Kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2023) Vị thế, tiềm lực kinh tế Việt Nam từ khi có Đảng
03/02/2023 21:00 1.597 lượt xem

Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn thành một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam đã được tổ chức thành công từ ngày 03 - 07/02/1930, tại Cửu Long, Hương Cảng (Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc.
 
Từ khi ra đời, Đảng đã trực tiếp lãnh đạo nhân dân cả nước tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (ngày 02/9/1945) và buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Genève (năm 1954) chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam; đánh đuổi đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (ngày 30/4/1975); tiếp tục giành thắng lợi trong nhiệm vụ bảo vệ biên giới của Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế. Từ năm 1986, Đảng lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện, từng bước phá thế bao vây cấm vận, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập quốc tế, củng cố, tăng cường hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân; giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, không ngừng mở rộng quan hệ đối ngoại, cải thiện đời sống nhân dân và nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế…
 
 
Những mốc son kinh tế…

Khi mới giành được độc lập, sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Việt Nam chỉ là một nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nạn đói và thiên tai kéo dài; hơn 50% ruộng đất không canh tác được. Hàng hóa khan hiếm, thị trường đình đốn. Kho bạc hoàn toàn trống rỗng, lạm phát phi mã. Hơn 90% dân số Việt Nam vẫn không biết đọc, biết viết. Cuộc sống của nhân dân ở mức cùng khổ…

Đến năm 1946, nạn đói đã bị đẩy lùi trên cả nước. Sản lượng lương thực năm 1946 đạt 1.155.000 tấn, gấp đôi năm 1945. Tháng 11/1946, Nhà nước chính thức cho phát hành giấy bạc Cụ Hồ trên phạm vi cả nước.
 
Với công cuộc đổi mới từ năm 1986, chỉ đến năm 2000, Việt Nam đã không chỉ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, mà còn từ nước thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới. Năm 2000, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 34,5 triệu tấn, gấp 2,1 lần năm 1986; lương thực có hạt bình quân đầu người đạt 444,8 kg, gấp 1,6 lần; xuất khẩu gạo đạt 3.477 nghìn tấn, gấp hơn 26 lần năm 1986. Sản xuất công nghiệp đi dần vào thế phát triển ổn định với tốc độ tăng bình quân mỗi năm trong thời kỳ 1986 - 2000 đạt 11,09%. Sản lượng điện năm 2000 gấp 4,7 lần so với năm 1986; sản lượng xi măng gấp 8,7 lần; thép cán gấp 25,6 lần; thiếc gấp 3,6 lần so với năm 1986. Sản lượng dầu thô đã tăng từ 41 nghìn tấn năm 1986 lên 16,3 triệu tấn năm 2000. Siêu lạm phát từng bước được kiềm chế và đẩy lùi. Sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế và các lĩnh vực xã hội khác được củng cố và tăng cường. Năm 2000, cả nước hoàn thành chương trình mục tiêu chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Thu nhập bình quân đầu người một tháng của dân cư tăng từ khoảng 1.600 đồng năm 1986 lên đến 295.000 đồng năm 1999. Tỉ lệ nghèo chung của Việt Nam tính theo phương pháp của Ngân hàng Thế giới (WB) đến năm 1998 giảm từ mức trên 60% xuống còn 37,4%.

Đặc biệt, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ ngày 11/01/2007. Sự kiện lớn này đã để lại nhiều dấu ấn tích cực trên hành trình đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Việc tham gia WTO và hội nhập quốc tế góp phần đổi mới tư duy chính sách và hoàn thiện chuẩn mực quản lý nhà nước, cũng như quản trị doanh nghiệp, định hình khung khổ pháp lý và các chuẩn mực phát triển các thể chế kinh tế - thương mại, tạo cơ sở pháp lý vững chắc làm cầu nối và xung lực tích cực để Việt Nam từng bước mở cửa, mở rộng quy mô thị trường hàng hóa và dịch vụ, cải thiện cơ cấu và nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại quốc tế theo các thỏa thuận đa phương và song phương mà Việt Nam đã cam kết.

Đến năm 2022, Việt Nam đã tham gia hơn 500 hiệp định song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực, trong đó có 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới; có 30 đối tác chiến lược và đối tác chiến lược toàn diện; có quan hệ ngoại giao với 190/193 nước (so với 11 nước năm 1954) và quan hệ kinh tế với 160 nước và 70 vùng lãnh thổ; 79 quốc gia đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Việt Nam ngày càng chủ động hoàn thiện khung khổ thể chế phát triển kinh tế thị trường và tự tin hội nhập toàn cầu ngày càng sâu rộng, đầy đủ và hiệu quả hơn.

