Basel III: Quá trình thực hiện tại Việt Nam và một số khuyến nghị
27/03/2023 08:05 39.457 lượt xem
Tóm tắt: Hiện nay, bên cạnh Basel II, nhiều ngân hàng Việt Nam cũng đã áp dụng Basel III, IFRS 9. Đây là chuẩn mực quốc tế giúp các ngân hàng nâng cao quản trị rủi ro và cạnh tranh hơn so với các đối thủ cùng Ngành. Bên cạnh đó, điều này cũng góp phần giúp hệ thống tổ chức tín dụng nói chung phát triển hiệu quả và bền vững. Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc ứng dụng Basel III vẫn còn nhiều vướng mắc bởi Hiệp ước này có những yêu cầu cao hơn và khắt khe hơn. Bài viết trình bày thực trạng về triển khai Basel III tại Việt Nam trong những năm gần đây và chỉ ra một số rào cản trong quá trình thực hiện, từ đó, đề xuất một số khuyến nghị trong thời gian tới.
 
Từ khóa: Basel III, ngân hàng thương mại, Việt Nam. 
 
BASEL III: IMPLEMENTATION IN VIETNAM AND SOME RECOMMENDATIONS
 
Abstract: Currently, besides Basel II, many Vietnamese commercial banks have also applied for Basel III, IFRS 9. These are international standards that help banks improve risk management and be more competitive than their competitors in the industry. In addition, this also contributes to the effective and sustainable development of the credit institutions system in general. However, in Vietnam, the application of Basel III still has many obstacles because this treaty has higher and stricter requirements. The article analyzes the current situation of Basel III implementation in Vietnam in recent years and points out some barriers in the implementation process; from which, some recommendations are proposed for future implementation.
 
Keywords: Basel III, commercial bank, Vietnam.
 
1. Giới thiệu
 
Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS) là tổ chức được thành lập vào năm 1974 bởi một nhóm các ngân hàng trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) tại thành phố Basel, Thụy Sĩ nhằm tìm cách ngăn chặn sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng vào thập kỉ 80. Ủy ban Basel và các tiểu ban sẵn sàng đưa ra những lời tư vấn cho các cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng ở tất cả các nước.
 
Vào năm 1988, Ủy ban đã quyết định giới thiệu hệ thống đo lường vốn là Hiệp ước vốn Basel hay còn gọi là Basel I. Hệ thống này cung cấp khung đo lường rủi ro tín dụng với tiêu chuẩn vốn tối thiểu 8%. Basel I không chỉ được phổ biến trong các quốc gia thành viên mà còn được phổ biến ở hầu hết các nước khác có các ngân hàng hoạt động quốc tế. Tuy vậy, Hiệp ước vẫn có khá nhiều điểm hạn chế và đến ngày 26/6/2004, bản Hiệp ước quốc tế về vốn Basel mới (Basel II) đã chính thức được ban hành. Đây cũng là bản Hiệp ước Basel được nhắc đến nhiều nhất tại Việt Nam.
 
Cuộc cải cách hệ thống ngân hàng vẫn tiếp tục, nhất là sau khi xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2008 - 2009. Đến năm 2010, khuôn khổ Basel III được hình thành nhằm khắc phục những hạn chế của Basel trước và cung cấp thêm nền tảng bền vững, ngăn ngừa những tổn thất có thể xảy ra trong tương lai.
 
Nếu mục tiêu chủ yếu của Basel I, Basel II là nâng cao chất lượng, sự ổn định hệ thống của ngân hàng và đẩy mạnh áp dụng thông lệ quốc tế thì Basel III hướng đến khắc phục những hạn chế về quy định vốn, nâng cao và siết chặt quản trị rủi ro. Nhờ đó, các ngân hàng thương mại (NHTM) có thể cải thiện khả năng ứng phó, tự giải thoát trước khủng hoảng tài chính. 



Basel III giúp ngân hàng cải thiện xếp hạng tín nhiệm 
và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế
 
Một trong những thay đổi chủ yếu của Basel III là nâng tỉ trọng và chất lượng vốn. Khuôn khổ Basel III yêu cầu các ngân hàng nắm giữ lượng vốn cao hơn với chất lượng cao hơn nhằm bù đắp những thiệt hại không kì vọng. Thay đổi chính trong Basel III đầu tiên là nâng tỉ trọng và chất lượng vốn. Cụ thể, tỉ lệ vốn cấp 1 tăng từ 4% trong Basel II lên 6% trong Basel III. Bên cạnh đó, Basel III cũng đã yêu cầu bổ sung phần vốn đệm dự phòng tài chính. Ngoài ra, Basel III nâng cao khả năng nắm bắt rủi ro, trong đó, tăng đáng kể yêu cầu về vốn để đối phó với rủi ro thị trường, được tính toán đề phòng áp lực thị trường trong 12 tháng. Theo quy định của Basel III, các ngân hàng cũng được yêu cầu cải thiện thanh khoản. Cụ thể, các ngân hàng phải duy trì đủ lượng tài sản có khả năng chuyển đổi sang tiền mặt trong 30 ngày vào thời kì khó khăn. Tỉ lệ nguồn quỹ ổn định ròng khuyến khích các ngân hàng hạn chế sai lệch kì hạn giữa tài sản có và tài sản nợ... Rõ ràng Basel III có những quy định nghiêm ngặt hơn nhằm hạn chế tối đa rủi ro khi khủng hoảng xảy ra.
 
