admin Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ sinh thái công nghệ tài chính tại Việt Nam
08/09/2020 09:57 8.272 lượt xem
Năm 2019 vừa qua, Đảng và Nhà nước đã có những định hướng cụ thể cho việc thúc đẩy hoạt động đổi mới, sáng tạo trong nền kinh tế khi hai văn bản quan trọng là Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Nghị quyết 52) và Quyết định số 999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ (Quyết định 999) được ban hành.
 
Nghị quyết 52 và Quyết định 999 ra đời đã tạo động lực, cơ sở cho các chủ thể trong nền kinh tế phát triển hơn nữa các mô hình kinh doanh mới, chủ động ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động của mình; đồng thời, cũng đòi hỏi các Bộ, ngành cần nhanh chóng đưa ra các chính sách phù hợp để quản lý, khuyến khích các hoạt động đổi mới, sáng tạo trong từng ngành, lĩnh vực cụ thể. Là cơ quan có chức năng, nhiệm vụ quản lý trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, trong nhiều năm qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chủ động và tiên phong trong việc nghiên cứu, chỉ đạo cũng như định hướng cho các hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng. Hoạt động Fintech đã và đang góp phần thay đổi “diện mạo” của lĩnh vực tài chính - ngân hàng thông qua việc ứng dụng các công nghệ hiện đại vào sản phẩm, dịch vụ tài chính hay cải tiến các quy trình ngân hàng truyền thống, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường trải nghiệm và cắt giảm chi phí cho khách hàng. 
 
1. Thực trạng lĩnh vực Fintech tại Việt Nam
 
Lĩnh vực Fintech ở Việt Nam hiện đang trong giai đoạn đầu phát triển ở dưới mức tiềm năng do hệ sinh thái chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các chủ thể (Chính phủ, tổ chức tài chính và các doanh nghiệp Fintech, quỹ đầu tư, hạ tầng tài chính - viễn thông...) và khuôn khổ pháp lý quản lý lĩnh vực Fintech chưa đầy đủ và đồng bộ. Tuy nhiên, hoạt động Fintech tại Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển nhanh vượt bậc cả về mặt số lượng, sự đa dạng trong sản phẩm, dịch vụ và thu hút vốn đầu tư. 
 
Số lượng các công ty Fintech đã tăng gấp gần 4 lần từ khoảng 40 công ty cuối năm 2016 lên tới con số khoảng 150 công ty ở thời điểm cuối năm 2019. Xét về thị phần, mặc dù tỷ trọng các công ty Fintech hoạt động trong lĩnh vực thanh toán đã giảm so với toàn thị trường nhưng cùng với lĩnh vực cho vay ngang hàng vẫn là một trong hai lĩnh vực chủ đạo. 32 công ty trung gian thanh toán đã được NHNN cấp giấy phép hoạt động tiếp tục tham gia sâu vào thị trường thanh toán, phát triển nhiều dịch vụ thanh toán với chất lượng được nâng cao, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng; an ninh, an toàn bảo mật trong hoạt động trung gian thanh toán được quan tâm và chú trọng thực hiện. Lĩnh vực P2P Lending với số lượng khoảng 40 công ty; những công ty Fintech khác phát triển các giải pháp để hỗ trợ hoạt động của ngân hàng mà không trực tiếp cung ứng dịch vụ tới khách hàng sử dụng cuối cùng. 
 
