admin WTO tiếp bước khi “nước Mỹ là trên hết”
02/03/2017 03:05 2.706 lượt xem
Tưởng chừng như đã rơi vào bế tắc song Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cuối cùng đã có thể công bố một đột phá mới có tính lịch sử vào ngày 22/2. 

Đó là việc thông qua thỏa thuận thương mại đa phương đầu tiên với tên gọi Hiệp định tạo thuận lợi cho thương mại (TFA), trong đó các quốc gia đã nhất trí đơn giản hóa và tiêu chuẩn hóa các thủ tục hải quan để tạo thuận lợi cho dòng chảy hàng hóa lưu thông trên toàn cầu.

TFA vừa được 112 trong số 164 thành viên WTO phê chuẩn

Như vậy, thỏa thuận tạo điều kiện cho các trao đổi thương mại quốc tế, ký từ năm 2013, đã bắt đầu có hiệu lực. Để đạt được điều này, các điều khoản quy định phải được ít nhất 2/3 số nước thành viên phê chuẩn và bước ngoặt này đã diễn ra vào ngày 22/2.

Tổng Giám đốc WTO Roberto Azevedo cho biết TFA dự kiến sẽ giúp chi phí thương mại toàn cầu giảm hơn 14% và có thể thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu thêm 0,5 điểm phần trăm/năm. Ông Azevedo cho biết TFA là cải cách lớn nhất đối với thương mại toàn cầu trong thế kỷ này và cho thấy cam kết vững chắc của cộng đồng quốc tế đối với hệ thống đa phương.

Lời khẳng định gây chú ý này được đưa ra giữa lúc chính quyền mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang lớn tiếng đe dọa hơn bao giờ hết toàn bộ nền tảng của thương mại quốc tế. Chủ nhân mới của Nhà Trắng và đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer đã cam kết sẽ theo đuổi đường lối cứng rắn để bảo vệ các lợi ích của Mỹ trong toàn cầu hóa, cho dù có phải làm lung lay các nguyên tắc đã được bảo đảm trong khuôn khổ của WTO - cơ quan từ năm 1995 đến nay đóng vai trò trọng tài trong thương mại quốc tế.

Về khả năng Mỹ rút khỏi WTO

Thứ mà WTO đại diện là một trật tự thương mại quốc tế đa phương lấy quy tắc làm cơ sở. Trật tự này, một mặt có lợi cho việc hình thành sự phân công quốc tế giữa các nước thành viên; điều quan trọng hơn là hơn 30 năm trở lại đây, cũng có lợi cho việc xây dựng chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất ở khu vực thậm chí trên toàn cầu, đồng thời dẫn đến sự chuyển dịch ra nước ngoài trên quy mô lớn và trống rỗng một số ngành nghề ở các nước phát triển.

Nếu ông Donald Trump rút khỏi WTO, xét ở mức độ nào đó chính là để rút khỏi trật tự thương mại quốc tế lấy quy tắc làm cơ sở, ngăn chặn các doanh nghiệp và ngành nghề ở Mỹ thực hiện hoạt động xây dựng chuỗi giá trị ở khu vực thậm chí trên toàn cầu dựa trên trật tự này, ở lại trong nước.

Nếu rút khỏi WTO, Mỹ sẽ phải đối mặt với hàng rào tiếp cận cao hơn trên thị trường nước ngoài. Chẳng hạn, xét về thuế nhập khẩu hàng hóa, một loại hàng hóa (một bảng thuế xuất nhập khẩu) của một quốc gia thông thường tồn tại đồng thời ba mức thuế khác nhau: thuế nhập khẩu thông thường, thuế nhập khẩu tối huệ quốc và thuế ưu đãi trong hiệp định thương mại song phương hoặc khu vực.

Trong đó, thuế nhập khẩu thông thường là cao nhất, thuế ưu đãi là thấp nhất (trong đại đa số trường hợp là bằng 0), thuế tối huệ quốc ở mức trung gian. Các thành viên WTO đều được hưởng thuế tối huệ quốc. Nếu rút khỏi WTO, mà lại chưa ký kết hiệp định thương mại song phương hoặc khu vực với quốc gia này thì phải đối mặt với thuế nhập khẩu thông thường.

Như vậy các sản phẩm xuất khẩu và sức cạnh tranh lao động của Mỹ sẽ bị giảm dần, từ đó lượng xuất khẩu sụt giảm, việc làm giảm sút. Các biện pháp của ông Trump là thông qua đàm phán thương mại song phương để tránh xảy ra tình hình này.

