Ứng dụng công nghệ trong các giao dịch tài chính thúc đẩy tài chính toàn diện trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
18/02/2022 1.652 lượt xem
 


Người dân sử dụng thẻ ATM để thanh toán viện phí tại Bệnh viện Sản - Nhi Bắc Ninh
 
Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), bên cạnh sự phát triển của điện thoại thông minh, sự bùng nổ của phương tiện truyền thông xã hội, sự phát triển ngày càng mạnh mẽ, đa dạng của các nhà bán lẻ trực tuyến và các nền tảng kinh tế chia sẻ đã mang lại sự thay đổi lớn trong đời sống cũng như trải nghiệm khách hàng, chất lượng và tốc độ cung cấp dịch vụ. Khách hàng ngày càng quen với việc mua hàng trực tuyến, giao dịch qua thiết bị di động vì sự tiện lợi và nhanh chóng. Các ứng dụng của công nghệ đã len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống, trong hầu hết các ngành nghề và lĩnh vực. Không nằm ngoài xu thế đó, nhất là trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp thì việc ứng dụng công nghệ trong các giao dịch tài chính hiện đại và đổi mới sáng tạo trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là xu hướng tất yếu trong tương lai, là thành tố quan trọng thúc đẩy tài chính toàn diện, đó cũng là một trong các quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 về việc phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Chiến lược).
 
Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, nhằm tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam1, của tỉnh Bắc Ninh2 góp phần đạt được mục tiêu và theo đúng quan điểm chỉ đạo đã đề ra, NHNN Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh đã khẩn trương ban hành kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn3 với một số chỉ tiêu phấn đấu đạt được đến năm 2025. Theo đó, một trong các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể được đưa ra nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện là việc thúc đẩy TTKDTM trong nền kinh tế, tạo điều kiện cho những đối tượng mục tiêu của tài chính toàn diện được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ TTKDTM. Chính vì vậy, việc phát triển TTKDTM với nhiều phương thức, giải pháp thanh toán mới, hiện đại, tiết kiệm chi phí đã ra đời với những tiện ích, an toàn bảo mật, đem lại lợi ích to lớn và giá trị thiết thực cho khách hàng đã và đang tiếp tục là một trong các nhiệm vụ quan trọng được hệ thống ngân hàng tỉnh Bắc Ninh triển khai thực hiện tích cực và tiếp tục phát huy hiệu quả với số lượng giao dịch thanh toán qua ngân hàng không ngừng tăng lên, nhiều dịch vụ ngân hàng tiện ích, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
 
Với mạng lưới các chi nhánh và điểm giao dịch ngân hàng rộng khắp, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong tiếp cận các dịch vụ tài chính, các tổ chức tín dụng (TCTD) đã tăng cường đầu tư, mở rộng hệ thống các điểm giao dịch, hạ tầng dịch vụ tiện ích ngân hàng. Đến nay, toàn tỉnh Bắc Ninh có 38 chi nhánh ngân hàng (với 127 phòng giao dịch), 26 quỹ tín dụng nhân dân, 01 đơn vị tổ chức tài chính vi mô, 01 công ty tài chính, 01 văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, 330 ATM và 2.569 máy POS, cùng nền tảng thanh toán online (Internet Banking, Mobile Banking) trên máy vi tính và ứng dụng di động của các ngân hàng cơ bản đã đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn tín dụng và các dịch vụ ngân hàng của người dân trên địa bàn tỉnh. Các dịch vụ tài chính về thanh toán và chất lượng dịch vụ không ngừng được các TCTD nâng cấp, phát triển phù hợp với xu thế chuyển đổi số của ngành Ngân hàng. Các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh chủ động, tích cực trong phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ TTKDTM với các quy trình nghiệp vụ ngày càng được cải tiến nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ trả lương qua tài khoản; tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng thanh toán trên địa bàn (như ATM, POS), ứng dụng các phương thức thanh toán mới, hiện đại (như mã phản hồi nhanh (QR Code), mã hóa thông tin thẻ (Tokenization), thanh toán di động (Mobile payment), thanh toán phi tiếp xúc (Contactless)...; phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, quy định, quy trình nghiệp vụ để tham gia kết nối hạ tầng công nghệ tài chính nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán; đảm bảo an toàn, bảo mật để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng sử dụng các phương tiện TTKDTM. 
 
