Tăng cường khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn của khu vực doanh nghiệp
22/08/2023 23:16 1.028 lượt xem
Ngày 22/8/2023, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội thảo “Tăng cường khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn của khu vực doanh nghiệp: Khó khăn, thách thức và quyết tâm”. Hội thảo do Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì, với sự tham dự của các đại biểu đến từ các bộ, ban, ngành, chuyên gia, nhà khoa học, tổ chức tín dụng, hiệp hội, doanh nghiệp…
 
Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú phát biểu tại Hội thảo
 
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú nhìn nhận, Việt Nam đang trải qua giai đoạn hết sức khó khăn, bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước có nhiều trở ngại, thách thức, gây áp lực lớn đối với hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Nhiều thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam bị thu hẹp, như Hoa Kỳ thu hẹp 20%, Liên minh châu Âu (EU) 11%, Trung Quốc 10%...

Trong nước, theo khảo sát năm 2022 của Vietnam Report, 96,1% doanh nghiệp đang chịu áp lực tăng giá của các yếu tố đầu vào sản xuất; 61,5% gặp khó khăn bởi gián đoạn do “di chứng” của đại dịch Covid-19 gây ra, 53,9% chịu tác động từ đứt gãy chuỗi cung ứng, 48,1% cho rằng sức mua của người tiêu dùng giảm sút, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp và 40,4% khó khăn về thiếu nhân lực sản xuất. Sang đến năm 2023, tình hình càng trở nên khó khăn hơn, tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm ở mức thấp trong vòng từ năm 2011 đến nay (ngoại trừ năm 2020), khu vực sản xuất liên tục bị thu hẹp trong nhiều tháng, số lượng doanh nghiệp đăng kí thành lập mới giảm cả về số lượng và quy mô vốn trong khi số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể tiếp tục tăng.

Trước tình hình đó, việc tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, duy trì và khôi phục sức khỏe của khu vực doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu, trong đó, sự suy giảm khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn là vấn đề được đặc biệt quan tâm, cần nhanh chóng đưa ra các giải pháp, chính sách hiệu quả để tháo gỡ. Thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo sát sao, quyết liệt đối với các bộ, ngành trong việc triển khai đồng bộ nhiều chính sách hỗ trợ khá toàn diện, tác động lên cả về phía cung và cầu để hỗ trợ doanh nghiệp như các chính sách về miễn, giảm thuế, phí và lệ phí; hỗ trợ về tài chính và tín dụng; thúc đẩy xuất khẩu, và bảo vệ chuỗi cung ứng... Với sự sát sao và quyết liệt của Chính phủ và sự vào cuộc kịp thời của các bộ, ngành đã từng bước tháo gỡ khó khăn, thách thức, khôi phục niềm tin trong cộng đồng doanh nghiệp.

Trong bối cảnh đó, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, đảm bảo kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ, sự an toàn của hệ thống ngân hàng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Trong đó, những nỗ lực giảm mặt bằng lãi suất trong nền kinh tế, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí thanh toán… đã góp phần hỗ trợ khu vực doanh nghiệp vượt qua các khó khăn, thách thức, duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh để từng bước phục hồi.

Tuy nhiên, tín dụng chỉ mới có tín hiệu tăng trở lại từ tháng 6/2023, sang đến cuối tháng 7/2023, tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 4,3%, giảm đáng kể so với cùng thời điểm năm 2022 (9,54%), điều này cho thấy khả năng hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp đang rất hạn chế - giải quyết vấn đề này sao cho có hiệu quả là một thách thức lớn của ngành Ngân hàng.

Những nỗ lực để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khu vực doanh nghiệp, nhất là trong việc tiếp cận và hấp thụ vốn, đã đạt được những kết quả không thể phủ nhận. Tuy nhiên, tình hình kinh tế trong và ngoài nước được dự báo tiếp tục có nhiều bất định, chúng ta sẽ còn phải đối mặt với các khó khăn, thách thức từ nhiều phía, thực tế, nhiều doanh nghiệp vẫn tiếp tục phản ánh không ít khó khăn. Vì vậy, để giải quyết vấn đề này cần phải tiếp tục có sự chung tay, đồng sức, đồng lòng và sự nỗ lực hơn nữa của các bộ, ngành và các chủ thể trong nền kinh tế để giúp cho khu vực doanh nghiệp phục hồi ổn định và tiếp tục phát triển.

Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú mong muốn, Hội thảo sẽ đi sâu, tập trung thảo luận 3 nội dung chính: (i) Đánh giá đầy đủ tình hình kinh tế vĩ mô, dự báo triển vọng, nhận diện các khó khăn, thách thức đối với nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng; (ii) Chia sẻ về các giải pháp, chính sách của các bộ, ngành trong thời gian qua và quan điểm về việc triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm góp phần tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp trong thời gian tới; (iii) Thảo luận, đề xuất các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, thách thức, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận và hấp thụ vốn, bên cạnh nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Trong đó, tập trung vào các giải pháp cấp thiết, trọng tâm, trọng điểm; đồng thời, bày tỏ mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp nhiệt tình, trách nhiệm tại Hội thảo để có thể nhận diện đầy đủ tình hình, xác định được các giải pháp hợp lí, từ đó, phối hợp với các bộ, ngành một cách hiệu quả, giải quyết đúng và trúng các yêu cầu của thực tiễn.

Tham luận tại Hội thảo với chủ đề “Bối cảnh kinh tế vĩ mô năm 2023 và một số khuyến nghị chính sách”, PGS., TS. Phạm Thế Anh, Trưởng khoa Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân nhận định, kinh tế thế giới tăng trưởng thấp; lạm phát giảm chậm; hầu hết các ngân hàng trung ương tiếp tục ưu tiên ổn định giá cả và giám sát rủi ro tài chính; ngoài ra, thế giới đang gặp phải các rủi ro địa chính trị và thiên tai có thể khiến chính sách tiền tệ càng thắt chặt/khó đảo chiều hơn. Ở trong nước, tốc độ tăng trưởng chậm lại và biến động hơn; tăng trưởng quý II/2023 cao hơn so với quý I/2023 nhưng còn ở dưới xa con số trung bình 5 năm của giai đoạn trước Covid-19, ngoại trừ nông, lâm, thủy sản, sản xuất ở 2 khu vực lớn còn lại đều cho thấy dấu hiệu tiêu cực. Ở góc độ tổng cầu, tăng trưởng được đóng góp chủ yếu nhờ nhập khẩu giảm mạnh, tồn kho tăng cao, sản xuất công nghiệp suy giảm, công nghiệp chế biến, kinh doanh bất động sản tiếp tục suy giảm; doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động giảm, doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và giải thể tăng cao…

PGS.,TS. Phạm Thế Anh đưa ra một số gợi ý chính sách để tăng cường khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn của khu vực doanh nghiệp: (i) Khuyến khích đầu tư tư nhân thông qua việc tiếp tục hạ lãi suất cho vay (giảm chi phí vốn, tăng khả năng tiếp cận vốn trên thị trường chứng khoán, kích thích được tiêu dùng nhờ sự hồi phục của thị trường tài sản); sử dụng tín dụng thuế đầu tư ngắn hạn; (ii) Tiếp tục đẩy nhanh đầu tư công, trong đó, tập trung vào các dự án cơ sở hạ tầng, tránh dàn trải; phát triển nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu thực; bổ sung/xây dựng mới các trường học công đáp ứng đủ nhu cầu xã hội; (iii) Kích thích tiêu dùng thông qua trợ cấp an sinh xã hội cho hộ nghèo và người bị mất việc; nâng mức thu nhập chịu thuế/giảm thuế suất thu nhập cá nhân; giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng thiết yếu nội địa.

TS. Nguyễn Như Quỳnh, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính cho biết, để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn của giai đoạn hiện nay, về chính sách thuế, phí: Giảm thuế GTGT; điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn; giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với một số loại xe được sản xuất, lắp ráp trong nước; giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; giảm mức thu 36 khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tiết giảm chi phí của doanh nghiệp, người dân; gia hạn thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2023; gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước; triển khai hóa đơn điện tử đối với các doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên toàn quốc...