Lợi dụng tầm ảnh hưởng thị trường lớn mạnh của Mỹ, buộc các nước khác đưa ra cam kết không thấp dưới mức thuế tối huệ quốc của WTO. Trên thực tế, mức thuế phần lớn các sản phẩm của các nước ký hiệp định song phương với Mỹ đều đã hạ xuống mức bằng 0. Nhưng rút khỏi WTO, Mỹ lại sẽ phải trả cái giá rất lớn.

Trước tiên, cần phải tiến hành đàm phán hiệp định thương mại song phương với 151 thành viên chưa ký kết hiệp định thương mại song phương trong 164 thành viên WTO hiện nay. Công việc này cần phải mất thời gian rất dài, đầu tư rất nhiều nhân lực và tài chính mới có thể hoàn thành.

Thứ hai, trật tự thương mại quốc tế lấy WTO làm cơ sở là do Mỹ đề xướng và lãnh đạo hình thành nên. Rút khỏi WTO sẽ khiến cho khả năng lãnh đạo quốc tế và uy tín của Mỹ giảm đi rất nhiều.

Do vậy, sự lựa chọn khả thi hơn là ở lại WTO, nhưng đồng thời tiến hành đàm phán thương mại song phương với các quốc gia trọng điểm (Trung Quốc và Mexico…), hạn chế sự thúc đẩy nhanh chóng khu vực hóa và đa phương hóa dựa trên quy tắc đa phương. Xét một cách tổng hợp, khả năng rút khỏi WTO của chính quyền Trump tương đối ít.

WTO trong thời kỳ mới

Câu hỏi được đặt ra là liệu WTO có tiếp tục bị “chìm xuồng” dưới hiệu ứng của nhân tố Trump hay không? Xét trên khía cạnh nào đó, các hành động hung hăng của một Tổng thống Mỹ, hứa hẹn trả đũa thương mại từ Mexico cho tới Trung Quốc, có thể đẩy WTO vào trung tâm của cuộc chơi.

Ông Philippe Martin, Giáo sư Học viện khoa học chính trị Paris (Sciences Po), nhận định: “WTO sẽ lấy lại ý nghĩa của mình, nhưng không phải dưới góc độ tìm cách tăng cường tự do mậu dịch, mà là cơ quan giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế, với mục tiêu quan trọng là tránh để xảy ra một cuộc chiến tranh thương mại”.

 Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, các hoạt động liên quan đến luật pháp, buộc các bên tôn trọng quy định về thương mại quốc tế, của WTO cho đến nay đã chứng tỏ rất có hiệu quả. Từ khi thành lập, đã có hơn 500 vụ việc được đưa ra trước các thẩm phán của WTO. Cũng cần nhấn mạnh rằng là một tổ chức quốc tế, WTO đã cố gắng giải quyết một cách hài hòa mà không làm xảy ra xung đột lớn giữa bên nguyên đơn và bên bị đơn.

Trong ngắn hạn, Mỹ sẽ tăng cường sử dụng biện pháp chống bán phá giá để soạn thảo tổng thể các biện pháp bảo vệ thương mại. Một hệ thống bảo hộ mới, hợp pháp, dựa trên các nguyên tắc, nhưng có nguy cơ kích động hàng loạt vụ kiện chống lại các nước bị Mỹ nhắm tới.

Nhiệm vụ của WTO sẽ là tránh để cho căng thẳng leo thang. Ông Sébastien Jean, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu triển vọng kinh tế quốc tế của Pháp, cho rằng đến nay WTO đã hoàn thành tốt sứ mạng này, nhưng vấn đề là nó có nguy cơ bị quá tải trong khi nguồn lực tương đối hạn chế.

Tổng Giám đốc WTO Roberto Azevedo thừa nhận tổ chức toàn cầu này sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong thời gian tới, đặc biệt là ảnh hưởng của chủ trương bảo hộ mà Mỹ đang hướng tới.

Tổng Giám đốc Azevedo ngày 28/2 khẳng định WTO đã phát triển mạnh hơn so với khi ông bắt đầu nhiệm kỳ thứ nhất năm 2013 và nhận định trong nhiệm kỳ sắp tới, hệ thống thương mại đa phương mà WTO xây dựng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức từ chủ nghĩa bảo hộ.

Kết hợp với sứ mạng giám sát thương mại quốc tế, vai trò trọng tài của WTO hiện nay góp phần tránh để nổ ra chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch. “WTO chưa đánh mất tính chính danh của nó”, ông Pascal Lamy, cựu Tổng Giám đốc WTO khẳng định. Tuy nhiên, ông đánh giá việc bảo vệ và duy trì hệ thống này có thể sẽ là một bài toán hóc búa trong tương lai.