Tại Việt Nam, hiện tại đã có trên 20 NHTM triển khai Basel II theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tại Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định tỉ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thực tế, khung pháp lí của Việt Nam mới chỉ khuyến khích Basel II, vì Basel III có những yêu cầu cao hơn và khắt khe hơn. Cụ thể, Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025 định hướng năm 2030 nêu rõ, đến năm 2020 các NHTM cơ bản có mức vốn tự có theo chuẩn mực Basel II. Đến 2025, tất cả NHTM áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn, triển khai thí điểm Basel II theo phương pháp nâng cao (Quỳnh Trang, 2022).
 
Đối với Basel III, hiện chưa có bất kì quy định nào bắt buộc phải áp dụng toàn bộ tiêu chuẩn này cho các ngân hàng ở Việt Nam. Tuy nhiên, một số NHTM cũng đã tiên phong trong việc triển khai Basel III vì việc tuân thủ các chuẩn mực Basel có ý nghĩa quan trọng với các ngân hàng trong bối cảnh hiện nay khi NHNN sẽ ưu tiên xét duyệt tín dụng cho những ngân hàng có mức độ dồi dào về vốn chủ sở hữu, tỉ lệ an toàn vốn (CAR) cao, năng lực quản trị rủi ro tốt (thể hiện qua việc thực hiện Basel II, Basel III, IFRS 9…). Không những vậy, điều này còn giúp ngân hàng cải thiện xếp hạng tín nhiệm và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
 
2. Tổng quan về Basel III và quá trình thực hiện tại Việt Nam
 
2.1. Tổng quan về Basel III
 
Vào tháng 11/2010, các quốc gia thành viên của Nhóm 20 (G20) đã chính thức thông qua Basel III, thể hiện sự khác biệt rõ rệt so với triết lí và nội dung của Basel I và Basel II nhằm giúp cho các ngân hàng đáp ứng tất cả các yêu cầu về quản trị rủi ro. Basel III ra đời ngay sau khi xảy ra sự kiện khủng hoảng tài chính những năm 2007 - 2009 và được quốc tế khuyến nghị nên áp dụng từ ngày 01/01/2023 nhằm duy trì tỉ lệ đòn bẩy thích hợp và đáp ứng các yêu cầu về vốn nhất định. Trong khi các cải cách được đưa ra trong Basel I và Basel II hầu như chỉ được thực hiện ở cấp độ an toàn vi mô hoặc ngân hàng cụ thể, Basel III đưa ra một bộ công cụ và tiêu chuẩn ở cấp độ an toàn vĩ mô nhằm giải quyết các rủi ro trong hệ thống tài chính toàn cầu.
 
Basel III là một tập hợp các biện pháp cải cách toàn diện được thiết kế để cải thiện quy định, giám sát và quản lí rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng. Hiệp ước Basel III được dựa trên các tài liệu về Basel I và Basel II nhằm tìm cách cải thiện năng lực của ngành Ngân hàng để đối phó với căng thẳng tài chính và kinh tế, cải thiện quản lí rủi ro và tăng cường tính minh bạch của ngân hàng. Trọng tâm của Basel III là thúc đẩy khả năng phục hồi cao hơn ở cấp ngân hàng riêng lẻ để giảm nguy cơ các cú sốc trên toàn hệ thống và ngăn chặn các cuộc khủng hoảng kinh tế trong tương lai. Cụ thể, Basel III đưa ra các yêu cầu mới liên quan đến vốn pháp định mà theo đó các ngân hàng lớn có thể chịu đựng được những thay đổi theo chu kì trên bảng cân đối kế toán. Bên cạnh đó, Basel III cũng đưa ra các yêu cầu về đòn bẩy và thanh khoản nhằm bảo vệ, chống lại việc vay quá hạn mức, đồng thời đảm bảo các ngân hàng có đủ thanh khoản trong thời kì căng thẳng tài chính.
 
Basel III là chuẩn mực quản trị rủi ro uy tín được áp dụng rộng rãi trên quốc tế và đang được hệ thống ngân hàng Việt Nam hướng đến, thông qua việc nâng cao chất lượng về vốn và năng lực thanh khoản theo yêu cầu của chuẩn mực, giúp các NHTM trang bị khả năng chống đỡ tốt hơn trước những căng thẳng thanh khoản; đồng thời tạo nền tảng cho một hệ thống ngân hàng bền vững có sức chống chịu biến cố, khả năng phục hồi sau biến cố và góp phần ngăn ngừa những tổn thất hệ thống có thể xảy ra.
 
Những thay đổi chủ yếu của Hiệp ước Basel III:
 
Một là, nâng tỉ trọng và chất lượng vốn
 
Cải cách yêu cầu các ngân hàng nắm giữ lượng vốn cao hơn và với chất lượng cao hơn nhằm bù đắp những thiệt hại không kì vọng. Cụ thể, nâng tỉ trọng vốn cấp I tối thiểu lên 6% (cao hơn quy định Basel II là 4%). Trong đó, nguồn vốn chất lượng cao phải chiếm ít nhất 3/4 lượng vốn này (tỉ trọng cổ phần thường và lợi nhuận giữ lại), các ngân hàng chiến lược toàn cầu (G-SIBs) phải tuân thủ yêu cầu về vốn tăng thêm này. Đồng thời, tỉ lệ vốn của cổ đông thường được tăng từ 2% lên 4%. Bên cạnh đó, Basel III cũng đã yêu cầu bổ sung phần vốn đệm dự phòng tài chính đảm bảo bằng vốn chủ sở hữu là 2,5% và tỉ lệ vốn đệm phòng ngừa sự suy giảm theo chu kì kinh tế có thể được thiết lập với tỉ lệ từ 0 - 2,5% tùy theo từng quốc gia và phải được đảm bảo bằng vốn chủ sở hữu phổ thông.
 
