Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Võ Văn Kiệt (23/11/1922 - 23/11/2022) Thủ tướng Võ Văn Kiệt: Nhà Lãnh đạo cách mạng tài ba - Tổng Công trình sư của thời kỳ đổi mới
23/11/2022 1.534 lượt xem
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của đồng chí Võ Văn Kiệt -  nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam - người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta nhớ về cố Thủ tướng, một chiến sỹ cách mạng kiên trung, nhà lãnh đạo vì nước, vì dân, bản lĩnh, năng động, quyết đoán, dành trọn cuộc đời vì sự nghiệp cách mạng Việt Nam cả trong thời chiến tranh khói lửa cũng như trong hòa bình. Trên hành trình dài cùng đất nước, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã có những cống hiến vô cùng to lớn, sáng tạo trong thời kỳ đổi mới, góp phần quan trọng đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, ổn định và vững bước trên con đường hội nhập và phát triển.
 

Người cộng sản kiên trung, trọn một đời vì sự nghiệp cách mạng
 


Chân dung Thủ tướng Võ Văn Kiệt (Nguồn ảnh: Internet)
 
Đồng chí Võ Văn Kiệt tên thật là Phan Văn Hòa, bí danh Sáu Dân, Chín Dũng, sinh ngày 23/11/1922 trong một gia đình nông dân nghèo ở xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long - một vùng đất giàu truyền thống cách mạng.

Với tinh thần yêu nước, Phan Văn Hòa đã sớm hình thành tư tưởng hướng về cách mạng. Năm 1938, khi mới 16 tuổi, đồng chí Phan Văn Hòa đã tham gia hoạt động cách mạng trong phong trào Thanh niên phản đế. Đến tháng 11/1939, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, sau đó làm Bí thư Chi bộ, Huyện ủy viên huyện Vũng Liêm và tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ ở Vĩnh Long.

Những năm 1941 - 1945, đồng chí Võ Văn Kiệt hoạt động ở vùng U Minh, Kiên Giang, tham gia Tỉnh ủy Rạch Giá, chỉ đạo khởi nghĩa cướp chính quyền ở thị xã Rạch Giá và các huyện, giành thắng lợi trong cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Năm 1950, đồng chí Võ Văn Kiệt được bầu là Phó Bí thư, rồi Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu. Đến năm 1955, đồng chí Võ Văn Kiệt là Ủy viên Xứ ủy Nam Bộ, Phó Bí thư Liên tỉnh ủy Hậu Giang, sát cánh cùng đồng chí Lê Duẩn xây dựng Đề cương cách mạng miền Nam - cơ sở lý luận và thực tiễn, từ đó Đảng ta nghiên cứu cho ra đời Nghị quyết 15, thổi bùng lên phong trào Đồng khởi, làm phá sản Chiến tranh đặc biệt của Mỹ, tạo nên bước ngoặt quan trọng của cách mạng miền Nam Việt Nam.

Năm 1960, khi được điều động về Sài Gòn - Chợ Lớn, đồng chí Võ Văn Kiệt đã kiến nghị Xứ ủy sáp nhập Sài Gòn - Chợ Lớn với Gia Định hình thành địa bàn chiến lược, tạo nên thế trận mới, gắn nội thị với ven đô, gắn Sài Gòn với vùng nông thôn rộng lớn miền Đông Nam Bộ. Với 10 năm làm Bí thư Khu ủy Sài Gòn - Gia Định, đồng chí Võ Văn Kiệt đã bám sát địa bàn, dành nhiều thời gian ở Củ Chi, nhiều lần ra vào nội thành, chỉ đạo sát sao việc xây dựng lực lượng chính trị, vũ trang ngay trong nội thành, phát triển các lực lượng cốt cán, tổ chức các phong trào đấu tranh của các giới đồng bào…

Năm 1971, đồng chí Võ Văn Kiệt được điều động về làm Bí thư Khu ủy Khu 9 (Tây Nam Bộ). Đây là giai đoạn địch đánh phá ác liệt kết hợp bao vây, phong tỏa kinh tế, gây khó khăn lớn cho quân và dân ta ở khu căn cứ địa. Mỹ - ngụy tiến hành “bình định cấp tốc” lấn đất, gom dân, đóng thêm đồn bốt ở vùng U Minh thượng, U Minh hạ với chiến dịch “Nhổ cỏ U Minh”. Trước tình hình đó, Đồng chí đã kiên quyết chỉ đạo “Mệnh lệnh tối cao lúc này là phải giữ đất, giữ dân… nếu không chống địch lấn chiếm, để mất đất, mất dân lúc này là mất tất cả”.

