Thống đốc Nguyễn Thị Hồng tham dự tọa đàm chính sách của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Đại học Harvard
16/05/2022 09:06 2.118 lượt xem
Chiều 14-5 (giờ Hoa Kỳ), tiếp tục chương trình thăm và làm việc tại Mỹ, Thống đốc NHNN Nguyên Thị Hồng đã tham dự chương trình Tọa đàm Chính sách của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Đại học Harvard, thành phố Boston thuộc thành phố Cambridge, Bang Massachusetts.
 
 
Ban lãnh đạo Trường và các diễn giả tham gia thảo luận
 
Tại tọa đàm, Thủ tướng Chính phủ đã có phần trình bày với chủ đề “Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam”. Thủ tướng nhấn mạnh Chính phủ Việt Nam khẳng định chủ trương nhất quán (1) Xóa quan liêu bao cấp, thực hiện đa sở hữu và hội nhập; (2) Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng và hợp pháp của các doanh nghiệp, đối tác đầu tư, kinh doanh lâu dài, hiệu quả, bền vững trên nguyên tắc bảo đảm hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro và tuân thủ pháp luật; và (3) Việt Nam mong muốn là bạn tốt, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm trong giải quyết các vấn đề khu vực, quốc tế và những thách thức toàn cầu vì sự thịnh vượng chung. Đây là những chủ trương đã giúp nền kinh tế Việt Nam vươn lên mạnh mẽ từ một nền kinh tế kém phát triển đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.

Trong phần trình bày, Thủ tướng tập trung làm rõ 3 vấn đề:

Thứ nhất, vì sao phải xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng?

Trong bối cảnh toàn cầu hóa “thế giới phẳng”, hầu hết các quốc gia muốn phát triển bền vững, tránh lệ thuộc vào bên ngoài đều phải xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, tình hình thế giới thời gian qua diễn biến phức tạp, khó lường, khó đoán định trên nhiều phương diện. Bối cảnh đó đòi hỏi các nước phải chú trọng hơn đến xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, giảm thiểu tác động trước những cú sốc từ bên ngoài trong quá trình hội nhập; trong đó, khẳng định xu hướng độc lập, tự chủ không có nghĩa là đóng cửa, tự cung, tự cấp mà gắn liền với chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế. Đây cũng là xu hướng chung và mong muốn của hầu hết các nước, nhất là các nước đang phát triển là hướng tới xây dựng nền tảng kinh tế độc lập, tự chủ vững mạnh, đẩy mạnh công nghiệp hóa gắn với hội nhập quốc tế nhằm vươn lên thoát khỏi “bẫy thu nhập trung bình”, trở thành nước phát triển.

Thứ hai, một số quan điểm, mục tiêu, tư tưởng chủ yếu xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng ở Việt Nam.

Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng là chủ trương nhất quán, xuyên suốt của Việt Nam, được thể hiện cụ thể trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 2011, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013. Mục tiêu chiến lược phát triển của Việt Nam là đến năm 2030 trở thành là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt của Chính phủ Việt Nam để đạt được các mục tiêu trên gồm: Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; Xác định rõ con người là trung tâm, là chủ thể, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển; Tập trung thực hiện và tạo chuyển biến rõ nét trong 3 đột phá chiến lược về thể chế, nguồn nhân lực và hệ thống kết cấu hạ tầng.

Thứ ba, một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới bao gồm:

Giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, ổn định chính trị - xã hội, tạo nền tảng và điều kiện thuận lợi cho phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng.

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN đồng bộ, hiện đại, hội nhập, phù hợp với các cam kết quốc tế.

Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, hội nhập sâu rộng, thực chất.

Tập trung cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, tiết kiệm tài nguyên, tăng trưởng xanh.

Huy động mọi nguồn lực xã hội, phát huy vai trò quan trọng của doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Phát triển nguồn nhân lực và quản trị quốc gia hiện đại.

Sau bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT, Bộ trưởng Bộ Công thương và Thống đốc NHNN có phần phát biểu. Từ góc độ của ngành Ngân hàng, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng phát biểu làm rõ vai trò của NHNN trong việc góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập - tự chủ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Mở đầu bài phát biểu, Thống đốc chia sẻ Việt Nam là một nền kinh tế có độ mở cửa lớn so với các nước trên thế giới (Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP vào khoảng gần 200%). Hội nhập sâu rộng với nền kinh tế giới mang lại rất nhiều cơ hội, tuy nhiên cũng đặt ra không ít thách thức đối với điều hành chính sách kinh tế vĩ mô nói chung và chính sách tiền tệ nói riêng.
 