Lĩnh vực Fintech còn thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các công ty, doanh nghiệp công nghệ lớn tại Việt Nam như FPT, Viettel, VNPT… qua các hoạt động trực tiếp và gián tiếp như đầu tư hình thành các công ty Fintech, thành lập các quỹ đầu tư, vườn ươm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp Fintech… (Hình 1)

 
Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại cũng tập trung nguồn lực để nghiên cứu, đầu tư và phát triển các công nghệ mới ứng dụng vào dịch vụ của mình như mã hóa thông tin thẻ (Tokenization), thanh toán thẻ chíp tiếp xúc và phi tiếp xúc (contact và contactless), thanh toán trên thiết bị di động (Mobile Payment)…; nhờ đó, nhiều sản phẩm, dịch vụ thanh toán hiện đại mang lại nhiều trải nghiệm và lợi ích cho khách hàng đã được liên tục ra đời. Hiện nay, khách hàng có thể sử dụng được nhiều dịch vụ ngân hàng hơn trên thiết bị di động so với đến giao dịch trực tiếp; giao dịch thanh toán thông qua hai kênh điện thoại di động và Internet có mức tăng trưởng ấn tượng. Số liệu tháng 10/2019 so với tháng 10/2018 cho thấy, giao dịch qua kênh Internet tăng 67,7% về số lượng và tăng 36,5% giá trị; giao dịch qua kênh điện thoại di động tăng 186% về số lượng và tăng 221% về giá trị.  
 
Xu hướng hợp tác giữa Fintech và Ngân hàng vẫn là xu hướng chính và chủ đạo trong những năm qua tại Việt Nam. Theo khảo sát sơ bộ, hợp tác giữa Fintech và Ngân hàng chiếm tới hơn 90% số lượng các công ty Fintech; cụ thể như đối với lĩnh vực trung gian thanh toán, 100% các công ty trung gian thanh toán do NHNN cấp giấy phép hoạt động đều hợp tác với các ngân hàng trong quá trình hoạt động cung ứng dịch vụ. Đối với các lĩnh vực khác, qua khảo sát của NHNN cho thấy, sự hợp tác giữa Fintech và Ngân hàng cũng rất chặt chẽ trên cơ sở đôi bên cùng có lợi, dựa trên những lợi thế riêng của từng bên để mang lại các sản phẩm, dịch vụ với nhiều trải nghiệm hơn, chất lượng hơn và quan trọng là chi phí hợp lí hơn cho khách hàng. 
 
Trên bình diện toàn cầu, nếu nhìn vào danh sách Fintech 100 năm 2019 do KPMG công bố, chúng ta có thể nhận thấy, sự sụt giảm về số lượng các công ty Fintech trong lĩnh vực thanh toán từ 34 công ty năm 2018 xuống còn 27 công ty năm 2019, trong khi số lượng các công ty Fintech hoạt động trong lĩnh vực quản lý tài sản, bảo hiểm và các công ty hoạt động đa lĩnh vực có xu hướng gia tăng. Điều này cho thấy, sự chuyển dịch về cơ cấu đầu tư cũng như nguồn vốn đầu tư đổ vào các lĩnh vực Fintech khác khi lĩnh vực thanh toán có sự cạnh tranh tương đối khốc liệt và nhu cầu của thị trường đã dần bão hòa. Việc nổi lên của các công ty Fintech trong lĩnh vực quản lý tài sản và bảo hiểm cũng là tín hiệu đáng mừng cho thấy, xu hướng phát triển của ngành Fintech đang ngày càng được phổ cập sâu rộng và nhu cầu của người sử dụng những dịch vụ này đã phát triển lên một cấp độ mới. Tuy nhiên, do đặc điểm thị trường ở Việt Nam, thanh toán vẫn là lĩnh vực giữ vai trò quan trọng, với 32 công ty đã được cấp phép hoạt động và chỉ tính riêng nguồn vốn đầu tư nước ngoài đổ vào hai công ty trung gian thanh toán đã chiếm tới gần 98% tổng nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực Fintech trong năm 2019. (Hình 2) 