Bên cạnh đó, tỉ lệ nguồn vốn ổn định ròng (NSFR) trong Basel III không chỉ đơn thuần dựa trên yếu tố định lượng là kì hạn còn lại, mà còn xem xét đến các yếu tố hành vi, nguồn gốc, hệ số rủi ro và cấu trúc tài sản và nợ của một ngân hàng để xác định sức mạnh thanh khoản. Theo đó, các nguồn huy động từ cá nhân và doanh nghiệp nhỏ có kì hạn còn lại dưới 01 năm là nguồn vốn ổn định, áp dụng hệ số từ 90 - 95%. Đối với nguồn huy động doanh nghiệp, áp dụng hệ số chặt chẽ hơn là 50%. Nguồn vốn ổn định cần thiết cũng tách riêng các tài sản của ngân hàng theo bản chất để từ đó xác định nhu cầu nguồn vốn ổn định phải đi huy động nhằm đảm bảo NSFR trên 100% mà vẫn duy trì khả năng sinh lời tốt.
 
Hai là, nâng cao khả năng nắm bắt rủi ro
 
Basel III tăng đáng kể yêu cầu về vốn để đối phó với rủi ro thị trường, được tính toán đề phòng áp lực thị trường trong 12 tháng. Khung cải cách cũng bao gồm việc điều chỉnh rủi ro tín dụng. Cụ thể, rà soát lại cách tiếp cận chuẩn mực về tính toán rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, điều chỉnh giá trị tín dụng và rủi ro hoạt động, nâng cao tính nhạy cảm về rủi ro và khả năng so sánh rủi ro. Mục tiêu của việc hạn chế sử dụng các mô hình nội bộ là giảm mức độ biến đổi không bảo đảm trong việc tính toán tài sản có trọng số rủi ro (RWAs) của ngân hàng.
 
Ba là, điều chỉnh tỉ lệ đòn bẩy bắt buộc
 
Tỉ lệ đòn bẩy bắt buộc được xây dựng dựa trên những khoản vay nợ để tài trợ hoạt động kinh doanh của ngân hàng, góp phần hạn chế rủi ro, giảm đòn bẩy trong thời kì suy giảm. Trong đó, các ngân hàng chiến lược toàn cầu phải duy trì tỉ lệ đòn bẩy cao hơn.
 
Bốn là, cải thiện thanh khoản ngân hàng
 
Tỉ lệ thanh khoản bảo đảm đòi hỏi các NHTM phải duy trì đủ lượng tài sản có khả năng chuyển đổi sang tiền mặt trong 30 ngày tại thời kì khó khăn. Tỉ lệ nguồn quỹ ổn định ròng khuyến khích các ngân hàng hạn chế sai lệch kì hạn giữa tài sản có và tài sản nợ.
 
Năm là, hạn chế tính chu kì
 
Các ngân hàng cần giữ lại lợi nhuận để hình thành nguồn vốn đệm trong những giai đoạn kinh tế tăng cao và nguồn vốn đệm này có thể giảm trong thời kì kinh tế khó khăn.
 
Sáu là, tập trung vào tài sản rủi ro
 
Trong giai đoạn đầu, Basel III tập trung chủ yếu vào phần vốn khi tính toán tỉ trọng vốn (tử số), cải cách vào năm 2017 tập trung vào việc tính toán mẫu số trong công thức tính RWAs.
 
Nguồn vốn đầu tư của ngân hàng bắt nguồn từ nguồn vốn tự có và nguồn vốn vay như tiền gửi của khách hàng. Vốn điều chỉnh đòi hỏi các ngân hàng phải hấp thụ được lỗ, góp phần hạn chế nguy cơ vỡ nợ và tác động tiêu cực kèm theo. Nguồn vốn điều chỉnh bao gồm: (i) Vốn cổ phần cấp 1: Cổ phần thường, lợi nhuận giữ lại và những khoản dự trữ khác; (ii) Vốn cấp 1 bổ sung: Những công cụ vốn không cố định thời hạn đáo hạn; (iii) Vốn cấp 2: Nợ thứ cấp và dự trữ rủi ro tín dụng chung.
 
Tỉ trọng vốn rủi ro được tính bằng tỉ trọng giữa nguồn vốn điều chỉnh so với phần tài sản rủi ro. Tài sản rủi ro càng lớn, nguồn vốn điều chỉnh càng tăng cao và ngược lại.
 
Bảy là, nâng cao khả năng xử lí rủi ro tín dụng
 
Hiện nay, có hai cách tiếp cận rộng rãi để tính toán rủi ro tín dụng là cách tiếp cận chuẩn mực và cách tiếp cận dựa trên đánh giá nội bộ. Phần lớn các ngân hàng trên thế giới sử dụng cách tiếp cận chuẩn mực (SA) để tính toán rủi ro tín dụng. Theo đó, các cán bộ giám sát điều chỉnh các quyền số rủi ro mà ngân hàng áp dụng để phát hiện rủi ro, qua đó xác định RWAs. Nghĩa là, các ngân hàng không sử dụng mô hình nội bộ để tính toán RWAs. Những thay đổi chính trong SA khi tính toán rủi ro tín dụng bao gồm:
 
- Nâng cao mức độ nhạy cảm rủi ro tín dụng, trong khi duy trì SA để tính toán rủi ro tín dụng một cách đơn giản - cung cấp cách tiếp cận quyền số rủi ro chi tiết hơn thay vì quyền số rủi ro đồng đều, nhất là đối với tín dụng tiêu dùng và cho vay đối với bất động sản, thương mại.
 