Bất chấp đại dịch Covid-19 bùng phát và gây hậu quả nặng nề trên toàn cầu suốt 3 năm 2020 - 2022, theo Tổng cục Thống kê, năm 2022, kinh tế nước ta phục hồi mạnh mẽ và là năm đầu tiên trong giai đoạn 3 năm dịch Covid-19 qua, Việt Nam đạt và vượt 13/15 chỉ tiêu kinh tế kế hoạch đặt ra, với tăng trưởng GDP 8,02%; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,36%, chiếm tỉ trọng 11,88%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,78%, chiếm 38,26%; khu vực dịch vụ tăng 9,99%, chiếm 41,33%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,53%. GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4.110 USD, tăng 393 USD so với năm 2021. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành đạt khoảng 188,1 triệu đồng/lao động (tương đương 8.083 USD/lao động, tăng 622 USD so với năm 2021). Theo giá so sánh, năng suất lao động năm 2022 tăng 4,8% do trình độ của người lao động được cải thiện (tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2022 đạt 26,2%, cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với năm 2021).

Xuất khẩu của Việt Nam nổi lên như điểm sáng về kim ngạch, mức xuất siêu, cơ cấu hàng xuất và sự phục hồi thị trường: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt khoảng 732,5 tỉ USD, tăng 9,5% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 10,6%; nhập khẩu tăng 8,4%. Cán cân thương mại hàng hóa năm 2022 xuất siêu khoảng 11,2 tỉ USD; có 36 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD, chiếm 94% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 8 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỉ USD, chiếm 70,1%); có 46 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỉ USD, chiếm tỉ trọng 93,3% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 6 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỉ USD, chiếm 52,1%). Lần đầu tiên xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt mức 11 tỉ USD, tức về đích trước hẹn so với mục tiêu Chính phủ đặt ra là đạt 10 tỉ USD vào năm 2025. Tất cả các thị trường xuất khẩu đều phục hồi so với năm 2021. Trong đó, các thị trường là đối tác ký kết FTA với Việt Nam có tăng trưởng ở mức cao, như: Liên minh châu Âu (EU) tăng 23,5%; khu vực Đông Nam Á tăng 23,3%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 19,8% so với năm 2021; khách quốc tế đến nước ta đạt 3.661,2 nghìn lượt người, gấp 23,3 lần so với năm 2021.

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành năm 2022 đạt khoảng 3.219,8 nghìn tỉ đồng, tăng 11,2% so với năm 2021, mức tăng này phản ánh đà phục hồi mạnh mẽ của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam đạt gần 22,4 tỉ USD, tăng 13,5% so với năm 2021, đạt mức cao nhất từ năm 2018 đến nay. Huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 5,99%; tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 12,87%. Doanh thu phí toàn thị trường bảo hiểm năm 2022 tăng 16,2% so với năm trước, trong đó, doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực nhân thọ tăng 15,8%; lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tăng 17,3%. Tính đến ngày 30/12/2022, chỉ số VNIndex đạt 1.007,09 điểm, giảm 32,78% so với cuối năm 2021. Mức vốn hóa thị trường giảm khoảng 32% so với cuối năm 2021. Thu ngân sách nhà nước tăng 15% so với năm 2021.

Năm 2022, cả nước có 148,5 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 27,1% về số doanh nghiệp và tăng 14,9% về số lao động so với năm 2021. Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong năm 2022 là 4.763,5 nghìn tỉ đồng, tăng 15,2% so với năm trước. Bên cạnh đó, có 59,8 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 38,8% so với năm 2021, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong năm 2022 lên 208,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 30,3% so với năm 2021. Bình quân một tháng có 17,4 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động; có 11,9 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), năm 2022, Việt Nam thuộc nhóm quốc gia đạt được những tiến bộ lớn nhất trong thập kỷ qua (tăng 20 bậc), xếp vị trí 48/132 quốc gia về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) và xếp vị trí thứ 3 khu vực Đông Nam Á. Việt Nam dẫn đầu thế giới về nhập khẩu công nghệ cao; xếp hạng về đầu ra thứ 35 so với thứ 38 năm 2021, thuộc nhóm các nền kinh tế thu nhập trung bình có tốc độ tăng trưởng hiệu suất đổi mới nhanh nhất.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân cả năm 2022 tăng 3,15% so với năm 2021, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2022 tăng 2,59% so với năm 2021.

Tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động cả nước năm 2022 là 2,32%, trong đó khu vực thành thị là 2,79%; khu vực nông thôn là 2,03%. Tỉ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2022 là 2,21%, trong đó tỉ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 1,7%; tỉ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn là 2,51%. Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 4,6 triệu đồng/người/tháng, tăng 9,5% so với năm 2021. Tỉ lệ nghèo tiếp cận đa chiều là 3,6%, giảm 0,8 điểm phần trăm so với năm 2021. Cả nước có 5.869/8.225 xã (chiếm 71,4%) đạt chuẩn nông thôn mới; 937 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 110 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; bình quân cả nước đạt 17,1 tiêu chí/xã; 255 đơn vị cấp huyện thuộc 58 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 39,6% số huyện cả nước) và 18 tỉnh có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Cả nước đã có gần 7.500 sản phẩm “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đạt 3 sao trở lên được thị trường đón nhận tích cực, giúp mở rộng quy mô sản xuất, tăng giá trị sản phẩm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân.

Việc tuân thủ các cam kết hội nhập cũng giúp Việt Nam cải thiện nhiều chỉ số xếp hạng quốc tế quan trọng khác, như: Chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI); chỉ số Nền kinh tế có đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng toàn cầu; chỉ số Nước đáng sống nhất thế giới; chỉ số Các nước an toàn nhất; chỉ số Quốc gia hạnh phúc, chỉ số Xếp hạng bảo vệ nhà đầu tư; chỉ số Các nước "tốt nhất thế giới"; và chỉ số Quyền lực mềm toàn cầu. Theo đánh giá của Brand Finance, Việt Nam đã phát huy tương đối tốt mọi khía cạnh của quyền lực mềm, đặc biệt là sự hội nhập của Thương hiệu quốc gia Việt Nam và các thương hiệu sản phẩm hàng đầu. Uy tín quốc gia của Việt Nam trong năm 2022 đã tăng lên phần lớn nhờ chủ trương và phản ứng nhanh nhạy của Chính phủ, đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và quảng bá thương hiệu trong và ngoài nước cũng như sự năng động, nỗ lực của doanh nghiệp Việt Nam. “Quyền lực mềm” Việt Nam không chỉ là sự kế thừa và phát huy nền tảng vốn có từ lịch sử dân tộc hào hùng, nền văn hiến, chính sách đối ngoại hòa bình… mà còn là sự phát triển, tận dụng cả những vị thế mới, lợi thế mới. Trong nền kinh tế hiện đại và không ngừng phát triển, thương hiệu sản phẩm của quốc gia nào chiếm lĩnh thị trường quốc tế càng lớn thì quốc gia đó càng hùng mạnh…

Đặc biệt, từ năm 2021, Việt Nam đã chính thức được xếp vào nhóm các nền kinh tế có "tự do trung bình" (Moderately Free), với điểm tổng thể của Việt Nam là 61,7 điểm (cao hơn mức trung bình của khu vực và thế giới), là nền kinh tế tự do đứng thứ 17/40 quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và đứng thứ 90/184 nền kinh tế trên thế giới trong bảng xếp hạng Chỉ số tự do kinh tế (Index of Economic Freedom 2021) của Heritage Foundation (Mỹ).

Bên cạnh các chỉ số về kinh tế, theo khảo sát và đánh giá của Liên hợp quốc, chỉ số Phát triển bền vững (SDG) của Việt Nam đã liên tục gia tăng từ vị trí 88 vào năm 2016 lên 57 vào năm 2018 và 49 vào năm 2020.

Trên nền tảng đã có, Việt Nam tiếp tục chủ động nhận diện và linh hoạt vượt qua các thách thức, phấn đấu hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 mà Chính phủ đề ra, với tăng trưởng GDP khoảng 6,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.400 USD. Tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 25,4 - 25,8%; tốc độ tăng CPI bình quân khoảng 4,5%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân khoảng 5 - 6%; tỉ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt 26,2%; tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 68%, trong đó có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 27,5%; tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; tỉ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm khoảng 1 - 1,5%; số bác sĩ trên 10.000 dân đạt khoảng 12 bác sĩ; tỉ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 93,2% dân số; tỉ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 78%.