Bên cạnh đó, nhằm góp phần xây dựng Chính phủ điện tử, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng của nền kinh tế và phát triển TTKDTM theo Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 23/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công: Thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội (Đề án), thực hiện chỉ đạo của NHNN Việt Nam, NHNN Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh đã làm đầu mối, chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh ban hành Kế hoạch số 1751/KH-UBND ngày 25/5/2018 triển khai thực hiện Đề án. Tổng kết qua gần 3 năm triển khai, thực hiện (tính đến hết 31/10/2020), với sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, sát sao của NHNN Việt Nam, của UBND tỉnh Bắc Ninh, NHNN Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh cùng các sở, ban, ngành chức năng và địa phương được giao nhiệm vụ tại Kế hoạch số 1751/KH-UBND đã tổ chức thực hiện Kế hoạch một cách khẩn trương, có trách nhiệm và hiệu quả. Kế hoạch được triển khai sâu rộng đến các ngành, địa phương, người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong đó cán bộ, công chức và người lao động thuộc hệ thống ngân hàng tỉnh và các sở, ban, ngành chức năng của tỉnh Bắc Ninh được quán triệt thực hiện trước tiên việc thanh toán các dịch vụ công qua ngân hàng, theo đó đã hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu đề ra của Kế hoạch số 1751/KH-UBND4
 
Cùng với đó, hệ thống ngân hàng tỉnh Bắc Ninh tích cực đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn cách sử dụng các phương thức thanh toán mới, hiện đại cho khách hàng; có chính sách ưu đãi phù hợp, vận động, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tích cực sử dụng các phương tiện TTKDTM thông qua tài khoản; phối hợp với các cấp chính quyền, Kho bạc Nhà nước tỉnh, chỉ đạo triển khai mở rộng việc trả lương, thu nhập qua tài khoản; các tổ chức và đơn vị cung ứng dịch vụ công, đơn vị bán lẻ tích cực tham gia chấp nhận TTKDTM; chỉ đạo và phối hợp với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trên địa bàn, các đơn vị liên quan nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán nhằm tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng sử dụng các phương tiện TTKDTM thông qua tài khoản. Đến nay, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã phát hành lũy kế 1.943.324 thẻ, đang thực hiện trả lương cho 2.438 đơn vị, trong đó có 1.024 đơn vị hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Giá trị giao dịch qua POS lũy kế từ đầu năm 2021 đến nay đạt 4.134 tỷ đồng. Tổng số tài khoản đăng ký sử dụng dịch vụ Mobile Banking, Internet Banking qua các ngân hàng đến hết tháng 11/2021 đạt 1.180.652 tài khoản.
 
Với các giải pháp đã triển khai thực hiện trong thời gian qua, cùng với việc luôn lấy khách hàng làm trung tâm gắn liền với việc đảm bảo an ninh, an toàn, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng trong hoạt động TTKDTM; gia tăng trải nghiệm của khách hàng, cộng với kết quả về số lượng và giá trị giao dịch thanh toán luôn tăng trưởng cao, thói quen sử dụng các phương tiện TTKDTM trong xã hội của người dân ở khu vực đô thị được nâng cao và từng bước phát triển ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của CMCN 4.0 để nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán, dịch vụ TTKDTM, đáp ứng nhu cầu thanh toán một cách thuận tiện, hiệu quả của tổ chức, cá nhân…, phản ánh hiệu quả của hoạt động TTKDTM trên địa bàn trong thời gian qua và đó cũng là một trong các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Đề án phát triển TTKDTM giai đoạn 2021 - 2025 (ban hành theo Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ), cũng như tại Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025 của NHNN Việt Nam ban hành theo Quyết định  số 2006/QĐ-NHNN ngày 17/12/2021 của Thống đốc NHNN Việt Nam.
 
