Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng giải trình về vấn đề chính sách tiền tệ
28/10/2022 1.443 lượt xem
Giải trình, làm rõ một số vấn đề các đại biểu Quốc hội quan tâm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cảm ơn sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước, về lĩnh vực tiền tệ, hoạt động của ngân hàng. NHNN trân trọng và tiếp thu những ý kiến đánh giá, góp ý để nghiên cứu trong quá trình điều hành thời gian tới, hướng tới điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vi mô, phát triển kinh tế của đất nước.
 

Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Thị Hồng

Tại phiên thảo luận tại hội trường chiều 28/10, báo cáo Quốc hội và cử tri cả nước về điều hành lãi suất, tín dụng và tỷ giá Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh, đây là những vấn đề nhận được sự quan tâm của không chỉ doanh nghiệp và người dân ở trong nước, mà còn là vấn đề mang tính toàn cầu.

Thống đốc cho biết, bối cảnh năm 2022 có nhiều biến động lớn và khó khăn hơn nhiều so với những gì chúng ta đánh giá vào cuối năm 2021. Cuối năm 2021, trên thế giới có nhiều ý kiến cho rằng lạm phát chỉ là tạm thời nhưng đến giờ, xu hướng lạm phát kéo dài hiển hiện ở khắp các nước trên thế giới. Thống kế cho thấy khoảng 80 nước trên thế giới đang có mức lạm phát từ hai con số trở lên.

Để ứng phó với lạm phát, ngân hàng trung ương (NHTW) các nước trên thế giới đã tăng lãi suất mạnh và nhanh hơn dự kiến. Đặc biệt, Fed đã năm lần tăng lãi suất mục tiêu và chỉ dẫn sẽ tiếp tục tăng ở mức cao khoảng 4,5 - 4,7% vào giữa năm 2023. Đồng đô la Mỹ tăng cao và làm cho đồng tiền trên thế giới và khu vực mất giá mạnh, nhiều đồng tiền mất giá khoảng 10 - 30%. Dự trữ ngoại hối nhà nước của các nước đều suy giảm mạnh, ước tính dự trữ của các nước giảm đến 1.000 tỷ đô la Mỹ. Những diễn biến này đang đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cho NHTW các nước trên thế giới.

Trong nước, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán… diễn biến phức tạp và tác động mạnh đến hoạt động tiền tệ - ngân hàng. Trong khi đó, chính sách tiền tệ phải thực hiện nhiều nhiệm vụ - có thể nói là đa mục tiêu, nhiều mục tiêu thậm chí chồng chéo nhau. Và ngay cả trong bối cảnh lãi suất thế giới tăng cao, nhiệm vụ đặt ra cho NHNN là phải điều hành chính sách tiền tệ để cố gắng giảm được lãi suất từ 0,5 đến 1% trong 2 năm 2022 - 2023. Đây là nhiệm vụ thực sự khó khăn trong bối cảnh này.

Trong 9 tháng đầu năm 2022, NHNN đã bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô tiền tệ và điều hành linh hoạt đồng bộ các công cụ với liều lượng vào các thời điểm hợp lý. Qua đó đã góp phần kiểm soát lạm phát ở mức bình quân 9 tháng là 2,73%, và cả năm 2022 ước đạt dưới 4%. Đây là mức thấp hơn rất nhiều so với các nước trên thế giới và khu vực.

Về tăng trưởng tín dụng trong 9 tháng đã tăng trên 11%; so với cùng kỳ 2021, tín dụng tăng đến 16-17% là mức rất cao. Đây cũng là một yếu tố góp phần cho tăng trưởng kinh tế chúng ta đạt ở mức dự kiến 8% cho cả năm nay và là mức đáng ghi nhận so với tăng trưởng kinh tế thấp của các nước trên thế giới và trong khu vực.

Đối với tỷ giá, NHNN cũng đã theo dõi sát và điều hành cho phép linh hoạt ở mức độ phù hợp trong tổng thể với tất cả các công cụ khác để ổn định được thị trường tiền tệ, ngoại hối.

Trong 9 tháng đầu năm, thanh khoản của hệ thống ngân hàng được điều tiết tốt và thậm chí có dư thừa. Mặt bằng lãi suất tuy không giảm, nhưng chỉ tăng từ 0,3 - 0,4% so với cuối năm trước. Đây là một diễn biến phù hợp với bối cảnh chung của quốc tế.

Tuy nhiên, sang tháng 10/2022, thị trường tiền tệ và ngoại hối biến động rất mạnh. Theo đánh giá của NHNN chủ yếu là do tác động bởi tâm lý kỳ vọng. Đặc biệt, trên thị trường cũng có những thông tin không đúng sự thật, tác động rất mạnh đối với hoạt động của các TCTD cũng như những diễn biến, đặc biệt là trên thị trường ngoại tệ, tỷ giá tăng cao.

