Tình hình lao động việc làm quý IV/2021 có sự phục hồi nhưng chưa thật bền vững
07/01/2022 13:46 1.836 lượt xem
Ngày 06/01/2022, Tổng cục Thống kê tổ chức họp báo công bố số liệu về tình hình lao động việc làm quý IV/2021, cả năm 2021 và Chỉ số phát triển con người Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020.
Theo đó, cùng với chính sách thích ứng linh hoạt trong phòng, chống dịch để khôi phục kinh tế, thị trường lao động quý IV/2021 bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. Lực lượng lao động, số người có việc làm quý IV/2021 tăng so với quý trước và giảm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm giảm so với quý trước và tăng so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tính chung cả năm 2021, diễn biến phức tạp và kéo dài của đợt dịch Covid-19 lần thứ tư đã khiến tình hình lao động việc làm năm 2021 gặp nhiều khó khăn hơn so với năm 2020, lực lượng lao động, số người có việc làm giảm; tỷ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp tăng so với năm 2020.
 
 
Ông Nguyễn Trung Tiến - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê chủ trì buổi họp báo

Về tình hình lao động việc làm quý IV/2021

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động quý IV/2021 là 67,7%, tăng 2,1 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 2,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ là 61,6%, thấp hơn 12,7 điểm phần trăm so với nam (74,3%). Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động khu vực thành thị là 65,3%, trong khi đó tỷ lệ này ở nông thôn là 69,3%. Xem xét theo nhóm tuổi, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở khu vực thành thị thấp hơn khu vực nông thôn ở hầu hết các nhóm tuổi, trong đó chênh lệch nhiều nhất được ghi nhận ở nhóm 55 tuổi trở lên (thành thị: 32,7%; nông thôn: 46,6%) và nhóm từ 15 - 24 tuổi (thành thị: 34,5%; nông thôn: 45,2%). Điều này cho thấy, người dân tại khu vực nông thôn gia nhập thị trường lao động sớm hơn và rời bỏ thị trường muộn hơn khá nhiều so với khu vực thành thị; đây là đặc điểm điển hình của thị trường lao động với cơ cấu lao động tham gia ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao.

Trong quý IV/2021, sau khi phủ rộng vắc-xin Covid-19 mũi 2 và các biện pháp giãn cách xã hội đã được nới lỏng, nền kinh tế đã có tín hiệu phục hồi. Lao động có việc làm trong khu vực công nghiệp và xây dựng là 16,8 triệu người, tăng 1,2 triệu người so với quý trước và giảm 239,0 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; khu vực dịch vụ là 17,9 triệu người, tăng 762,5 nghìn người so với quý trước và giảm 1,9 triệu người so với cùng kỳ năm trước; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 14,3 triệu người, giảm 120,9 nghìn người so với quý trước và tăng 361,1 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức quý IV/2021 là 55,1%, tăng 0,6 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,9 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ lao động phi chính thức khu vực thành thị là 47,8%, tăng 1,6 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là 61,5%, giảm 0,3 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,7 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. So với quý III/2021, số lao động có việc làm phi chính thức là 19,4 triệu người, tăng 1,3 triệu người, tương ứng tăng 7,4%; cao gần gấp 2 lần mức tăng của lao động có việc làm. Lao động có việc làm quý IV/2021 là 49,1 triệu người, tăng 1,8 triệu người, tương ứng tăng 3,9% so với quý III/2021. Như vậy, sau cơn bão đại dịch Covid-19, nhiều người lao động đã quay trở lại thị trường và có việc làm nhưng đó phần nhiều là việc làm phi chính thức, với đặc trưng công việc là bấp bênh, thiếu ổn định, thu nhập thấp, không có hợp đồng lao động hoặc có nhưng không được đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, không được chi trả các chế độ phụ cấp và các khoản phúc lợi xã hội khác. Rõ ràng, thị trường lao động có sự phục hồi nhưng sự phục hồi này chưa thật bền vững.

