Tương lai tiền điện tử và những quy định quản lý
05/12/2022 8.067 lượt xem
Trong thời gian qua, người dân ở nhiều quốc gia trên thế giới khá quan tâm đến tiền điện tử. Tương lai của tiền điện tử là một chủ đề nóng không chỉ giữa các nhà đầu tư mà còn trong xã hội, từ những nhà đầu tư lâu năm như Elon Musk cho đến những người trẻ, thậm chí cả học sinh trường trung học. 
 

 
Việc ban hành các quy định về tiền điện tử có thể làm cho thị trường tiền điện tử ổn định hơn.
 
Đầu năm 2022, những điểm yếu nội tại kết hợp với các điều kiện vĩ mô bất lợi đã gây ra một cuộc khủng hoảng lớn trong ngành công nghiệp tiền điện tử, tuy nhiên cuộc khủng hoảng này cũng mang đến những cơ hội. Có thể nói, thế giới tiền điện tử đang đứng trước một bước ngoặt. Nếu các cơ quan quản lý và các công ty trong ngành công nghiệp tiền điện tử hợp tác có tính xây dựng và môi trường pháp lý được thiết lập đem lại ổn định cho lĩnh vực này thì khi đó, các công ty tiền điện tử sẽ được tự do tập trung vào đổi mới thay vì đầu cơ. Tuy nhiên, có rất nhiều rào cản đối với sự thỏa hiệp mang tính xây dựng như các vấn đề về ẩn danh và khả năng chống kiểm duyệt hay các mã tiền được cài vào điều kiện không có các khiếu nại pháp lý đối với bất kỳ thực thể nào. Tháng 11/2021, tổng vốn hóa thị trường của tài sản tiền điện tử đã vượt qua 2,9 nghìn tỷ USD; đến tháng 8/2022, đã giảm xuống còn 1,2 nghìn tỷ USD1. Sự sụt giảm nghiêm trọng này một phần bắt nguồn từ lạm phát gia tăng, chính sách tiền tệ thắt chặt hơn và lo ngại suy thoái kinh tế. Ngoài ra, nguyên nhân còn xuất phát từ những điểm yếu nội tại lâu nay của ngành công nghiệp tiền điện tử.

Các hành vi gian lận, quản lý rủi ro sai lầm và các chiến lược quản trị không phù hợp đã dẫn đến sự thất bại của các dự án và hệ sinh thái đồ sộ, bao gồm cả Stablecoin TerraUSD - đồng stablecoin thuật toán và phi tập trung của blockchain Terra (Landau 2022, d'Avernas et al, 2022), công ty cho vay tiền điện tử tập trung Celsius và quỹ đầu tư tiền điện tử Three Arrows Capital. Khi niềm tin vào hệ sinh thái suy yếu, các đồng tiền điện tử chính như Bitcoin và Ethereum đã giảm hơn một nửa giá trị của chúng. Do đó, đây có phải là sự kết thúc của tiền điện tử, như tiên đoán đã được đưa ra nhiều lần trước đây? Không chắc chắn sẽ là như vậy, miễn là các cơ quan quản lý và ngành tìm cách hợp tác với nhau (Biancotti, 2022).

Tiền điện tử được chấp nhận rộng rãi hơn

Nhiều công ty lớn, trong năm 2021, quan tâm, thậm chí chính họ đã đầu tư vào tiền điện tử. AMC Entertainment Holdings Inc lần đầu tiên bắt đầu chấp nhận thanh toán bằng tiền mã hóa vào cuối năm 2021, cho phép khách hàng mua vé xem phim trực tuyến bằng bốn đồng tiền mã hóa phổ biến bao gồm Bitcoin, Ethereum, Bitcoin Cash và Litecoin. Các công ty Fintech như PayPal và Square cũng đang đặt cược vào tiền điện tử bằng cách cho phép người dùng mua trên nền tảng của họ. Tesla chấp nhận thanh toán bằng Dogecoin và tiếp tục cân nhắc chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin, mặc dù công ty này nắm giữ hàng tỷ USD tài sản tiền điện tử.  

