Thực hành ESG trong hoạt động ngân hàng nói riêng, doanh nghiệp nói chung là xu thế không thể thay đổi
25/09/2024 21:50 273 lượt xem
Ngày 25/9/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp với Hội đồng Hợp tác tài chính quốc tế Hàn Quốc, Ngân hàng TNHH Một thành viên Shinhan Việt Nam (Shinhan Bank), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) và Công ty TNHH Thuế và Tư vấn KPMG tổ chức Tọa đàm khoa học “Hướng tới một tương lai bền vững: Tăng cường hợp tác tài chính Việt Nam - Hàn Quốc”.

Tham dự Tọa đàm, về phía NHNN có đồng chí Phạm Quang Dũng - Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Phó Thống đốc NHNN, lãnh đạo một số vụ, cục, đơn vị thuộc NHNN; về phía Hàn Quốc có ông Lee Hyung Ju - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Dịch vụ tài chính Hàn Quốc (FSC), ông Lee Han Yong - Chủ tịch Hội đồng Hợp tác tài chính quốc tế Hàn Quốc (CIFC), lãnh đạo Shinhan Bank. Tham dự Tọa đàm còn có lãnh đạo Agribank, Công ty TNHH Thuế và Tư vấn KPMG, một số tổ chức tín dụng (TCTD) cùng nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu Việt Nam, Hàn Quốc.
 
Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Phó Thống đốc NHNN Phạm Quang Dũng cho biết, đối diện với nhiều vấn đề môi trường và xã hội hiện nay, chính phủ các nước đã và đang tập trung chuyển đổi sang mô hình kinh tế bền vững, vừa theo đuổi giá trị kinh tế vừa đảm bảo các cam kết vì lợi ích cộng đồng. Trong bối cảnh đó, ngành Ngân hàng trở thành lực lượng tiên phong, đi đầu của quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế bền vững. Là kênh cung ứng tài chính quan trọng đối với nền kinh tế, ngành Ngân hàng luôn xác định vai trò, trách nhiệm trong việc “xanh hóa” dòng vốn đầu tư và áp dụng các tiêu chí môi trường, xã hội, quản trị (ESG), góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.
 

Phó Thống đốc NHNN Phạm Quang Dũng phát biểu tại Tọa đàm
 
Tại Việt Nam, nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hành ESG trong hoạt động ngân hàng, Thống đốc NHNN đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 24/3/2015 về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng; Quyết định số 1604/QĐ-NHNN ngày 07/8/2018 về việc phê duyệt Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam nhằm định hướng các TCTD phát triển hoạt động ngân hàng xanh hướng đến bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững. NHNN đã phối hợp với Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) ban hành Sổ tay đánh giá rủi ro môi trường và xã hội cho 15 ngành kinh tế trong hoạt động cấp tín dụng. Bên cạnh đó, Thống đốc NHNN cũng ban hành Thông tư số 17/2022/TT-NHNN ngày 23/12/2022 hướng dẫn quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm triển khai nhiệm vụ được giao tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Gần nhất, Thống đốc NHNN ban hành Quyết định số 1663/QĐ-NHNN ngày 06/8/2024 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 1604/QĐ-NHNN cho phù hợp với bối cảnh và xu hướng phát triển xanh trong nước cũng như trên thế giới. Điều này một lần nữa khẳng định quyết tâm của ngành Ngân hàng trong việc thúc đẩy dòng vốn xanh phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững, đồng thời, định hướng hoạt động ngân hàng Việt Nam ngày càng tiệm cận với các quy chuẩn, thông lệ quốc tế về thực hành ESG.