Từ năm 1973 đến khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đồng chí Võ Văn Kiệt được phân công giữ nhiều chức vụ quan trọng như Ủy viên Thường vụ Trung ương Cục miền Nam, Ủy viên trong Đảng ủy đặc biệt của chiến dịch Hồ Chí Minh. Đồng chí Võ Văn Kiệt là người có năng lực “thiên phú” về hoạt động thực tiễn, có phương pháp vận động, tuyên truyền, cảm hóa, thu phục lòng người. Ở bất kỳ hoàn cảnh nào, trên bất cứ cương vị nào, đồng chí Võ Văn Kiệt luôn nêu cao tấm gương sáng về tinh thần chủ động cách mạng tiến công, kiên cường bám dân, bám đất ở những địa bàn xung yếu và ác liệt nhất, gây dựng và phát triển phong trào cách mạng. Cùng với các đồng chí trong Đảng ủy đặc biệt của chiến dịch Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Văn Kiệt đã lãnh đạo quân và dân ta đánh thắng mọi âm mưu thâm độc của kẻ thù xâm lược, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta làm nên chiến thắng mùa Xuân năm 1975 lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Sau ngày 30/4/1975, đồng chí Võ Văn Kiệt được phân công làm Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, rồi Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng chí đã cùng lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra những quyết sách hết sức năng động, phù hợp với tình hình thực tiễn, từng bước tháo gỡ khó khăn, góp phần quan trọng đưa Thành phố dần đi vào ổn định, phát triển vững chắc, trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước. Thời kỳ đó, đồng chí Võ Văn Kiệt được người dân Thành phố Hồ Chí Minh gọi với cái tên bình dị và thân thương “Chủ tịch gạo” vì đã giải quyết được vấn đề thiếu lương thực nghiêm trọng của Thành phố lúc bấy giờ, hay “Bí thư xé rào” bởi những quyết sách mà Đồng chí đưa ra không rập khuôn, giáo điều, luôn tìm tòi, sáng tạo trong cách làm, tháo gỡ khó khăn trong sản xuất để tạo nên những chuyển biến trong đời sống kinh tế, xã hội, nhanh chóng thoát khỏi trì trệ của cơ chế không còn phù hợp.

Tháng 3/1982, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng, đồng chí Võ Văn Kiệt tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị; tháng 4/1982, đồng chí được Quốc hội phê chuẩn làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước. Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII (tháng 8/1991), đồng chí Võ Văn Kiệt được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa IX (tháng 10/1992) đồng chí Võ Văn Kiệt được bầu làm Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đó cũng là thời điểm Việt Nam đang thực hiện bước chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước và định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thủ tướng Võ Văn Kiệt - nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

Những năm trước đổi mới, kinh tế nước ta thực hiện theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp, hàng hóa được phân phối theo tem phiếu; việc người dân tự do mua bán trên thị trường hoặc vận chuyển hàng hóa từ địa phương này sang địa phương khác bị hạn chế... Nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Lạm phát bị đẩy lên tốc độ phi mã ở mức ba con số trong nhiều năm, đỉnh cao là 774,7% năm 1986; nông dân và doanh nghiệp thiếu động lực sản xuất; Việt Nam phải nhập khẩu bo bo để chống đói… Trước tình hình đó, từ năm 1986, Việt Nam đã thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước nhằm thoát khỏi tình trạng trì trệ của kinh tế - xã hội, tuy nhiên còn chưa toàn diện, chưa triệt để.