 
Liên quan đến tỷ lệ vốn đầu tư mạo hiểm đổ vào các doanh nghiệp Fintech của Việt Nam, theo báo cáo mới nhất “Fintech khu vực ASEAN: từ khởi nghiệp đến mở rộng quy mô” (“Fintech in Asean: from Start-up to Scale-up”) do Ngân hàng UOB, PwC và Hiệp hội Fintech Singapore (SFA) công bố, Singapore là quốc gia có tỷ lệ vốn đầu tư vào Fintech lớn nhất khu vực ASEAN (51%) và lượng vốn đầu tư vào thị trường Fintech tại Việt Nam chiếm 36%. Giá trị tuyệt đối của các thương vụ đã công bố đạt 410 triệu USD trên tổng số 800 triệu USD được đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam năm 2019. Điều này cho thấy, mặc dù lĩnh vực Fintech tại Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển, song lĩnh vực này đã nhận được sự quan tâm lớn do sự năng động của các doanh nghiệp Fintech và sự hỗ trợ tích cực cho đổi mới sáng tạo của Chính phủ, giúp Việt Nam trở thành một điểm đến đầu tư hấp dẫn, đầy tiềm năng đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
 
2. Các giải pháp hoàn thiện hệ sinh thái Fintech tại Việt Nam
 
Để triển khai thực hiện theo các định hướng nêu trên của Đảng và Nhà nước trong việc thúc đẩy và hoàn thiện sự phát triển của hệ sinh thái Fintech tại Việt Nam trong bối cảnh của cuộc CMCN 4.0, xin đề xuất một số giải pháp cụ thể cần được triển khai như sau:
 
2.1. Hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về hoạt động Fintech
 
Mặc dù Nhà nước đã có những định hướng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, trong đó có các doanh nghiệp Fintech. Fintech có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, do đó, sẽ chịu sự quản lý và thuộc trách nhiệm của nhiều cơ quan Bộ, ngành chủ quản khác nhau. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam chưa quy định cụ thể về thể chế quản lý cũng như chức năng nhiệm vụ cụ thể của bất kỳ cơ quan quản lý nhà nước nào đối với lĩnh vực Fintech cũng như chưa có cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành trong việc quản lý hoạt động Fintech có tính chất đan xen, kết hợp lẫn nhau. Bên cạnh đó, đến nay, cũng chưa có quy định nào về cơ cấu tổ chức của bộ phận chuyên trách có chức năng tham mưu các cấp lãnh đạo trong công tác quản lý, giám sát hoạt động này.
 
Về phía NHNN, để quản lý hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng, NHNN đã và đang chủ động trong việc tiếp cận vấn đề và đối thoại với các doanh nghiệp trong lĩnh vực Fintech để có thể kịp thời tháo gỡ những vướng mắc nhằm tạo điều kiện cho việc gia nhập thị trường xuất phát từ mối liên hệ chặt chẽ giữa hoạt động của Fintech với hoạt động ngân hàng. NHNN cũng đã thành lập Ban Chỉ đạo Fintech NHNN từ tháng 3/2017, trong đó có 01 Phó Thống đốc là Trưởng Ban Chỉ đạo. 

 
Căn cứ theo Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN (Nghị định 16) quy định: “NHNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của NHNN”.
 
Như vậy, với quy định hiện hành, NHNN chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ cũng như dịch vụ trung gian thanh toán. Luật NHNN 2010 và Nghị định 16 không có quy định về trách nhiệm quản lý của NHNN đối với việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các hoạt động Fintech. 
 
Do đó, giải pháp đầu tiên và quan trọng về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực Fintech là bổ sung và hoàn thiện thêm chức năng quản lý nhà nước của một số cơ quan quản lý đối với lĩnh vực tài chính - ngân hàng hiện nay, cụ thể: NHNN là cơ quan quản lý lĩnh vực ngân hàng và Bộ Tài chính (cụ thể hơn là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm) là cơ quan quản lý lĩnh vực chứng khoán và bảo hiểm. 
 
Việc bổ sung chức năng, nhiệm vụ này cần được tiến hành thông qua sửa đổi, bổ sung các Nghị định quy định chức năng nhiệm vụ của 2 cơ quan cụ thể: Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN; Nghị định số 87/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính. Theo đó, Chính phủ cần quy định cụ thể về thể chế quản lý, cơ quan quản lý cũng như quy định rõ về quyền hạn và trách nhiệm để xử lý các vấn đề liên quan tới các lĩnh vực Fintech tại hai Nghị định nêu trên.
 