Về phát triển thị trường vốn: Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2023/NĐ-CP ngày 05/3/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế, giúp tháo gỡ điểm nghẽn về trái phiếu doanh nghiệp; vận hành Sàn giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ từ ngày 19/7/2023.

Theo bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN, thời gian qua, công tác điều hành cũng như việc thực hiện các giải pháp của NHNN được thực hiện theo hướng ngày càng tạo thuận lợi cho việc tiếp cận tín dụng và góp phần tăng khả năng hấp thụ vốn của người dân, doanh nghiệp, trong đó, về khung khổ pháp lí NHNN đã và đang hoàn thiện các văn bản để phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế, nâng cao khả năng tiếp cận, hấp thụ vốn tín dụng ngân hàng; việc điều hành chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được thực hiện theo hướng mở rộng tín dụng có hiệu quả, phù hợp với nhu cầu và khả năng hấp thụ của nền kinh tế trong từng thời kỳ; các giải pháp tăng khả năng tiếp cập tín dụng được thực hiện thường xuyên, cùng với các giải pháp đặc thù, cụ thể tháo gỡ cho nhiều ngành, lĩnh vực, thể hiện tinh thần chia sẻ, đồng hành của NHNN và ngành Ngân hàng trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, thách thức, góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, phù hợp với chủ trương của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Mặc dù toàn ngành Ngân hàng đã nỗ lực thực hiện các chủ trương, chính sách, giải pháp, trong đó nhiều giải pháp được thực hiện bằng chính nguồn lực của tổ chức tín dụng, song tín dụng nền kinh tế 7 tháng đầu năm 2023 vẫn tăng thấp hơn so với cùng kì các năm trước, đạt khoảng 12,47 triệu tỉ đồng, tăng 4,56% so với cuối năm 2022, phản ánh khó khăn chung về sức hấp thụ vốn của nền kinh tế trong bối cảnh khách quan với nhiều yếu tố chi phối.

Bà Hà Thu Giang cho biết, trong những tháng còn lại của năm 2023, NHNN sẽ tiếp tục điều hành tín dụng theo đúng mục tiêu, định hướng đã đề ra; đồng thời, triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng cường khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn tín dụng của người dân, doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu phục hồi và phát triển kinh tế. Bên cạnh các giải pháp của NHNN và ngành Ngân hàng, cần có sự đồng hành, phối hợp, triển khai của các bộ, ngành, địa phương (về xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, khai thác cầu nội địa cải thiện môi trường kinh doanh, khơi thông thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, phát huy hiệu quả hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), Quỹ Phát triển DNNVV...), sự vào cuộc của các hiệp hội, sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong tái cấu trúc, nâng cao hiệu quả hoạt động... nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hoàn thành cao nhất mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 mà Quốc hội, Chính phủ đã đề ra.

TS. Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) với tham luận “Rào cản tài chính trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp: Khó khăn, thách thức từ nhiều phía” đã cung cấp một bức tranh tổng thể về môi trường đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp. Đáng chú ý, các diễn biến cảnh báo về việc doanh nghiệp gia nhập và rút khỏi thị trường, vấn đề suy giảm cơ hội việc làm, tình trạng thiếu lạc quan về cơ hội kinh doanh…; những rào cản về tài chính xuất phát từ nhiều yếu tố như: Lãi suất, kênh huy động vốn, vai trò của các Quỹ phát triển, Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa, mức đóng bảo hiểm xã hội, thời hạn gói hỗ trợ về thuế, phí, chi phí tuân thủ...; và xác định các điểm nghẽn: Khả năng tiếp cận vốn từ các quỹ, hiệu quả của gói hỗ trợ lãi suất 2%, hoàn thuế GTGT, môi trường kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Giải pháp khơi thông dòng tài chính cho doanh nghiệp mà TS. Nguyễn Minh Thảo đề xuất là: Về phía cung, tiếp tục hạ lãi suất để doanh nghiệp dễ dàng hơn trong tiếp cận vốn vay; tiếp tục áp dụng các hỗ trợ về cho phép cơ cấu lại nợ, mua lại trái phiếu, các gói tín dụng; phục hồi các kênh huy động vốn khác: chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp; hạ thấp các điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận được vốn từ các quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa; triển khai hiệu quả các gói hỗ trợ về giảm, hoãn, giãn thuế; kiến nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giảm phí công đoàn; Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) chỉ đạo và giám sát công tác hoàn thuế, đảm bảo hoàn thuế đúng hạn cho doanh nghiệp; coi trọng cải cách thể chế môi trường kinh doanh, giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp. Về phía cầu, tiếp tục triển khai hiệu quả các gói hỗ trợ người lao động: Hỗ trợ tiền thuê nhà, cho vay ưu đãi hỗ trợ tạo việc làm thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội; triển khai hiệu quả gói hỗ trợ giảm thuế GTGT 2%...

