Tọa đàm báo cáo kết quả điều tra kỳ vọng lạm phát Quý IV/2023 và kiến nghị giải pháp kiểm soát lạm phát trong thời gian tới
17/11/2023 210 lượt xem
Ngày 17/11/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức “Tọa đàm báo cáo kết quả điều tra kỳ vọng lạm phát Quý IV/2023 và kiến nghị giải pháp kiểm soát lạm phát trong thời gian tới”. Tham dự về phía NHNN có Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà, đại diện lãnh đạo các đơn vị: Văn phòng, Vụ Dự báo Thống Kê, Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Truyền thông, Viện Chiến lược Ngân hàng...; Đại diện các tổ chức tài chính quốc tế WB, IMF; Tham dự tọa đàm còn có TS. Lê Xuân Nghĩa, TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia và đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một số ngân hàng thương mại...
 
 
Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà phát biểu khai mạc tọa đàm
 
Phát biểu khai mạc tọa đàm, Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà cho biết, bối cảnh quốc tế chúng ta đang dần bước vào tháng cuối cùng của một năm đầy thách thức, biến động của năm 2022 và 2023. Di chứng của đại dịch Covid-19, căng thẳng địa chính trị ở châu Âu, Trung Đông tiếp tục diễn biến phức tạp khiến cho quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu chậm lại. Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới do IMF phát hành đầu tháng 10 vừa qua dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2023 chỉ ở mức 3% (giảm 0,5 điểm phần trăm so với năm 2022), tiếp tục năm 2024 ở mức 2,9%. Đây là mức tăng trưởng thấp so với tốc độ tăng trưởng trung bình GDP toàn cầu giai đoạn 2000 - 2019 là 3,8%.

Đề cập đến tình hình trong nước, Phó Thống đốc cho rằng, Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển và có “độ mở” lớn, kinh tế Việt Nam cũng phải đối mặt với những thử thách chưa từng có tiền lệ, từ những hệ lụy của sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu đến những hệ lụy của quá trình thặt chặt tiền tệ liên tục và quyết liệt của các Ngân hàng Trung ương lớn trên thế giới. Có lẽ chưa bao giờ lãi suất ngắn hạn của đồng đôla Mỹ lại cao hơn lãi suất VND như trong năm 2023, tạo sức ép lớn lên tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đôla Mỹ. Trong bối cảnh ấy, vừa phải giảm mạnh lãi suất VND nhằm hỗ trợ khu vực doanh nghiệp, vừa phải điều hành tỷ giá USD/VND linh hoạt, hài hòa trong tầm kiểm soát, vừa phải đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu lạm phát là những nhiệm vụ vô cùng khó khăn đặt ra cho Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.


Quang cảnh buổi tọa đàm

Phó Thống đốc cho biết thêm, đến thời điểm hiện nay, nếu kinh tế toàn cầu không xảy ra một cú sốc lớn trong tháng còn lại của năm thì có thể khẳng định rằng NHNN cùng các bộ, ngành đã góp phần tham mưu hiệu quả cho Chính phủ giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Theo nhiều dự báo, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm nay có thể không đạt kỳ vọng thấp hơ kế hoạch, mục tiêu nhưng chúng ta có thể tin tưởng rằng lạm phát năm 2023 sẽ nằm dưới mức mục tiêu, khoảng 4,5%, do Quốc hội đề ra. Và 2023 cũng là năm chứng kiến một thập kỷ Việt Nam kiểm soát lạm phát thành công. Kiểm soát lạm phát mục tiêu nó là một tiến trình lâu dài.

Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà nhấn mạnh, một thập kỷ kiểm soát lạm phát thành công là dấu ấn đáng ghi nhận nhưng cũng là gánh nặng trên vai các cơ quan tham mưu hoạch định chính sách điều hành kinh tế vĩ mô cho Chính phủ trong thời gian tới, đặc biệt trong bối cảnh lạm phát tại nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới vẫn tiếp tục “neo” khá xa trên mức mục tiêu và quá trình tăng lãi suất có thể vẫn chưa dừng lại.