Một số chuyên gia dự đoán, các tập đoàn toàn cầu lớn có thể bắt đầu áp dụng hình thức thanh toán bằng tiền điện tử nhiều hơn. Ông Ben Weiss, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của CoinFlip, một nền tảng mua - bán tiền điện tử và mạng ATM tiền điện tử cho biết: “Những gì chúng tôi đang quan tâm là việc các tổ chức tham gia vào tiền điện tử, cho dù đó là Amazon hay các ngân hàng lớn. Nhà bán lẻ khổng lồ Amazon có thể “tạo ra phản ứng dây chuyền khiến những người khác chấp nhận nó” và sẽ “tăng thêm rất nhiều uy tín” cho tiền điện tử. Mặc dù hiện nay, thanh toán mọi thứ bằng tiền điện tử không có ý nghĩa đối với hầu hết mọi người trong xã hội, nhưng nhiều nhà bán lẻ chấp nhận thanh toán bằng tiền điện tử có thể thay đổi bối cảnh đó trong tương lai. Theo ông Weiss, có thể vẫn còn một chặng đường dài trước khi việc chấp nhận sử dụng Bitcoin trở thành một quyết định tài chính thông minh để chi trả cho hàng hóa hoặc dịch vụ; việc tiếp tục chấp nhận có thể làm gia tăng số lượng người sử dụng, do đó, có tác động đến giá tiền điện tử. Không có gì được đảm bảo, nhưng nếu người dân mua vào tiền điện tử như một kho lưu trữ giá trị dài hạn, “thế giới thực” càng sử dụng nó nhiều thì càng có nhiều khả năng nhu cầu và giá trị sẽ tăng lên. 

Triển vọng tương lai của Bitcoin, Ethereum và tiền điện tử nói chung

Bitcoin là một chỉ báo tốt về thị trường tiền điện tử nói chung, bởi vì nó là loại tiền điện tử lớn nhất tính theo vốn hóa thị trường và phần còn lại của thị trường có xu hướng đi theo xu hướng của nó. Giá của Bitcoin đã tăng vọt vào năm 2021 và vào đầu tháng 11/2021, Bitcoin đã thiết lập một mức giá mới cao nhất mọi thời đại khi vượt qua 68.000 USD. Nhưng rồi ngay sau đó, đồng tiền điện tử này rớt giá thê thảm, mất hơn 2/3 giá trị và giảm xuống mức thấp nhất -gần 16.000 USD vào ngày 9/11/2022. Bitcoin và thị trường tiền điện tử nói chung đã “chìm” trong năm 2022 với bối cảnh kinh tế vĩ mô thế giới không ổn định, chủ yếu gây ra bởi lạm phát gia tăng, thị trường chứng khoán rung chuyển, lãi suất tăng cao và lo ngại suy thoái kinh tế. Các chuyên gia vẫn mâu thuẫn về việc liệu Bitcoin đã chạm đáy chưa. Một số người nói rằng Bitcoin có thể giảm xuống mức thấp nhất là 10.000 USD trong năm 2022.

Nhưng Bitcoin sẽ tăng như thế nào trong dài hạn? Mặc dù đây là một năm khó khăn đối với Bitcoin, nhưng các chuyên gia kỳ vọng rằng nó sẽ đạt 100.000 USD và đó là vấn đề khi nào chứ không phải nếu. Theo Kiana Danial, tác giả của cuốn sách: “Đầu tư tiền điện tử cho người mới bắt đầu”, quá khứ của Bitcoin có thể cung cấp một số cơ sở để dự đoán về những gì sẽ xảy ra trong tương lai. Danial cho biết, Bitcoin đã có rất nhiều đợt giá tăng đột biến, sau đó là đợt giảm giá mạnh kể từ năm 2011. “Điều tôi mong đợi từ Bitcoin là sự biến động trong ngắn hạn và tăng trưởng trong dài hạn”.

Ethereum là loại tiền điện tử lớn thứ hai và là loại tiền thay thế nổi tiếng nhất trên thị trường. Giống như Bitcoin, Ethereum cũng có thể đóng vai trò là thước đo tốt cho thị trường tiền điện tử. Trong sáu năm qua, đồng tiền tiện tử này đã tăng giá trị rất nhiều, từ 0,311 USD khi ra mắt năm 2015 lên khoảng 4.800 USD, là mức cao nhất vào cuối năm 2021. Mặc dù còn cách xa mức cao nhất mọi thời đại, nhưng giá của Ethereum có khả năng tăng mạnh trong thời gian còn lại của năm 2022. Ethereum đang chuyển đổi công nghệ của mình sang một phiên bản ít tốn năng lượng hơn mà những người trong cuộc thường gọi là “sự hợp nhất”. Việc nâng cấp cũng hứa hẹn sẽ giúp sử dụng hiệu quả hơn, nhanh hơn và rẻ hơn. Nếu Ethereum thực hiện đúng lời hứa của mình với việc hợp nhất, các chuyên gia cho rằng Ethereum một lần nữa có thể vượt 4.000 USD trong năm 2022 và thậm chí được dự đoán có thể lên tới 12.000 USD. Các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ từng bước dẫn đến việc sáp nhập và trong một số trường hợp, họ tận dụng thời điểm thị trường suy thoái hiện tại để mua vào. Theo các chuyên gia, chỉ có thời gian mới trả lời được liệu giá Ethereum sẽ tiếp tục tăng hay giảm xuống mức thấp trước đó. Henri Arslanian, Trưởng bộ phận Tiền điện tử toàn cầu của Công ty PricewaterhouseCoopers cho biết: “Đây sẽ là một năm rất quan trọng đối với Ethereum, hoặc là một năm thành công hoặc là thất bại rõ ràng”.

