admin Trọng tâm là công tác phòng chống dịch và các giải pháp phát triển kinh tế xã hội cuối năm
04/10/2021 08:54 5.685 lượt xem
Đó là thông tin mà Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP), Người phát ngôn của Chính phủ Trần Văn Sơn cung cấp cho báo chí chiều ngày 2/10/2021 tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2021. Cùng dự buổi họp báo có đại diện lãnh đạo nhiều bộ, ngành, đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú.

 

Quang cảnh họp báo Chính phủ chiều 2/10


Bộ trưởng Trần Văn Sơn cho biết, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, sáng ngày 2/10, Chính phủ đã tiến hành phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2021. Phiên họp diễn ra trong bối cảnh nước ta đã đi được 3/4 quãng đường của năm 2021 trong thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội gặp nhiều khó khăn, thách thức, do những tác động tiêu cực của đợt dịch thứ 4 với biến chủng Delta nguy hiểm.

Tại Phiên họp này, Chính phủ, các địa phương đã thảo luận công tác phòng chống dịch COVID-19; tình hình kinh tế-xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2021, các giải pháp trọng tâm trong những tháng cuối năm 2021.

Thực hiện từng bước việc mở cửa trở lại nền kinh tế

Về công tác phòng chống dịch COVID-19, các thành viên Chính phủ, lãnh đạo địa phương thống nhất đánh giá, sau khi kiện toàn, Ban Chỉ đạo quốc gia đã khẩn trương nắm chắc tình hình, đưa ra những biện pháp kịp thời, quyết đoán và chưa có tiền lệ để xử lý tình huống cấp bách do dịch gây ra tại TPHCM và một số tỉnh, thành phố. Đến nay, tình hình dịch được kiểm soát tốt hơn trên phạm vi toàn quốc. Tại tâm dịch ở TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, tỉ lệ nhiễm và tử vong giảm sâu. An sinh xã hội, đời sống nhân dân ở những nơi thực hiện giãn cách cơ bản được bảo đảm; trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Từ yêu cầu thực tiễn về công tác phòng chống dịch và yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, các thành viên Chính phủ và các địa phương nhận định chúng ta có đủ cơ sở để chuyển hướng chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, nhằm thực hiện từng bước việc mở cửa trở lại nền kinh tế, bảo đảm hài hòa giữa mở cửa và an toàn dịch bệnh. Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh hiện nay, chỉ có sự lựa chọn tối ưu, không có sự lựa chọn hoàn hảo. Thủ tướng nhấn mạnh phải có lộ trình thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Trong phòng chống dịch bệnh, công tác phòng ngừa có ý nghĩa rất quan trọng và quyết định trong bối cảnh độ bao phủ vaccine chưa cao. Chúng ta có lộ trình mở cửa nhưng phải bảo đảm an toàn. Quán triệt thực hiện nguyên tắc 5K + vaccine, thuốc điều trị + công nghệ + ý thức của Nhân dân, với 3 trụ cột chính: Cách ly, xét nghiệm, điều trị. Trong 3 trụ cột nêu trên, cách ly cần thực hiện ở phạm vi hẹp nhất có thể, phải chặt chẽ, đúng nguyên tắc, bảo đảm hiệu quả. Xét nghiệm phải khoa học, hiệu quả, tốc độ xét nghiệp phải nhanh hơn tốc độ lây lan của dịch bênh. Điều trị phải có sự phân loại, chăm sóc, tiếp cận y tế từ sớm, từ xa, từ cơ sở, không để dẫn đến quá tải hệ thống y tế và khủng hoảng y tế, hạn chế thấp nhất các ca tử vong.

Thủ tướng cũng lưu ý các địa phương tuyên truyền, vận động, hỗ trợ người lao động ở các thành phố lớn sớm ổn định cuộc sống, không di chuyển tự phát. Trường hợp người dân, người lao động quyết tâm rời thành phố, các khu công nghiệp, các khu chế xuất về quê, các tỉnh, thành phố phối hợp, thực hiện tốt các biện pháp y tế, tổ chức việc đưa đón có trật tự, an toàn, không gây ách tắc; đồng thời thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ cần thiết, bảo đảm an sinh xã hội, đời sống ổn định của nhân dân. Củng cố, phát triển hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở; sẵn sàng tăng cường y tế lưu động, đảm bảo người dân được tiếp cận y tế từ sớm, từ xa, từ cơ sở, không để dẫn đến quá tải hệ thống y tế và khủng hoảng y tế. Hạn chế thấp nhất các ca tử vong.