Số người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động quý IV/2021 là gần 1,5 triệu người, giảm 381,1 nghìn người so với quý trước và tăng 635,9 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý IV/2021 là 3,37%, giảm 1,09 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 1,55 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị cao hơn so với khu vực nông thôn (tương ứng là 4,06% và 2,95%). Đây là quý thứ 3 liên tiếp thị trường lao động chứng kiến tình trạng tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn. Tình trạng này trái ngược với xu hướng thị trường lao động trong những năm trước đại dịch Covid-19.

Thu nhập bình quân tháng của người lao động trong quý IV/2021 là 5,3 triệu đồng, tăng 139 nghìn đồng so với quý trước và giảm 624 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập bình quân của người lao động tăng ở cả ba khu vực kinh tế so với quý trước. Người lao động làm việc trong khu vực công nghiệp và xây dựng có mức thu nhập bình quân tăng cao nhất, với mức thu nhập là 5,9 triệu đồng/người/tháng, tăng 130 nghìn đồng, tương ứng tăng 2,2% so với quý trước. Lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có mức thu nhập bình quân là 3,4 triệu đồng, tăng 72 nghìn đồng, tương ứng tăng 2,1%. Lao động khu vực dịch vụ có mức thu nhập bình quân là 6,3 triệu đồng, tăng 108 nghìn đồng, tương ứng tăng 1,7%.

Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý IV/2021 là hơn 1,6 triệu người, giảm 113,1 nghìn người so với quý trước và tăng 369,2 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý IV/2021 là 3,56%, giảm 0,42 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,93 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Về tình hình lao động việc làm năm 2021

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động năm 2021 là 67,7%, giảm 1,9 điểm phần trăm so với năm trước. Trong năm 2021, tình hình dịch bệnh kéo dài và phức tạp hơn trong năm 2020 đã khiến cho hàng triệu người mất việc, lao động trong các ngành tiếp tục giảm, đặc biệt là khu vực dịch vụ. Lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng là 16,3 triệu người (chiếm 33,2%), giảm 254,2 nghìn người so với năm trước; khu vực dịch vụ là 18,6 triệu người (chiếm 37,9%), giảm 800,8 nghìn người so với năm trước; khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là 14,2 triệu người (chiếm 28,9%), tăng 37,3 nghìn người so với năm trước.

Trong năm 2021, số lao động có việc làm chính thức và phi chính thức đều giảm. Số lao động có việc làm phi chính thức là 19,8 triệu người, giảm 628,0 nghìn người, mức giảm này cao hơn so với mức giảm ở lao động có việc làm chính thức; số lao động có việc làm chính thức là 15,4 triệu người, giảm 469,8 nghìn người so với năm 2020.

Năm 2021, thu nhập bình quân tháng của người lao động là 5,7 triệu đồng, giảm 32 nghìn đồng so với năm 2020. Thu nhập bình quân tháng của lao động nam là 6,6 triệu đồng, cao hơn 1,40 lần của lao động nữ (4,7 triệu đồng). Thu nhập bình quân của lao động khu vực thành thị là 7,0 triệu đồng, cao hơn 1,40 lần mức thu nhập bình quân lao động khu vực nông thôn (5,0 triệu đồng).

Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2021 là hơn 1,4 triệu người, tăng 203,7 nghìn người so với năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 3,22%, tăng 0,54 điểm phần trăm so với năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 4,42%, cao hơn 1,94 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (15 - 24 tuổi) là 8,48%, tăng 0,52 điểm phần trăm so với năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 11,91%, tăng 1,33 điểm phần trăm so với năm trước. Mặc dù Chính phủ đã có các chính sách chủ động thích ứng linh hoạt trong phòng, chống dịch Covid-19, vừa thực hiện phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, nhưng tính chung cả năm 2021, thị trường lao động vẫn còn gặp nhiều khó khăn, với tỷ lệ thất nghiệp năm 2021 cao hơn năm trước, trong đó khu vực thành thị vượt mốc 4%.

