Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và một số nội dung quan trọng
01/12/2024 20:22 296 lượt xem
Sáng 01/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế.

Tại Hội trường Diên Hồng, dự Hội nghị có Tổng Bí thư Tô Lâm; các Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú. Cùng dự còn có các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương Đảng; lãnh đạo ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, các tỉnh ủy, thành ủy; lãnh đạo chủ chốt cấp ủy, chính quyền các cấp.

Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp từ Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội và kết hợp trực tuyến tới 14.535 điểm cầu cấp huyện, cơ sở, các cơ quan, đơn vị, quân khu, quân chủng, quân đoàn trên toàn quốc, các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương với hơn 1,3 triệu đại biểu tham dự.

Dự Hội nghị tại các điểm cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), có các đồng chí trong Ban Cán sự Đảng, Ban Lãnh đạo NHNN; Ban Chấp hành Đảng bộ Cơ quan Ngân hàng Trung ương (NHTW); Ban Lãnh đạo các đơn vị thuộc NHNN; Công đoàn Cơ quan NHTW; Đoàn Thanh niên NHTW; NHNN chi nhánh 63 tỉnh, thành phố cùng toàn thể đảng viên, công chức, viên chức, người lao động các đơn vị.

Tại Hội nghị, đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương truyền đạt các nội dung chính, trọng tâm trong triển khai tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết số 18-NQ/TW).
 
Theo đó, qua 7 năm thực hiện, với sự nỗ lực, quyết tâm cao của Trung ương, các cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu, việc tổ chức, thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã đạt được một số kết quả quan trọng, bước đầu tạo chuyển biến tích cực trong đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị. Tuy nhiên, việc sắp xếp tổ chức bộ máy vẫn chưa đồng bộ, thiếu tổng thể, chưa gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, tầng nấc, đầu mối; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức chưa rõ ràng, còn trùng lặp, chồng chéo; phân cấp, phân quyền cho địa phương chưa mạnh, chưa đồng bộ, chưa hợp lý, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới… Nguyên nhân chủ yếu là do mô hình tổ chức tổng thể của hệ thống chính trị chưa thật hoàn thiện; nhận thức và hành động của cấp ủy, tổ chức Đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu ở một số cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương chưa đầy đủ, chưa sâu sắc, quyết tâm chưa cao, hành động thiếu quyết liệt.
 

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng trình bày các nội dung chính, trọng tâm triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng cho biết, trước yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ phát triển mới, đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã thống nhất rất cao với quyết tâm chính trị mạnh mẽ để thực hiện chủ trương tổng kết sớm, toàn diện Nghị quyết số 18-NQ/TW trong toàn hệ thống chính trị. Bộ Chính trị xác định, việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW và sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, cần thống nhất rất cao về nhận thức và hành động trong toàn Đảng và cả hệ thống chính trị. Các cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị, các cấp, ngành, trước hết là cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu cần gương mẫu, chủ động, thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ được giao theo tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”, “Trung ương không chờ cấp tỉnh, cấp tỉnh không chờ cấp huyện, cấp huyện không chờ cơ sở”; xác định những nội dung, công việc ưu tiên và phối hợp nhịp nhàng trong triển khai thực hiện, quyết tâm hoàn thành việc tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo đúng mục tiêu, yêu cầu và tiến độ đề ra.

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng cũng nêu rõ, việc tổng kết phải tiến hành khách quan, dân chủ, khoa học, cầu thị, cụ thể, sâu sắc, khẩn trương; đánh giá nghiêm túc, toàn diện về tình hình và kết quả đạt được, xác định rõ những yếu, kém, bất cập, nguyên nhân; đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương về chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, liên thông.

Tiếp tục Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã quán triệt chuyên đề "Tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế". Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV đã thành công tốt đẹp. Quốc hội đã biểu quyết thông qua 18 luật, xem xét, thông qua 21 nghị quyết, trong đó có 4 nghị quyết quy phạm pháp luật với tỉ lệ tán thành cao và cho ý kiến lần đầu đối với 10 dự án luật khác.

"Việc Chủ tịch Quốc hội báo cáo chuyên đề về hoạt động của Quốc hội tại Hội nghị quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII chính là thể hiện sự đổi mới, đoàn kết, thống nhất rất cao của toàn đảng, toàn dân, toàn quân và của cả hệ thống chính trị, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; khẩn trương đưa chủ trương của Đảng vào thực tiễn cuộc sống, giải quyết những vấn đề quan trọng, cấp bách của đất nước; tập trung, nhanh tháo gỡ, khơi thông 3 điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực, trong đó thể chế là "điểm nghẽn" của "điểm nghẽn"; tạo tiền đề, chuẩn bị ngay về mọi mặt để đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc".
 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trình bày
chuyên đề "Giải pháp tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế"

Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, trong thời gian diễn ra Kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thường xuyên tổ chức các phiên họp ngoài giờ để xem xét, cho ý kiến đối với các nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau, các nội dung cấp bách được đề xuất bổ sung vào chương trình Kỳ họp và nhiều nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.