- Giảm sự phụ thuộc vào cơ quan xếp hạng tín dụng bên ngoài. Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải quản lí thật thận trọng khi sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng bên ngoài và có cách tiếp cận không xếp hạng thật chi tiết để xử lí theo pháp luật mà không thể hoặc không muốn lệ thuộc vào cơ quan xếp hạng bên ngoài.
 
Trong chừng mực nào đó, cách tiếp cận xếp hạng nội bộ (IRB) về tính toán rủi ro tín dụng cho phép các ngân hàng sử dụng mô hình nội bộ để ước lượng rủi ro tín dụng và RWAs. Cải cách Basel III năm 2017 (cải cách 2017) đã chỉ ra một số hạn chế khi ước lượng các tham số rủi ro. Có hai cách tiếp cận IRB cơ bản là IRB cơ sở (F-IRB) và IRB tiên tiến (A-IRB).
 
Thay đổi chính trong cách tiếp cận IRB để đánh giá rủi ro tín dụng gồm: (i) Loại bỏ sự lựa chọn của các định chế tài chính và những tập đoàn lớn khi sử dụng A-IRB để phát hiện rủi ro; (ii) Nếu ngân hàng vẫn duy trì cách tiếp cận IRB thì cần giảm thiểu mức áp dụng để tính toán khả năng vỡ nợ và tính toán những đầu vào khác.
 
Tám là, đơn giản hóa cách thức xử lí rủi ro hoạt động
 
Khủng hoảng tài chính đã nhấn mạnh những yếu kém trong việc tính toán yêu cầu về vốn đối với rủi ro hoạt động, hoặc rủi ro thiệt hại do quy trình nội bộ sai lầm hoặc không đầy đủ, bắt nguồn từ yếu tố con người, hệ thống hay những sự kiện bên ngoài. Trong đó, yêu cầu về vốn không đủ để bù đắp những thiệt hại do một số ngân hàng gây ra. Nếu sử dụng mô hình nội bộ thì rất khó dự báo nguồn gốc của những thiệt hại đó như tiền phạt do quản lí kém hay hệ thống yếu kém và thiếu kiểm soát.
 
Cải cách 2017 bao gồm: Đơn giản hóa khung tiếp cận bằng cách thay thế 04 cách tiếp cận hiện hành bằng cách tiếp cận chuẩn mực riêng; tạo ra khung khổ nhạy cảm hơn nhờ kết hợp cách tính toán tinh xảo về thu nhập ròng với mức lỗ lịch sử của nội bộ ngân hàng trong 10 năm; việc loại bỏ sự lựa chọn khi sử dụng cách tiếp cận đa dạng và sự lựa chọn khi sử dụng mô hình nội bộ tạo thuận lợi cho việc so sánh RWAs giữa các ngân hàng.
 
Chín là, nâng tỉ trọng đòn bẩy đối với những ngân hàng lớn
 
Theo quy định Basel III, tỉ lệ đòn bẩy áp dụng cho các ngân hàng quốc tế tối thiểu là 3% đối với vốn cấp 1, qua đó có thể hạn chế hình thành đòn bẩy quá mức. Tỉ trọng đòn bẩy hỗ trợ cho mỗi ngân hàng chiến lược toàn cầu sẽ điều chỉnh ở tỉ lệ 50% đối với phần vốn dự phòng rủi ro. Ví dụ, nếu ngân hàng có mức vốn đệm rủi ro là 2% thì phải nâng tỉ trọng đòn bẩy thêm 1%, qua đó sẽ đưa tỉ trọng đòn bẩy tối thiểu lên 4%.
 
Mười là, hình thành sàn thu nhập lành mạnh hơn và nhạy cảm với rủi ro
 
Cải cách 2017 thay thế mức sàn về vốn hiện hành bằng sàn thu nhập lành mạnh hơn và nhạy cảm với rủi ro dựa trên các cách tiếp cận chuẩn mực đã điều chỉnh. Trong đó, sàn thu nhập điều chỉnh sẽ giới hạn phần lợi nhuận vốn mà ngân hàng có thể thu được từ việc sử dụng các mô hình nội bộ, tương ứng với việc sử dụng các cách tiếp cận chuẩn mực. Mô hình nội bộ về tính toán RWAs không thể tạo ra kết quả tổng hợp, không bằng 72,5% RWAs khi tính toán theo các cách tiếp cận chuẩn mực. Nghĩa là, giảm tới 27,5% lợi nhuận mà ngân hàng có thể thu được nếu sử dụng mô hình tính toán nội bộ.
 
Nhìn chung, để áp dụng Basel III, các ngân hàng sẽ phải chuẩn bị một lượng vốn dồi dào, chấp nhận một mức đệm dự phòng lớn hơn để giảm rủi ro trong hoạt động. Việc này sẽ giúp ngân hàng đảm bảo thanh khoản, có đủ đệm vốn dự trữ chống chịu được các biến động bất thường của thị trường; đồng thời, nâng cao được vị thế và uy tín cho ngân hàng, từ đó, dễ dàng tiếp cận thị trường vốn quốc tế.
 