Trước tình hình đó, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành phối hợp trong công tác điều hành. Về phía NHNN cũng đã chủ động, linh hoạt, đánh giá và xác định trọng tâm, trọng điểm trong thời gian này, đó là phải làm thế nào đảm bảo ổn định được hoạt động của hệ thống ngân hàng và sẵn sàng cung ứng thanh khoản, đáp ứng nhu cầu chi trả cho các TCTD.

Đối với thị trường ngoại hối, NHNN phải điều hành chủ động, linh hoạt, cho phép tỷ giá biến động linh hoạt hơn. Trong bối cảnh đó, ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất để ổn định tỉ giá và thị trường ngoại hối. Sự ổn định của thị trường ngoại hối là vô cùng quan trọng đối với niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Thực tế điều hành cho thấy, nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới. Độ mở cửa nền kinh tế Việt Nam rất lớn nên những tác động của kinh tế thế giới đến thị trường tiền tệ, ngoại hối trong nước là điều tất yếu. Chúng ta phải sẵn sàng chuẩn bị tâm thế để ứng phó với những biến động như vậy.

Thống đốc nhấn mạnh, trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô và tiền tệ, chúng ta luôn cần đánh giá, xác định những mục tiêu trọng tâm, trọng điểm trong từng giai đoạn. Nhưng mục tiêu xuyên suốt vẫn là góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn hệ thống để góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Thống đốc cũng cho rằng, trong ngắn hạn có thể cần phải lựa chọn đánh đổi giữa các mục tiêu. Ví dụ, để ổn định thị trường ngoại hối chúng ta phải chấp nhận tỉ giá, lãi suất tăng lên. Đối với doanh nghiệp, khi lãi suất tăng có thể ảnh hưởng một chút đến sản xuất, tăng trưởng kinh tế chậm lại. Nhưng với sự ổn định của thị trường tiền tệ, ngoại hối và hoạt động ngân hàng, chúng ta sẽ có điều kiện để tăng tốc, phát triển hơn. Hoặc đối với tín dụng, nếu nới room tín dụng thì sẽ áp lực đối với thị trường tỉ giá và ngoại hối. Thực tế, nếu vừa qua NHNN điều chỉnh tăng room tín dụng, thì trước những diễn biến tháng 10 sẽ gây khó khăn đến thanh khoản, ảnh hưởng đến khả năng chi trả của các TCTD.

Liên quan đến tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, NHNN đề nghị Bộ Công thương có phân tích, đánh giá chi tiết, cụ thể những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng như vậy và có những giải pháp phù hợp. Về điều hành tín dụng, NHNN luôn quan tâm đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, trong đó có kinh doanh xăng dầu. Tại Chỉ thị đầu năm Thống đốc đều yêu cầu các TCTD phải tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất – kinh doanh. Trong tháng 3/2022, trước sự biến động phức tạp của xăng dầu, NHNN đã có công văn gửi các TCTD chủ động cân đối nguồn vốn, xem xét tạo điều kiện tăng thêm hạn mức tín dụng cấp cho các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu. Tổng hợp nhanh số liệu từ các ngân hàng cho thấy, tổng hạn mức cấp cho 16 doanh nghiệp xăng dầu hiện nay là 103 nghìn tỉ đồng, mới sử dụng đến khoảng 58 nghìn tỉ đồng, và hạn mức chưa sử dụng còn 44 nghìn tỉ đồng.

Về cung ứng ngoại tệ, vừa qua NHNN cũng đảm bảo ổn định sản xuất trong nước, can thiệp ngoại tệ và riêng 9 tháng đầu năm, đối với một số doanh nghiệp xăng dầu như Nghi Sơn, Bình Sơn, Tập đoàn xăng dầu… lượng ngoại tệ bán ra phải 10 tỉ USD cho các doanh nghiệp này.

Về Chương trình hỗ trợ lãi suất 2%, NHNN đã chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành ban hành Nghị định, thông tư hướng dẫn, tuy nhiên, về thực tiễn, số liệu được rất ít. NHNN cũng thấy được sự giám sát từ sớm từ xa, những phân tích, đánh giá nguyên nhân của các đại biểu Quốc hội là hoàn toàn chính xác. NHNN cùng các Bộ, ngành sẽ đánh giá trong thời gian tới. Vừa qua, NHNN cũng đã tổ chức các cuộc khảo sát liên ngành, đi đến các địa phương. Có địa phương, trong số 183 khách hàng đủ điều kiện vay vốn hỗ trợ nhưng có tới 126 khách hàng không quan tâm đến hỗ trợ lãi suất, 46 khách hàng chưa có phản hồi. Đây là điểm cần quan tâm và trong thời gian tới NHNN sẽ phối hợp để đánh giá và có báo cáo tổng thể, trên cơ sở tiếp tục khảo sát và báo cáo Chính phủ và Quốc hội.