Theo Thoibaonganhang.vn
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Phó Thống đốc thường trực Đào Minh Tú là Ủy viên Ban Chỉ đạo quốc gia về kinh tế tập thể
Phó Thống đốc thường trực Đào Minh Tú là Ủy viên Ban Chỉ đạo quốc gia về kinh tế tập thể
04/12/2024 10:55 73 lượt xem
Ngày 29/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1485/QĐ-TTg phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về kinh tế tập thể (Ban Chỉ đạo). Trong đó, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú được Thủ tướng Chính phủ quyết định là Ủy viên Ban Chỉ đạo.
Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số gắn với bảo đảm an ninh, an toàn, hoạt động liên tục các hệ thống thông tin
Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số gắn với bảo đảm an ninh, an toàn, hoạt động liên tục các hệ thống thông tin
03/12/2024 08:35 123 lượt xem
Ngày 02/12/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Thị Hồng đã có buổi làm việc với Cục Công nghệ thông tin, NHNN.
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
02/12/2024 08:27 174 lượt xem
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 125/CĐ-TTg ngày 01/12/2024 yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và một số nội dung quan trọng
Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và một số nội dung quan trọng
01/12/2024 20:22 237 lượt xem
Sáng 01/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế.
Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao bắc-nam hơn 67 tỷ USD
Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao bắc-nam hơn 67 tỷ USD
30/11/2024 18:09 242 lượt xem
Dự án đường sắt tốc độ cao bắc-nam có tổng chiều dài tuyến khoảng 1.541km, tốc độ thiết kế 350km/giờ và tổng mức đầu tư hơn 67 tỷ USD.
Hội đàm song phương giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Quốc gia Campuchia
Hội đàm song phương giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Quốc gia Campuchia
30/11/2024 18:01 224 lượt xem
Ngày 29/11, tại Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng và Thống đốc Ngân hàng Quốc gia (NHQG) Campuchia Chea Serey đã đồng chủ trì Hội đàm song phương giữa hai ngân hàng trung ương (Hội đàm). Đây là sự kiện thường niên được hai NHTW tổ chức luân phiên tại mỗi nước.
Lời cảm ơn của Ban Tổ chức Tọa đàm: “An ninh, an toàn thông tin ngành Ngân hàng trong bối cảnh hiện nay”
Lời cảm ơn của Ban Tổ chức Tọa đàm: “An ninh, an toàn thông tin ngành Ngân hàng trong bối cảnh hiện nay”
29/11/2024 10:10 31 lượt xem
Được sự đồng ý của Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), ngày 28/11/2024, Tạp chí Ngân hàng tổ chức thành công Tọa đàm với chủ đề “An ninh, an toàn thông tin ngành Ngân hàng trong bối cảnh hiện nay”.
Tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024
Tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024
29/11/2024 08:26 344 lượt xem
Ngày 28/11/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã thông báo điều chỉnh tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 đối với các tổ chức tín dụng (TCTD) theo nguyên tắc cụ thể, đảm bảo công khai, minh bạch.
Hội nghị thường niên các thành viên SWIFT Việt Nam
Hội nghị thường niên các thành viên SWIFT Việt Nam
29/11/2024 08:25 261 lượt xem
Ngày 28/11/2024, Cục Quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước (Cục QLDTNH), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp với SWIFT tổ chức Hội nghị thường niên các thành viên sử dụng SWIFT tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

87,500

89,500

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

87,500

89,500

Vàng SJC 5c

87,500

89,520

Vàng nhẫn 9999

87,400

89,000

Vàng nữ trang 9999

87,300

88,700


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,119 25,452 26,024 27,451 31,349 32,682 162.88 172.36
BIDV 25,150 25,452 26,239 27,449 31,768 32,705 163.84 171.75
VietinBank 25,166 25,452 26,259 27,459 31,843 32,853 165.32 173.07
Agribank 25,150 25,452 26,142 27,345 31,522 32,612 164.52 172.50
Eximbank 25,150 25,452 26,214 27,051 31,681 32,649 165.87 171.18
ACB 25,160 25,452 26,305 27,208 31,843 32,804 165.51 172.05
Sacombank 25,190 25,452 26,285 27,260 31,730 32,893 165.84 172.9
Techcombank 25,193 25,452 26,058 27,405 31,410 32,748 162.46 174.94
LPBank 25,140 25,452 26,513 27,411 32,004 32,800 166.72 173.80
DongA Bank 25,220 25,452 26,240 27,040 31,720 32,650 163.40 170.70
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,20
4,20
4,20
5,30
5,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,90
3,90
4,10
5,55
5,70
5,80
6,10
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?