2.2. Việc triển khai và thực hiện Basel III tại các NHTM Việt Nam 
 
Đối với Basel III, hiện chưa có bất kì quy định nào bắt buộc phải áp dụng toàn bộ tiêu chuẩn này cho các ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, một số ngân hàng đã tiên phong trong việc triển khai Basel III. Chẳng hạn như NHTM cổ phần (NHTMCP) Quốc tế (VIB) đã triển khai áp dụng các chỉ số quản trị rủi ro theo chuẩn mực Basel III từ năm 2020. Giữa tháng 6/2021, NHTMCP Phát triển nhà Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) cũng thông báo đã tiên phong triển khai việc nâng cấp áp dụng tiêu chuẩn Basel II lên Basel III. Vào cuối năm 2021, NHTMCP Tiên Phong (TPBank) và NHTMCP Hàng Hải (MSB) đã tuyên bố hoàn thành toàn bộ các yêu cầu của Basel III. 
 
Sau đó, ngày 24/02/2022, NHTMCP Nam Á (Nam A Bank) cũng công bố triển khai và áp dụng các yêu cầu quản trị rủi ro theo Basel III, sau khi được công nhận tuân thủ cả 3 trụ cột theo chuẩn mực Basel II vào cuối năm 2021. Tiếp đó, ngày 19/5/2022, NHTMCP Đông Nam Á (SeABank) đã tổ chức tọa đàm công bố kết quả triển khai và áp dụng các chuẩn mực Basel III vào hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động quản trị rủi ro của ngân hàng. Việc trở thành một trong số ít ngân hàng tại Việt Nam triển khai và áp dụng Basel III giúp SeABank nâng cao năng lực quản trị, lành mạnh tài chính và minh bạch trong quản lí rủi ro.
 
Vào ngày 07/12/2022, NHTMCP Á Châu (ACB) đã công bố chính thức hoàn thành triển khai các nội dung trọng yếu ILAAP và chuẩn mực Basel III - một trong những chuẩn mực yêu cầu cao về vốn và quản trị rủi ro thanh khoản. Với thành công này, ACB tiếp tục nâng cao mức độ của bộ tiêu chuẩn về quản lí rủi ro.
 
Ngày 22/12/2022, NHTMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) công bố hoàn thành Chuẩn mực quản trị rủi ro Basel III và Chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS 9, trở thành một trong các tổ chức tín dụng tại Việt Nam áp dụng đồng thời hai chuẩn mực quản trị rủi ro và báo cáo tài chính khắt khe trong lĩnh vực ngân hàng trên toàn thế giới.
 
Basel III là chuẩn mực quản trị rủi ro đang được nhiều ngân hàng Việt Nam hướng đến, giúp các ngân hàng nâng cao năng lực vốn, kiểm tra sức chịu đựng của ngân hàng trong những tình huống xấu nhất và quản lí rủi ro thanh khoản. Trong khi đó, IFRS 9 là chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế quan trọng đối với ngân hàng. IFRS 9 mang lại những lợi ích lớn cho các tổ chức tài chính như tăng cường tính minh bạch, tăng khả năng so sánh, gia tăng chất lượng thông tin công bố, từ đó mở rộng cánh cửa hội nhập vào thị trường vốn quốc tế.
 
Những chuẩn mực quốc tế này giúp ngân hàng đối phó với các tình huống rủi ro về tài chính, kinh tế và mở ra cơ hội tiếp cận với thị trường tài chính quốc tế. Không thể chối cãi những lợi ích to lớn từ việc áp dụng IFRS hay Basel III, nhưng việc thực hiện các tiêu chuẩn khắt khe lại không dễ dàng với phần lớn các ngân hàng. Thực tế cho thấy, sau hơn 12 năm ban hành Hiệp ước Basel III, chỉ một số ít NHTM đã triển khai và áp dụng thành công một hoặc cả hai tiêu chuẩn này hoặc đang trong quá trình áp dụng.
 
Nhờ vào chú trọng quản trị rủi ro mà những ngân hàng đi đầu về Basel II, Basel III, IFRS đang là những ngân hàng thuộc top đầu khả năng sinh lời, top đầu chất lượng tài sản tốt và được xếp hạng cao không chỉ trong nước mà quốc tế. Từ đó, các ngân hàng có cơ hội thu hút dòng vốn từ nước ngoài, nâng cao uy tín đối với khách hàng và các nhà đầu tư.
 
Chẳng hạn, VIB đã huy động được 260 triệu USD khoản vay hợp vốn quốc tế. Trong đợt công bố tháng 8/2022, VIB là một trong số các NHTM được xếp hạng top đầu năm 2021, dựa trên kết quả đánh giá với điểm số cao về an toàn vốn, chất lượng tài sản, quản trị điều hành, kết quả hoạt động kinh doanh và khả năng thanh khoản.
 
Cuối năm 2022, Tổ chức xếp hạng Moody’s Investors Service đã nâng xếp hạng của 12 ngân hàng Việt Nam, trong đó đều là những cái tên ngân hàng tiên phong trong hoạt động quản trị rủi ro. Điều này khẳng định, uy tín của nhiều ngân hàng Việt trên thị trường quốc tế đang ngày càng được củng cố và nâng cao. Theo Thông tấn xã Việt Nam, các NHTM được cập nhật xếp hạng này bao gồm: NHTMCP An Bình (ABBank), NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), LienVietPostBank, NHTMCP Phương Đông (OCB), NHTMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), SeABank, TPBank, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), VIB, NHTMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank ) và MSB. Trong đó, 08 ngân hàng được nâng xếp hạng nhà phát hành và tiền gửi nội tệ, ngoại tệ dài hạn bao gồm: Vietcombank, BIDV, OCB, SeABank, TPBank, Agribank, VIB và VietinBank; 07 ngân hàng được nâng hạng về rủi ro đối tác bằng nội tệ, ngoại tệ và đánh giá rủi ro đối tác bao gồm BIDV, Agribank, VietinBank, ABBank, LienVietPostBank, SHB và MSB.
 
