Xanh hóa ngành Ngân hàng - Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp tại Việt Nam
21/09/2023 22:52 1.547 lượt xem
Ngày 21/9/2023, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp với Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC), Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO), Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT) tổ chức Tọa đàm: “Xanh hóa ngành Ngân hàng - Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp tại Việt Nam”. Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà đã tới dự và chủ trì Tọa đàm.

Tham dự Tọa đàm có đại diện lãnh đạo một số vụ, cục, đơn vị thuộc NHNN, các bộ, ngành liên quan, các tổ chức quốc tế, Đại sứ quán Úc, Đại sứ quán Thụy Sỹ, Đại sứ quán Anh, các công ty quản lí quỹ, tài chính, kiểm toán, Hiệp hội Ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong nước và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.


Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà phát biểu khai mạc Tọa đàm
 
Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà cho biết, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững đã trở thành xu thế tất yếu, là mục tiêu mà mọi quốc gia đang hướng tới. Trong thời gian qua, Việt Nam đã tích cực tham gia thực hiện các cam kết quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững như cam kết thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc, kí Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, cam kết thực hiện mục tiêu đưa phát thải ròng về “0” đến năm 2050 tại Hội nghị COP26.

Theo báo cáo của các quốc gia tại Hội nghị COP27, Việt Nam là một trong các quốc gia đã có những hành động nhanh, kịp thời để triển khai cam kết bằng việc ban hành khung chính sách tăng trưởng xanh như: Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh; Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đến năm 2050; Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị COP26; ban hành Luật Bảo vệ môi trường (năm 2020) tạo khuôn khổ pháp lí thúc đẩy các công cụ kinh tế thực hiện tăng trưởng xanh.

Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà nhấn mạnh: Là kênh cung ứng tài chính quan trọng của nền kinh tế, ngành Ngân hàng luôn xác định vai trò, trách nhiệm trong việc “xanh hóa” dòng vốn đầu tư cho mục tiêu phát triển bền vững. Cùng với cả nước, ngành Ngân hàng đã tích cực, chủ động và sáng tạo hướng đến các mục tiêu mà Chính phủ đã đặt ra trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, với những kết quả đáng ghi nhận như phê duyệt Đề án phát triển Ngân hàng xanh tại Việt Nam, xây dựng Chương trình hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, xây dựng thông tư về quản lí rủi ro môi trường, xã hội trong hoạt động cấp tín dụng, tăng dần tỉ trọng dư nợ tín dụng xanh.
 
Toàn cảnh Tọa đàm
 
Tọa đàm diễn ra với 03 phiên thảo luận: Phiên 1 với chủ đề: Việt Nam trở thành nền kinh tế phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 và Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng; Phiên 2 với chủ đề: Các ưu tiên phát triển bền vững của các tổ chức tín dụng để hỗ trợ hành trình Net Zero của Việt Nam; Phiên 3 với chủ đề: Kinh nghiệm của IFC xanh hóa lĩnh vực tài chính, thay đổi cách chúng ta vận hành để mở rộng quy mô đầu tư xanh - Cơ hội chưa được khai thác cho các tổ chức tín dụng.

Tham dự Tọa đàm, các bên liên quan chính về khí hậu trong nước cùng với các chuyên gia về khí hậu toàn cầu và khu vực của IFC đã chia sẻ với các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài hiểu rõ hơn về môi trường pháp lí của Việt Nam trong lộ trình tiến tới nền kinh tế phát thải ròng bằng “0” và ngành tài chính hướng tới lộ trình tài chính xanh; qua đó sẽ khai thác tốt hơn các cơ hội đầu tư về khí hậu thông qua ngành tài chính và thị trường vốn trong nước.

Tại buổi Tọa đàm, các chuyên gia về tài chính khí hậu của IFC đưa ra những tiềm năng khai thác các cơ hội đầu tư về khí hậu tại các thị trường mới nổi. Theo đó, dự kiến từ nay đến năm 2030, các thị trường này sẽ cần thu hút 23 nghìn tỉ USD dòng vốn đầu tư về khí hậu, trong đó tập trung vào các công trình xây dựng, giao thông và năng lượng tái tạo. Tại Việt Nam, theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, từ nay đến năm 2040 Việt Nam cần đầu tư bổ sung 368 tỉ USD, tương đương khoảng 6,8% GDP mỗi năm cho lộ trình chống chịu và lộ trình phát thải ròng bằng “0”. Thống kê cho thấy tài chính khí hậu ở Việt Nam vẫn ở giai đoạn sơ khởi (năm 2020, tài chính khí hậu chỉ chiếm khoảng 0,5% tổng tín dụng của các ngân hàng Việt Nam, chiếm khoảng 0,2% GDP), từ đó cho thấy nhiều cơ hội đối với các tổ chức tín dụng để tìm hiểu và khai thác các sản phẩm tài chính khí hậu trong thời gian tới. Tại Tọa đàm, các chuyên gia cũng cung cấp một số thông tin tham khảo về lộ trình chuyển đổi xanh của các ngân hàng thương mại tại một số quốc gia như Trung Quốc, Philippines, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ...
 