  A group of people sitting at a tableDescription automatically generated with medium confidence
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại buổi tham luận chính sách tại Trường Đại học Havard

Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam và NHNN luôn kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Khi thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, NHNN không chủ quan với lạm phát. Với tinh thần đó, NHNN luôn bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô tiền tệ trong nước và quốc tế, nâng cao công tác phân tích, dự báo, phản ứng linh hoạt, phối kết hợp đồng bộ và nhuần nhuyễn giữa các công cụ và giải pháp CSTT nhằm đạt được mục tiêu đề ra, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh không công bằng trong thương mại quốc tế.

Nhờ vậy, trong nhiều năm qua, lạm phát luôn được kiểm soát, duy trì ở mức thấp, dưới 5%, đi đôi với tăng trưởng kinh tế đạt mức cao so với các nước trên thế giới và khu vực. Nhiều thời điểm, kinh tế thế giới biến động khó lường, căng thẳng thương mại và địa chính trị giữa các nước gia tăng, song những phản ứng của chính sách tiền tệ khá linh hoạt, nhanh nhạy, góp phần ổn định thị trường tiền tệ ngoại hối, tạo môi trường vĩ mô ổn định cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Thống đốc cũng chia sẻ việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ có sự đóng góp của chính sách tiền tệ thông qua những phản ứng linh hoạt giúp tăng sức chống chịu của nền kinh tế trước các cú sốc trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, cũng cần có các giải pháp khác. Theo đó, Thống đốc bày tỏ sự đồng tình với khuyến nghị của Giáo sư David Depice, trường Đại học Havard Kennedy về việc Việt Nam cần đa dạng hoá về đối tác thương mại. Đồng thời, Thống đốc cũng cho rằng cần có các giải pháp để khai thác cầu nội địa, giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu, qua đó giảm thách thức đối với điều hành chính sách kinh tế vĩ mô và chính sách tiền tệ.

Buổi thảo luận chính sách diễn ra một cách thành công, để lại ấn tượng tốt đẹp về chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng và các Bộ trưởng, Thống đốc tại trường Đại học Havard danh tiếng.

Đại học Harvard được thành lập năm 1636 tại thành phố Cambridge, bang Massachusetts. Đây là một trong những đại học chất lượng giáo dục hàng đầu của Hòa Kỳ và trên thế giới. Theo thống kê, trong số các tổng thống Hoa Kỳ, có tám người là cựu sinh viên Harvard; khoảng 150 người được trao giải Nobel từng là sinh viên, giảng viên, hay nhân viên của Đại học này. Tham dự buổi tọa đàm có Giáo sư Douglas Elmendorf, Hiệu trưởng Trường Chính sách công Kennedy, Giáo sư Thomas J. Vallely, Giám đốc Chương trình Việt Nam, Trường Chính sách công Kennedy và đông đảo các giáo sư, nghiên cứu sinh và sinh viên quan tâm tới Việt Nam đang theo học tại Đại học Harvard.