Tại phiên họp, các thành viên Chính phủ và lãnh đạo nhiều địa phương... đã đóng góp nhiều ý kiến liên quan đến các tiêu chí, giải pháp để sớm ban hành một Hướng dẫn tạm thời, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay về công tác phòng chống dịch.

Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát ở mức thấp, các cân đối lớn được bảo đảm

Về tình hình kinh tế - xã hội, Chính phủ thống nhất nhận định, do tác động của dịch bệnh, tốc độ tăng trưởng quý III giảm sâu, kéo tăng trưởng 9 tháng chỉ đạt 1,42% nhưng nền kinh tế vẫn có những điểm sáng. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát ở mức thấp, các cân đối lớn được bảo đảm. Sản xuất khu vực nông nghiệp vẫn là điểm sáng, giữ vai trò trụ đỡ của nền kinh tế; an ninh lương thực, thực phẩm được đảm bảo. Trên 70% doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo lạc quan về tình hình sản xuất kinh doanh quý IV. Vốn FDI đăng ký 9 tháng ước đạt 22,15 tỷ USD, tăng 4,4%, trong đó số các dự án quy mô lớn tăng mạnh. An sinh xã hội được đặc biệt quan tâm trong điều kiện dịch bệnh. Đã có trên 18 triệu người được hỗ trợ với gần 15 nghìn tỷ đồng. Trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; quốc phòng, an ninh được giữ vững. Đối ngoại được đẩy mạnh, đặc biệt ngoại giao vaccine.


 

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú trả lời câu hỏi của phóng viên tại cuộc họp báo

Bên cạnh kết quả đạt được, nền kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn, thách thức, cần có những giải pháp đồng bộ, hiệu quả để xử lý, khắc phục trong đó nổi lên là: Nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa bị đình trệ, chi phí tăng cao, một số chuỗi sản xuất bị đứt gãy cục bộ; nguy cơ nợ xấu gia tăng; giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp. Việc làm, sinh kế, đời sống một bộ phận người dân, người lao động bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là ở những địa bàn có dịch bùng phát...

Kết luận phiên họp, sau khi phân tích bối cảnh tình hình trong nước, khu vực và quốc tế, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế của nước ta sẽ phụ thuộc rất lớn vào việc phục hồi sản xuất, kinh doanh và thực hiện chiến lược “thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh”; nhiệm vụ những tháng cuối năm là hết sức nặng nề. Vì vậy, các cấp, các ngành phải quán triệt và thực hiện nghiêm, thống nhất quan điểm để vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa khôi phục và thúc đẩy phát triển KTXH.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp theo các Nghị quyết, Kết luận của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; trong đó cần tập trung xây dựng, hoàn thiện Chiến lược khôi phục và phát triển kinh tế trong trạng thái bình thường mới đồng bộ với Chiến lược tổng thể phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới. Các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, mở lại các hoạt động sản xuất kinh doanh, giao thông, lưu thông hàng hóa, du lịch, giáo dục đào tạo... theo lộ trình từng bước.

Phối hợp linh hoạt chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ, tạo ổn định nền tảng kinh tế vĩ mô; kiểm soát tốt lạm phát, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên; bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Có chính sách kích thích nền kinh tế, đưa dòng tiền vào nền kinh tế đúng hướng. Tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ các lĩnh vực kinh tế có rủi ro cao.

Bảo đảm lưu thông hàng hóa và đi lại của người dân thông suốt nội tỉnh và liên tỉnh, không để ách tắc, không để mỗi địa phương một kiểu; hướng dẫn công khai, rõ về các yêu cầu trong bảo đảm an toàn chống dịch và thống nhất trên toàn quốc để các địa phương thực hiện, từng doanh nghiệp, người dân dễ dàng tra cứu và tuân thủ.

Triển khai các giải pháp phục hồi hoạt động tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất...; tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp để giữ đơn hàng, duy trì chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất, nỗ lực giành đơn hàng cho mùa cao điểm mua sắm cuối năm ở châu Âu, Bắc Mỹ, nhất là các ngành hàng chủ lực (dệt may, da giày…), các doanh nghiệp FDI. Tổ chức khai thác, tận dụng cơ hội từ các FTA để có giải pháp phát triển thị trường, tháo gỡ rào cản, thúc đẩy xuất khẩu.