2.3. Một số rào cản đối với NHTM Việt Nam khi triển khai thực hiện Basel III
 
Nhằm nâng cao khả năng đảm bảo thanh khoản và chống chịu trước các tình huống khủng hoảng, đã có một số ngân hàng chủ động áp dụng sớm chuẩn mực an toàn quốc tế Basel III. Tuy nhiên, ở Việt Nam, quá trình triển khai và thực hiện Basel III tại các NHTM còn gặp không ít rào cản, cụ thể:
 
Một là, thách thức về nguồn vốn. Để áp dụng Basel III, các ngân hàng phải chuẩn bị một lượng vốn dồi dào, chấp nhận mức đệm dự phòng lớn hơn để giảm rủi ro trong hoạt động. Ngoài ra, các NHTM phải đáp ứng được những tiêu chuẩn, chuẩn mực nhằm đảm bảo khả năng nắm bắt rủi ro. Đây là những thách thức lớn, phải là những ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh mới có thể đáp ứng.
 
Hai là, Việt Nam đang thiếu một trung tâm dữ liệu ngân hàng chính xác, đáng tin cậy và được cập nhật thường xuyên. Để áp dụng thành công các trụ cột của Basel III đòi hỏi hệ thống ngân hàng phải có số liệu chính xác, đáng tin cậy và kịp thời. Nếu rủi ro không được tính toán chính xác, bị phóng đại hoặc ước lượng thấp đi có thể làm vô hiệu hóa tác dụng tích cực của Basel III. Đặc biệt, các dữ liệu hiện có tại các NHTM Việt Nam chủ yếu được quản lí trên hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking) và trên các file excel mà chưa có một kho dữ liệu hợp nhất như yêu cầu của Hiệp ước Basel. 
 
Ba là, thiếu cơ sở xếp hạng tín dụng thống nhất cho cả hệ thống ngân hàng. Hiện tại, NHNN chưa đưa ra một hệ thống quy chuẩn cho việc xây dựng hệ thống tại các NHTM, do đó việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại mỗi ngân hàng được theo quy định riêng của mỗi ngân hàng. Điều này dẫn đến một số bất cập trong việc so sánh, đánh giá cùng một đối tượng khách hàng nhưng lại có kết quả khác nhau. Mặt khác, để đáp ứng yêu cầu về đánh giá rủi ro tín dụng, đòi hỏi các ngân hàng phải chủ động trong khâu quản lí rủi ro, có hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ, đảm bảo chính xác cao, đồng thời phù hợp với chuẩn mực hiện nhiều ngân hàng đang sử dụng.
 
Bốn là, rào cản về chất lượng nguồn nhân lực. Một trong những yếu tố quan trọng để áp dụng thành công Basel III là công tác đào tạo nguồn nhân lực nhằm trang bị những kiến thức tổng quát và các kĩ năng cần thiết. Hiện nay, năng lực giám sát, quản trị ngân hàng ở Việt Nam còn bất cập, chưa theo kịp nhịp độ phát triển, sự đa dạng hóa loại hình, công cụ tài chính cũng như sự phát triển năng động của thị trường. Bên cạnh đó, công tác thanh tra, giám sát (cả vi mô, lẫn vĩ mô) chưa đáp ứng được yêu cầu của bối cảnh mới.
 
Năm là, NHTM Việt Nam chưa đáp ứng đủ điều kiện của Basel III, đặc biệt là yêu cầu cao về vốn. Việc ứng dụng đại trà chuẩn mực quản trị rủi ro nguyên mẫu theo Basel cho các NHTM Việt Nam cần một lộ trình để thích nghi do sự chênh lệch hiện tại về mức độ phát triển kinh tế và về trình độ công nghệ ngân hàng giữa Việt Nam với các quốc gia khác.
 
Sáu là, chi phí để áp dụng Basel III cao và khả năng tài chính của các NHTM Việt Nam còn có hạn. Việc triển khai và thực hiện các trụ cột theo Basel III đòi hỏi nhiều chi phí. Với gánh nặng phải tuân thủ các chuẩn mực Basel III, các ngân hàng ở châu Âu đã được ước tính phải bỏ ra hàng chục triệu USD để thực thi Basel III. Như vậy, thường chỉ có các ngân hàng lớn ở Việt Nam mới có đủ khả năng theo đuổi cuộc chơi tốn kém này.
 
3. Một số khuyến nghị
 
Thứ nhất, nâng cao chất lượng dữ liệu của Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC). Việc phát triển cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia là nhiệm vụ cốt lõi, thường xuyên và liên tục. Vì vậy, CIC cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm phát triển cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng cả về chiều rộng và chiều sâu.
 
Thứ hai, hoàn thiện phương pháp xếp hạng tín dụng. Hiện nay, theo hướng dẫn của Hiệp ước an toàn vốn Basel III, hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ phải được xây dựng cho từng nhóm khách hàng với những tính chất rủi ro đặc thù khác nhau. Bên cạnh đó, hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ phải định lượng được xác suất vỡ nợ của khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định ứng với từng hạng tín nhiệm cụ thể. 
 
Mặt khác, NHNN cần đưa ra một hệ thống quy chuẩn cho việc xây dựng hệ thống tại các NHTM, nhằm khắc phục tình trạng mỗi NHTM xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại mỗi ngân hàng theo cách riêng, dẫn đến tốn kém chi phí và gây ra những bất cập, bất tương xứng trong việc so sánh, đánh giá cùng một đối tượng khách hàng.
 