Chúng ta có thể suy đoán xem tiền điện tử có thể có giá trị gì đối với các nhà đầu tư trong những năm tới, nhưng thực tế là, nó vẫn là một khoản đầu tư mới và mang tính đầu cơ, không có nhiều dữ liệu lịch sử để làm cơ sở dự đoán. Khi một chuyên gia nào đó nghĩ hoặc nói gì về lĩnh vực tiền điện tử, không nhiều người thực sự biết. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là chỉ đầu tư những gì bạn sẵn sàng để mất và gắn bó với các khoản đầu tư thông thường hơn để tạo dựng sự giàu có lâu dài. “Quý vị sẽ cảm nhận thế nào nếu thức dậy vào một buổi sáng và thấy rằng tiền điện tử đã bị cấm bởi các quốc gia phát triển và nó trở nên vô giá trị, lúc đó quý vị có ổn không?” Frederick Stanield, một nhà hoạch định tài chính cá nhân tại Lifewater Wealth Management ở Atlanta, Georgia, nói với NextAdvisor. Theo ông Frederick Stanield, nhà đầu tư chỉ nên đầu tư một lượng nhỏ vào tiền điện tử và không bao giờ đặt các khoản đầu tư tiền điện tử lên trên bất kỳ mục tiêu tài chính nào khác như tiết kiệm để nghỉ hưu.   

Những quy định mới được đưa ra nhằm quản lý lĩnh vực tiền điện tử và ý nghĩa đối với các nhà đầu tư

Các nhà lập pháp ở Washington, D.C. và trên toàn thế giới đang cố gắng tìm ra cách thiết lập khung khổ pháp lý và hướng dẫn để tiền điện tử an toàn hơn đối với các nhà đầu tư và ít hấp dẫn hơn đối với tội phạm mạng. Các quan chức Hoa Kỳ đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến quy định về Stablecoin (là một đồng tiền điện tử được tạo ra để theo dõi giá trị của một tài sản hay một đồng tiền khác), đặc biệt là sau vụ sụp đổ Terra Luna gần đây. Vào tháng 5/2022, thị trường tiền điện tử rơi vào tình trạng rơi tự do khiến Stablecoin TerraUSD (UST) giảm giá so với USD, do đó, làm cho đồng tiền điện tử liên kết của nó là Luna cũng gặp sự cố. Kết quả là, nhiều nhà đầu tư của Terra và Luna đã chứng kiến khoản đầu tư của họ biến mất chỉ trong vài ngày. Trong vòng vài tuần kể từ khi Terra sụp đổ, thị trường tiền điện tử lại lao dốc, một số công ty tiền điện tử đã tuyên bố sa thải nhân viên và đóng băng việc rút tiền để cắt giảm chi phí do điều kiện thị trường khắc nghiệt. Một số công ty như Three Arrows Capital và Celsius đã nộp đơn xin phá sản. Hiệu ứng domino đã khiến các cơ quan quản lý liên bang thời gian gần đây có nhiều động lực hơn để thúc đẩy ban hành những quy định mới về tiền điện tử.  

Mặc dù vẫn còn một chặng đường dài phía trước, nhưng cho đến nay, nhất là trong năm 2022 đã chứng kiến một số tiến bộ về mặt pháp lý. Tổng thống Mỹ, Joe Biden, đã ký một sắc lệnh hành pháp vào tháng 3/2022 kêu gọi các cơ quan chính phủ nghiên cứu “sự phát triển có trách nhiệm” của tài sản kỹ thuật số, bao gồm cả Stablecoin. Ngay sau đó, Bộ Tài chính Mỹ công bố khuôn khổ pháp lý đầu tiên xuất phát từ sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Joe Biden về tài sản kỹ thuật số, trong đó nêu rõ cách Hoa Kỳ nên phối hợp với các quốc gia khác liên quan đến tài sản kỹ thuật số. Năm 2021, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Jerome Powell nói rằng, ông “không có ý định” cấm tiền điện tử ở Hoa Kỳ, trong khi Chủ tịch Ủy ban An ninh và Giao dịch Gary Gensler đã liên tục nhận xét về vai trò của cả cơ quan của ông và Ủy ban Giao dịch hàng hóa tương lai trong việc kiểm soát lĩnh vực tiền điện tử. Theo ông Gary Gensler, các nhà đầu tư có thể bị tổn thương nếu các cơ quan quản lý không đưa ra các quy định chặt chẽ hơn. Nhận xét của ông Jerome Powell và ông Gary Gensler phù hợp với quan điểm được đưa ra gần đây giữa Chính phủ Mỹ và các nhà lập pháp khác của Mỹ rằng cần có thêm quy định nhằm quản lý tiền điện tử.