2.2. Xây dựng khuôn khổ pháp lý đối với lĩnh vực Fintech
 
Việc thiếu khuôn khổ pháp lý tiềm ẩn những rủi ro rất lớn không chỉ đối với cơ quan quản lý, Chính phủ mà đối với cả chính doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, khách hàng, người tiêu dùng dịch vụ. Vì vậy, việc nghiên cứu, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động Fintech tại Việt Nam là mục tiêu cấp thiết trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và được thực hiện theo 2 phương thức tiếp cận bao gồm:
 
Thứ nhất, xây dựng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực Fintech đối với các dịch vụ, mô hình chưa có khuôn khổ pháp lý điều chỉnh:

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho lĩnh vực Fintech là thực sự cần thiết đặc biệt trong ngắn hạn khi khuôn khổ pháp lý chưa sẵn sàng; vì vậy, cần có “Cơ chế quản lý” cho hoạt động thử nghiệm của các công ty trong lĩnh vực này, qua đó cơ quan quản lý có thể quản lý, giám sát các hoạt động được giới hạn của công ty Fintech, hạn chế tối đa các hoạt động vi phạm pháp luật, đồng thời bảo vệ được lợi ích của người sử dụng dịch vụ.
 
Thứ hai, rà soát và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với các lĩnh vực/dịch vụ cụ thể của Fintech: 
 
- Đối với hoạt động thanh toán:
 
Việc xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho Fintech trong lĩnh vực thanh toán (điển hình là dịch vụ trung gian thanh toán - TGTT) cần được tiếp tục rà soát và hoàn hiện. Hoạt động cung ứng dịch vụ TGTT gắn liền với các kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Trong bối cảnh công nghệ mới ngày càng phát triển được ứng dụng vào các mô hình, nghiệp vụ mới (ngoài các dịch vụ thanh toán gắn với tài khoản hiện nay với một ví điện tử lưu trữ trên các phương tiện điện tử đem lại nhiều tiện lợi, đơn giản, thanh toán đa dạng các hàng hóa, dịch vụ,...) đòi hỏi các chính sách, giải pháp quản lý hoạt động cung ứng dịch vụ TGTT cần phải rà soát, chỉnh sửa, bổ sung để phù hợp với thực tiễn, đáp ứng được vai trò quản lý nhà nước hiệu quả trong hoạt động này. 
 
- Đối với hoạt động huy động vốn và cho vay trên nền tảng công nghệ cao (P2P Lending):
 
P2P Lending là hoạt động chưa có quy định pháp luật quản lý chuyên ngành, nên cần tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung nhiều quy định pháp luật có liên quan (Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật giao dịch điện tử, Luật an ninh mạng...) và cần sự phối hợp, tham gia của nhiều Bộ, ngành có liên quan. Giải pháp trong thời gian chưa có các quy định trực tiếp để quản lý hoạt động P2P Lending, NHNN cần phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng khung quản lý thử nghiệm đối với hoạt động P2P Lending tại Việt Nam. Trong dài hạn, các cơ quan quản lý cần phối hợp sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật, trong đó cần bổ sung quy định về điều kiện kinh doanh đối với hoạt động P2P Lending, cụ thể: đưa hoạt động P2P Lending thành hoạt động kinh doanh có điều kiện; theo đó, cần rà soát, chỉnh sửa Luật đầu tư và sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật có liên quan như quy định về thuế, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo mật thông tin, hệ thống công nghệ thông tin, giao dịch điện tử,…; trên cơ sở đó, xây dựng cơ chế quản lý, giám sát hoạt động P2P Lending để đảm bảo hoạt động P2P Lending được kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tác động tiêu cực tới nền kinh tế.
 