Trên cương vị Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng chí Võ Văn Kiệt đã quyết định thành lập Tổ Tư vấn kinh tế, tập hợp trí tuệ của những chuyên gia ở miền Bắc, chuyên gia người Việt đang công tác tại các nước Nhật Bản, Mỹ và cả chuyên gia từng làm việc trong chính quyền Sài Gòn cũ để thảo luận về các vấn đề của nền kinh tế. Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã lắng nghe ý kiến của các thành viên, nêu vấn đề cần nghiên cứu, làm rõ cũng như đặt hàng về những vấn đề cần góp ý kiến; nghiên cứu, tìm tòi, phân tích để có những quyết định xuất phát từ thực tiễn đất nước, tránh những biểu hiện rập khuôn, giáo điều. Đặc biệt, Thủ tướng Võ Văn Kiệt ủng hộ quyền tự do kinh doanh của người dân theo pháp luật; ủng hộ thu hút đầu tư nước ngoài; cương quyết “cởi trói” cho doanh nghiệp từ việc xóa bỏ các rào cản “ngăn sông cấm chợ” đối với hàng hóa trao đổi từ các tỉnh lên thành phố, đến việc kết nối kinh doanh với “thị trường tư bản chủ nghĩa”, tự do hóa xuất, nhập khẩu, xóa bỏ độc quyền nhà nước về xuất, nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ với thị trường tư bản chủ nghĩa, thúc đẩy quá trình hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới; thúc đẩy quá trình phát huy lực lượng doanh nhân trong nước, giải quyết những rào cản hạn chế hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp dân doanh.

Dưới sự quản lý, điều hành của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nền kinh tế đất nước đã dần thoát khỏi tình trạng trì trệ, suy thoái, vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội; kinh tế nông nghiệp khởi sắc, sản lượng lương thực tăng nhanh, tổng sản lượng lương thực 5 năm (1991 - 1995) đạt 125,4 triệu tấn, tăng 27% so với giai đoạn 1986 - 1990; kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng tương đối cao, ổn định, GDP trung bình đạt 8,2%/năm.

Với tư chất thông minh, bản lĩnh, nghị lực phi thường và tầm nhìn chiến lược, Thủ tướng Võ Văn Kiệt luôn nuôi ý chí và khát vọng đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo, trở nên giàu mạnh, “mọi chủ trương, việc làm đều vì đất  nước phồn thịnh, mọi tầng lớp nhân dân được sung sướng”. Trong 06 năm giữ trọng trách cao nhất của Chính phủ, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã có những quyết định táo bạo, là “tổng công trình sư” của nhiều dự án mang tầm vóc thế kỷ thời kỳ đổi mới; là nhà thi công tài ba với những công trình tiêu biểu mang đậm dấu ấn của vị Thủ tướng tài ba Võ Văn Kiệt.

Năm 1988, khi đang là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, đồng chí Võ Văn Kiệt đã chủ trương thực hiện chương trình 10 năm đầu tư khai phá vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên, cải tạo vùng đất bị nhiễm phèn, mặn trở thành vùng đất màu mỡ, trù phú, phát triển về nông nghiệp, thủy sản, người dân có nước ngọt để dùng; xây dựng hệ thống công trình kiểm soát lũ tràn và sử dụng nước lũ vào việc cải tạo vùng đất bắc Hà Tiên. Chương trình khai phá Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên đã nâng số lượng lúa hàng hóa lên rất nhiều, góp phần đảm bảo an ninh lương thực. Vùng đất phèn trước đây có tràm mọc lơ thơ nay trở thành là đồng lúa phì nhiêu, những cánh đồng mẫu lớn. Cùng với đó là hiệu quả của hệ thống trục chính về thủy lợi và giao thông trong chương trình “Sống chung với lũ”, đã giúp cho trên 10 triệu người dân đồng bằng sông Cửu Long có cuộc sống ổn định mỗi mùa nước nổi, đời sống người dân vùng lũ bớt khó khăn hơn, chất lượng môi trường tăng lên đáng kể.
 