Về nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, thực tiễn phát triển của đất nước hiện đang đặt ra những vấn đề cấp bách cần giải quyết. Nhân dân đang mong chờ và kỳ vọng vào những quyết sách của Đảng, Nhà nước. Trong thời gian tới, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội sẽ phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, đổi mới, bứt phá, chú trọng các nhiệm vụ trọng tâm sau:

Thứ nhất, để thực hiện đồng bộ và hiệu quả các quyết sách tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, các cấp, ngành, cơ quan trong bộ máy nhà nước, các đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội tổ chức triển khai nhanh chóng, kịp thời những luật, nghị quyết vừa được thông qua, khẩn trương quán triệt tinh thần đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật có hiệu quả, tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực trong hệ thống chính trị và toàn dân.

Thứ hai, chủ động phối hợp chuẩn bị nội dung, chương trình Kỳ họp thứ Chín, Kỳ họp thứ Mười, Quốc hội khóa XV; chuẩn bị tổng kết toàn quốc hoạt động của Hội đồng Nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội năm 2024; chú trọng việc lan tỏa sâu rộng cho các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy và trách nhiệm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Thứ ba, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu quán triệt nghiêm yêu cầu cấp bách của công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước trong giai đoạn mới; gắn chặt công tác tư tưởng với công tác tổ chức, cán bộ, tập trung nâng cao ý thức, trách nhiệm trong cán bộ, đảng viên và người lao động, trước hết là sự nêu gương của người đứng đầu tại từng cơ quan, đơn vị, tổ chức, trong đó, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội, coi đây là một trong những yếu tố then chốt của then chốt để đổi mới hoạt động của Quốc hội…

Thứ tư, tiếp tục thường xuyên quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống lãng phí của Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, của Văn phòng Quốc hội; trong đó xác định 4 giải pháp trọng tâm, bao gồm: Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên; hoàn thiện thể chế phòng, chống lãng phí và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; giải quyết triệt để nguyên nhân dẫn đến lãng phí; xây dựng văn hóa tiết kiệm, coi thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên, hằng ngày của mỗi cá nhân, tổ chức.

Thứ năm, xây dựng và triển khai kế hoạch tổng kết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; dự kiến cơ cấu, thành phần, nhân sự cho nhiệm kỳ Quốc hội khóa XVI; chỉ đạo triển khai công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Hội nghị Trung ương Đảng khóa XIII ngày 25/11/2024 đã xác định 3 nhiệm vụ lớn trong thời gian tới gồm: Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị; tăng tốc, bứt phá để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng; chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức thành công Đại hội XIV, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội trân trọng đề nghị các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, đặc biệt là các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội sẽ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả hoạt động, đoàn kết, thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, chuẩn bị tốt nhất cho Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, tạo tiền đề cho công cuộc đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới của dân tộc.
 

Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày những nội dung cốt yếu nhất về tình hình kinh tế - xã hội năm 2024,
giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính tập trung trình bày những nội dung cốt yếu nhất về tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Đặc biệt là những giải pháp mang tính đột phá, làm tiền đề để bước vào kỷ nguyên vươn mình giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.

Thủ tướng nêu rõ, xác định năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức; lấy ổn định làm tiền đề thúc đẩy phát triển và phát triển để làm cơ sở cho ổn định; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2021 - 2025. Tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn và có thặng dư cao. Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng chống chịu và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ rõ một số chỉ tiêu chủ yếu, trong đó tăng trưởng GDP khoảng 6,5 - 7% và phải ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng GDP đạt khoảng 8% để tạo đà, tạo lực, tạo khí thế thực hiện kế hoạch năm 2026 và cả giai đoạn 2021 - 2030.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh trong Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 nêu rõ 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong năm 2025.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế là "đột phá của đột phá"; tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả; xây dựng cơ chế, chính sách đủ mạnh để cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn và có thặng dư cao; bội chi, nợ công trong giới hạn an toàn, hợp lý...

Huy động tối đa các nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân...

Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; tập trung rà soát, phân loại và xây dựng, đề xuất cơ chế, chính sách tháo gỡ các công trình, dự án đang lãng phí đất đai, nguồn lực đầu tư, cơ hội, việc làm, tài sản...