Theo sbv.gov.vn
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
NHNN tổ chức Họp báo thông tin kết quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng quý I/2024
NHNN tổ chức Họp báo thông tin kết quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng quý I/2024
19/04/2024 55 lượt xem
Ngày 19/4/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Họp báo thông tin kết quả điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) và hoạt động ngân hàng quý I/2024. Đồng chí Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Thường trực NHNN chủ trì buổi Họp báo.
NHNN tiếp tục duy trì thứ hạng cao về chỉ số cải cách hành chính (Par Index) năm 2023
NHNN tiếp tục duy trì thứ hạng cao về chỉ số cải cách hành chính (Par Index) năm 2023
19/04/2024 63 lượt xem
Sáng ngày 17/4/2024, tại Trụ sở Bộ Nội vụ, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ đã tổ chức Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh hệ thống công nghệ thông tin xuất sắc tại Giải thưởng Sao Khuê năm 2024
Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh hệ thống công nghệ thông tin xuất sắc tại Giải thưởng Sao Khuê năm 2024
18/04/2024 44 lượt xem
Ngày 13/4/2024, vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, hai hệ thống/sản phẩm của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) được vinh danh tại Giải thưởng Sao Khuê năm 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp Agribank nhận giải thưởng này.
Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên cột mốc vàng lịch sử Điện Biên Phủ
Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên "cột mốc vàng" lịch sử Điện Biên Phủ
17/04/2024 191 lượt xem
Sáng 17/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt, tri ân đầy ý nghĩa và xúc động với các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.
BIDV, ADB và NFSC đồng tổ chức Hội thảo “Thị trường tài chính Việt Nam 2023 và triển vọng 2024”
BIDV, ADB và NFSC đồng tổ chức Hội thảo “Thị trường tài chính Việt Nam 2023 và triển vọng 2024”
17/04/2024 148 lượt xem
Ngày 16/4/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (NFSC) đồng tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến đối với Báo cáo “Thị trường tài chính Việt Nam 2023 và triển vọng 2024”.
Đảng ủy Cơ quan Ngân hàng Trung ương tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ lần thứ 16
Đảng ủy Cơ quan Ngân hàng Trung ương tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ lần thứ 16
17/04/2024 165 lượt xem
Ngày 16/4/2024 tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Đảng ủy Cơ quan Ngân hàng Trung ương (NHTW) đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ lần thứ 16 (mở rộng), nhiệm kỳ 2020-2025, dưới sự chủ trì của Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy Cơ quan NHTW.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng cường các biện pháp phối hợp quản lý thị trường vàng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng cường các biện pháp phối hợp quản lý thị trường vàng
16/04/2024 186 lượt xem
Ngày 15/4/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong công tác quản lý thị trường vàng; đồng thời, có văn bản chỉ đạo NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng thực hiện các nhiệm vụ.
Ba giải pháp số của Vietcombank nhận giải thưởng Sao Khuê 2024
Ba giải pháp số của Vietcombank nhận giải thưởng Sao Khuê 2024
15/04/2024 231 lượt xem
Ba giải pháp số của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam là VCB CashUp, Host to Host/API Intergration và VCB i-School được đánh giá cao và vinh danh tại lễ trao giải thưởng Sao Khuê 2024.
Lễ phát động phong trào thi đua “xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong cả nước tại tỉnh Hòa Bình
Lễ phát động phong trào thi đua “xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong cả nước tại tỉnh Hòa Bình
14/04/2024 322 lượt xem
Sáng 13/4/2024, tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương đã phát động phong trào thi đua cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước trong năm 2025.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

81.800

83.800

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

81.800

83.800

Vàng SJC 5c

81.800

83.820

Vàng nhẫn 9999

74.800

76.700

Vàng nữ trang 9999

74.700

76.000


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,100 25,440 26,252 27,714 30,724 32,055 157.77 167.11
BIDV 25,130 25,440 26,393 27,618 30,763 32,067 158.12 166.59
VietinBank 25,090 25,443 26,504 27,799 31,154 32,164 160.64 168.59
Agribank 25,100 25,440 26,325 27,607 30,757 31,897 159.58 167.50
Eximbank 25,040 25,440 26,425 27,239 30,914 31,866 160.82 165.77
ACB 25,110 25,442 26,596 27,279 31,230 31,905 161.07 166.37
Sacombank 25,170 25,420 26,701 27,261 31,332 31,835 162.03 167.05
Techcombank 25,192 25,442 26,362 27,707 30,760 32,094 157.36 169.78
LPBank 24,960 25,440 26,088 27,611 30,970 31,913 158.36 169.76
DongA Bank 25,170 25,440 26,570 27,260 31,080 31,940 159.20 166.40
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,40
2,60
3,50
3,70
4,50
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,20
2,20
2,30
3,40
3,45
4,40
4,40
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
1,80
1,80
2,10
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,00
3,20
3,30
3,80
3,80
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?