Thủ tướng Võ Văn Kiệt cùng các cán bộ, công nhân trên công trường đường dây 500 kV Bắc - Nam
khi còn đương nhiệm (Nguồn ảnh: Internet)

 
Năm 1992, với cương vị là người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã phê duyệt Luận chứng kinh tế kỹ thuật hệ thống truyền tải điện 500 kV Bắc - Nam. Đây là hệ thống tải điện với đường dây siêu cao áp 500 kV đầu tiên ở Việt Nam, chuyển tải năng lượng từ nhà máy Thủy điện Hòa Bình vào miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam. Công trình được khởi công xây dựng vào đúng ngày kỷ niệm giải phóng miền Nam (30/4/1992), “mở con đường sáng dọc Trường Sơn đưa điện miền Bắc vào miền Nam thành công". Trong quá trình hai năm thi công, “Thủ tướng điện” đã liên tục có mặt trực tiếp tại công trường, tại những vị trí thi công hiểm trở, động viên cán bộ, nhân viên, công nhân đang ngày đêm gấp rút làm việc quên mình dưới thời tiết khắc nghiệt nắng mưa thất thường, đảm bảo tiến độ, chất lượng để sớm đem nguồn năng lượng điện phục vụ phát triển sản xuất và sinh hoạt của người dân. Hệ thống tải điện 500kV Bắc - Nam đã được đưa vào sử dụng đúng như dự kiến với mọi chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đều đạt và vượt yêu cầu của luận chứng ban đầu, đã giải quyết cơ bản tình trạng thiếu điện trầm trọng và triền miên ở miền Trung và miền Nam trước đây. Hơn thế, dự toán công trình là 5.700 tỷ đồng, nhưng quyết toán chỉ có 5.200 tỷ đồng, chỉ sau ba năm vận hành đã thu hồi vốn. Từ hiệu quả của đường dây 500 kV, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã quyết định cho xây dựng thủy điện Yaly cùng nhiều thủy điện, nhiệt điện khác và các nhà máy điện chạy khí đồng hành công suất lớn.

Công trình truyền tải điện 500 kV là xương sống của lưới điện quốc gia, giúp Đảng, Nhà nước và nhân dân ta thực hiện được cơ bản chương trình điện khí hóa toàn quốc; trở thành một trong những biểu tượng của thời kỳ đổi mới.

Trong lĩnh vực dầu khí, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã quyết đoán đưa ra quyết định đầy tranh cãi khi chọn Dung Quất để xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của nước ta, bởi Dung Quất khi đó chỉ là một bãi đất trống, chưa có cơ sở hạ tầng, đường xá, giao thông không thuận tiện, lại xa các giếng dầu. Nhưng với nhãn quan chiến lược sáng suốt, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã kiên quyết giữ quan điểm: “Phải xây dựng Nhà máy lọc dầu ở Dung Quất, trước hết là để đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước và tạo đà phát triển kinh tế cho tỉnh Quảng Ngãi và cả một khu vực miền Trung”.

Từ khi đi vào hoạt động đến nay, Nhà máy lọc dầu Dung Quất không chỉ luôn vận hành an toàn, ổn định và hiệu quả, đóng góp nhiều cho sự phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực miền Trung và Tây Nguyên mà còn trở thành “hạt nhân” thu hút nhiều dự án lớn đến với tỉnh Quảng Ngãi, tác động tích cực trong việc hình thành trung tâm công nghiệp nặng đầu tiên của Việt Nam tại Khu Kinh tế Dung Quất, góp phần rất có ý nghĩa cho khu vực kinh tế miền Trung và cả nước trong quá trình đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong lĩnh vực giao thông, công trình đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài mang đậm dấu ấn Võ Văn Kiệt. Con đường kết nối sân bay Nội Bài với nội đô mở ra cửa ngõ giao lưu quốc tế vô cùng quan trọng không chỉ của Thủ đô mà của cả nước. Ngoài ra, quyết định mở con đường cao tốc Láng - Hòa Lạc đầy bất ngờ và táo bạo của Thủ tưởng Võ Văn Kiệt có ý nghĩa chiến lược và vai trò rất quan trọng với sự phát triển mạnh mẽ của cả khu vực phía tây Thủ đô Hà Nội; huyết mạch nối Thủ đô Hà Nội với các trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học ở khu vực Hòa Lạc. Đường Láng - Hòa Lạc nằm ở vị trí đầu mối, nối đường Hồ Chí Minh qua địa bàn Thủ đô Hà Nội kết nối giao thương với các tỉnh phía Bắc.