Những năm gần đây, đặc biệt là khi Chiến lược được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cùng với Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng, tỉnh Bắc Ninh càng chú trọng hơn vào mục tiêu phát triển hệ thống tài chính phục vụ cho mọi thành phần trong xã hội trên địa bàn với các dịch vụ tài chính hữu ích, đi kèm với đó là các giải pháp, ứng dụng công nghệ trong giao dịch tài chính. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hạ tầng phục vụ TTKDTM chưa thực sự đồng đều giữa khu vực thành thị và nông thôn, hệ thống thanh toán qua ngân hàng phân bố chưa đều và rộng khắp khiến cho việc thực hiện thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng tại các địa phương, đặc biệt ở địa bàn các huyện còn chưa đạt hiệu quả cao trong dân cư. Việc tiếp cận với dịch vụ thanh toán điện tử còn hạn chế do tâm lý người dân ngại thay đổi phương thức thanh toán, duy trì thói quen sử dụng tiền mặt tại các điểm lĩnh tiền an sinh xã hội, trợ cấp, lương hưu,… tại nhà văn hóa thôn, khu phố. Việc tuyên truyền, hỗ trợ thanh toán qua ngân hàng đối với dịch vụ công đến khách hàng thuộc khu vực nông thôn, vùng xa trung tâm chưa được sâu rộng, đặc biệt đối với khách hàng chưa có tài khoản ngân hàng, khách hàng chưa quen với việc sử dụng các thiết bị công nghệ (Smartphone, máy vi tính,...) để truy cập vào các trang thanh toán điện tử. Vì vậy, số khách hàng biết và sử dụng dịch vụ TTKDTM ở những khu vực này còn hạn chế. 
 
Bên cạnh đó, còn một số khó khăn liên quan đến quy định của pháp luật về xây dựng dịch vụ tài chính của các TCTD, như quy định/hướng dẫn/tiêu chuẩn xác nhận chữ ký điện tử trên các chứng từ điện tử chưa thống nhất, vẫn dựa trên hướng dẫn của tổ chức phát hành chữ ký, hay các cơ sở pháp lý cho việc xây dựng và phát triển hệ thống xác thực khách hàng bằng phương thức điện tử (e-KYC) đã sẵn sàng, các ngân hàng đều đang kỳ vọng cho việc hoàn thiện và đưa vào áp dụng chính thức cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, qua đó có thể triển khai đồng bộ việc định danh, xác thực khách hàng dựa trên công nghệ như sinh trắc học, đối chiếu điện tử,… Một yếu tố ngoại cảnh khác cũng tác động không nhỏ tới việc thực hiện những mục tiêu của Chiến lược là tình hình dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp; nhận thức của người dân về những ứng dụng số của các TCTD còn chưa cao, nhiều người chưa biết dùng hoặc chưa dùng những ứng dụng thông minh trong giao dịch hàng ngày.
 
Nhằm hiện thực hóa các mục tiêu của Chiến lược cũng như các mục tiêu đặt ra cho hệ thống ngân hàng tỉnh Bắc Ninh5, trong thời gian tới, NHNN Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã nêu trong Kế hoạch, cũng như các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 2006/QĐ-NHNN ngày 17/12/2021 của Thống đốc NHNN Việt Nam, trong đó, triển khai kịp thời, có hiệu quả các cơ chế, chính sách về TTKDTM đến các TCTD trên địa bàn tỉnh; nắm bắt tình hình thanh toán trên địa bàn để báo cáo, đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương và Thống đốc NHNN theo quy định; tích cực phối hợp với các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố, các tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh truyền thông, giáo dục về tài chính. Nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng, tài chính của người dân; đẩy mạnh TTKDTM, thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng, đảm bảo các hệ thống thanh toán, hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ổn định, an toàn và hiệu quả. Đổi mới và hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ tài chính hiện đại nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng số; tăng cường an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động ngân hàng;… tạo điều kiện cho những đối tượng mục tiêu của tài chính toàn diện được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ TTKDTM, qua đó góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện quốc gia.
 
1 Quyết định số 1309/QĐ-NHNN ngày 24/7/2020 của Thống đốc NHNN ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
 
2 Quyết định số 437/QĐ-UBND ngày 23/9/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
 
3 Kế hoạch số 1331/KH-NHNN-BNI1 ngày 05/10/2020 triển khai thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của ngành Ngân hàng tỉnh Bắc Ninh.
 
4- 100% giao dịch nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện qua ngân hàng.
 
- 12,5% số đơn vị Kho bạc Nhà nước trong tỉnh có thiết bị chấp nhận thẻ ngân hàng phục vụ việc thu ngân sách Nhà nước.
 
- 100% các chi nhánh trực thuộc Công ty Điện lực Bắc Ninh chấp nhận thanh toán hóa đơn tiền điện qua ngân hàng.
 
- 100% đơn vị cấp nước trong tỉnh chấp nhận thanh toán hóa đơn tiền nước qua ngân hàng.
 