- Đối với giải pháp dịch vụ liên quan e-KYC:
 
Việc triển khai e-KYC trên cơ sở áp dụng công nghệ mới, hướng tới các giao dịch trực tuyến có nguồn cung cấp thông tin định danh khách hàng rất đa dạng, có thể dẫn tới việc mỗi đơn vị cung cấp sẽ có một quy trình thực hiện e-KYC khác nhau khiến gây lãng phí chi phí, không thống nhất. Do đó, đòi hỏi việc xây dựng quy trình e-KYC áp dụng chung cho các dịch vụ tài chính - ngân hàng. Trong đó, cần quy định cụ thể về việc điều chỉnh, bổ sung quy định về chia sẻ, xác thực thông tin khách hàng giữa các tổ chức tín dụng với nhau hoặc cho phép chia sẻ thông tin liên quan tới khách hàng cho một tổ chức cung cấp và xác minh thông tin định danh khách hàng điện tử để thiết lập một dữ liệu điện tử về nhận biết khách hàng. Trên cơ sở dữ liệu đó, mỗi khi khách hàng thiết lập giao dịch với khách hàng, khách hàng chỉ cần chứng thực mình có dữ liệu tương ứng tại cơ quan dữ liệu quốc gia thông qua việc sử dụng ứng dụng công nghệ như quét vân tay, quét mống mắt hoặc mã số OTP để thông tin thu thập được trùng khớp với thông tin được lưu giữ tại cơ sở dữ liệu quốc gia. Đặc biệt, cần khẩn trương xây dựng quy định về việc kết nối, trao đổi thông tin với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Các thông tin khách hàng mà tổ chức tín dụng, công ty Fintech… phải thu thập khi tiến hành thủ tục KYC khách hàng cần được đối chiếu và xác thực với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phục vụ mục đích phòng, chống rửa tiền. Ngoài ra, cần xây dựng các tiêu chuẩn chung áp dụng cho các hệ thống thực hiện e-KYC để đưa ra tiêu chuẩn, ràng buộc chung về các vấn đề đảm bảo an ninh mạng, an toàn dữ liệu đối với các nhà cung cấp dịch vụ tài chính, ngân hàng và các cơ quan cung cấp dịch vụ xác thực nhận dạng để nâng cao tính an toàn, bảo mật, đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện e-KYC.
 
- Đối với vấn đề Open API:
 
Để triển khai Open-API cần sửa đổi các quy định, pháp lý hiện hành như:
 
+ Sửa đổi quy định về thông tin bí mật nhà nước trong ngành Ngân hàng; theo đó, loại bỏ một số thông tin khỏi danh mục bí mật nhà nước, các thông tin này cần được xác định là thông tin cá nhân và được điều chỉnh theo các quy định về bảo vệ bí mật thông tin cá nhân chứ không nên bị ràng buộc phải tuân thủ các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước trong quá trình lưu trữ, cung cấp, sử dụng thông tin.
 
+ Sửa đổi quy định, cho phép bên thứ ba được phép truy xuất thông tin liên quan với sự đồng ý của khách hàng. 

+ Mở rộng phạm vi cung cấp thông tin là các thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản của khách hàng.
 
+ Xây dựng quy định về việc yêu cầu cung cấp thông tin và thực hiện cung cấp thông tin khách hàng có thể thực hiện bằng hình thức văn bản và cả các phương thức khác như phương tiện điện tử, hệ thống mạng viễn thông, mạng máy tính,…
 
+ Cần xây dựng quy định việc chấp thuận và hình thức chấp thuận của khách hàng cho phép các tổ chức tín dụng cung cấp thông tin của khách hàng cho tổ chức, cá nhân khác. 
 