Còn theo ông Đỗ Viết Chiến, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, có 03 vấn đề cần tập trung giải quyết là pháp lí, nguồn vốn và thủ tục hành chính. Trong đó, khó khăn về pháp lí là rào cản lớn nhất do sự chồng chéo giữa các văn bản pháp luật, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của thực tiễn… gây khó khăn, vướng mắc trong thực hiện. Theo thống kê, khoảng 70% khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp bất động sản là vấn đề pháp lí.
 
Các đại biểu trao đổi, thảo luận và đề xuất các giải pháp nhằm khơi thông dòng vốn
 
Ông Đỗ Viết Chiến cho rằng, trong thời gian qua, ngành Ngân hàng cũng đã rất nỗ lực, đặc biệt trong việc giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp, kích cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, việc hạ lãi suất liệu có thể giải quyết được vấn đề hay không khi niềm tin của nhà đầu tư, đặc biệt nhà đầu tư trong nước trở nên thận trọng hơn bao giờ hết. Vậy, vấn đề ở đây cần nhấn mạnh là phải có giải pháp mang tính tổng thể, giải quyết được căn nguyên của các khó khăn thách thức, có như vậy mới tạo lập được thị trường, khai thác được tiềm năng, đảm bảo hỗ trợ tăng cường khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn của doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản, hướng đến góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.

Ông Ngô Tấn Long, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB) chia sẻ, để hỗ trợ nhiều hơn nữa doanh nghiệp trong việc tiếp cận và hấp thụ nguồn vốn tín dụng, thời gian tới, ACB tiếp tục nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo, định hướng của NHNN về các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp (gói ưu đãi lãi suất với mức giảm từ 2-3%, theo đó 60% khách hàng doanh nghiệp đã tiếp cận được gói chính sách này; cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ). Ngoài ra, ACB cũng thúc đẩy chuyển đổi số, giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong tiếp cận sản phẩm tín dụng.

Tăng trưởng tín dụng trong năm 2023 của ACB còn chậm do nhiều doanh nghiệp giảm nhu cầu vay vì đầu ra sụt giảm, do đó, ông Ngô Tấn Long cũng kiến nghị, cần tăng sức cầu đầu ra để doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm; kích thích chi tiêu; tăng xuất khẩu; khuyến khích đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.

Còn ý kiến ông Trần Đức Nghĩa, Chủ tịch Hiệp hội Logistics Hà Nội, để hỗ trợ các doanh nghiệp trong thời gian tới, đối với chính sách tiền tệ, cần tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện ổn định mặt bằng lãi suất, tỉ giá hỗ trợ các doanh nghiệp; xem xét tháo gỡ các khó khăn của doanh nghiệp trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn tín dụng phù hợp với tình hình thực tiễn,…

Phát biểu kết luận Hội thảo, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú một lần nữa nhấn mạnh, sức nóng của chủ đề Hội thảo đã được các đại biểu cùng thảo luận, cũng như sự đóng góp trí tuệ, trách nhiệm của các diễn giả, các nhà khoa học và sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng doanh nghiệp về chủ đề này. Phó Thống đốc Thường trực NHNN cho rằng, các nội dung trình bày và thảo luận tại Hội thảo rất có giá trị, nội dung thảo luận thẳng thắn, trực diện, khoa học và đa chiều.