Chỉ số phát triển con người của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020

Chỉ số phát triển con người (HDI) là một trong những chỉ tiêu tổng hợp, đo lường sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, vùng lãnh thổ hay một địa phương do Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) khởi xướng từ năm 1990 và đang được nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế tính toán, công bố thường xuyên. Trong những năm gần đây, Tổng cục Thống kê đã biên soạn, công bố HDI của cả nước trong Niên giám thống kê và một số sản phẩm thông tin thống kê khác. Theo báo cáo HDI của Việt Nam và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn 2016 - 2020 do Tổng cục Thống kê biên soạn, công bố, trong giai đoạn 2016 - 2020, HDI của cả nước và hầu hết 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều tăng qua các năm. HDI của cả nước tăng từ 0,682 năm 2016 lên 0,687 năm 2017; 0,693 năm 2018; 0,703 năm 2019; và 0,706 năm 2020. Theo đó, Việt Nam từ nhóm các quốc gia, vùng lãnh thổ có HDI trung bình năm 2018 và những năm trước đó đã gia nhập nhóm đạt mức cao trong năm 2019 và năm 2020. Với mức độ đóng góp khác nhau, tăng trưởng HDI giai đoạn 2016 - 2020 của cả nước và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có sự đóng góp của cả ba chỉ số thành phần (chỉ số sức khỏe, chỉ số giáo dục, chỉ số thu nhập) do các chỉ số này cũng đạt được mức tăng và tốc độ tăng. Chỉ số sức khỏe của cả nước tăng từ 0,822 năm 2016 lên 0,823 năm 2017 và năm 2018; 0,825 năm 2019 và đạt 0,826 năm 2020. Chỉ số giáo dục tương ứng đạt lần lượt là 0,618; 0,621; 0,625; 0,641; 0,640. Chỉ số thu nhập là 0,624; 0,634; 0,648; 0,659; 0,664. Nhìn chung, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều đạt được HDI năm 2020 cao hơn năm 2016. Năm 2020, tuy không có địa phương nào có HDI được xếp vào nhóm I, là nhóm đạt mức rất cao nhưng cũng không có địa phương nào thuộc nhóm IV, là nhóm thấp nhất theo tiêu chuẩn phân chia nhóm của UNDP. Nhiều địa phương có HDI thấp nhưng đạt tốc độ tăng nhanh hơn địa phương có HDI cao, khoảng cách chênh lệch HDI giữa các địa phương thu hẹp dần.  

Mặc dù đạt được các thành tựu quan trọng nêu trên, nhưng Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với một số vấn đề đáng quan ngại trong phát triển con người. Cụ thể là: (i) HDI của cả nước và hầu hết các địa phương đều tăng, nhưng tốc độ tăng thấp. Trong Bảng xếp hạng HDI thế giới, thứ hạng của Việt Nam cải thiện không nhiều và trong khu vực Đông Nam Á vẫn xếp thứ 7/11 quốc gia; (ii) Sự đóng góp của các chỉ số thành phần vào cấu thành HDI không lớn do tăng chậm. Chỉ số sức khỏe của cả nước năm 2020 chỉ tăng 0,004 so với năm 2016 với tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 0,12%; chỉ số giáo dục tăng 0,022 với tốc độ tăng 0,88%/năm; chỉ số thu nhập tăng 0,04 với tốc độ tăng 1,57%/năm; (iii) HDI và các chỉ số thành phần của nhiều địa phương vùng núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa còn thấp.  