Qua tổng kết, đánh giá hàng năm của NHNN, hệ thống các TCTD đã có sự thay đổi căn bản về nhận thức hướng tới hoạt động bền vững. Nhiều TCTD, trên cơ sở quy định của NHNN đã chủ động hợp tác, tiếp nhận các nguồn vốn xanh, hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức tài chính quốc tế để xây dựng quy chế nội bộ thực hiện quản lý rủi ro môi trường và xã hội cho hoạt động cấp tín dụng. Đến cuối năm 2023, 100% NHTM đã xây dựng quy định nội bộ và thực hiện đánh giá rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng; 17 NHTM có đơn vị/bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro môi trường, xã hội. Giai đoạn 2017 - 2023, dư nợ tín dụng của hệ thống đối với các lĩnh vực xanh có mức tăng trưởng bình quân đạt hơn 22%/năm. Đến ngày 31/3/2024, có 47 TCTD phát sinh dư nợ tín dụng xanh với quy mô đạt 636.964 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng khoảng 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Dư nợ tín dụng được đánh giá rủi ro môi trường, xã hội của hệ thống TCTD tăng trưởng đều qua các năm, đến nay đạt khoảng 2,9 triệu tỉ đồng, chiếm hơn 21% tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế. Các TCTD cũng quan tâm, đẩy mạnh các hoạt động xanh hóa ngân hàng thông qua việc thúc đẩy chuyển đổi số, xây dựng hướng dẫn nội bộ về môi trường làm việc xanh, tích cực tham gia hỗ trợ các dự án cộng đồng về môi trường.

Theo Phó Thống đốc NHNN Phạm Quang Dũng, kết quả trên cho thấy các giải pháp triển khai của ngành Ngân hàng thời gian qua đã góp phần thúc đẩy quá trình xanh hóa hoạt động ngân hàng, kịp thời đáp ứng nhu cầu về nguồn vốn để thực hiện các dự án xanh, thân thiện với môi trường. Đồng thời, nâng cao nhận thức và thực thi các quy định về bảo vệ môi trường, nâng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp đang sử dụng nguồn lực từ hệ thống ngân hàng, từ đó điều chỉnh hành vi tiến tới thực hành các tiêu chuẩn ESG, xanh hóa hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Phó Thống đốc NHNN Phạm Quang Dũng nhấn mạnh, việc thực hành ESG trong hoạt động của ngân hàng và doanh nghiệp là xu thế không thể thay đổi, bên cạnh các cơ hội vẫn còn nhiều thách thức đặt ra cho cả cơ quan quản lý nhà nước cũng như bản thân các đơn vị thực thi.

Phát biểu chào mừng Tọa đàm, ông Lee Hyung Ju - Phó Chủ tịch Thường trực FSC cho biết, các quốc gia châu Á, bao gồm Việt Nam và Hàn Quốc, đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng khí hậu, trong khi các nước phát tại châu Âu đang sử dụng các biện pháp ứng phó với khí hậu như một rào cản thương mại mới. Trong tình hình này, việc thúc đẩy tài chính khí hậu không chỉ giúp duy trì động lực tăng trưởng mà còn gắn liền với sự sống còn của nhân loại.
 

Ông Lee Hyung Ju - Phó Chủ tịch Thường trực FSC phát biểu tại Tọa đàm
 
Theo xu hướng được cộng đồng quốc tế quan tâm, Hàn Quốc đã xây dựng hệ thống phân loại xanh, nền tảng của tài chính khí hậu, với sự hợp tác giữa Bộ Môi trường và FSC. Để chuẩn bị cho việc bắt buộc công bố ESG theo từng giai đoạn từ năm 2026, Hàn Quốc đã đưa ra dự thảo tiêu chuẩn công bố ESG quốc gia vào tháng 4/2024, đồng thời, tiến hành kiểm tra sức chịu đựng đánh giá rủi ro khí hậu trong ngành tài chính. Để ứng phó với biến đổi khí hậu, vai trò của các ngân hàng - vốn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong ngành tài chính - là rất quan trọng. Để hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi sang quy trình sản xuất ít carbon, Chính phủ Hàn Quốc dự kiến cung cấp 420 nghìn tỉ Won (tương đương 315 tỉ USD) thông qua các tổ chức tài chính chính sách như Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB) và Ngân hàng Doanh nghiệp nhỏ và vừa (IBK) đến năm 2030 và đầu tư 18 nghìn tỉ Won (tương đương 14 tỉ USD) để hỗ trợ phát triển năng lượng tương lai và các công nghệ khí hậu mới.