Những thành tựu đó là kết quả của quá trình Đảng thống nhất và trực tiếp lãnh đạo toàn diện hệ thống chính trị, toàn quân và toàn dân ta tiến hành công cuộc cách mạng, bảo vệ Tổ quốc, đổi mới và xây dựng đất nước nỗ lực, bền bỉ và kiên định, với sự triển khai đồng bộ nhiều chính sách cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; sửa đổi các quy định pháp luật; thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng hiện đại, minh bạch, tạo sự cạnh tranh công bằng, bình đẳng cho doanh nghiệp và tiệm cận với chuẩn mực quốc tế theo yêu cầu của WTO và các FTA thế hệ mới mà Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục tham gia; nhận diện và giải quyết hiệu quả hơn các khó khăn, thách thức, tham gia sâu hơn vào các chuỗi giá trị toàn cầu.

Đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất, toàn diện và trực tiếp của Đảng là nguyên tắc nền tảng xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước nói chung, kinh tế của Việt Nam nói riêng, với những điểm nhấn nổi bật là xây dựng nền dân chủ, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện chính sách ngoại giao độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn, đối tác tin cậy, trách nhiệm vì mục tiêu hòa bình, hợp tác, phát triển; hướng đến con người, lấy con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực và mục tiêu của phát triển… Tất cả tạo động lực và là động năng mạnh mẽ để giúp Việt Nam phát triển kinh tế bền vững, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh vĩ mô và vi mô, nâng cao đời sống người dân và đóng góp vào sự thịnh vượng chung của khu vực và thế giới trong thời kỳ mới…

Dấu ấn vẻ vang ngành Ngân hàng

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và đồng hành cùng cả nước, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất, góp phần  quan trọng vào những thành tựu phát triển chung, cũng như trong mọi khía cạnh đời sống kinh tế - xã hội đất nước.

Thời điểm Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, tiền thân của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ngày nay được thành lập theo Sắc lệnh số 15-SL ngày 6/5/1951 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký cũng là sự bắt đầu đánh dấu bước phát triển mới, thay đổi về chất trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng ở nước ta.

Trong suốt hai cuộc chiến tranh kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, các hoạt động của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam đã góp phần rất quan trọng củng cố hệ thống tiền tệ độc lập, tự chủ của đất nước, phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa, tăng cường lực lượng kinh tế quốc doanh, xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa miền Bắc và chi viện cho miền Nam.

Giai đoạn khôi phục kinh tế sau chiến tranh, NHNN đã thực hiện thanh lý hệ thống ngân hàng của chế độ cũ ở miền Nam; thu hồi tiền cũ ở cả hai miền Nam - Bắc; phát hành các loại tiền mới của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đặc biệt, đồng hành cùng công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo, ngành Ngân hàng đã từng bước đổi mới, hoàn thiện về mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động và quản lý và điều hành; chuyển đổi từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống hai cấp và khởi xướng, đề xuất nhiều cơ chế, chính sách, giải pháp về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng phù hợp với yêu cầu và thực tiễn phát triển của đất nước, góp phần quan trọng đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, từng bước ổn định giá trị đồng tiền, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng dự trữ ngoại hối nhà nước; phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng hoạt động theo hướng an toàn, lành mạnh, thực hiện tốt vai trò trung chuyển vốn trong nền kinh tế; ngày càng đa dạng các loại hình dịch vụ ngân hàng, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và người dân; mở rộng hợp tác song và đa phương trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, từ đó góp phần nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Bám sát đường lối, chủ trương của Đảng tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu mà Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 và tầm nhìn 2045 để chỉ đạo, điều hành mọi mặt hoạt động ngân hàng được định hướng tập trung thực hiện ba nhiệm vụ trọng tâm: (i) Nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, tăng khả năng thích ứng với những biến động của môi trường kinh tế thế giới và trong nước để kiên định mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; (ii) Thực hiện tái cơ cấu và củng cố hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh, hiệu quả, tiệm cận tới các chuẩn mực quốc tế để thực hiện tốt hơn vai trò chu chuyển vốn và nâng cao tính minh bạch trong nền kinh tế; (iii) Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng phù hợp với bối cảnh mới; phát triển và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, tăng cường đổi mới, sáng tạo, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phục vụ tiện ích cho doanh nghiệp và người dân, góp phần vào chủ trương thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số…

Đặc biệt, trong thời gian vừa qua, trước những diễn biến phức tạp, khó lường của đại dịch Covid-19 và tình hình thế giới, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt và phối hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả với chính sách tài khóa, các chính sách vĩ mô khác, bảo đảm cung ứng tín dụng cho nền kinh tế, góp phần kiểm soát lạm phát và duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng. Các ngân hàng đã đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản xuất, kinh doanh như mở rộng thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng, tập trung vốn tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, một số lĩnh vực ưu tiên có mức tăng tín dụng cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của hệ thống. Tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát chặt chẽ; tích cực, chủ động triển khai nhiều chính sách hỗ trợ các lĩnh vực gặp khó khăn.