Phó Thống đốc thông tin, để góp phần kiểm soát lạm phát thành công, NHNN đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả trên cơ sở tổng hợp, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình kịp thời diễn biến kinh tế - tài chính trong nước và quốc tế. Để có thêm thông tin phục vụ công tác điều hành chính sách tiền tệ, kiểm soát lạm phát, từ Quý I/2013, NHNN đã triển khai thí điểm điều tra kỳ vọng lạm phát đối với các tổ chức tín dụng; từ Quý IV/2018, NHNN thực hiện điều tra thí điểm kỳ vọng lạm phát đối với các chuyên gia kinh tế. Đến năm 2016, điều tra kỳ vọng lạm phát hàng tháng đối với các tổ chức tín dụng đã chính thức được đưa vào Danh mục điều tra thống kê của NHNN.

So với lịch sử điều tra kỳ vọng lạm phát đã trải qua nhiều thập kỷ của các cơ quan thống kê, các Ngân hàng Trung ương lớn trên thế giới, có thể coi điều tra kỳ vọng lạm phát ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn khởi đầu với những hạn chế khó tránh khỏi. Mặc dù vậy, kết quả thu được từ điều tra các tổ chức tín dụng với khoảng kỳ vọng lạm phát đến 1 năm tới cùng với kết quả điều tra thí điểm các chuyên gia kinh tế với khoảng kỳ vọng lạm phát đến 2 năm tới đã giúp NHNN nắm bắt kỳ vọng lạm phát một cách đầy đủ và toàn diện hơn từ các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế. Đến nay, đo lường kỳ vọng lạm phát bằng phương pháp điều tra đã góp phần từng bước hình thành chuỗi biến số lạm phát kỳ vọng. Đây là một trong những “đầu vào” quan trọng được nhiều Ngân hàng Trung ương sử dụng trong quá trình hoạch định chính sách tiền tệ.

Thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ cho thấy, để kiểm soát lạm phát, bên cạnh sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ, các Ngân hàng Trung ương ngày càng quan tâm hơn tới nắm bắt kỳ vọng lạm phát và “neo giữ” kỳ vọng lạm phát để từ đó kiểm soát lạm phát hiệu quả hơn. Mối quan hệ giữa kỳ vọng lạm phát với lạm phát còn được quan tâm hơn trong thời gian gần đây trong bối cảnh lạm phát toàn cầu tăng mạnh sau đại dịch Covid-19. “Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới của IMF phát hành đầu tháng 10/2023 đã dành trọn Chương 2 cho chủ đề: “Kiểm soát kỳ vọng: Lạm phát và chính sách tiền tệ”. Hy vọng những phát hiện mới từ chủ đề nghiên cứu của IMF được chia sẻ tại buổi tọa đàm này sẽ được các quý vị thảo luận và bổ sung phong phú,” Phó Thống đốc nhấn mạnh.

Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Dự báo Thống kê Nguyễn Phi Lân phát biểu tại tọa đàm

Đại diện nhóm điều tra báo cáo kết quả điều tra kỳ vọng lạm phát Quý IV/2023 và kiến nghị giải pháp kiểm soát lạm phát trong thời gian tới thuộc Vụ Dự báo thống kê, NHNN trình bày báo cáo tại tọa đàm. Theo đó, báo cáo gồm 3 phần: Kỳ vọng lạm phát và chính sách tiền tệ; đo lường kỳ vọng lạm phát ở Việt Nam; kiến nghị giải pháp kiểm soát lạm phát trong thời gian tới.

Báo cáo của nhóm điều tra nêu rõ, vì sao các NHTW phải quan tâm tới kỳ vọng lạm phát. Kỳ vọng lạm phát phản ánh niềm tin của công chúng đối với NHTW trong việc thực hiện mục tiêu ổn định giá cả thông qua việc hiện thực hóa cam kết về mục tiêu lạm phát. Nếu mọi người tin rằng FED sẽ thực hiện được mục tiêu lạm phát 2% thì người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp có thể sẽ không mấy phản ứng khi lạm phát thực tế tạm thời cao hơn (hoặc thấp hơn) mục tiêu. Hệ quả này khiến FED dễ dàng hơn trong việc thực hiện sứ mệnh ổn định giá.