Thứ ba, nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm toán nội bộ và năng lực giám sát. Các NHTM cần nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm toán nội bộ. Định kì, kiểm toán nội bộ đánh giá hoạt động kinh doanh, tập trung vào các rủi ro chiến lược và rủi ro tác nghiệp, từ đó đưa ra các khuyến nghị để cấp quản lí rà soát, xác định và giải quyết. Yêu cầu bộ phận kiểm toán nội bộ phải có hiểu biết toàn diện về toàn bộ hoạt động ngân hàng, các vấn đề pháp lí và quy định.
 
Thứ tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Xây dựng chiến lược đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực trung và dài hạn có đủ khả năng đón đầu phát triển hệ thống NHTM Việt Nam trong thời gian tới. Chế độ ưu đãi cần thiết đối với những chuyên viên, cán bộ trong lĩnh vực ngân hàng cũng cần được quan tâm. Tránh để xảy ra tình trạng chảy máu chất xám trong điều kiện Việt Nam hiện nay, đồng thời, nâng cao đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm của cán bộ ngân hàng.
 
Thứ năm, nâng cao nguồn vốn theo yêu cầu của Basel III. Các ngân hàng có quy mô vốn trung bình và nhỏ đang chật vật trong việc đáp ứng và giữ các tiêu chí của Basel II, do đó rất khó để tiến đến các quy định của Basel III. Vì thế, các NHTM cần quan tâm cải thiện hiệu suất kinh doanh, tăng lợi nhuận sau thuế, tăng vốn đệm, đặc biệt chú trọng hệ số an toàn vốn. Bên cạnh đó, quan tâm hơn đến việc xử lí rủi ro tín dụng; tính thị trường của các rủi ro liên quan đến tài sản ngân hàng đang nắm giữ, sau đó tiến đến một lộ trình phù hợp để triển khai thực hiện Basel III.

Tài liệu tham khảo:
 
1. Basel Committee on Banking Supervision (2010). Countercyclical capital buffer proposal, Bank for International Settlements.
2. Phan Thị Hoàng Yến (2019). Thực trạng áp dụng Basel tại Việt Nam, truy cập từ https://thitruongtaichinhtiente.vn/thuc-trang-ap-dung-basel-tai-viet-nam-22800.html
3. Quỳnh Trang (2022). Chủ động tiến tới Basel III, truy cập từ https://thoibaonganhang.vn/chu-dong-tien-toi-basel-iii-134586.html
4. Thủy Tiên (2020). Đi trước làm việc khó, một ngân hàng thí điểm chuẩn mực Basel III tại Việt Nam, truy cập từ https://tapchitaichinh.vn/di-truoc-lam-viec-kho-mot-ngan-hang-thi-diem-chuan-muc-basel-iii-tai-viet-nam.html
5. Thanh Anh (2022). Nhiều ngân hàng chuẩn bị hoàn thành Basel III, truy cập từ https://cafef.vn/nhieu-ngan-hang-chuan-bi-hoan-thanh-basel-iii-20220822165102483.chn

ThS. Nguyễn Thị Ánh Ngọc,ThS. Nguyễn Thị Diễm
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh - Phân hiệu Vĩnh Long