- Đối với công nghệ Blockchain:
 
Trong ngắn hạn, NHNN cần sớm cho phép một số ngân hàng thương mại thử nghiệm các ứng dụng công nghệ Blockchain trong một phạm vi cho phép tại các ngân hàng, để các ngân hàng vừa ứng dụng, vừa nghiên cứu, đúc kết ra những hiệu quả của công nghệ Blockchain với ngân hàng mình, từ đó từng bước ứng dụng rộng rãi hơn công nghệ này trong tương lai. Bên cạnh đó, NHNN cũng sẽ nắm bắt được cụ thể hơn những khó khăn, vướng mắc của các ngân hàng thương mại khi triển khai công nghệ Blockchain để cùng tháo gỡ, xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp cho tương lai.
 
Trong dài hạn, đối với công nghệ Blockchain, cần xem xét, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, trong đó:
 
+ Sửa đổi, bổ sung hành lang pháp lý; ban hành cơ chế, chính sách thúc đẩy ứng dụng, triển khai các công nghệ CMCN 4.0, trong đó có công nghệ Blockchain vào hoạt động ngân hàng, đảm bảo cân đối giữa đổi mới sáng tạo với bảo vệ người tiêu dùng, ổn định thị trường tài chính. 
 
+ Xây dựng một hành lang pháp lý tổng thể cho công nghệ Blockchain, giải quyết được các vấn đề cơ bản cho Blockchain về công nhận giá trị pháp lý của dữ liệu lưu trữ trong Blockchain, việc chia sẻ dữ liệu trong Blockchain hay tính pháp lý của Hợp đồng thông minh của Blockchain… Để triển khai xây dựng một hành lang pháp lý đồng bộ, hiệu quả, mang tính định hướng lâu dài cần phải có thêm sự phối hợp với các đơn vị như Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông hay Bộ Khoa học và Công nghệ …
 
+ Thiết lập các cơ sở pháp lý hoặc thỏa thuận quốc tế về việc chia sẻ dữ liệu và bảo vệ thông tin khách hàng trên các giao dịch Blockchain.
 
2.3. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống mạng lưới hỗ trợ đổi mới, sáng tạo của các doanh nghiệp startup nói chung và startup trong lĩnh vực Fintech nói riêng
 
Trung tâm đổi mới sáng tạo Fintech (Fintech Innovation Hub) đóng vai trò quan trọng trong phát triển hệ sinh thái Fintech của bất kỳ quốc gia nào. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các quốc gia có hệ sinh thái Fintech phát triển như Mỹ, Anh, Singapore, Đức… đều thành lập Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp/Trung tâm đổi mới sáng tạo (Innovation Hub), trong đó có sự tham gia và phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ và khu vực tư nhân (các tập đoàn, tổng công ty, các nhà đầu tư thiên thần,…), có thể kể đến như CyberPort - Fintech Hub của Hồng Kông; Fintech Innovation Lab “Looking Glass” của Singapore; Tech Quartier của Đức…
Trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay, để phát triển hệ sinh thái Fintech cạnh tranh và bền vững trong dài hạn, hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp Fintech (bao gồm cả các công ty đang trong giai đoạn phát triển ban đầu - early stage và các công ty đã có giải pháp sẵn sàng cung ứng ra thị trường - mature stage), trên cơ sở nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm quốc tế của các quốc gia đã triển khai thành công, việc thành lập Fintech Innovation Hub tại Việt Nam trong bối cảnh hiện nay là hết sức cần thiết, có thể đem lại những lợi ích thiết thực và hỗ trợ cho cộng đồng Fintech Startups.