Phiên thảo luận 1: Việt Nam trở thành nền kinh tế phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 và Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng

Tại Tọa đàm, đại diện của Việt Nam cho biết, ngành Ngân hàng với vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế. Thời gian qua NHNN đã triển khai nhiều giải pháp để các tổ chức tín dụng góp phần thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia và ngành Ngân hàng cũng xác định đây là nhiệm vụ thực hiện các mục tiêu của Chính phủ. Đối với việc hoàn thành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050, cuối tháng 7/2023 vừa qua, Thống đốc NHNN đã kí Ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược với một số nhiệm vụ trọng tâm như: Nâng cao nhận thức, vai trò và năng lực của ngành Ngân hàng trong thực hiện cấp tín dụng cho các ngành/lĩnh vực xanh, quản lí rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng đối với các ngành, lĩnh vực phát thải cao; phát triển các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đẩy mạnh thực hiện tăng trưởng xanh; phát triển các mô hình ngân hàng số, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để xanh hoá hoạt động ngân hàng, gia tăng tiện ích, trải nghiệm khách hàng và thực hiện mục tiêu phát triển bền vững; lồng ghép vào trong việc xây dựng có định hướng chuyển đổi kinh doanh của mỗi tổ chức tín dụng để từ đó tăng tỉ trọng và hoạt động tín dụng xanh, cũng như tăng cường quản trị rủi ro về môi trường xã hội trong hoạt động cấp tín dụng…

Để đạt được mục tiêu trên, trong kế hoạch hành động của Ngành cũng đưa ra một số nhiệm vụ giải pháp chủ yếu như: Xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao năng lực hiệu quả quản lí nhà nước phù hợp với mục tiêu tăng trưởng xanh; hợp tác quốc tế nhằm đẩy mạnh huy động nguồn lực cho tăng trưởng xanh; hoàn thiện chính sách đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm phát triển bền vững ngành Ngân hàng; đào tạo bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050; công tác thông tin, truyền thông về hoạt động của ngành Ngân hàng góp phần thực hiện tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu.
 
Phiên thảo luận 2: Các ưu tiên phát triển bền vững của các tổ chức tín dụng để hỗ trợ hành trình Net Zero của Việt Nam
 
Chia sẻ kinh nghiệm của ngân hàng thương mại Việt Nam trong thực hiện xanh hóa hoạt động ngân hàng, đại diện Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết, BIDV có chiến lược kinh doanh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 về phát triển tín dụng xanh, ngân hàng xanh với các yêu cầu thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lí rủi ro, môi trường và xã hội trong hoạt động tín dụng. Đối với việc xanh hóa hoạt động ngân hàng, BIDV đã đầu tư hệ thống công nghệ thông tin hiện đại nhằm giảm thiểu việc sử dụng giấy/nhựa và thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động nội bộ. Triển khai các hoạt động vì cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và hỗ trợ các cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn. Liên quan đến tài trợ dự án, BIDV tập trung cho các dự án về thích ứng với biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng, giao thông sạch… BIDV với vai trò bên cho vay, ưu tiên các dự án xanh tiếp cận nguồn vốn ưu đãi từ các tổ chức tài chính. Với vai trò là ngân hàng trung gian tiếp nhận nguồn vốn quốc tế từ các nhà tài trợ, BIDV giới thiệu khách hàng trong nước, quản lí giải ngân và tài sản bảo đảm, đảm bảo khoản vay tuân thủ với các cam kết.

Tính đến thời điểm 30/6/2023, BIDV đã có 1.776 dự án, 1.447 khách hàng. Dư nợ cho các dự án xanh đạt 2,81 tỉ USD, chiếm tỉ trọng 4,1% tổng dư nợ tại BIDV. Các lĩnh vực đáng chú ý là năng lượng tái tạo; quản lí nguồn nước; quản lí chất thải và ngăn ngừa ô nhiễm và nông nghiệp bền vững.
 