Đến cuối năm 2022, tín dụng toàn nền kinh tế đạt khoảng 12 triệu tỉ đồng, tăng 14,5% so với cuối năm 2021; dư nợ tín dụng đối với 23 chương trình tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội đến ngày 31/12/2022 đạt 297.223 tỉ đồng, tăng hơn 12% so với năm 2021, với hơn 6,5 triệu khách hàng còn dư nợ. Năng lực tài chính, quản trị điều hành của các tổ chức tín dụng ngày càng được tăng cường. Các tổ chức tín dụng tích cực triển khai Basel II để đáp ứng các thông lệ quốc tế và phù hợp với điều kiện của thị trường Việt Nam. Đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, giải quyết các vấn đề tồn đọng kéo dài nhiều năm.

Đi đầu trong chuyển đổi số, NHNN được xếp vị trí thứ nhất về chỉ số xếp hạng an toàn thông tin mạng, thứ hai về chỉ số thể chế số và xếp thứ tư về chỉ số hoạt động chuyển đổi số. Công tác truyền thông chính sách có nhiều đổi mới và hiệu quả. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng đạt được nhiều kết quả nổi bật, góp phần nâng cao vai trò của Việt Nam tại các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế.

Thời gian tới, NHNN tiếp tục bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; bảo đảm an ninh tiền tệ, an toàn hệ thống; bảo đảm công khai, minh bạch, phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp, các chủ thể liên quan; bảo đảm thanh khoản thông suốt của hệ thống ngân hàng trong bất cứ tình huống nào, đáp ứng nhu cầu rút tiền của người dân; điều hành cân bằng, hợp lý giữa tỉ giá với lãi suất, giữa kiểm soát lạm phát với thúc đẩy tăng trưởng, giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, giữa tình hình trong nước và ngoài nước, vừa bảo đảm thanh khoản, tăng trưởng tín dụng hợp lí, hiệu quả, an toàn hệ thống ngân hàng và an ninh tài chính, tiền tệ, vừa góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; kiên quyết không để thiếu vốn cho nhu cầu vốn chính đáng của người dân và doanh nghiệp.

Đồng thời, tăng cường, củng cố công tác thanh tra, giám sát; đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, gắn với xử lý nợ xấu, xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém; thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số gắn với nâng cao chất lượng dịch vụ, bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống; chú trọng phát triển tín dụng xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách về tiền tệ ngân hàng để tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thúc đẩy thị trường tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng phát triển an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững, khắc phục các sơ hở, hạn chế bất cập ảnh hưởng đến an toàn hệ thống. Tiếp tục phấn đấu đi đầu trong cải cách hành chính, đặc biệt là đơn giản hóa các quy trình, thủ tục về tín dụng, ngân hàng, tạo thuận lợi cho các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, lành mạnh, hiệu quả và doanh nghiệp, người dân tiếp cận ngày càng dễ dàng hơn dịch vụ ngân hàng với chi phí thấp hơn. Cùng với đó, chủ động, tích cực hợp tác và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng; tranh thủ sự ủng hộ của các quốc gia, tổ chức tài chính quốc tế, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Tiếp tục thực hiện tốt công tác truyền thông, góp phần củng cố niềm tin và sự đồng thuận trong xã hội đối với chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ và điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, ngân hàng của NHNN. Tăng cường đào tạo, nâng cao hơn nữa trình độ, năng lực, phẩm chất, đạo đức của đội ngũ nhân lực ngành Ngân hàng.

Với sự đoàn kết, thống nhất và quyết tâm cao, ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, nỗ lực vượt qua những khó khăn, thử thách, phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, trọng trách được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
 