Thủ tướng Võ Văn Kiệt còn là đại tác giả của đường Hồ Chí Minh, con đường nối hai thế kỷ, với câu nói: "Đường mòn Trường Sơn năm xưa đã góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc thì đường Hồ Chí Minh ngày nay không chỉ là con đường của thời đại công nghiệp hóa, làm cho dân giàu nước mạnh, bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ quốc gia, mà còn là sự liên hệ máu thịt giữa hai miền Nam - Bắc". Ngày 24/9/1997, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã ký "Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể xa lộ Bắc - Nam". Từ Quyết định này, tháng 8/1998, chủ trương xây dựng công trình đã được Bộ Chính trị khóa VIII thông qua và chính thức đặt tên cho công trình là đường Hồ Chí Minh, nối Thủ đô Hà Nội với Thành phố Hồ Chí Minh và tiếp tục kéo dài từ Pắc Pó, Cao Bằng đến Đất Mũi, Cà Mau.

Đặc biệt, đối với lĩnh vực tài chính - ngân hàng, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc Tổ chuyên gia thực hiện cải cách hệ thống ngân hàng, từ ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp: Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại; thành lập thanh tra, quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thành lập thị trường liên ngân hàng, áp dụng biện pháp lãi suất để điều tiết tín dụng và thay cho khối lượng tiền tệ duy ý chí trước đây. Từ kết quả thực tiễn, Đồng chí đã chỉ đạo Tổ cải cách tập trung xây dựng Dự thảo Pháp lệnh Ngân hàng và Pháp lệnh Các hợp tác xã tín dụng, sau đó là xây dựng Luật Ngân hàng và Luật Hợp tác xã tín dụng cho hệ thống ngân hàng Việt Nam vận hành theo quy luật thị trường1.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Võ Văn Kiệt rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đào tạo của nước nhà. Năm 1993, Thủ tướng đã ký Nghị định thành lập Đại học Quốc gia, chủ trương xã hội hóa giáo dục. Sự ra đời của hai trường Đại học Quốc gia Hà Nội và  Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đánh dấu mốc đổi mới sâu sắc trong cơ cấu hệ thống giáo dục đại học. Lần đầu tiên tại Việt Nam xuất hiện loại trường đại học đa lĩnh vực có quyền tự chủ cao trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.

Trên bình diện hội nhập quốc tế, Thủ tướng Võ Văn Kiệt là người có đóng góp to lớn trong phá bỏ thế bao vây, cấm vận, chủ động hội nhập toàn cầu, nhất là trong thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và  Mỹ thiết lập cải thiện mối quan hệ với các nước ASEAN, Nhật Bản, EU..., tăng cường hợp tác với các nước Tây Bắc Âu…; đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ quốc tế, từng bước đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và đi vào kỷ nguyên hội nhập và phát triển; trở thành đối tác chiến lược của nhiều quốc gia trên thế giới, được bạn bè quốc tế tin cậy và đánh giá cao. Hãng tin NHK của Nhật Bản đã đánh giá: “Thủ tướng Võ Văn Kiệt là nhà chính trị lỗi lạc, nhà ngoại giao đại tài và là một kiến trúc sư ưu tú của tiến trình đổi mới Việt Nam phát triển theo kinh tế thị trường”.