Có giải pháp khắc phục rõ ràng, khả thi, hiệu quả để giải quyết dứt điểm, tránh lãng phí, bổ sung nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
 

Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ đạo tại Hội nghị

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định chúng ta đã có đủ thế và lực, ý chí, quyết tâm để bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh của dân tộc và hiện nay, đã là thời điểm, thời cơ, sự cấp thiết, sự đòi hỏi tất yếu khách quan của cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị để bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Để đạt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra, Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ phải đổi mới tư duy, phải "cởi trói", phải quyết đoán, phải bứt phá, phải vượt lên chính mình.

Để vươn tới mục tiêu thu nhập trung bình cao cho người dân vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045, thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phải đạt hai con số liên tục trong những năm tiếp theo.

"Đây là một bài toán rất khó mà chúng ta phải giải. Chỉ có phép giải rút gọn mới ra được đáp số kịp thời", Tổng Bí thư nêu rõ và nhấn mạnh không đổi mục tiêu nên điều quan trọng cần quyết tâm, nỗ lực, thống nhất để đạt mục tiêu.

Tổng Bí thư yêu cầu cần tiếp tục tạo đột phá hơn nữa về thể chế, tháo gỡ hết các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn để khơi thông mọi nguồn lực và cải cách hành chính mạnh mẽ, kiến tạo môi trường thuận lợi để phát triển.

Cùng với đó, đổi mới thể chế không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan xây dựng pháp luật mà là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và của từng cán bộ, đảng viên tham gia xây dựng, thực thi pháp luật.

Bên cạnh đó, Tổng Bí thư nhấn mạnh, bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay; không để ngắt quãng công việc, không để khoảng trống về thời gian, không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực; không để ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của xã hội, của người dân...

Ngoài ra, việc tinh gọn tổ chức bộ máy đi đôi với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực ngang tầm nhiệm vụ. Tinh giản không có nghĩa là cắt giảm một cách cơ học, mà là loại bỏ những vị trí không cần thiết, giảm những công việc không hiệu quả, từ đó tập trung nguồn lực cho những lĩnh vực then chốt, những con người thực sự xứng đáng và phù hợp.

"Không để cơ quan nhà nước là "vùng trú ẩn an toàn" cho cán bộ yếu kém", Tổng Bí thư nhấn mạnh và cho biết, Bộ Chính trị đã có chủ trương tạm dừng việc bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử giữ chức vụ cao hơn đối với các cơ quan, đơn vị thuộc diện dự kiến phải sắp xếp, tinh gọn (trừ những trường hợp thật sự cần thiết).

Việc tuyển công chức cũng được tạm dừng từ ngày 01/12/2024 cho đến khi hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy theo định hướng của Trung ương, theo chủ trương của Bộ Chính trị.

Vấn đề thứ hai liên quan đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV, văn kiện để trình Đại hội XIV phải bám sát hơi thở cuộc sống, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện. Cùng với đó, “văn kiện phải trở thành sách giáo khoa, thành từ điển để khi cần thì tra vào đó và sẽ thấy ngay ánh sáng soi đường".

Tổng Bí thư cũng yêu cầu cấp ủy các cấp cần tập trung chuẩn bị nhân sự cấp ủy nhiệm kỳ mới theo đúng các nội dung đã được hướng dẫn, chuẩn bị thật tốt đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng được yêu cầu phát triển mới. Mỗi cán bộ, đảng viên phải không ngừng tự học hỏi để "nâng mình lên" đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới của đất nước, nếu không đáp ứng được thì tự nguyện đứng sang một bên để người khác làm.

Về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Tổng Bí thư nhấn mạnh thêm đây là vấn đề rất cấp bách, bắt buộc phải làm, càng làm sớm càng có lợi cho dân, cho nước, vì muốn có một cơ thể khỏe mạnh, đôi khi chúng ta phải "uống thuốc đắng", phải chịu đau để "phẫu thuật khối u".

"Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Đây không chỉ là vấn đề về quy mô hay số lượng, mà sâu xa hơn là phải tạo sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống chính trị".

Tổng Bí thư nêu yêu cầu từng cấp, từng ngành bám sát Kế hoạch để tổng kết và đề xuất mô hình cơ quan, đơn vị mình bảo đảm đúng tiến độ (bộ, ngành phải hoàn thành trong tháng 12/2024); hướng tới mục tiêu chung là hoàn thành và báo cáo Trung ương phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong quý I/2025.