Việc ban hành các quy định mới về tiền điện tử có thể là một chủ đề nóng, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng đó thực sự là một điều tốt cho các nhà đầu tư và ngành công nghiệp tiền điện tử. Nhiều quy định được đưa ra hơn có thể làm cho thị trường tiền điện tử ổn định hơn. Nó cũng có khả năng bảo vệ các nhà đầu tư dài hạn, ngăn chặn hoạt động gian lận trong hệ sinh thái tiền điện tử và cung cấp hướng dẫn rõ ràng để cho phép các công ty đổi mới trong lĩnh vực tiền điện tử. Những quy định mới về quản lý tiền điện tử có thể ảnh hưởng đến giá của tiền điện tử tại các thị trường vốn dĩ đã, đang biến động mạnh. Sự biến động của thị trường là lý do tại sao các chuyên gia khuyên các nhà đầu tư nên giữ khoản đầu tư tiền điện tử ở mức dưới 5% tổng danh mục đầu tư của họ và không nên đầu tư bất cứ thứ gì mà giả sử khi gặp phải thua lỗ lại cảm thấy rất khó chấp nhận. 

Quản lý tiền điện tử trong tương lai

Sự biến động của thị trường tiền điện tử thời gian qua đem tới cho các cơ quan quản lý và những người phát triển ra chúng cơ hội để xây dựng lại trong một môi trường có trật tự. Việc loại bỏ những kẻ xấu, người đầu cơ và bong bóng tài chính tạo cơ hội cho ngành công nghiệp tiền điện tử tập trung vào việc khắc phục những hạn chế, sai lầm và xây dựng công nghệ tốt hơn mà không bị phân tâm bởi lợi suất bị thổi phồng quá mức. Đây là lúc để rèn luyện tính kỷ luật và tập trung hơn vào bảo mật, phân cấp (Aramonte et al, 2021) và khả năng mở rộng. Đồng thời, hệ sinh thái tiền điện tử cuối cùng sẽ được quản lý một cách toàn diện ở nhiều khu vực pháp lý và với các tổ chức quốc tế như Ủy ban Ổn định tài chính cung cấp diễn đàn để phối hợp (FSB, 2022). Liên minh châu Âu (EU) đang ở giai đoạn quản lý lĩnh vực tiền điện tử tiên tiến nhất. Sau hai năm thảo luận ròng rã, các nhà lập pháp của EU đã thống nhất thông qua dự luật “Các thị trường trong ngành tài sản tiền mã hóa” (dự luật MiCA)2. Tại Mỹ, một Sắc lệnh hành pháp của Tổng thống vào tháng 5/2022 đã yêu cầu một số cơ quan có liên quan nghiên cứu vấn đề về quản lý và báo cáo lại trong vòng sáu tháng (Nhà Trắng, 2022). Tháng 4/2022, Vương quốc Anh đã thông báo rằng một loạt quy định đồng bộ sắp được ban hành, một phần trong nỗ lực biến quốc gia này trở thành trung tâm của ngành công nghiệp tiền điện tử (Her Majesty’s Treasury of the United Kingdom, 2022). Các quốc gia khác, chẳng hạn như Nhật Bản, Canada, Úc và Hàn Quốc đang triển khai luật tiền điện tử theo tinh thần tương tự.

Sự đổi mới và chặt chẽ hơn về mặt pháp lý có thể là nền tảng giúp tiền điện tử phát triển mạnh mẽ. Để đạt được các mục tiêu mà những người ủng hộ tiền điện tử đã hình dung, phải tăng cường an ninh mạng trong thế giới kỹ thuật số, bảo vệ hiệu quả quyền sở hữu, đổi mới sản phẩm và quy trình trong lĩnh vực tài chính và các lĩnh vực khác, tái cân bằng quyền lực giữa nhà cung cấp và người dùng dịch vụ kỹ thuật số với cái gọi là mô hình Web 3.03, tạo cơ hội cho các nhóm yếu thế… Đây là một điều kiện quan trọng và đầy thách thức cần phải được đáp ứng. Các cơ quan quản lý và ngành công nghiệp tiền điện tử cần hợp tác mang tính xây dựng và sáng tạo để luật pháp không đi sau công nghệ, không bị những nhà đầu tư lách luật.