Theo Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú, trong bối cảnh hiện nay, khó khăn còn kéo dài và không ai nói trước được sẽ kéo dài bao lâu, do vậy rất cần sự đồng bộ, thực thi trong quá trình triển khai chính sách. Với thị trường bất động sản chủ yếu là khó khăn về mặt pháp lí. Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt nhằm đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, bởi lĩnh vực này là một trong những động lực giúp tăng trưởng nền kinh tế. Theo Phó Thống đốc, cần phải nhận diện đúng điểm nghẽn để có thể khơi thông dòng vốn, tháo gỡ điểm còn khó khăn. Tuy nhiên, cũng cần chia sẻ với Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành lúc này, bởi hiện nay chính sách đã rất quyết liệt, có thể nói là hàng ngày, hàng giờ, hướng đến mục tiêu cuối cùng là để nền kinh tế không bị trầm lắng, tăng trưởng, đảm bảo an sinh xã hội và giải quyết được việc làm cho người dân...

Ở góc độ điều hành vĩ mô: Thứ nhất, ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đồng thời cũng đảm bảo hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Thứ hai, giảm lãi suất nhưng phải đảm bảo khối lượng tín dụng, kiểm soát chất lượng tín dụng, ổn định về tỉ giá, đảm bảo niềm tin của nhà đầu tư. Thứ ba, giảm lãi suất cho vay nhưng phải hạn chế giảm lãi suất huy động ở mức phù hợp. Thứ tư, thúc đẩy tăng tín dụng nhưng cũng phải đảm bảo chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn hệ thống.

Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú chỉ ra một số giải pháp để giải quyết khó khăn trước mắt:

Một là, các ngân hàng thương mại tiếp tục hạ lãi suất cho vay và tiết kiệm, tuy nhiên, phải đảm bảo an toàn về mặt tài chính cho các ngân hàng thương mại.

Hai là, cắt giảm thủ tục tiếp cận tín dụng, kích thích các doanh nghiệp vay vốn, lúc này phải chia sẻ với doanh nghiệp. Tuy nhiên, bản chất của ngân hàng thương mại cũng là một doanh nghiệp, huy động tiền của người dân để cho vay, vì vậy, các ngân hàng thương mại phải bảo toàn được nguồn vốn và đảm bảo thanh khoản hệ thống.

Ba là, tiếp tục thực hiện chính sách cơ cấu, giãn, hoãn lại nợ, Thông tư 02/2023/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn đã được Thống đốc NHNN ban hành ngày 23/4/2023, tùy điều kiện thực tế sẽ có điều chỉnh Thông tư 02/2023/TT-NHNN cho phù hợp.

Bốn là, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sản phẩm, dịch vụ ngân hàng để giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Năm là, tích cực đối thoại với doanh nghiệp, chính quyền địa phương, các bộ, ngành tăng cường trao đổi để có thể hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết, trong thời gian gian tới, NHNN sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, hợp lí, hiệu quả, phù hợp với điều kiện Việt Nam.
 
 
 