- 39% số tiền nước trên địa bàn thành phố Bắc Ninh thực hiện thanh toán qua ngân hàng.
 
- 100% trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh chấp nhận thanh toán học phí qua ngân hàng.
 
- 100% bệnh viện cấp tỉnh đã triển khai thanh toán viện phí qua ngân hàng.
 
- Tỷ lệ chi trả an sinh xã hội bình quân thực hiện qua ngân hàng đạt 44,2% về số lượt người và 45,4% về giá trị chi trả.
 
5 Ít nhất 80% người trưởng thành có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác; tiến tới mục tiêu mỗi người trưởng thành có ít nhất một tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác vào năm 2030; 
 
- Ít nhất 20 chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng thương mại trên 100.000 người trưởng thành;
 
- Ít nhất 50% tổng số xã có điểm cung ứng dịch vụ tài chính (chi nhánh, phòng giao dịch của TCTD và đại lý ngân hàng; ngoại trừ điểm cung ứng dịch vụ tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội);
 
- Ít nhất 25% - 30% người trưởng thành gửi tiết kiệm tại TCTD;
 
- Số lượng giao dịch TTKDTM đạt tốc độ tăng 20% - 25% hàng năm;
 
- Ít nhất 50% doanh nghiệp nhỏ và vừa có dư nợ tại các TCTD;
 
- Dư nợ tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế đạt trên 30%;
 
- Ít nhất 70% người trưởng thành có thông tin về lịch sử tín dụng trong hệ thống thông tin tín dụng của NHNN Việt Nam.