Câu hỏi được đặt ra là, bên cạnh cơ hội để xây dựng ngành công nghiệp tiền điện tử trong một môi trường có trật tự thì liệu chúng ta có thể đặt sự khác biệt sang một bên không? Có một số rào cản tiềm ẩn trong đối thoại giữa cơ quan quản lý và khu vực tư nhân. Tài sản được giao dịch trên thị trường tài chính truyền thống đại diện cho quyền sở hữu đối với các thực thể xác định và/hoặc gắn các quyền hợp pháp nhất định. Điều này không phải lúc nào cũng đúng trên thị trường tiền điện tử và có thể làm phát sinh vấn đề về phạm vi quy định. Một phần đề xuất liên quan đến giá trị của tiền điện tử vẫn gắn liền với các hệ thống cho phép người tham gia ẩn danh trong khi cung cấp khả năng chống kiểm duyệt, tức là không thể chặn bất kỳ giao dịch kỹ thuật nào trên một chuỗi khối không được phép. Các nhà phát triển tiền điện tử thường mong muốn mức độ phân cấp cao hơn, tuy nhiên, điều đó không phù hợp với các khuôn khổ pháp lý chính thức.

Các cơ quan chức năng và ngành công nghiệp tiền điện tử có thể tương tác và đưa ra các giải pháp bảo vệ luật pháp mà không có sự khác biệt lớn so với các đặc tính của tiền điện tử. Ví dụ, phân cấp không có nghĩa là thiếu trách nhiệm pháp lý. Mặc dù một số tác nhân tiền điện tử quan tâm đến “không quản trị”, tức là tự động hóa hoàn toàn và bất biến của các giao thức. Tuy nhiên, trong thực tế, cuối cùng, hầu hết các dự án phi tập trung đều được quản lý bởi một ai đó, chẳng hạn như các thành viên của một tổ chức tự trị phi tập trung (DAO - Decentralized Autonomous Organization). DAO và các thỏa thuận tương tự có thể là chìa khóa để cân bằng các lợi ích liên quan trong lĩnh vực này.  

Tình trạng ẩn danh cũng làm nảy sinh những vấn đề hóc búa hơn, tuy nhiên, vẫn có thể tìm ra giải pháp nếu cả hai bên sẵn sàng nhượng bộ. Ví dụ, các cơ quan quản lý có thể khuyến khích sử dụng các công nghệ nhận dạng giúp giảm rò rỉ thông tin đến mức tối thiểu. Những công nghệ như vậy sẽ cho phép ẩn danh các bên quan tâm đối với bất kỳ ai, trừ cơ quan quản lý - không cần cung cấp thông tin cá nhân cho các sàn giao dịch hoặc bất kỳ công ty nào khác. Các giải pháp khác có thể được xây dựng dựa trên các đề xuất từ ngành công nghiệp tiền điện tử, chẳng hạn như đề xuất gần đây về mã soulbound (Weyl et al, 2022) hoặc NFT (Non-Fungible Token, nghĩa là các mã có tính độc nhất và không thể thay thế) không thể chuyển nhượng, có chứa thông tin có thể xác minh về một cá nhân.     

Khả năng chống kiểm duyệt là vấn đề khó giải quyết nhất, đó là một trong những mục tiêu chính của tiền điện tử tại thời điểm ra đời. Bitcoin ban đầu được sinh ra để cho phép giao dịch an toàn giữa các đồng nghiệp mà không cần phải dựa vào một trung gian đáng tin cậy. Tính toàn vẹn của giao dịch chỉ được đảm bảo bằng một thuật toán minh bạch, do đó có thể loại trừ bất kỳ hành vi lạm dụng nào. Việc cho phép bất kỳ thực thể thứ ba nào can thiệp vào các giao dịch sẽ làm suy yếu sâu sắc khái niệm này. Mặt khác, khả năng chống kiểm duyệt chính thức ngăn cản các quốc gia kiểm soát quyền tiếp cận cơ sở hạ tầng tài chính để triển khai quyền lực trong và ngoài nước, một đặc quyền thiết yếu ngay cả ở những khu vực tài phán tự do nhất (Baldwin, 2020). Vấn đề này ngày càng được công chúng quan tâm. Cơ quan Kiểm soát tài sản nước ngoài (Office of Foreign Assets Control - OFAC) của Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một bộ hợp đồng thông minh làm giảm khả năng truy xuất nguồn gốc của một số loại tiền điện tử. Tin tặc tại một số nước và các tội phạm khác đã sử dụng loại hợp đồng này để rửa tiền bất hợp pháp (Bộ Tài chính Mỹ, 2022). Đây là một động thái chưa từng có, vì các biện pháp trừng phạt thường nhắm vào các cá nhân hoặc công ty được nêu tên, chứ không phải một dạng mã tự trị. Các biện pháp trừng phạt là một công cụ rất mạnh, khiến bất kỳ ai tương tác với mã này có nguy cơ bị bỏ tù hàng chục năm. Quyết định của OFAC đã mở ra một cuộc tranh luận gay gắt mang âm hưởng của cuộc chiến mã hóa diễn ra tại các tòa án Mỹ vào những năm 1990.   