Thông tin đại diện nhóm điều tra đưa ra tại tọa đàm, hầu hết các NHTW lớn trên thế giới đều thực hiện các cuộc điều tra nhằm nắm bắt kỳ vọng lạm phát phục vụ điều hành chính sách tiền tệ, nhất là các NHTW theo đuổi lạm phát mục tiêu như: Mỹ, ECB, Nhật Bản, Canada, Úc… Điều tra kỳ vọng lạm phát đối với các chuyên gia kinh tế cũng được nhiều NHTW thực hiện do các chuyên gia có ưu thế nhờ trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghệm và khả năng tiếp cận thông tin. Thực tiễn cho thấy các chuyên gia kinh tế có thế mạnh trong việc đưa ra dự báo, kỳ vọng lạm phát trung, dài hạn.

Báo cáo kết quả điều tra cũng chỉ rõ kỳ vọng lạm phát và chính sách tiền tệ. Kỳ vọng lạm phát như: Kỳ vọng lạm phát đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát lạm phát và thwujc thi chính sách tiền tệ. Năm bắt kỳ vọng lạm phát, cần sử dụng nhiều phương pháp đo lường khác nhau. Hiểu sâu hơn về hành vi của các chủ thể kinh tế (nhận thức, kỳ vọng, niềm tin) giúp kiểm soát lạm phát hiệu quả hơn. Truyền thông đóng vai trò quan trọng trong nghệ thuật điều hành chính sách tiền tệ…

Các ý kiến của các đại biểu trong và ngoài nước tham gia tại buổi tọa đàm đã chỉ ra rằng để kiểm soát lạm phát, bên cạnh sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ, việc nắm bắt kỳ vọng lạm phát và “neo giữ” kỳ vọng lạm phát hợp lý sẽ góp phần kiểm soát lạm phát hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, một chiến lược truyền thông chính sách hiệu quả cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với kiểm soát lạm phát. Để kiểm soát lạm phát thành công cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa giữa chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác…

Phát biểu kết luận buổi tọa đàm Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Dự báo Thống kê, NHNN Nguyễn Phi Lân cho biết, NHNN sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến kinh tế vĩ mô, để điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ và giải pháp chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối. Tọa đàm đã thu nhận được những đề xuất đa chiều, mang tính xây dựng với tinh thần trách nhiệm cao giúp kiểm soát lạm phát thành công.