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Dòng chảy tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bứt tốc cuối năm
"Dòng chảy" tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bứt tốc cuối năm
18/11/2024 16:45 179 lượt xem
Những tháng cuối năm, doanh nghiệp tập trung tăng cường sản xuất, kinh doanh để đạt mục tiêu tăng trưởng nên nhu cầu tín dụng cũng sẽ tăng theo.
Điều hành chính sách tiền tệ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát
Điều hành chính sách tiền tệ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát
11/11/2024 07:30 1.240 lượt xem
Từ đầu năm 2024 đến nay, NHNN tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành trong bối cảnh lãi suất thế giới vẫn neo ở mức cao...
Tăng cường hiểu biết tài chính cho cộng đồng nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền
Tăng cường hiểu biết tài chính cho cộng đồng nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền
08/11/2024 08:00 630 lượt xem
Tầm quan trọng của hệ thống tiền gửi tại Việt Nam ngày càng được khẳng định thông qua sự an toàn và ổn định; từ đó, mang lại niềm tin đối với người gửi tiền.
Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm tiền gửi nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phát huy vai trò đối với hệ thống ngân hàng
Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm tiền gửi nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phát huy vai trò đối với hệ thống ngân hàng
05/11/2024 13:46 984 lượt xem
Bài viết làm rõ thêm cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và định hướng sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm tiền gửi
Xây dựng và thiết lập hạ tầng chung cho phát triển ngân hàng mở tại Việt Nam
Xây dựng và thiết lập hạ tầng chung cho phát triển ngân hàng mở tại Việt Nam
29/10/2024 10:00 1.252 lượt xem
Thời gian tới, để triển khai và thúc đẩy phát triển hệ sinh thái số, hướng đến ngân hàng mở (Open Banking) thành công, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế chính sách tạo thuận lợi cho các hoạt động hợp tác, kết nối trong lĩnh vực ngân hàng
Để dòng vốn ngân hàng tiếp tục hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Để dòng vốn ngân hàng tiếp tục hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
23/10/2024 08:25 1.515 lượt xem
Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã điều hành tăng trưởng tín dụng linh hoạt, hiệu quả, kịp thời, đáp ứng vốn cho nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Bảo hiểm nông nghiệp: Lá chắn tài chính trước rủi ro thiên tai
Bảo hiểm nông nghiệp: "Lá chắn" tài chính trước rủi ro thiên tai
24/09/2024 10:11 2.974 lượt xem
Nông nghiệp không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là trụ cột quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Mặc dù Việt Nam là một quốc gia dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu, nhưng khái niệm bảo hiểm nông nghiệp vẫn còn khá xa lạ đối với người dân.
An ninh tài chính, tiền tệ của Việt Nam đến năm 2030 và khuyến nghị chính sách*
An ninh tài chính, tiền tệ của Việt Nam đến năm 2030 và khuyến nghị chính sách*
19/09/2024 08:36 3.998 lượt xem
An ninh tài chính, tiền tệ có vị trí, vai trò ngày càng quan trọng với sự phát triển bền vững của một quốc gia. Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động và căng thẳng như hiện nay, bảo đảm an ninh tài chính, tiền tệ không chỉ góp phần bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô mà còn góp phần bảo đảm an ninh về chính trị, quân sự.
Đề xuất sửa 7 luật, tháo gỡ vướng mắc, điểm nghẽn trong lĩnh vực tài chính
Đề xuất sửa 7 luật, tháo gỡ vướng mắc, điểm nghẽn trong lĩnh vực tài chính
23/08/2024 11:11 3.405 lượt xem
Ngày 22/8/2024, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp Hội đồng thẩm định đề nghị xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Dự trữ quốc gia. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì phiên họp.
Khuôn khổ pháp lý triển khai ESG tại Agribank - Thực trạng và giải pháp
Khuôn khổ pháp lý triển khai ESG tại Agribank - Thực trạng và giải pháp
15/08/2024 07:00 4.253 lượt xem
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm áp dụng các tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị (ESG) trong tổ chức hoạt động kinh doanh đang là xu hướng của nhiều nước trên thế giới, góp phần thực hiện các mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs)...
Sự tương thích trong quy định của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 về Hội đồng quản trị với thông lệ quản trị ngân hàng trên thế giới
Sự tương thích trong quy định của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 về Hội đồng quản trị với thông lệ quản trị ngân hàng trên thế giới
13/08/2024 08:02 3.731 lượt xem
Trong những năm gần đây, vấn đề quản trị công ty trong lĩnh vực ngân hàng đang trở thành một trong những trọng tâm nghiên cứu của những người làm chính sách, các học giả nghiên cứu cũng như các ngân hàng nhằm duy trì sự an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng và thúc đẩy niềm tin của công chúng.
Xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ tại các tổ chức tín dụng - Từ quy định pháp luật đến thực tiễn
Xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ tại các tổ chức tín dụng - Từ quy định pháp luật đến thực tiễn
07/08/2024 11:02 5.205 lượt xem
Bài viết tập trung phân tích vấn đề xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ của TCTD trong phạm vi hợp đồng thế chấp cho nghĩa vụ vay tại ngân hàng nhằm đưa ra một số đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật.
Sự cần thiết sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng và một số góp ý hoàn thiện
Sự cần thiết sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng và một số góp ý hoàn thiện
09/07/2024 14:31 3.436 lượt xem
Tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, Chính phủ đã trình Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).
Hoạt động gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU: Vấn đề đặt ra và giải pháp
Hoạt động gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU: Vấn đề đặt ra và giải pháp
01/07/2024 14:47 7.442 lượt xem
Năm 2024, chống hoạt động IUU được xem là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thủy sản Việt Nam. Các quy định IUU được thiết lập thống nhất trên toàn EU để ngăn chặn và loại bỏ việc nhập khẩu các sản phẩm thủy sản bị đánh giá là có hoạt động IUU vào thị trường EU nhằm hướng tới ngành ngư nghiệp, ngành kinh tế thủy sản minh bạch, trách nhiệm, bền vững.
Chính sách tiền tệ xanh - Kinh nghiệm một số nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam
Chính sách tiền tệ xanh - Kinh nghiệm một số nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam
20/06/2024 14:47 3.009 lượt xem
Chính sách tiền tệ (CSTT) xanh của ngân hàng trung ương (NHTW) trong việc cho vay đối với các ngân hàng thương mại (NHTM) là một công cụ quan trọng để thúc đẩy sự phát triển bền vững và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

83,700

86,200

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

83,700

86,200

Vàng SJC 5c

83,700

86,220

Vàng nhẫn 9999

83,700

85,600

Vàng nữ trang 9999

83,600

85,200


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,150 25,502 26,092 27,523 31,263 32,592 158.81 168.04
BIDV 25,190 25,502 26,295 27,448 31,648 32,522 160.63 167.55
VietinBank 25,198 25,502 26,307 27,507 31,676 32,686 160.27 168.02
Agribank 25,200 25,502 26,225 27,408 31,448 32,511 160.54 168.04
Eximbank 25,160 25,502 26,287 27,168 31,543 32,559 161.12 166.54
ACB 25,170 25,502 26,309 27,212 31,642 32,598 160.68 167.03
Sacombank 25,180 25,502 26,294 27,267 31,555 32,708 160.81 167.32
Techcombank 25,184 25,502 26,134 27,486 31,274 32,605 157.32 169.76
LPBank 25,190 25,502 26,591 27,484 31,928 32,590 162.28 169.38
DongA Bank 25,230 25,500 26,300 27,150 31,600 32,550 159.20 166.40
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,20
4,20
4,20
5,30
5,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,90
3,90
4,10
5,55
5,70
5,80
6,10
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?