Việc khắc phục các nhược điểm của chống kiểm duyệt thường không có nhiều lựa chọn. Các cơ quan quản lý có thể tải các hợp đồng thông minh của riêng họ lên các chuỗi khối phổ biến, nhằm mục đích theo dõi các hoạt động đáng ngờ, nhưng cách tiếp cận này không đồng nghĩa với việc có thể chặn giao dịch. Đó là một lựa chọn bảo tồn tính toàn vẹn của hệ sinh thái, với hệ lụy là sự phản ứng chậm chạp của mã đó. Một giải pháp thay thế sẽ yêu cầu các nhà phát triển cài một số biện pháp kiểm soát nhất định vào các giao thức, khi chuỗi vẫn còn đang ở giai đoạn sơ khai tập trung, theo cách mà một số địa chỉ đã được nhiều người sáng lập giao thức đưa vào danh sách đen trên cơ sở tự nguyện. Việc cập nhật các biện pháp kiểm soát sẽ phải được thực hiện trực tiếp bởi các cơ quan chức năng, nhưng các hành động được phép đối với họ có thể bị hạn chế ngay từ đầu theo hướng minh bạch để ngăn chặn lạm dụng. Điều đó cho phép thực hiện các quy định quản lý tiền điện tử nhanh hơn, tuy nhiên lại mâu thuẫn sâu sắc với các nền tảng giá trị của tiền điện tử.

Theo Biancotti, C (2022), trong tương lai gần, với đặc tính riêng có và xu hướng phát triển của tiền điện tử, các cơ quan quản lý khi ban hành các quy định nhằm tạo dựng một khung khổ pháp luật để quản lý hoạt động của ngành công nghiệp tiền điện tử sẽ cần đặt trong trạng thái: “Tôi không thể sống cùng anh, nhưng tôi lại không thể sống thiếu anh”.

Nguồn: coinmarketcap.com.
MiCA bao gồm Luật An ninh mạng mới áp dụng cho tất cả các nhà cung cấp dịch vụ tài chính và đạo luật thiết lập chế độ thí điểm cho giao dịch chứng khoán được cung cấp bởi công nghệ sổ cái phân tán (DLT).
Theo Packy McCormick: "Web 3.0 là mạng internet thuộc sở hữu của người tạo lập và người dùng, được điều phối bằng các mã thông báo. Hay nói một cách khác: Sử dụng nhiều loại mã thông báo khác nhau trên Blockchain, tạo ra một cách trao đổi tài sản và thông tin mà không cần nền tảng trung gian (và lấy phí) từ mọi giao dịch”.


Tài liệu tham khảo:

1.  Biancotti, C (2022), "What's Next for Crypto?", Bank of Italy Occasional Papers, forthcoming.
2. Biancotti, C (2022), “Crypto and regulation: I can’t live with you, but I can’t live without you” on https://cepr.org/voxeu/columns/crypto-and-regulation-i-cant-live-you-i-cant-live-without-you.
3. Didisheim, A, S Kassibrakis and L Somoza (2022), "The End of Crypto Diversification Myth", VoxEU.org, 21 July.
4. Ethereum.org (2022), Ethereum for Everyone - Scaling Ethereum without Compromising on Security or Decentralization.
5. European Commission (2020), Digital Finance Package.
6. Financial Stability Board (2022),FSB Statement on International Regulation and Supervision of Crypto-Asset Activities, 11 July.
7. Her Majesty’s Treasury of the United Kingdom (2022), “Government sets out plan to make UK a global cryptoasset technology hub”, 4 April.
8. Landau, J P (2022), “Crypto Currencies and Digital Money: Tacking Stock”, VoxEU.org, 27 June.
9. The White House (2022), “Executive Order on Ensuring the Responsible Development of Digital Assets”, 06 March.
10. United States Department of the Treasury (2022), “U.S. Treasury Sanctions Notorious Virtual Currency Mixer Tornado Cash”, 08 August.
11. Weyl, E G, P Ohlhaver and V Buterin (2022), “Decentralized Society: Finding Web3’s Soul”, SSRN, 11 May.
12. Alex Gailey, Ryan Haar (2022): “The Future of Cryptocurrency: 8 Experts Share Predictions for the Second Half of 2022” on https://time.com/nextadvisor/investing/cryptocurrency/future-of-cryptocurrency/