Nguyễn Như Đôn
Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Neural Network, Deep Learning và các ứng dụng trong cuộc sống
Neural Network, Deep Learning và các ứng dụng trong cuộc sống
20/09/2023 231 lượt xem
Trong thế giới công nghệ hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Mạng thần kinh (Neural Network) là một phương thức trong lĩnh vực AI, được sử dụng để hỗ trợ máy tính xử lí dữ liệu theo cách lấy cảm hứng từ bộ não con người.
Sử dụng công nghệ phân tích dữ liệu bảo vệ quyền riêng tư hỗ trợ các nền tảng chia sẻ thông tin khách hàng
Sử dụng công nghệ phân tích dữ liệu bảo vệ quyền riêng tư hỗ trợ các nền tảng chia sẻ thông tin khách hàng
16/09/2023 811 lượt xem
Từ trước đến nay, các ngân hàng thường rất vất vả trong việc phát hiện các giao dịch bất hợp pháp trong vô số giao dịch mà họ xử lí hằng ngày.
Ngăn chặn các ứng dụng chứa mã độc và phần mềm độc hại tấn công tài khoản ngân hàng
Ngăn chặn các ứng dụng chứa mã độc và phần mềm độc hại tấn công tài khoản ngân hàng
13/09/2023 939 lượt xem
Ngoài các chiêu trò lừa đảo mạo danh tin nhắn, website ngân hàng, mạo danh cán bộ ngân hàng, thuế, công an... nhằm chiếm đoạt tài khoản ngân hàng của khách hàng, tội phạm công nghệ còn có nhiều chiêu trò tinh vi, phức tạp như tấn công ứng dụng ngân hàng trên di động bằng mã độc, phần mềm độc hại.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng và một số giải pháp
Chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng và một số giải pháp
08/09/2023 1.520 lượt xem
Chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng giữ vai trò quan trọng, quyết định đến sự “sống còn”, phát triển của các ngân hàng. Trong thời gian qua, công cuộc chuyển đổi số ngân hàng ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế.
Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng: Thách thức và một số giải pháp khắc phục
Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng: Thách thức và một số giải pháp khắc phục
03/09/2023 1.861 lượt xem
Hội nhập quốc tế đang dần trở thành một xu hướng tất yếu của các ngân hàng, mang đến cho ngành Ngân hàng nhiều cơ hội chuyển mình nhưng cũng đặt ra không ít các thách thức.
Nguồn dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư giúp ngân hàng tiết kiệm thời gian, chi phí trong giải quyết thủ tục cho vay
Nguồn dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư giúp ngân hàng tiết kiệm thời gian, chi phí trong giải quyết thủ tục cho vay
31/08/2023 1.975 lượt xem
Nguồn dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQGvDC) sẽ là “mỏ vàng” để các tổ chức tín dụng (TCTD) xác minh nhân thân khách hàng và tra cứu các thông tin để đánh giá khả năng trả nợ (như thông tin về đóng thuế thu nhập, bảo hiểm xã hội...), từ đó có thể đẩy nhanh quá trình giải quyết thủ tục, tiết kiệm chi phí, có thêm điều kiện để ngân hàng giảm lãi vay tiêu dùng, kích thích người dân vay phục vụ nhu cầu đời sống, góp phần giảm tín dụng đen.
Thực trạng và giải pháp phát triển công nghệ tài chính tại Việt Nam
Thực trạng và giải pháp phát triển công nghệ tài chính tại Việt Nam
23/08/2023 0 lượt xem
Từ khởi điểm là lĩnh vực có quy mô nhỏ, lẻ mang nhiều tiềm năng ứng dụng, đến nay thị trường công nghệ tài chính (Fintech) đã và đang phát triển mạnh mẽ, toàn diện, góp phần phát triển lĩnh vực tài chính trên phạm vi toàn cầu.
Ngăn chặn lừa đảo trực tuyến trong lĩnh vực ngân hàng: Nâng cao kĩ năng cho người sử dụng dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số
Ngăn chặn lừa đảo trực tuyến trong lĩnh vực ngân hàng: Nâng cao kĩ năng cho người sử dụng dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số
15/08/2023 2.926 lượt xem
Trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ, các thủ đoạn lừa đảo tài chính ngày càng tinh vi trong khi người tiêu dùng còn chưa kịp cập nhật hết các thủ đoạn. Kẻ gian chủ yếu đánh vào lòng tham hoặc sự lo lắng, sợ hãi của người dùng. Để hạn chế rủi ro, bảo vệ người tiêu dùng dịch vụ tài chính, bên cạnh tăng cường các biện pháp về an toàn thông tin, đầu tư công nghệ bảo mật của ngành Ngân hàng, quan trọng nhất vẫn là nhận thức và sự cảnh giác của người dùng.
Thực trạng và giải pháp phát triển công nghệ tài chính tại Việt Nam
Thực trạng và giải pháp phát triển công nghệ tài chính tại Việt Nam
11/08/2023 3.832 lượt xem
Từ khởi điểm là lĩnh vực có quy mô nhỏ, lẻ mang nhiều tiềm năng ứng dụng, đến nay thị trường công nghệ tài chính (Fintech) đã và đang phát triển mạnh mẽ, toàn diện, góp phần phát triển lĩnh vực tài chính trên phạm vi toàn cầu. Theo báo cáo Fintech Asean 2022, sự bùng nổ và kéo dài của đại dịch Covid-19 từ năm 2020 - 2021 cùng với cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu do xung đột Nga - Ukraine cũng như việc nâng mức lãi suất cơ sở liên tục trong những năm qua để chống lạm phát đã tác động lớn đến các nền kinh tế thông qua việc đẩy mạnh tốc độ số hóa. Không nằm ngoài xu hướng chung, ngành Fintech của Việt Nam cũng đang trên đà phát triển.
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự chấp nhận Chatbot AI của khách hàng tại một số ngân hàng thương mại
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự chấp nhận Chatbot AI của khách hàng tại một số ngân hàng thương mại
07/08/2023 3.895 lượt xem
Nghiên cứu này xem xét vai trò của các yếu tố chất lượng trí tuệ nhân tạo (AI) - Chatbot (Chatbot AI) và nhận thức của người dùng Chatbot AI tại bốn ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Machine Learning trong quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng
Machine Learning trong quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng
26/07/2023 4.551 lượt xem
Học máy (Machine Learning - ML) cho phép máy tính hành xử và học hỏi giống như con người và cải thiện hơn nữa khả năng học tập của chúng thông qua dữ liệu, đầu vào dưới dạng tương tác và quan sát trong thế giới thực. Nghiên cứu ML là một phần của nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI), cung cấp kiến thức cho máy tính thông qua các tương tác trong thế giới thực, cuối cùng cho phép máy tính thích ứng với các cài đặt mới.
Đẩy mạnh tăng trưởng và tiến bộ công nghệ của Việt Nam lên tầm cao mới: Bài học kinh nghiệm từ Singapore
Đẩy mạnh tăng trưởng và tiến bộ công nghệ của Việt Nam lên tầm cao mới: Bài học kinh nghiệm từ Singapore
26/07/2023 4.868 lượt xem
Nhân dịp Việt Nam và Singapore kỉ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, đây là thời điểm thích hợp để nhìn lại về mối quan hệ đối tác đáng chú ý giữa hai quốc gia và tìm kiếm những con đường để tăng cường hợp tác.
Xây dựng, phát triển dữ liệu số - Thúc đẩy chuyển đổi số ngành Ngân hàng
Xây dựng, phát triển dữ liệu số - Thúc đẩy chuyển đổi số ngành Ngân hàng
19/07/2023 5.436 lượt xem
Năm 2023 được xác định là năm dữ liệu số và vấn đề xây dựng, phát triển, kết nối, chia sẻ, khai thác dữ liệu là yếu tố quan trọng trong chuyển đổi số, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra giá trị mới. Thời gian tới, việc nâng cấp, hiện đại hóa các hạ tầng thông tin dùng chung, hạ tầng thanh toán, hạ tầng thông tin tín dụng là rất quan trọng.
Tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn trong mở và sử dụng tài khoản thanh toán
Tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn trong mở và sử dụng tài khoản thanh toán
12/07/2023 4.740 lượt xem
Đảm bảo an toàn cho các hệ thống công nghệ thông tin cung cấp dịch vụ ngân hàng là nhiệm vụ thường xuyên và liên tục của ngành Ngân hàng. Đặc biệt, an toàn tài khoản thanh toán, bảo mật thông tin cá nhân và dữ liệu khách hàng luôn được các ngân hàng quan tâm.
Cổng giao diện lập trình ứng dụng cho ngành công nghệ tài chính
Cổng giao diện lập trình ứng dụng cho ngành công nghệ tài chính
03/07/2023 5.981 lượt xem
Cùng với sự tăng trưởng của các công ty khởi nghiệp về công nghệ tài chính (Fintech), ngành Ngân hàng đang chứng kiến những thay đổi đáng kể thông qua việc áp dụng mô hình kinh doanh ngân hàng mở. Để áp dụng những thay đổi này, các ngân hàng đã phối hợp với Fintech để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ sáng tạo dành cho khách hàng.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