Bảo đảm an sinh xã hội, an dân, ổn định chính trị, xã hội; triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động. Có giải pháp bảo đảm lao động, sẵn sàng đưa người lao động trở lại làm việc để khôi phục, phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế. Khẩn trương xây dựng hướng dẫn tổ chức dạy và học phù hợp tình hình, mức độ nguy cơ dịch bệnh từng địa phương. Thực hiện các chính sách, giải pháp hỗ trợ học sinh, sinh viên, nhất là các cháu gặp khó khăn, bị mồ côi do dịch COVID-19.

Giữ vững an ninh chính trị, trật tự, trật tự xã hội; phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm; tăng cường công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí. Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, tạo đồng thuận xã hội trong phát triển kinh tế-xã hội, phòng chống dịch.

Tại buổi họp báo Chính phủ vào chiều 2/10, trả lời câu hỏi của báo chí về các nội dung liên quan đến triển khai thí điểm Mobile Money, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, theo Quyết định 316/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán hàng hóa, dịch vụ (Mobile Money) mà Thủ tướng đã ban hành, hiện NHNN đã nhận được hồ sơ đăng ký triển khai của 3 doanh nghiệp viễn thông là Viettel, VNPT, Mobifone.

Theo Phó Thống đốc, việc hoàn thiện hồ sơ và triển khai thực hiện cần thời gian. Sau khi nhận được hồ sơ NHNN đã chuyển lấy ý kiến thống nhất từ Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, vì đây là vấn đề đòi phải hết sức chặt chẽ, đúng quy định, đảm bảo an toàn cho người dân, an toàn cho hệ thống thanh toán.

“Về cơ bản, chúng tôi cũng đã thống nhất và hy vọng trong tháng 10 này, 3 Bộ sẽ thống nhất hồ sơ của các đơn vị này. Khi đủ điều kiện và có sự thống nhất chung của 3 Bộ, sẽ có quyết định cho cấp phép để 3 đơn vị triển khai dịch vụ này”, Phó Thống đốc thông tin.

Phó Thống đốc cho biết, lý do 3 Bộ cùng tham gia quản lý hoạt động này do đây là hoạt động khá phức tạp, đòi hỏi phải bảo đảm an toàn cho người sử dụng, cho người dân cũng như an toàn cho hệ thống thanh toán. Đây là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, sử dụng công nghệ (đặc biệt là điện thoại di động của mỗi người dân), hết sức thuận tiện cho người dân nhưng cũng đòi hỏi phải hết sức an toàn, tránh bị lợi dụng cũng như những vi phạm, tiêu cực khi đã triển khai thí điểm.

Đối với việc triển khai thí điểm, lúc đầu dự định triển khai tại một số địa phương nhưng sau khi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cân nhắc, sẽ cho triển khai đồng bộ trên cả nước. Thời gian thí điểm khoảng 2 năm. Sau khi thí điểm hoàn thành sẽ rút kinh nghiệm, đánh giá và cho triển khai chính thức chương trình này.