 
Quỳnh Anh (Hà Nội)

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Agri-Fintech: Giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả tài trợ tài chính trong lĩnh vực nông nghiệp của kỉ nguyên số
Agri-Fintech: Giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả tài trợ tài chính trong lĩnh vực nông nghiệp của kỉ nguyên số
27/03/2024 308 lượt xem
Việc tài trợ tài chính cho lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam trong thời gian qua luôn gặp nhiều khó khăn cho dù đã có sự nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành và các bên liên quan.
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số
25/03/2024 951 lượt xem
Quá trình số hóa ở Việt Nam đang ngày càng phát triển nhanh chóng, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Với sự tiến bộ không ngừng của công nghệ, ngành Ngân hàng đang có những cải cách trong nền tảng kĩ thuật số nhằm cung ứng dịch vụ và giải quyết yêu cầu của khách hàng tốt hơn.
Nâng cao kĩ năng cho người tiêu dùng trong sử dụng thẻ tín dụng
Nâng cao kĩ năng cho người tiêu dùng trong sử dụng thẻ tín dụng
22/03/2024 2.033 lượt xem
Ngày nay, với nhiều tiện ích, thẻ tín dụng đã trở nên phổ biến trong chi tiêu, mua sắm của người dân. Tuy nhiên, thực tế không ít người do chưa hiểu rõ về tính năng của thẻ, số ngày miễn lãi, nguyên tắc trả nợ và cách tính lãi suất nếu thanh toán không đủ hoặc không đúng hạn mà có thể trở thành những “con nợ” lớn của ngân hàng.
Tăng cường các giải pháp ngăn chặn lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản
Tăng cường các giải pháp ngăn chặn lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản
20/03/2024 2.140 lượt xem
Thời gian gần đây, ngày càng xuất hiện nhiều hơn tình trạng tội phạm sử dụng các loại mã độc đánh cắp thông tin, mã hóa dữ liệu của người dùng để chiếm đoạt tài sản. Các chuyên gia bảo mật cảnh báo, sau khi xâm nhập, các mã độc này có thể "nằm vùng" như một gián điệp, thu thập thông tin, điều khiển các ứng dụng ngân hàng, đánh cắp tài khoản, mật khẩu và mã OTP của nạn nhân để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
Giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và số hóa ngân hàng
Giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và số hóa ngân hàng
15/03/2024 2.458 lượt xem
Thời gian qua, với mục tiêu lấy khách hàng là trung tâm, ngành Ngân hàng đã không ngừng hoàn thiện pháp lý và hạ tầng công nghệ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM), thúc đẩy hoạt động ngân hàng số và đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán.
Nghĩa vụ bảo mật thông tin người sử dụng Internet Banking của nhà cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán
Nghĩa vụ bảo mật thông tin người sử dụng Internet Banking của nhà cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán
13/03/2024 2.546 lượt xem
Trong bối cảnh chuyển đổi số, Việt Nam luôn nỗ lực thay đổi, cải tiến và cập nhật những công nghệ hiện đại để áp dụng phát triển trong hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế. Internet Banking hay dịch vụ thanh toán trên các thiết bị điện tử trở thành một bước tiến trong giao dịch thương mại.
Hoạt động tài chính vi mô trong xu hướng phát triển của công nghệ tài chính
Hoạt động tài chính vi mô trong xu hướng phát triển của công nghệ tài chính
04/03/2024 3.407 lượt xem
Tổ chức tài chính vi mô (TCVM) là loại hình tổ chức tín dụng thực hiện một số hoạt động nghiệp vụ như ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp nhỏ.
Xây dựng nguồn lực con người nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp trong chuyển đổi số hoạt động ngân hàng
Xây dựng nguồn lực con người nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp trong chuyển đổi số hoạt động ngân hàng
01/03/2024 3.500 lượt xem
Kết quả nghiên cứu về phát triển văn hóa doanh nghiệp trong chuyển đổi số của các tổ chức nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng đều khẳng định, văn hóa doanh nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng, như là “quyền lực mềm” của tổ chức, giúp tổ chức phát triển bền vững.
Pháp luật về định danh khách hàng điện tử trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam
Pháp luật về định danh khách hàng điện tử trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam
14/02/2024 5.173 lượt xem
Trong quá trình hoạt động chuyển đổi số ngành Ngân hàng tại Việt Nam, định danh khách hàng điện tử hay còn gọi là eKYC (Electronic Know Your Customer) đang trở thành một xu hướng phát triển tất yếu. Công nghệ này cho phép các ngân hàng tại Việt Nam cung ứng dịch vụ số hóa, nâng cao trải nghiệm của khách hàng và tối ưu hóa hoạt động, đặc biệt trong hoạt động liên quan đến tài khoản thanh toán.
Chuyển đổi số ngành Ngân hàng - Tăng tốc và phát triển bền vững
Chuyển đổi số ngành Ngân hàng - Tăng tốc và phát triển bền vững
08/02/2024 5.152 lượt xem
Chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng không chỉ là một xu hướng mà còn là một bước tiến quan trọng hướng tới tương lai tài chính hiện đại và linh hoạt.
Triển khai ứng dụng dữ liệu dân cư quốc gia góp phần đảm bảo an ninh, an toàn và thúc đẩy chuyển đổi số ngân hàng
Triển khai ứng dụng dữ liệu dân cư quốc gia góp phần đảm bảo an ninh, an toàn và thúc đẩy chuyển đổi số ngân hàng
01/02/2024 5.283 lượt xem
Trong bối cảnh phát triển sâu rộng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) trong mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội, xu hướng chuyển dịch các giao dịch theo phương thức truyền thống sang môi trường điện tử gia tăng. Khách hàng được trải nghiệm đa dạng các dịch vụ tiện ích, hiện đại và tiết kiệm thời gian, chi phí.
Tăng cường đào tạo văn hóa số lĩnh vực ngân hàng theo mô hình ASK trong bối cảnh chuyển đổi số tại Việt Nam
Tăng cường đào tạo văn hóa số lĩnh vực ngân hàng theo mô hình ASK trong bối cảnh chuyển đổi số tại Việt Nam
29/01/2024 5.357 lượt xem
Trong quá trình chuyển đổi số, xây dựng văn hóa số giúp ngân hàng tạo ra nguồn nhân lực với tư duy đột phá sáng tạo, tạo ra các sáng kiến số đổi mới với khả năng thích ứng linh hoạt với thay đổi, từ đó đưa ngân hàng bước lên vị thế cao hơn trên thị trường.
Những điểm nhấn khoa học và công nghệ Việt Nam 2023
Những điểm nhấn khoa học và công nghệ Việt Nam 2023
25/01/2024 5.541 lượt xem
Năm qua, Việt Nam có sự bùng nổ và vươn lên mạnh mẽ trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, nhiều nhà khoa học được vinh danh ở các giải thưởng, bảng xếp hạng lớn trên thế giới; Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu tăng bậc; liên tục bùng nổ các ứng dụng phần mềm liên quan đến AI... Dưới đây là 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật trong năm 2023.
Thực trạng ứng dụng QR Code trong thanh toán ngân hàng
Thực trạng ứng dụng QR Code trong thanh toán ngân hàng
24/01/2024 5.689 lượt xem
Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) và thanh toán điện tử ở Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh. Trong đó, phương thức thanh toán QR Code đang dần trở nên phổ biến và được nhiều người tiêu dùng sử dụng.
Một số xu hướng về an ninh mạng năm 2024
Một số xu hướng về an ninh mạng năm 2024
22/01/2024 6.077 lượt xem
Với việc công nghệ không ngừng phát triển nhanh chóng, năm 2024 là năm định hình để tiếp tục những đột phá có thể làm thay đổi cách sống, cách giao tiếp của con người.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