TS. Nguyễn Minh Phong
 
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
25/11/2024 16:28 34 lượt xem
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã cơ bản thống nhất nguyên tắc, mục tiêu, yêu cầu, tiến độ tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW và một số nội dung gợi ý, định hướng để các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương nghiên cứu, đề xuất sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng làm việc với Đoàn cán bộ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng làm việc với Đoàn cán bộ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế
23/11/2024 20:30 107 lượt xem
Sáng ngày 22/11, tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đã họp tổng kết với Đoàn cán bộ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Giao lưu thể thao Khối thi đua các tổ chức sự nghiệp Ngân hàng Nhà nước năm 2024 thành công tốt đẹp
Giao lưu thể thao Khối thi đua các tổ chức sự nghiệp Ngân hàng Nhà nước năm 2024 thành công tốt đẹp
23/11/2024 20:20 135 lượt xem
Ngày 23/11/2024, tại Khu thể thao Công đoàn Cơ quan Ngân hàng Nhà nước Trung ương, số 90 Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Khối thi đua các tổ chức sự nghiệp Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức Giải giao lưu thể thao năm 2024 giữa 8 đơn vị trong Khối.
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII - Tổng giá trị giải thưởng lên tới gần 2 tỉ đồng
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII - Tổng giá trị giải thưởng lên tới gần 2 tỉ đồng
22/11/2024 22:18 172 lượt xem
Qua 6 lần tổ chức, kể từ năm 2018 đến nay, Giải thưởng Sách Quốc gia đã trở thành một sự kiện văn hóa nổi bật, thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận xã hội, có sức lan tỏa mạnh mẽ, được các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đánh giá cao
Phổ biến kết quả Đánh giá rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2018 - 2022
Phổ biến kết quả Đánh giá rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2018 - 2022
22/11/2024 21:16 204 lượt xem
Từ ngày 20 - 22/11/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức 03 Hội nghị phổ biến kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2018 - 2022.
MB trợ lực khách hàng, tăng tốc kinh doanh cuối năm với Gói vay chỉ từ 5,5%/năm
MB trợ lực khách hàng, tăng tốc kinh doanh cuối năm với Gói vay chỉ từ 5,5%/năm
22/11/2024 20:17 160 lượt xem
Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB) hỗ trợ vốn cho khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh sửa chữa, mở rộng quy mô và tăng tốc kinh doanh cuối năm với gói "Vay nhanh siêu tốc - Bứt tốc kinh doanh" với lãi suất chỉ từ 5,5%/năm và mức vay lên tới 90% nhu cầu vốn.
Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng làm việc với Đoàn Cán bộ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế
Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng làm việc với Đoàn Cán bộ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế
22/11/2024 08:41 193 lượt xem
Sáng ngày 21/11/2024, tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng đã họp tổng kết với Đoàn Cán bộ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba thăm và làm việc tại Ngân hàng Chính sách xã hội
Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba thăm và làm việc tại Ngân hàng Chính sách xã hội
21/11/2024 11:10 189 lượt xem
Ngày 20/11/2024, Đoàn Lãnh đạo cấp cao Ngân hàng Trung ương Cuba do bà Juana Lilia Delgado Portal - Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH).
Ban hành Tiêu chuẩn cơ sở đặc tả kỹ thuật QR Code hiển thị từ phía khách hàng tại Việt Nam
Ban hành Tiêu chuẩn cơ sở đặc tả kỹ thuật QR Code hiển thị từ phía khách hàng tại Việt Nam
21/11/2024 09:55 149 lượt xem
Ngày 15/11/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ký ban hành Quyết định số 2525/QĐ-NHNN ban hành Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) Đặc tả kỹ thuật QR Code hiển thị từ phía khách hàng tại Việt Nam, ký hiệu TCCS 04:2024/NHNN.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

84,700

86,700

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

84,700

86,700

Vàng SJC 5c

84,700

86,720

Vàng nhẫn 9999

84,600

86,100

Vàng nữ trang 9999

84,500

85,700


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,175 25,509 25,953 27,376 31,191 32,517 158.97 168.22
BIDV 25,209 25,509 26,132 27,268 31,544 32,415 160.97 168.36
VietinBank 25,220 25,509 26,355 27,555 31,775 32,785 160.20 168.30
Agribank 25,210 25,509 26,071 27,275 31,364 32,451 160.79 168.44
Eximbank 25,200 25,509 26,142 26,983 31,431 32,400 161.37 166.58
ACB 25,190 25,509 26,174 27,072 31,530 32,481 160.89 167.25
Sacombank 25,220 25,509 26,170 27,145 31,481 32,644 161.76 168.82
Techcombank 25,226 25,509 25,989 27,338 31,132 32,473 157.46 169.9
LPBank 25,215 25,509 26,437 27,650 31,837 32,368 162.66 169.73
DongA Bank 25,270 25,509 26,230 26,940 31,530 32,440 159.80 166.90
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,20
4,20
4,20
5,30
5,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,90
3,90
4,10
5,55
5,70
5,80
6,10
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?