Trong triển khai thực hiện, dù khẩn trương nhưng Tổng Bí thư nhắc cần bảo đảm thận trọng, chắc chắn, giữ vững nguyên tắc, tiếp thu ý kiến từ tổng kết thực tiễn, các chuyên gia, nhà khoa học, kể cả kinh nghiệm nước ngoài... để đề xuất tinh gọn tổ chức bộ máy tối ưu nhất.

Tổng Bí thư quán triệt nguyên tắc thực hiện một cơ quan thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm chính; khắc phục triệt để tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, chia cắt về địa bàn, lĩnh vực.

Các cơ quan, tổ chức trước đây đã sắp xếp bước đầu, cũng phải rà soát, đề xuất sắp xếp lại bên trong; kiên quyết xóa bỏ các tổ chức trung gian. Cải cách tổ chức bộ máy phải gắn với quán triệt, thực hiện có hiệu quả các chủ trương về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, phân cấp phân quyền mạnh mẽ cho địa phương, đẩy mạnh cải cách hành chính, chống lãng phí.
 

Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Hội nghị
 
Kết thúc Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã triển khai, hướng dẫn công tác tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nêu rõ yêu cầu cần tập trung đưa các quan điểm chỉ đạo của Trung ương thành hành động cụ thể, bảo đảm đúng tiến độ, lộ trình và có kết quả rõ rệt, tập trung vào các nội dung chính. Cụ thể: Tuyên truyền, quán triệt sâu sắc mục đích, tầm quan trọng, yêu cầu, quan điểm, nội dung, tiến độ thực hiện; trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị, các cấp, ngành, trước hết là cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu cần gương mẫu, chủ động, quyết liệt triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW; đồng thời, tuyên truyền nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và các giải pháp tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương Đảng và phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.
 

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa
phát biểu bế mạc Hội nghị

 
Theo đó, thông tin, tuyên truyền khẩn trương, kịp thời, nhanh nhạy, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng cấp, từng ngành, từng địa phương, cơ quan, đơn vị. Tuyên truyền tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW cần gắn kết chặt chẽ với tuyên truyền 7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại về chủ trương, quyết tâm của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong việc đổi mới, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Qua đó, quảng bá hình ảnh một quốc gia đổi mới, năng động, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của đất nước trên trường quốc tế; củng cố niềm tin của cộng đồng quốc tế, các tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài về môi trường chính trị - kinh tế ổn định và minh bạch ở Việt Nam, tạo sức hút mạnh mẽ về hợp tác và đầu tư quốc tế. Trong đó, phải tích cực nắm bắt, dự báo sát tình hình tư tưởng, dư luận trong cán bộ, đảng viên và nhân dân để định hướng kịp thời, tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân; kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân tích cực, có thành tích xuất sắc; đấu tranh, phản bác những thông tin xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước, nhân dân ta, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nhấn mạnh xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả là nhiệm vụ chính trị hết sức hệ trọng, cấp bách, cần có sự đoàn kết, nhất trí, kiên quyết, kiên trì, quyết tâm rất cao trong Đảng, hệ thống chính trị và xã hội, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tin tưởng rằng, sau Hội nghị, với tư duy nhận thức thông suốt, tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân sẽ quyết tâm cao nhất, nỗ lực cao nhất, trách nhiệm cao nhất, hoàn thành tốt nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, chuẩn bị tốt nhất cho Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, tạo tiền đề vững chắc, mạnh mẽ cho công cuộc đổi mới và phát triển đất nước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
 