ThS. Nghiêm Thanh Sơn
(Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán;
 Phó Ban Chỉ đạo Fintech NHNN)

Theo TCNH số 3/2020

 
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng làm việc với Đoàn Cán bộ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế
Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng làm việc với Đoàn Cán bộ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế
22/11/2024 08:41 61 lượt xem
Sáng ngày 21/11/2024, tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng đã họp tổng kết với Đoàn Cán bộ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba thăm và làm việc tại Ngân hàng Chính sách xã hội
Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba thăm và làm việc tại Ngân hàng Chính sách xã hội
21/11/2024 11:10 131 lượt xem
Ngày 20/11/2024, Đoàn Lãnh đạo cấp cao Ngân hàng Trung ương Cuba do bà Juana Lilia Delgado Portal - Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH).
Ban hành Tiêu chuẩn cơ sở đặc tả kỹ thuật QR Code hiển thị từ phía khách hàng tại Việt Nam
Ban hành Tiêu chuẩn cơ sở đặc tả kỹ thuật QR Code hiển thị từ phía khách hàng tại Việt Nam
21/11/2024 09:55 124 lượt xem
Ngày 15/11/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ký ban hành Quyết định số 2525/QĐ-NHNN ban hành Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) Đặc tả kỹ thuật QR Code hiển thị từ phía khách hàng tại Việt Nam, ký hiệu TCCS 04:2024/NHNN.
BIDV và VRG hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029
BIDV và VRG hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029
21/11/2024 09:32 118 lượt xem
Ngày 18/11/2024, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong mối quan hệ giữa hai đơn vị.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng tiếp Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng tiếp Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba
20/11/2024 17:06 151 lượt xem
Ngày 19/11/2024, tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đã có buổi tiếp và làm việc với Bà Juana Lilia Delgado Portal - Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba.
Triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia
Triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia
19/11/2024 20:56 215 lượt xem
Ngày 19/11/2024, tại Hà Nội, Tổ Thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện (Tổ Thường trực) đã có phiên họp thứ hai…
Ngành Ngân hàng luôn tiên phong, đi đầu trong việc áp dụng các tiêu chuẩn ESG
Ngành Ngân hàng luôn tiên phong, đi đầu trong việc áp dụng các tiêu chuẩn ESG
19/11/2024 15:17 210 lượt xem
Ngày 19/11/2024, tại Hà Nội, Báo Đầu tư đã tổ chức Hội thảo “ESG trong ngành Ngân hàng: Thực thi để dẫn đầu”. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú đã đến dự và phát biểu tại Hội thảo.
Nhiều cơ chế chính sách ưu đãi về vốn cho vùng đồng bằng sông Cửu Long
Nhiều cơ chế chính sách ưu đãi về vốn cho vùng đồng bằng sông Cửu Long
19/11/2024 15:00 158 lượt xem
Ngày 18/11/2024, tại Cần Thơ, Báo Đại biểu Nhân dân đã tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững”. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú đã đến dự và phát biểu tại Hội thảo.
Triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh
Triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh
19/11/2024 10:12 200 lượt xem
Ngày 14/11/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản số 9364/NHNN-TD yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tập trung thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm 2024 và những năm tiếp theo.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

83,700

86,200

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

83,700

86,200

Vàng SJC 5c

83,700

86,220

Vàng nhẫn 9999

83,700

85,600

Vàng nữ trang 9999

83,600

85,200


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,150 25,502 26,092 27,523 31,263 32,592 158.81 168.04
BIDV 25,190 25,502 26,295 27,448 31,648 32,522 160.63 167.55
VietinBank 25,198 25,502 26,307 27,507 31,676 32,686 160.27 168.02
Agribank 25,200 25,502 26,225 27,408 31,448 32,511 160.54 168.04
Eximbank 25,160 25,502 26,287 27,168 31,543 32,559 161.12 166.54
ACB 25,170 25,502 26,309 27,212 31,642 32,598 160.68 167.03
Sacombank 25,180 25,502 26,294 27,267 31,555 32,708 160.81 167.32
Techcombank 25,184 25,502 26,134 27,486 31,274 32,605 157.32 169.76
LPBank 25,190 25,502 26,591 27,484 31,928 32,590 162.28 169.38
DongA Bank 25,230 25,500 26,300 27,150 31,600 32,550 159.20 166.40
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,20
4,20
4,20
5,30
5,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,90
3,90
4,10
5,55
5,70
5,80
6,10
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?