Thủ tướng Võ Văn Kiệt - nhà lãnh đạo thực tiễn, có tư duy chiến lược, bản lĩnh chính trị, sắc sảo, nhạy bén, sáng tạo và linh hoạt, sâu sát thực tiễn, luôn trăn trở và quyết tâm thực hiện đường lối đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng, lãnh đạo đã ra đi mãi mãi vào ngày 11/6/2008, nhưng những gì mà cố Thủ tướng để lại cho đất nước và nhân dân Việt Nam là vô giá. Thế hệ con cháu chúng ta luôn tự hào, trân trọng và biết ơn, ghi nhớ những công lao to lớn, những nỗ lực phi thường, sự nhiệt huyết, quả cảm, năng động, quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám nhận khuyết điểm… của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã đưa Việt Nam từng bước đổi mới, hội nhập với tất cả các nước trên thế giới, khẳng định được vị thế, là tiền đề quan trọng để đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực như ngày hôm nay.

https://tuyengiao.vn/nghien-cuu/ly-luan/dau-an-vo-van-kiet-trong-cong-cuoc-doi-moi-141952

Tài liệu tham khảo:

1. Võ Văn Kiệt (2012). Một nhân cách lớn; Nhà lãnh đạo tài năng; Suốt đời vì nước vì dân. Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
2. Trần Minh Trưởng, Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Văn Hải (2015). Võ Văn Kiệt - Tiểu sử. Nxb Chính trị Quốc gia,  Hà Nội.
3. Nguyễn Chiến Thắng (2017). Chất ngọc Võ Văn Kiệt. Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Vũ, Vân Phong (2013). Thủ tướng Võ Văn Kiệt tầm nhìn chiến lược của một nhà lãnh đạo xuất sắc. NXb Thanh niên, Hà Nội.
5. Phan Huy Lê... [et. al] (2008). Dấu ấn Võ Văn Kiệt. Nxb. Văn hóa Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Võ Văn Kiệt ( 2006). Đổi mới, bản lĩnh và sáng tạo. Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
7. Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy Vĩnh Long (2012). Đồng chí Võ Văn Kiệt với cách mạng Việt Nam. Nxb Chính trị Quốc gia  - Sự thật, Hà Nội.
8. Nguyễn Vũ, Vân Phong (2013). Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong tình cảm nhân dân và bạn bè quốc tế. Nxb Thanh niên, Hà Nội.
9. Tô Huy Rứa,...[et. al]. (2012). Võ Văn Kiệt - Một nhân cách lớn, nhà lãnh đạo tài năng, suốt đời vì nước vì dân: Hồi ký. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Nguyễn Vũ, Vân Phong (2013) Thủ tướng Võ Văn Kiệt với sự nghiệp đổi mới. Nxb Thanh niên, Hà Nội
11. https://tuyengiao.vn/nghien-cuu/ly-luan/dau-an-vo-van-kiet-trong-cong-cuoc-doi-moi-141952
12. Các bài viết trên một số website.


Mai Lâm (Hà Nội)
 
 
 
 

