Vàng nữ trang 9999

67.900

68.800


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,550 24,920 26,090 27,522 30,409 31,703 158.80 168.08
BIDV 24,625 24,935 26,276 27,495 30,531 31,832 159.54 168.07
VietinBank 24,512 24,932 26,321 27,616 30,837 31,847 160.42 168.37
Agribank 24,600 24,930 26,213 27,483 30,551 31,684 159.87 167.97
Eximbank 24,520 24,910 26,361 27,131 30,735 31,632 161.25 165.95
ACB 24,570 24,970 26,457 27,114 30,964 31,606 161.07 166.23
Sacombank 24,552 24,947 26,529 27,087 31,020 31,531 161.74 166.78
Techcombank 24,561 24,933 26,174 27,513 30,438 31,764 157.07 169.48
LPBank 24,380 25,100 26,095 27,625 30,866 31,814 159.15 170.67
DongA Bank 24,610 24,960 26,400 27,080 30,780 31,620 159.00 166.10
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,40
2,60
3,50
3,70
4,50
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,20
2,20
2,30
3,40
3,45
4,40
4,40
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
1,80
1,80
2,10
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,00
3,20
3,30
3,80
3,80
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?