 
Phiên thảo luận 3: Kinh nghiệm của IFC xanh hóa lĩnh vực tài chính, thay đổi cách chúng ta vận hành để mở rộng quy mô đầu tư xanh - Cơ hội chưa được khai thác cho các tổ chức tín dụng

Nam Hải
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng làm việc với Đoàn Cán bộ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế
Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng làm việc với Đoàn Cán bộ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế
22/11/2024 08:41 50 lượt xem
Sáng ngày 21/11/2024, tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng đã họp tổng kết với Đoàn Cán bộ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba thăm và làm việc tại Ngân hàng Chính sách xã hội
Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba thăm và làm việc tại Ngân hàng Chính sách xã hội
21/11/2024 11:10 129 lượt xem
Ngày 20/11/2024, Đoàn Lãnh đạo cấp cao Ngân hàng Trung ương Cuba do bà Juana Lilia Delgado Portal - Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH).
Ban hành Tiêu chuẩn cơ sở đặc tả kỹ thuật QR Code hiển thị từ phía khách hàng tại Việt Nam
Ban hành Tiêu chuẩn cơ sở đặc tả kỹ thuật QR Code hiển thị từ phía khách hàng tại Việt Nam
21/11/2024 09:55 120 lượt xem
Ngày 15/11/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ký ban hành Quyết định số 2525/QĐ-NHNN ban hành Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) Đặc tả kỹ thuật QR Code hiển thị từ phía khách hàng tại Việt Nam, ký hiệu TCCS 04:2024/NHNN.
BIDV và VRG hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029
BIDV và VRG hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029
21/11/2024 09:32 113 lượt xem
Ngày 18/11/2024, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong mối quan hệ giữa hai đơn vị.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng tiếp Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng tiếp Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba
20/11/2024 17:06 147 lượt xem
Ngày 19/11/2024, tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đã có buổi tiếp và làm việc với Bà Juana Lilia Delgado Portal - Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba.
Triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia
Triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia
19/11/2024 20:56 215 lượt xem
Ngày 19/11/2024, tại Hà Nội, Tổ Thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện (Tổ Thường trực) đã có phiên họp thứ hai…
Ngành Ngân hàng luôn tiên phong, đi đầu trong việc áp dụng các tiêu chuẩn ESG
Ngành Ngân hàng luôn tiên phong, đi đầu trong việc áp dụng các tiêu chuẩn ESG
19/11/2024 15:17 209 lượt xem
Ngày 19/11/2024, tại Hà Nội, Báo Đầu tư đã tổ chức Hội thảo “ESG trong ngành Ngân hàng: Thực thi để dẫn đầu”. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú đã đến dự và phát biểu tại Hội thảo.
Nhiều cơ chế chính sách ưu đãi về vốn cho vùng đồng bằng sông Cửu Long
Nhiều cơ chế chính sách ưu đãi về vốn cho vùng đồng bằng sông Cửu Long
19/11/2024 15:00 158 lượt xem
Ngày 18/11/2024, tại Cần Thơ, Báo Đại biểu Nhân dân đã tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững”. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú đã đến dự và phát biểu tại Hội thảo.
Triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh
Triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh
19/11/2024 10:12 199 lượt xem
Ngày 14/11/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản số 9364/NHNN-TD yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tập trung thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm 2024 và những năm tiếp theo.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

83,700

86,200

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

83,700

86,200

Vàng SJC 5c

83,700

86,220

Vàng nhẫn 9999

83,700

85,600

Vàng nữ trang 9999

83,600

85,200


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,150 25,502 26,092 27,523 31,263 32,592 158.81 168.04
BIDV 25,190 25,502 26,295 27,448 31,648 32,522 160.63 167.55
VietinBank 25,198 25,502 26,307 27,507 31,676 32,686 160.27 168.02
Agribank 25,200 25,502 26,225 27,408 31,448 32,511 160.54 168.04
Eximbank 25,160 25,502 26,287 27,168 31,543 32,559 161.12 166.54
ACB 25,170 25,502 26,309 27,212 31,642 32,598 160.68 167.03
Sacombank 25,180 25,502 26,294 27,267 31,555 32,708 160.81 167.32
Techcombank 25,184 25,502 26,134 27,486 31,274 32,605 157.32 169.76
LPBank 25,190 25,502 26,591 27,484 31,928 32,590 162.28 169.38
DongA Bank 25,230 25,500 26,300 27,150 31,600 32,550 159.20 166.40
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,20
4,20
4,20
5,30
5,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,90
3,90
4,10
5,55
5,70
5,80
6,10
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?