Theo sbv.gov.vn


Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng tham dự Hội nghị Thống đốc Đặc biệt của BIS và Hội nghị cấp cao HKMA-BIS 2023
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng tham dự Hội nghị Thống đốc Đặc biệt của BIS và Hội nghị cấp cao HKMA-BIS 2023
29/11/2023 46 lượt xem
Từ ngày 26-28/11/2023, Đoàn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) do Thống đốc Nguyễn Thị Hồng dẫn đầu đã tham dự Hội nghị Thống đốc Đặc biệt của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) và Hội nghị cấp cao do Cơ quan Quản lý Tiền tệ Hồng Kông (HKMA) phối hợp với BIS tổ chức tại Hồng Kông, Trung Quốc.
ADB: Thị trường trái phiếu nội tệ tăng do NHNN
ADB: Thị trường trái phiếu nội tệ tăng do NHNN
29/11/2023 75 lượt xem
Việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục phát hành tín phiếu đã giúp thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của nền kinh tế tăng 3,9% so với quý trước. Vào cuối tháng 9, tổng lượng trái phiếu đang lưu hành đạt 108,6 tỷ USD.
Vietcombank 8 năm liên tiếp là ngân hàng có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam
Vietcombank 8 năm liên tiếp là ngân hàng có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam
28/11/2023 111 lượt xem
Ngày 23/11/2023, Công ty tư vấn Tiên phong về Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc (Anphabe) đã chính thức công bố kết quả Bảng xếp hạng 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Theo đó, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) 8 năm liên tiếp là ngân hàng có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam.
Thêm những nhịp cầu kết nối yêu thương
Thêm những nhịp cầu kết nối yêu thương
28/11/2023 175 lượt xem
Tiếp nối những hành trình lan tỏa yêu thương của Khối thi đua các tổ chức sự nghiệp thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đến với người dân vùng cao tỉnh Hà Giang, vượt chặng đường dài hơn 300 km, chúng tôi đến với xã Bản Rịa - xã vùng 3 đặc biệt khó khăn của huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang - nằm cách trung tâm huyện 16 km; xã có bốn thôn với 429 hộ, 1.944 khẩu, số hộ nghèo toàn xã 136 hộ/429 hộ, chiếm 31,7%; hộ cận nghèo 47 hộ/429 hộ, chiếm 10,96%; dân tộc Tày chiếm gần 80% dân số toàn xã. Kinh tế của xã chủ yếu là nông, lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại cây trồng như chè, quế, bồ đề, trẩu.
BAC A BANK khai trương phòng giao dịch mới tại Nam Định
BAC A BANK khai trương phòng giao dịch mới tại Nam Định
28/11/2023 87 lượt xem
Ngày 21/11/2023, Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á (BAC A BANK) tổ chức lễ khai trương Phòng Giao dịch Hải Hậu, trực thuộc BAC A BANK Chi nhánh Nam Định, tại địa chỉ xóm Tây Lễ, xã Hải Hưng, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lí để bảo vệ người gửi tiền tốt hơn
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lí để bảo vệ người gửi tiền tốt hơn
27/11/2023 101 lượt xem
Luật Bảo hiểm tiền gửi (Luật BHTG) được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2012 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2013 đã thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hoạt động bảo hiểm tiền gửi (BHTG) trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền.
Thành lập Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Thành lập Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
27/11/2023 151 lượt xem
Ngày 21/11/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có Quyết định số 2163/QĐ-NHNN về việc thành lập Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của NHNN.
Kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm ngành Ngân hàng
Kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm ngành Ngân hàng
25/11/2023 112 lượt xem
Ngày 21/11/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có Quyết định số 2166/QĐ-NHNN về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm ngành Ngân hàng.
Kiểm tra công tác đoàn và phong trào thanh niên Khối các cơ quan Trung ương năm 2023
Kiểm tra công tác đoàn và phong trào thanh niên Khối các cơ quan Trung ương năm 2023
24/11/2023 135 lượt xem
Ngày 24/11/2023, đồng chí Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh chủ trì buổi làm việc kiểm tra công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm 2023 tại Đoàn Khối các Cơ quan Trung ương. Hội nghị được tổ chức tại trụ sở NHNN.
Giá vàngXem chi tiết
GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY
Khu vực
Mua vào
Bán ra
HÀ NỘI
Vàng SJC 1L
70.550
71.350
TP.HỒ CHÍ MINH
Vàng SJC 1L
70.550
71.350
Vàng SJC 5c
70.550
71.370
Vàng nhẫn 9999
59.850
60.950
Vàng nữ trang 9999
59.750
60.650

Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,030 24,400 25,749 27,163 29,595 30,855 157.45 166.68
BIDV 24,100 24,400 25,966 27,166 29,768 30,883 158.39 166.73
VietinBank 24,018 24,438 26,054 27,189 30,019 31,029 158.92 166.87
Agribank 24,060 24,400 25,994 26,786 29,828 30,798 159.38 164.24
Eximbank 24,030 24,420 26,047 26,774 29,942 30,778 159.81 164.27
ACB 24,060 24,410 26,100 26,756 30,118 30,752 159.42 164.58
Sacombank 24,050 24,410 26,177 26,848 30,176 30,705 159.64 166.24
Techcombank 24,079 24,433 25,823 27,182 29,613 30,934 155.45 167.94
LPBank 24,040 24,600 25,962 27,303 30,064 31,002 157.67 169.15
DongA Bank 24,100 24,390 26,070 26.740 29,980 30,790 157.5 164.5
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
2,60
2,60
2,90
3,90
3,90
5,00
5,00
BIDV
0,10
-
-
-
3,00
3,00
3,30
4,30
4,30
5,30
5,30
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,30
4,30
4,30
5,30
5,30
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
3,20
3,30
3,40
4,50
4,55
4,60
4,60
Sacombank
-
-
-
-
3,40
3,50
3,60
4,50
4,75
4,80
4,95
Techcombank
0,10
-
-
-
3,20
3,20
3,50
4,50
4,55
4,90
4,90
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
3,50
3,60
3,70
4,80
4,90
5,30
6,10
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,90
3,90
3,90
4,90
5,10
5,40
5,60
Agribank
0,20
-
-
-
3,00
3,00
3,30
4,30
4,30
5,30
5,30
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,40
3,50
3,70
4,80
5,10
5,40
5,50

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?