Nam Hải
Nguồn ảnh internet
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Hoạch định tài chính cá nhân - chìa khóa cho tương lai ổn định và bền vững
Hoạch định tài chính cá nhân - chìa khóa cho tương lai ổn định và bền vững
10/12/2024 21:49 106 lượt xem
Ngày 10/12/2024, tại Hà Nội, Viện Chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội thảo khoa học “Hoạch định tài chính cá nhân hướng tới tài chính toàn diện tại Việt Nam”.
Quy định về việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, ngập lụt, lũ, sạt lở đất sau bão số 3
Quy định về việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, ngập lụt, lũ, sạt lở đất sau bão số 3
10/12/2024 13:55 121 lượt xem
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1510/QĐ-TTg ngày 04/12/2024 cho phép các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ nguyên nhóm nợ như đã được phân loại theo quy định của pháp luật trước thời điểm xảy ra thiên tai đối với khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ của các khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của bão số 3.
Tin tưởng mục tiêu tăng trưởng tín dụng sẽ đạt 15% trong năm nay
Tin tưởng mục tiêu tăng trưởng tín dụng sẽ đạt 15% trong năm nay
08/12/2024 14:24 102 lượt xem
Đây là nhận định của Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú khi trả lời báo chí trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024.
Thủ tướng: Ưu tiên cao nhất cho tăng trưởng, chính sách phải cởi trói để sản xuất, kinh doanh bung ra
Thủ tướng: Ưu tiên cao nhất cho tăng trưởng, chính sách phải 'cởi trói' để sản xuất, kinh doanh bung ra
08/12/2024 09:02 110 lượt xem
Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng 7/12/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xây dựng chính sách phải nhìn xa, trông rộng, nghĩ lớn, làm lớn, các chính sách phải "cởi trói" để sản xuất kinh doanh bung ra, phục vụ ưu tiên cao nhất là thúc đẩy tăng trưởng, từ đó tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng năng suất lao động, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và nâng cao vị thế đất nước.
Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng tham dự Hội nghị Hội đồng Thống đốc SEACEN lần thứ 44 và Hội thảo cấp cao bên lề
Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng tham dự Hội nghị Hội đồng Thống đốc SEACEN lần thứ 44 và Hội thảo cấp cao bên lề
08/12/2024 08:03 107 lượt xem
Trong hai ngày 06 - 07/12/2024, Đoàn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) do Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng dẫn đầu cùng đại diện Vụ Hợp tác Quốc tế và Vụ Tổ chức Cán bộ đã tham dự Hội nghị Hội đồng Thống đốc lần thứ 44 và Hội thảo cấp cao bên lề của Trung tâm nghiên cứu và đào tạo của các Ngân hàng Trung ương (NHTW) Đông Nam Á (SEACEN) tại Seoul, Hàn Quốc.
Tăng cường kết nối các trung tâm nghiên cứu, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực ngân hàng
Tăng cường kết nối các trung tâm nghiên cứu, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực ngân hàng
06/12/2024 22:17 241 lượt xem
Ngày 06/12/2024, tại Hà Nội, Viện Chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội thảo “Tăng cường kết nối các trung tâm nghiên cứu, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực ngân hàng và phổ biến Thông tư số 45/2024/TT-NHNN”.
Tháng 02/2025, Trung ương, Quốc hội sẽ họp bàn về tinh gọn bộ máy
Tháng 02/2025, Trung ương, Quốc hội sẽ họp bàn về tinh gọn bộ máy
06/12/2024 09:57 228 lượt xem
Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18 yêu cầu các đơn vị hoàn thành đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy trong tháng 12/2024 để phục vụ Hội nghị Trung ương và kỳ họp Quốc hội bất thường diễn ra vào tháng 02/2025.
Xử lý rủi ro đối với khoản nợ của khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng bão số 3
Xử lý rủi ro đối với khoản nợ của khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng bão số 3
06/12/2024 09:50 202 lượt xem
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1510/QĐ-TTg ngày 04/12/2024 phân loại tài sản có, mức trích lập dự phòng rủi ro, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với khoản nợ của khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3.
Hội nghị Ban Chấp hành quý IV năm 2024 (mở rộng) của Đoàn Thanh niên Ngân hàng Trung ương
Hội nghị Ban Chấp hành quý IV năm 2024 (mở rộng) của Đoàn Thanh niên Ngân hàng Trung ương
05/12/2024 23:20 220 lượt xem
Thực hiện Chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm 2024, chiều 05/12/2024, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Ngân hàng Trung ương (NHTW) tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành quý IV năm 2024 (mở rộng) về công tác nhân sự chủ chốt Đoàn Thanh niên NHTW và Tổng kết Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2024.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

83,600

84,700

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

83,100

84,700

Vàng SJC 5c

83,100

84,600

Vàng nhẫn 9999

83,100

84,700

Vàng nữ trang 9999

83,000

84,200


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,146 25,176 26,016 27,442 31,414 32,749 163.16 172.65
BIDV 25,189 25,479 26,240 27,437 31,822 32,750 164.18 171.99
VietinBank 25,175 25,479 26,275 27,475 31,883 32,893 165.21 172.96
Agribank 25,195 25,479 26,136 27,340 31,588 32,680 164.83 172.81
Eximbank 25,170 25,479 26,222 27,172 31,719 32,824 166 172.03
ACB 25,170 25,479 26,255 27,156 31,830 32,791 165.46 172
Sacombank 25,210 25,479 26,259 27,234 31,750 32,918 166.1 173.11
Techcombank 25,201 25,479 26,098 27,451 31,472 32,810 162.25 174.72
LPBank 25,200 25,479 26,520 27,419 32,093 32,618 166.89 173.97
DongA Bank 25,200 25,479 26,340 27,100 31,800 32,730 164.20 171.60
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,20
4,20
4,20
5,30
5,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,90
3,90
4,10
5,55
5,70
5,80
6,10
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?