NN, Ảnh: Nhật Bắc
Theo sbv.gov.vn

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Chuỗi sự kiện Giáo dục tài chính năm 2024 “Đồng tiền thông thái”: Hữu ích, hấp dẫn và sáng tạo
Chuỗi sự kiện Giáo dục tài chính năm 2024 “Đồng tiền thông thái”: Hữu ích, hấp dẫn và sáng tạo
03/10/2024 08:59 81 lượt xem
Trong hai ngày, 01 - 02/10/2024, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Chuỗi sự kiện Giáo dục tài chính năm 2024 với chủ đề “Đồng tiền thông thái”.
Học viện Ngân hàng đóng góp tích cực vào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Ngân hàng
Học viện Ngân hàng đóng góp tích cực vào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Ngân hàng
02/10/2024 19:39 112 lượt xem
Ngày 02/10/2024, Học viện Ngân hàng (HVNH) tổ chức Lễ Khai giảng năm học 2024 - 2025. Tiến sĩ Đào Minh Tú, Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tới dự và đánh trống khai giảng năm học mới.
Thủ tướng: Chuyển đổi năng lượng cần cơ chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt và quản lý thông minh
Thủ tướng: Chuyển đổi năng lượng cần cơ chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt và quản lý thông minh
02/10/2024 14:28 108 lượt xem
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quyết tâm làm tốt hơn nữa trong ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển xanh, chuyển đổi năng lượng sạch, thực hiện các cam kết COP26, với cơ chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt và quản lý thông minh.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Ireland
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Ireland
02/10/2024 10:48 100 lượt xem
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tại Mông Cổ, chiều tối 1/10/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời sân bay Thành Cát Tư Hãn, thủ đô Ulaanbaatar đi thăm cấp Nhà nước tới Ireland từ ngày 01/10 - 03/10/2024, theo lời mời của Tổng thống Ireland Michael D. Higgins.
Sôi động chương trình triển lãm gian hàng trong Chuỗi sự kiện GDTC 2024 Đồng tiền thông thái
Sôi động chương trình triển lãm gian hàng trong Chuỗi sự kiện GDTC 2024 "Đồng tiền thông thái"
01/10/2024 09:55 98 lượt xem
Chuỗi sự kiện Giáo dục tài chính 2024 với chủ đề "Đồng tiền thông thái" sẽ được tổ chức tại Học viện Ngân hàng dưới sự phối hợp của Học viện Ngân hàng và Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vào ngày 1 - 2/10/2024. Đây là sự kiện dành riêng cho tân sinh viên và sinh viên đang theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng trong khu vực.
Thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Mông Cổ
Thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Mông Cổ
01/10/2024 08:34 79 lượt xem
Kết thúc hội đàm hẹp và tiến hành hội đàm chính thức, chiều 30/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh, đã ra Tuyên bố chung Việt Nam - Mông Cổ về thiết lập quan hệ đối tác toàn diện nhằm định hướng cho sự hợp tác tin cậy sâu sắc giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả và toàn diện.
Giới thiệu bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024
Giới thiệu bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024
30/09/2024 09:05 4.189 lượt xem
Thực hiện Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Chuyển đổi số quốc gia, lựa chọn ngày 10/10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 và đăng tải trên Cổng Chuyển đổi số quốc gia.
Hội nghị Công tác thanh tra, giám sát ngân hàng năm 2024: Triển khai hiệu quả kế hoạch và nhiệm vụ được giao
Hội nghị Công tác thanh tra, giám sát ngân hàng năm 2024: Triển khai hiệu quả kế hoạch và nhiệm vụ được giao
29/09/2024 09:26 332 lượt xem
Ngày 28/9, tại Thành phố Đà Nẵng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Hội nghị Công tác thanh tra, giám sát ngân hàng (TTGSNH) năm 2024. Phó Thống đốc Phạm Quang Dũng chủ trì và chỉ đạo Hội nghị. Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo các đơn vị thuộc NHNN, lãnh đạo và cán bộ Cơ quan TTGSNH; lãnh đạo NHNN chi nhánh và Chánh TTGS NHNN 63 tỉnh, thành phố.
Hội đàm song phương cấp cao giữa NHNN Việt Nam và NHTW Thái Lan
Hội đàm song phương cấp cao giữa NHNN Việt Nam và NHTW Thái Lan
28/09/2024 14:07 268 lượt xem
Ngày 27/9, tại Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tại Hà Nội đã diễn ra Hội đàm song phương cấp cao giữa NHNN Việt Nam và NHTW Thái Lan do Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Thị Hồng và Thống đốc NHTW Thái Lan Sethaput Suthiwartnarueput đồng chủ trì. Tham dự Hội đàm song phương có đại diện Lãnh đạo các Vụ, Cục chức năng của NHNN và Lãnh đạo cấp cao của NHTW Thái Lan.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

82.000

84.000

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

82.000

84.000

Vàng SJC 5c

82.000

84.020

Vàng nhẫn 9999

81.500

82.900

Vàng nữ trang 9999

81.450

82.600


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,390 24,760 26,736 28,203 31,890 33,247 164.66 174.25
BIDV 24,440 24,780 26,995 28,221 32,340 33,284 167 174.48
VietinBank 24,432 24,772 27,007 28,207 32,348 33,358 167.10 174.85
Agribank 24,410 24,770 26,908 28,135 32,121 33,244 166.11 174.58
Eximbank 24,420 24,840 27,012 27,989 32,260 33,384 167.74 173.82
ACB 24,420 24,770 26,930 27,868 32,227 33,217 167.81 174.53
Sacombank 24,430 24,760 27,103 27,955 32,386 33,203 167.36 174.38
Techcombank 24,428 24,821 26,755 28,110 31,879 33,213 164.56 177.07
LPBank 24,215 25,000 26,864 28,487 32,413 33,391 166.18 177.93
DongA Bank 24,450 24,770 27,120 27,870 32,260 33,230 165.30 172.90
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
2,20
2,20
2,50
3,50
3,50
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,60
3,60
3,60
4,90
4,90
5,30
5,20
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?