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng; quyết liệt nâng hạng thị trường chứng khoán
Đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng; quyết liệt nâng hạng thị trường chứng khoán
29/03/2024 50 lượt xem
Các chuyên gia, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC; đề nghị triển khai các giải pháp quyết liệt nâng hạng thị trường chứng khoán,... cần có giải pháp "mạnh dạn hơn" đối với chính sách tài khóa để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
Tiếp tục thực hiện tốt quyền, trách nhiệm của Cơ quan đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp
Tiếp tục thực hiện tốt quyền, trách nhiệm của Cơ quan đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp
29/03/2024 28 lượt xem
Sáng 28/3/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội nghị Người đại diện tại các doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước quản lý. Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng chủ trì Hội nghị. Cùng dự có các đồng chí Phó Thống đốc NHNN, đại diện lãnh đạo các Vụ, Cục, đơn vị NHNN có liên quan, các đồng chí đại diện vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp do NHNN quản lý, Ban kiểm soát tại 12 doanh nghiệp, tổ chức tín dụng (TCTD) thuộc ngành Ngân hàng có vốn của nhà nước.
Chi đoàn Viện Chiến lược ngân hàng tổ chức Chương trình sinh hoạt thanh niên với chủ đề: Thúc đẩy hoạt động đổi mới, sáng tạo trong ngành Ngân hàng - Thực trạng và giải pháp”
Chi đoàn Viện Chiến lược ngân hàng tổ chức Chương trình sinh hoạt thanh niên với chủ đề: Thúc đẩy hoạt động đổi mới, sáng tạo trong ngành Ngân hàng - Thực trạng và giải pháp”
29/03/2024 31 lượt xem
Ngày 28/3/2024, tại Hà Nội, Chi đoàn Viện Chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Chương trình sinh hoạt thanh niên với chủ đề: “Thúc đẩy hoạt động đổi mới, sáng tạo trong ngành Ngân hàng - Thực trạng và giải pháp”.
Hội thảo khoa học: “Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Người cộng sản kiên trung, mẫu mực, nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam”
Hội thảo khoa học: “Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Người cộng sản kiên trung, mẫu mực, nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam”
28/03/2024 112 lượt xem
Chiều ngày 27/3/2024, tại Thành phố Hải Dương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Tỉnh ủy Hải Dương phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Người cộng sản kiên trung, mẫu mực, nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam”.
Trường Đại học Đại Nam thành lập Trung tâm Phát triển Fintech và đổi mới sáng tạo
Trường Đại học Đại Nam thành lập Trung tâm Phát triển Fintech và đổi mới sáng tạo
28/03/2024 95 lượt xem
Ngày 28/3/2024, tại Hà Nội, Trường Đại học Đại Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Trung tâm Phát triển Fintech và đổi mới sáng tạo DNU.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội XIV của Đảng
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội XIV của Đảng
27/03/2024 149 lượt xem
Chiều 26/3/2024, tại trụ sở Chính phủ, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng chủ trì phiên họp thứ hai của Tiểu ban.
BIDV tham gia Diễn đàn đầu tư quốc gia về “Kinh doanh bao trùm trong lĩnh vực nông nghiệp và hệ thống thực phẩm”
BIDV tham gia Diễn đàn đầu tư quốc gia về “Kinh doanh bao trùm trong lĩnh vực nông nghiệp và hệ thống thực phẩm”
27/03/2024 82 lượt xem
Ngày 15/3/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, đại diện Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tham gia sự kiện Diễn đàn đầu tư quốc gia về “Kinh doanh bao trùm trong lĩnh vực nông nghiệp và hệ thống thực phẩm”.
Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia
Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia
26/03/2024 235 lượt xem
Kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024), Tháng Thanh niên năm 2024, sáng 26/3/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt và đối thoại cùng thanh niên với chủ đề “Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia”.
Tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thẻ ngân hàng
Tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thẻ ngân hàng
26/03/2024 254 lượt xem
Nhằm tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thẻ ngân hàng và đảm bảo quyền lợi của khách hàng trong quá trình phát hành, sử dụng thẻ ngân hàng, ngày 21/3/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Công văn số 2235/NHNN-TT về việc triển khai biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thẻ ngân hàng.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

79.300

81.300

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

79.300

81.300

Vàng SJC 5c

79.300

81.320

Vàng nhẫn 9999

68.500

69.750

Vàng nữ trang 9999

68.400

69.250


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,590 24,960 26,123 27,556 30,490 31,787 158.88 168.16
BIDV 24,645 24,955 26,329 27,558 30,623 31,921 159.49 167.99
VietinBank 24,545 24,965 26,353 27,648 30,916 31,926 160.45 168.4
Agribank 24,610 24,955 26,298 27,570 30,644 31,779 159.81 167.89
Eximbank 24,580 24,970 26,426 27,196 30,846 31,746 161.32 166.02
ACB 24,590 24,990 26,466 27,124 30,989 31,632 160.93 166.09
Sacombank 24,585 24,945 26,552 27,112 31,086 31,598 161.79 166.8
Techcombank 24,616 24,959 26,918 27,538 30,506 31,826 157.09 169.49
LPBank 24,400 25,100 26,147 27,684 30,958 31,917 159.21 170.66
DongA Bank 24,640 24,990 26,440 27,130 30,860 31,710 159.00 166.20
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,40
2,60
3,50
3,70
4,50
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,20
2,20
2,30
3,40
3,45
4,40
4,40
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
1,80
1,80
2,10
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,00
3,20
3,30
3,80
3,80
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?