QA
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại VCB là rất cần thiết
Đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại VCB là rất cần thiết
23/10/2024 16:11 68 lượt xem
Chiều 23/10/2024, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về chủ trương đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB).
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng BCĐ Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng BCĐ Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước
23/10/2024 08:27 34 lượt xem
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1243/QĐ-TTg ngày 22/10/2024 thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
Thông báo giá bán vàng miếng trực tiếp ngày 22/10/2024
Thông báo giá bán vàng miếng trực tiếp ngày 22/10/2024
22/10/2024 10:25 99 lượt xem
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) thông báo giá bán vàng miếng trực tiếp ngày 22/10/2024
Tổ chức gian hàng triển lãm tại SIBOS 2024
Tổ chức gian hàng triển lãm tại SIBOS 2024
22/10/2024 08:10 139 lượt xem
Từ ngày 21 - 24/10/2024, tại Bắc Kinh, Trung Quốc, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước (Cục QLDTNH) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) với tư cách chủ tịch VIETSWIFT đã phối hợp với 04 Ngân hàng thương mại là VietinBank, Vietcombank, BIDV, MSB tổ chức gian hàng triển lãm chung tại Hội nghị Sibos năm 2024.
Tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường
Tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường
21/10/2024 19:27 421 lượt xem
Ngày 21/10, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, đã được Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.
Toàn văn phát biểu nhậm chức Chủ tịch nước của đồng chí Lương Cường
Toàn văn phát biểu nhậm chức Chủ tịch nước của đồng chí Lương Cường
21/10/2024 19:14 157 lượt xem
Chiều 21/10, sau Lễ tuyên thệ, đồng chí Lương Cường đã có bài phát biểu nhậm chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026. Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Đồng chí Lương Cường được bầu làm Chủ tịch nước
Đồng chí Lương Cường được bầu làm Chủ tịch nước
21/10/2024 19:01 132 lượt xem
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã bầu đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.
Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
21/10/2024 11:00 141 lượt xem
Sáng 21/10/2024, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trong công tác lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
21/10/2024 10:37 112 lượt xem
Sáng 21/10/2024, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

82.000

84.000

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

82.000

84.000

Vàng SJC 5c

82.000

84.020

Vàng nhẫn 9999

81.600

83.000

Vàng nữ trang 9999

81.550

82.700


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,550 24,920 26,604 28,064 31,668 33,015 163.07 172.56
BIDV 24,580 24,920 26,828 28,045 32,079 33,022 165.6 172.99
VietinBank 24,578 24,918 26,859 28,059 32,139 33,149 165.46 173.21
Agribank 24,570 24,930 26,777 28,005 31,882 33,001 164.72 173.02
Eximbank 24,520 24,980 26,795 27,806 31,943 33,105 166.07 172.35
ACB 24,560 24,920 26,840 27,772 32,108 33,091 165.78 172.4
Sacombank 24,580 24,920 26,852 27,824 32,039 33,191 166.17 173.18
Techcombank 24,560 24,951 26,679 28,031 31,738 33,083 162.54 175.04
LPBank 24,365 25,090 26,732 28,383 32,170 33,181 164.34 176.25
DongA Bank 24,600 24,910 26,830 27,720 32,030 33,010 164.10 171.70
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết

(Cập nhật trong ngày)

Ngân hàng

KKH

1 tuần

2 tuần

3 tuần

1 tháng

2 tháng

3 tháng

6 tháng

9 tháng

12 tháng

24 tháng

Vietcombank

0,10

0,20

0,20

-

1,60

1,60

1,90

2,90

2,90

4,60

4,70

BIDV

0,10

-

-

-

1,70

1,70

2,00

3,00

3,00

4,70

4,70

VietinBank

0,10

0,20

0,20

0,20

1,70

1,70

2,00

3,00

3,00

4,70

4,80

ACB

0,01

0,50

0,50

0,50

2,30

2,50

2,70

3,50

3,70

4,40

4,50

Sacombank

-

0,50

0,50

0,50

2,80

2,90

3,20

4,20

4,30

4,90

5,00

Techcombank

0,05

-

-

-

3,10

3,10

3,30

4,40

4,40

4,80

4,80

LPBank

0.20

0,20

0,20

0,20

3,00

3,00

3,20

4,20

4,20

5,30

5,60

DongA Bank

0,50

0,50

0,50

0,50

3,90

3,90

4,10

5,55

5,70

5,80

6,10

Agribank

0,20

-

-

-

1,70

1,70

2,00

3,00

3,00

4,70

4,80

Eximbank

0,10

0,50

0,50

0,50

3,10

3,30

3,40

4,70

4,30

5,00

5,80


Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?