68.600

69.300

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

68.600

69.300

Vàng SJC 5c

68.500

69.320

Vàng nhẫn 9999

57.050

58.000

Vàng nữ trang 9999

56.900

57.700


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,125 24,495 25,317 26,733 29,360 30,610 160.52 169.95
BIDV 24,180 24,480 25,512 26,712 29,514 30,597 161.34 169.69
VietinBank 24,083 24,503 25,582 26,717 29,748 30,758 161.29 169.24
Agribank 24,140 24,480 25,574 26,287 29,616 30,459 162.17 166.20
Eximbank 24,070 24,490 25,588 26,312 29,657 30,496 162 166.59
ACB 24,140 24,490 25,671 26,315 29,881 30,508 161.79 167.01
Sacombank 24,125 24,485 25,732 26,400 29,927 30,449 162.05 168.63
Techcombank 24,169 24,520 25,380 26,714 29,359 30,663 157.97 170.26
LPBank 24,190 24,750 25,584 26,917 29,886 30,820 160.55 172.08
DongA Bank 24,170 24,470 25,690 26,280 29,790 30,520 160.2 166.9
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
3,00
3,00
3,50
4,50
4,50
5,50
5,50
BIDV
0,10
-
-
-
3,00
3,00
3,50
4,50
4,50
5,50
5,50
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,50
4,50
4,50
5,50
5,50
Cake by VPBank
0,40
-
-
-
4,75
4,75
4,75
7,0
7,10
7,3
6,00
ACB
0,05
0,50
0,50
0,50
3,40
3,50
3,60
5,10
5,30
5,30
5,40
Sacombank
-
-
-
-
3,50
3,60
3,70
5,30
5,60
6,00
6,30
Techcombank
0,10
-
-
-
3,50
3,50
3,70
4,90
4,95
5,50
5,50
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
4,35
4,35
4,35
5,50
5,50
6,30
6,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
4,50
4,50
4,50
6,20
6,30
6,55
6,75
Agribank
0,20
-
-
-
3,00
3,00
3,50
4,50
4,50
5,50
5,50
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
4,00
4,00
4,00
5,00
5,30
5,50
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?