HTQT. Ảnh: Nhật Bắc
Theo sbv.gov.vn


Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Tăng cường kết nối các trung tâm nghiên cứu, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực ngân hàng
Tăng cường kết nối các trung tâm nghiên cứu, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực ngân hàng
06/12/2024 22:17 167 lượt xem
Ngày 06/12/2024, tại Hà Nội, Viện Chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội thảo “Tăng cường kết nối các trung tâm nghiên cứu, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực ngân hàng và phổ biến Thông tư số 45/2024/TT-NHNN”.
Tháng 02/2025, Trung ương, Quốc hội sẽ họp bàn về tinh gọn bộ máy
Tháng 02/2025, Trung ương, Quốc hội sẽ họp bàn về tinh gọn bộ máy
06/12/2024 09:57 165 lượt xem
Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18 yêu cầu các đơn vị hoàn thành đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy trong tháng 12/2024 để phục vụ Hội nghị Trung ương và kỳ họp Quốc hội bất thường diễn ra vào tháng 02/2025.
Xử lý rủi ro đối với khoản nợ của khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng bão số 3
Xử lý rủi ro đối với khoản nợ của khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng bão số 3
06/12/2024 09:50 146 lượt xem
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1510/QĐ-TTg ngày 04/12/2024 phân loại tài sản có, mức trích lập dự phòng rủi ro, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với khoản nợ của khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3.
Hội nghị Ban Chấp hành quý IV năm 2024 (mở rộng) của Đoàn Thanh niên Ngân hàng Trung ương
Hội nghị Ban Chấp hành quý IV năm 2024 (mở rộng) của Đoàn Thanh niên Ngân hàng Trung ương
05/12/2024 23:20 194 lượt xem
Thực hiện Chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm 2024, chiều 05/12/2024, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Ngân hàng Trung ương (NHTW) tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành quý IV năm 2024 (mở rộng) về công tác nhân sự chủ chốt Đoàn Thanh niên NHTW và Tổng kết Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2024.
Đón đầu cơ hội tăng trưởng tín dụng xanh - “đòn bẩy” phát triển kinh tế bền vững
Đón đầu cơ hội tăng trưởng tín dụng xanh - “đòn bẩy” phát triển kinh tế bền vững
05/12/2024 16:32 206 lượt xem
Tín dụng xanh đang là một xu thế tất yếu, tuy nhiên việc thực hiện đòi hỏi ngân hàng cần nhiều nỗ lực cân bằng lợi ích trong ngắn hạn với mục tiêu phát triển bền vững trong dài hạn.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai sắp xếp, tinh gọn bộ máy
Thủ tướng chủ trì Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai sắp xếp, tinh gọn bộ máy
04/12/2024 15:22 111 lượt xem
Sáng 04/12/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".
Phó Thống đốc thường trực Đào Minh Tú là Ủy viên Ban Chỉ đạo quốc gia về kinh tế tập thể
Phó Thống đốc thường trực Đào Minh Tú là Ủy viên Ban Chỉ đạo quốc gia về kinh tế tập thể
04/12/2024 10:55 188 lượt xem
Ngày 29/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1485/QĐ-TTg phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về kinh tế tập thể (Ban Chỉ đạo). Trong đó, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú được Thủ tướng Chính phủ quyết định là Ủy viên Ban Chỉ đạo.
 BIDV và Học viện Ngân hàng tăng cường hợp tác
BIDV và Học viện Ngân hàng tăng cường hợp tác
03/12/2024 20:26 102 lượt xem
Thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029 vừa được Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Học viện Ngân hàng ký kết ngày 29/11/2024, đánh dấu bước phát triển mới trong mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai đơn vị.
Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số gắn với bảo đảm an ninh, an toàn, hoạt động liên tục các hệ thống thông tin
Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số gắn với bảo đảm an ninh, an toàn, hoạt động liên tục các hệ thống thông tin
03/12/2024 08:35 188 lượt xem
Ngày 02/12/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Thị Hồng đã có buổi làm việc với Cục Công nghệ thông tin, NHNN.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

83,000

85,530

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

83,000

85,530

Vàng SJC 5c

83,000

84,300

Vàng nhẫn 9999

83,000

84,400

Vàng nữ trang 9999

82,900

83,900


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,119 25,452 26,024 27,451 31,349 32,682 162.88 172.36
BIDV 25,150 25,452 26,239 27,449 31,768 32,705 163.84 171.75
VietinBank 25,166 25,452 26,259 27,459 31,843 32,853 165.32 173.07
Agribank 25,150 25,452 26,142 27,345 31,522 32,612 164.52 172.50
Eximbank 25,150 25,452 26,214 27,051 31,681 32,649 165.87 171.18
ACB 25,160 25,452 26,305 27,208 31,843 32,804 165.51 172.05
Sacombank 25,190 25,452 26,285 27,260 31,730 32,893 165.84 172.9
Techcombank 25,193 25,452 26,058 27,405 31,410 32,748 162.46 174.94
LPBank 25,140 25,452 26,513 27,411 32,004 32,800 166.72 173.80
DongA Bank 25,220 25,452 26,240 27,040 31,720 32,650 163.40 170.70
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,20
4,20
4,20
5,30
5,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,90
3,90
4,10
5,55
5,70
5,80
6,10
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?