Phó Chủ tịch Thường trực FSC Lee Hyung Ju nhấn mạnh, việc duy trì động lực tăng trưởng trong bối cảnh quốc tế thay đổi nhanh chóng cùng với sự bất ổn toàn cầu là nhiệm vụ chung của hai quốc gia đã đạt được sự phát triển kinh tế nhanh chóng như Việt Nam và Hàn Quốc. Ông tin tưởng rằng, Tọa đàm là dịp để hai bên chia sẻ các tầm nhìn và chiến lược ESG, đồng thời, là một cơ hội hợp tác ý nghĩa để hướng tới sự phát triển bền vững tại hai quốc gia.

Tại Tọa đàm, ông Phạm Minh Tú - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng - NHNN trình bày tham luận với chủ đề: “Thực trạng và định hướng phát triển ESG trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam”. Trong đó, ông Phạm Minh Tú đã chỉ ra định hướng thúc đẩy ESG của ngành Ngân hàng gồm:

Một là, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm tăng cường quản lý rủi ro môi trường, xã hội và rủi ro khí hậu trong hoạt động cấp tín dụng của các TCTD, đồng thời, đề xuất một số công cụ hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai ESG và hoạt động bền vững (công cụ thuế, chính sách đất đai ...). Theo dõi, hướng dẫn để kịp thời tháo gỡ khó khăn trong quá trình các TCTD thực hiện quản lý rủi ro môi trường theo quy định tại Thông tư số 17/2022/TT-NHNN; hướng dẫn các TCTD cấp tín dụng xanh, báo cáo tình hình triển khai tín dụng xanh sau khi ban hành Danh mục phân loại xanh quốc gia.

Hai là, tiếp tục nghiên cứu, triển khai các cơ chế, chính sách khuyến khích các TCTD áp dụng ESG, tập trung nguồn lực cho các ngành, lĩnh vực kinh tế xanh như: Chính sách tái cấp vốn/tái chiết khấu, ưu tiên hỗ trợ các TCTD có tỉ trọng tín dụng xanh cao tiếp cận các nguồn lực quốc tế; khuyến khích phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.

Ba là, thúc đẩy các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức cho các TCTD về thực thi ESG. Đào tạo, chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Ngân hàng trong thực thi ESG.

Bốn là, tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế để tranh thủ các hỗ trợ về kỹ thuật, nguồn vốn trong triển khai ESG và đầu tư cho các dự án xanh.
 

Ông Phạm Minh Tú - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng - NHNN trình bày tham luận tại Tọa đàm
 
Bà Nguyễn Thị Thu Hà - Giám đốc Trường Đào tạo cán bộ kiêm Phó Trưởng ban Chỉ đạo ESG Agribank trình bày tham luận với chủ đề: “Những sáng kiến ESG tại Agribank”, trong đó, đề xuất 8 giải pháp nhằm triển khai hiệu quả ESG như sau: (i) Hoàn thiện cơ chế, chính sách, cơ cấu tổ chức để triển khai ngân hàng xanh hiệu quả; (ii) Triển khai các hoạt động về tín dụng xanh, hướng tới chuẩn mực quốc tế; (iii) Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin phục vụ ngân hàng xanh; (iv) Phát triển các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tiêu chuẩn xanh, phát triển bền vững; (v) Tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế; (vi) Hoàn thiện các tiêu chí về xã hội của Agribank; (vii) Thường xuyên thực hiện tuyên truyền và đào tạo sâu, rộng trong nội bộ ngân hàng cũng như khách hàng về phát triển bền vững; (viii) Xây dựng báo cáo độc lập về phát triển bền vững và kiểm toán báo cáo ESG.
 

Toàn cảnh Tọa đàm
 
Tại Tọa đàm, các đại biểu tham dự còn được theo dõi tham luận của một số diễn giả khác đến từ Shinhan Bank, Công ty TNHH Thuế và Tư vấn KPMG và một số tổ chức tài chính khác.
 