Toàn cảnh Hội thảo

Mai Lâm
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng làm việc với Đoàn cán bộ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng làm việc với Đoàn cán bộ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế
23/11/2024 20:30 86 lượt xem
Sáng ngày 22/11, tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đã họp tổng kết với Đoàn cán bộ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Giao lưu thể thao Khối thi đua các tổ chức sự nghiệp Ngân hàng Nhà nước năm 2024 thành công tốt đẹp
Giao lưu thể thao Khối thi đua các tổ chức sự nghiệp Ngân hàng Nhà nước năm 2024 thành công tốt đẹp
23/11/2024 20:20 104 lượt xem
Ngày 23/11/2024, tại Khu thể thao Công đoàn Cơ quan Ngân hàng Nhà nước Trung ương, số 90 Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Khối thi đua các tổ chức sự nghiệp Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức Giải giao lưu thể thao năm 2024 giữa 8 đơn vị trong Khối.
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII - Tổng giá trị giải thưởng lên tới gần 2 tỉ đồng
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII - Tổng giá trị giải thưởng lên tới gần 2 tỉ đồng
22/11/2024 22:18 153 lượt xem
Qua 6 lần tổ chức, kể từ năm 2018 đến nay, Giải thưởng Sách Quốc gia đã trở thành một sự kiện văn hóa nổi bật, thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận xã hội, có sức lan tỏa mạnh mẽ, được các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đánh giá cao
Phổ biến kết quả Đánh giá rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2018 - 2022
Phổ biến kết quả Đánh giá rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2018 - 2022
22/11/2024 21:16 166 lượt xem
Từ ngày 20 - 22/11/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức 03 Hội nghị phổ biến kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2018 - 2022.
MB trợ lực khách hàng, tăng tốc kinh doanh cuối năm với Gói vay chỉ từ 5,5%/năm
MB trợ lực khách hàng, tăng tốc kinh doanh cuối năm với Gói vay chỉ từ 5,5%/năm
22/11/2024 20:17 133 lượt xem
Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB) hỗ trợ vốn cho khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh sửa chữa, mở rộng quy mô và tăng tốc kinh doanh cuối năm với gói "Vay nhanh siêu tốc - Bứt tốc kinh doanh" với lãi suất chỉ từ 5,5%/năm và mức vay lên tới 90% nhu cầu vốn.
Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng làm việc với Đoàn Cán bộ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế
Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng làm việc với Đoàn Cán bộ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế
22/11/2024 08:41 174 lượt xem
Sáng ngày 21/11/2024, tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng đã họp tổng kết với Đoàn Cán bộ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba thăm và làm việc tại Ngân hàng Chính sách xã hội
Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba thăm và làm việc tại Ngân hàng Chính sách xã hội
21/11/2024 11:10 184 lượt xem
Ngày 20/11/2024, Đoàn Lãnh đạo cấp cao Ngân hàng Trung ương Cuba do bà Juana Lilia Delgado Portal - Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH).
Ban hành Tiêu chuẩn cơ sở đặc tả kỹ thuật QR Code hiển thị từ phía khách hàng tại Việt Nam
Ban hành Tiêu chuẩn cơ sở đặc tả kỹ thuật QR Code hiển thị từ phía khách hàng tại Việt Nam
21/11/2024 09:55 142 lượt xem
Ngày 15/11/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ký ban hành Quyết định số 2525/QĐ-NHNN ban hành Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) Đặc tả kỹ thuật QR Code hiển thị từ phía khách hàng tại Việt Nam, ký hiệu TCCS 04:2024/NHNN.
BIDV và VRG hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029
BIDV và VRG hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029
21/11/2024 09:32 138 lượt xem
Ngày 18/11/2024, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong mối quan hệ giữa hai đơn vị.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

84,700

86,700

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

84,700

86,700

Vàng SJC 5c

84,700

86,720

Vàng nhẫn 9999

84,600

86,100

Vàng nữ trang 9999

84,500

85,700


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,175 25,509 25,953 27,376 31,191 32,517 158.97 168.22
BIDV 25,209 25,509 26,132 27,268 31,544 32,415 160.97 168.36
VietinBank 25,220 25,509 26,355 27,555 31,775 32,785 160.20 168.30
Agribank 25,210 25,509 26,071 27,275 31,364 32,451 160.79 168.44
Eximbank 25,200 25,509 26,142 26,983 31,431 32,400 161.37 166.58
ACB 25,190 25,509 26,174 27,072 31,530 32,481 160.89 167.25
Sacombank 25,220 25,509 26,170 27,145 31,481 32,644 161.76 168.82
Techcombank 25,226 25,509 25,989 27,338 31,132 32,473 157.46 169.9
LPBank 25,215 25,509 26,437 27,650 31,837 32,368 162.66 169.73
DongA Bank 25,270 25,509 26,230 26,940 31,530 32,440 159.80 166.90
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,20
4,20
4,20
5,30
5,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,90
3,90
4,10
5,55
5,70
5,80
6,10
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?