78.000

80.000

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

78.000

80.000

Vàng SJC 5c

78.000

80.020

Vàng nhẫn 9999

68.000

69.300

Vàng nữ trang 9999

67.900

68.800


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,550 24,920 26,090 27,522 30,409 31,703 158.80 168.08
BIDV 24,625 24,935 26,276 27,495 30,531 31,832 159.54 168.07
VietinBank 24,512 24,932 26,321 27,616 30,837 31,847 160.42 168.37
Agribank 24,600 24,930 26,213 27,483 30,551 31,684 159.87 167.97
Eximbank 24,520 24,910 26,361 27,131 30,735 31,632 161.25 165.95
ACB 24,570 24,970 26,457 27,114 30,964 31,606 161.07 166.23
Sacombank 24,552 24,947 26,529 27,087 31,020 31,531 161.74 166.78
Techcombank 24,561 24,933 26,174 27,513 30,438 31,764 157.07 169.48
LPBank 24,380 25,100 26,095 27,625 30,866 31,814 159.15 170.67
DongA Bank 24,610 24,960 26,400 27,080 30,780 31,620 159.00 166.10
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,40
2,60
3,50
3,70
4,50
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,20
2,20
2,30
3,40
3,45
4,40
4,40
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
1,80
1,80
2,10
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,00
3,20
3,30
3,80
3,80
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?