Các đại biểu tham dự Tọa đàm chụp hình lưu niệm

Minh Châu

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại VCB là rất cần thiết
Đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại VCB là rất cần thiết
23/10/2024 16:11 72 lượt xem
Chiều 23/10/2024, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về chủ trương đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB).
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng BCĐ Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng BCĐ Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước
23/10/2024 08:27 37 lượt xem
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1243/QĐ-TTg ngày 22/10/2024 thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
Thông báo giá bán vàng miếng trực tiếp ngày 22/10/2024
Thông báo giá bán vàng miếng trực tiếp ngày 22/10/2024
22/10/2024 10:25 99 lượt xem
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) thông báo giá bán vàng miếng trực tiếp ngày 22/10/2024
Tổ chức gian hàng triển lãm tại SIBOS 2024
Tổ chức gian hàng triển lãm tại SIBOS 2024
22/10/2024 08:10 140 lượt xem
Từ ngày 21 - 24/10/2024, tại Bắc Kinh, Trung Quốc, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước (Cục QLDTNH) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) với tư cách chủ tịch VIETSWIFT đã phối hợp với 04 Ngân hàng thương mại là VietinBank, Vietcombank, BIDV, MSB tổ chức gian hàng triển lãm chung tại Hội nghị Sibos năm 2024.
Tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường
Tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường
21/10/2024 19:27 422 lượt xem
Ngày 21/10, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, đã được Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.
Toàn văn phát biểu nhậm chức Chủ tịch nước của đồng chí Lương Cường
Toàn văn phát biểu nhậm chức Chủ tịch nước của đồng chí Lương Cường
21/10/2024 19:14 157 lượt xem
Chiều 21/10, sau Lễ tuyên thệ, đồng chí Lương Cường đã có bài phát biểu nhậm chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026. Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Đồng chí Lương Cường được bầu làm Chủ tịch nước
Đồng chí Lương Cường được bầu làm Chủ tịch nước
21/10/2024 19:01 132 lượt xem
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã bầu đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.
Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
21/10/2024 11:00 141 lượt xem
Sáng 21/10/2024, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trong công tác lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
21/10/2024 10:37 112 lượt xem
Sáng 21/10/2024, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

82.000

84.000

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

82.000

84.000

Vàng SJC 5c

82.000

84.020

Vàng nhẫn 9999

81.600

83.000

Vàng nữ trang 9999

81.550

82.700


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,550 24,920 26,604 28,064 31,668 33,015 163.07 172.56
BIDV 24,580 24,920 26,828 28,045 32,079 33,022 165.6 172.99
VietinBank 24,578 24,918 26,859 28,059 32,139 33,149 165.46 173.21
Agribank 24,570 24,930 26,777 28,005 31,882 33,001 164.72 173.02
Eximbank 24,520 24,980 26,795 27,806 31,943 33,105 166.07 172.35
ACB 24,560 24,920 26,840 27,772 32,108 33,091 165.78 172.4
Sacombank 24,580 24,920 26,852 27,824 32,039 33,191 166.17 173.18
Techcombank 24,560 24,951 26,679 28,031 31,738 33,083 162.54 175.04
LPBank 24,365 25,090 26,732 28,383 32,170 33,181 164.34 176.25
DongA Bank 24,600 24,910 26,830 27,720 32,030 33,010 164.10 171.70
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết

(Cập nhật trong ngày)

Ngân hàng

KKH

1 tuần

2 tuần

3 tuần

1 tháng

2 tháng

3 tháng

6 tháng

9 tháng

12 tháng

24 tháng

Vietcombank

0,10

0,20

0,20

-

1,60

1,60

1,90

2,90

2,90

4,60

4,70

BIDV

0,10

-

-

-

1,70

1,70

2,00

3,00

3,00

4,70

4,70

VietinBank

0,10

0,20

0,20

0,20

1,70

1,70

2,00

3,00

3,00

4,70

4,80

ACB

0,01

0,50

0,50

0,50

2,30

2,50

2,70

3,50

3,70

4,40

4,50

Sacombank

-

0,50

0,50

0,50

2,80

2,90

3,20

4,20

4,30

4,90

5,00

Techcombank

0,05

-

-

-

3,10

3,10

3,30

4,40

4,40

4,80

4,80

LPBank

0.20

0,20

0,20

0,20

3,00

3,00

3,20

4,20

4,20

5,30

5,60

DongA Bank

0,50

0,50

0,50

0,50

3,90

3,90

4,10

5,55

5,70

5,80

6,10

Agribank

0,20

-

-

-

1,70

1,70

2,00

3,00

3,00

4,70

4,80

Eximbank

0,10

0,50

0,50

0,50

3,10

3,30

3,40

4,70

4,30

5,00

5,80


Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?