admin Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh tham dự Hội nghị Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN (ACGM) lần thứ 17
31/03/2021 1.410 lượt xem
Ngày 30/03/2021, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Kim Anh đã tham dự Hội nghị Thống đốc Ngân hàng Trung ương (NHTW) các nước ASEAN (ACGM) lần thứ 17 theo hình thức trực tuyến. Đây là sự kiện quan trọng nhất của cấp lãnh đạo NHTW, nằm trong chuỗi các Hội nghị cấp cao ASEAN năm 2021 do Brunei Darussalam chủ trì.
 

 
Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh tham dự Hội nghị Thống đốc NHTW ASEAN (ACGM) lần thứ 17
 

Tham dự Hội nghị gồm các đại biểu đến từ NHTW, Cơ quan Quản lý tiền tệ (CQQLTT) của 10 quốc gia thành viên ASEAN, đại diện Ban Thư ký ASEAN, Hội nghị xoay quanh các nội dung chính sau: (i) Tiến trình hội nhập tài chính ngân hàng ASEAN 2025; (ii) các vấn đề phát sinh từ Đối thoại chính sách với CEO các định chế tài chính trong khu vực về chủ đề “Số hóa và bền vững: Thay đổi cục diện của dịch vụ tài chính trong khu vực ASEAN”

Tiến trình hội nhập tài chính ngân hàng 2025

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp như hiện nay, các Thống đốc lấy làm tiếc vì đã hai năm liên tiếp không thể gặp mặt trực tiếp để cùng nhau trao đổi, chia sẻ về tiến trình hợp tác ngân hàng – tài chính khu vực. Dù trong hoàn cảnh khó khăn, các Thống đốc đánh giá cao nỗ lực của các Nhóm công tác trong việc tích cực phối hợp và triển khai hiệu quả các sáng kiến đã đề ra.

Hội nghị năm nay tập trung thảo luận các ưu tiên và sáng kiến trong khuôn khổ tiến trình hợp tác tài chính, tiền tệ ASEAN nhằm hướng tới thúc đẩy nỗ lực chung về việc xây dựng một hệ thống ngân hàng ASEAN hội nhập, kết nối, hoạt động hiệu quả và bền vững, cụ thể Hội nghị thảo luận về các nội dung trong Khuôn khổ Hội nhập Ngân hàng ASEAN; Hệ thống thanh quyết toán; và Tự do hóa tài khoản vốn.

Thay mặt Ban Lãnh đạo NHNN, Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh đánh giá cao các kết quả đạt được của ASEAN về lĩnh vực tài chính ngân hàng trong thời gian qua, nổi bật như:

Hội nhập ngân hàng: Nhóm công tác về Hội nhập ngân hàng ASEAN (WC-ABIF) đã hoàn thành việc ký kết 03 Thỏa thuận về hội nhập ngân hàng ASEAN cũng như thành lập 02 ngân hàng đạt chuẩn ASEAN (QAB). Nhóm Công tác đã hoàn thành việc xây dựng khuyến nghị cho các Thỏa thuận về thanh tra giám sát và xử lý khủng hoảng (CMRR) và đang hướng tới hoàn thiện lộ trình tăng cường tính minh bạch, tiêu chuẩn và mức độ liên kết giữa quy định các nước ASEAN trong lĩnh vực ngân hàng.

Kết nối thanh toán khu vực: Tăng cường kết nối thanh toán bán lẻ xuyên biên giới giữa quốc gia ASEAN theo thời gian thực thông qua các văn bản hướng dẫn về nguyên tắc triển khai và kết nối và các thỏa thuận song phương về tăng cường khả năng kết nối liên thông thông qua mã QR.

Ngân hàng bền vững: SLC đã chỉ đạo cấp kỹ thuật tiếp tục triển khai xây dựng bộ Nguyên tắc ngân hàng bền vững của khu vực ASEAN dựa trên sáng kiến do NHNN khởi xướng năm 2020, thúc đẩy hoàn tất Báo cáo về vai trò của NHTW ASEAN trong quản lý rủi ro liên quan đến khí hậu và môi trường.

image
 

Hình ảnh các đại biểu tham dự Hội nghị Thống đốc NHTW ASEAN (ACGM) lần thứ 17
 

Tự do hóa tài khoản vốn: hoàn tất Hướng dẫn Khuôn khổ thanh toán bằng đồng bản tệ ASEAN đã được Nhóm hoàn tất xây dựng từ năm 2019, trong đó giảm mức độ phụ thuộc của khu vực đối với đồng đô la Mỹ, tăng cường liên kết khu vực và giảm thiểu rủi ro liên quan đến thương mại và đầu tư trong khu vực.

Cơ chế phối hợp tài chính bền vững ASEAN: Thực hiện chỉ đạo của các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc NHTW ASEAN, các nhóm công tác thị trường tài chính (Nhóm Công tác phát triển thị trường vốn (WC-CMD), Diễn đàn bảo hiểm ASEAN (ACMF), Hội nghị Cơ quan quản lý bảo hiểm ASEAN (AIRM)) đã đề xuất cơ chế phối hợp lên SLC. Cơ chế này được dự kiến sẽ bao gồm sự tham gia phối hợp của Bộ Tài chính, NHTW ASEAN, các NHTM, nhà đầu tư… và sẽ tiếp tục được báo cáo các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc NHTW ASEAN tại Hội nghị chung Thống đốc NHTW và Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ 7 để phê duyệt.

Liên quan đến các nội dung được đề cập tại Hội nghị, Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh hoan nghênh và đánh giá rất cao nỗ lực của Đồng chủ trì SLC và các Nhóm công tác trong việc triển khai kịp thời và hiệu quả các sáng kiến hợp tác. Đồng thời, NHNN cũng ủng hộ việc thông qua sáng kiến của các Nhóm công tác, bao gồm: (i) sáng kiến về Các nguyên tắc Ngân hàng Bền vững ASEAN; và (ii) Điều khoản tham chiếu cho Nhóm đặc trách của SLC về Tài chính Bền vững; và (iii) Tài liệu chính sách về các luồng vốn. Phó Thống đốc đề nghị các Nhóm công tác tiếp tục nỗ lực trong việc xây dựng thêm các nghiên cứu, hướng dẫn về: (i) số hóa và tác động đối với tiến trình hội nhập ngân hàng, nhằm đưa ra định hướng phát triển và hoạt động của lĩnh vực ngân hàng trong khu vực; và (ii) hoạt động kết nối thanh toán song phương và đa phương thông qua mã QR trong khu vực.

Đối thoại chính sách với CEO các định chế tài chính trong khu vực

Cũng trong khuôn khổ Hội nghị, nước chủ trì Brunei đã cập nhật một số kết quả của phiên Đối thoại giữa các Thống đốc NHTW ASEAN và CEOs của một số định chế tài chính về các chủ đề: (i) ngân hàng số; và (ii) ngân hàng bền vững trong khu vực ASEAN.

Về chủ đề ngân hàng số, các diễn giả đến từ các định chế tài chính quốc tế nhấn mạnh vai trò của quá trình chuyển đổi dữ liệu đối với hoạt động ngân hàng số của khu vực ASEAN. Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, công nghệ số có khả năng sẽ đóng góp thêm 1000 tỷ USD vào GDP khu vực và có thể có giá trị lên đến 625 tỷ USD trong vòng một thập kỷ tới. Tăng cường hợp tác kết nối liên thông dữ liệu trong khu vực sẽ hỗ trợ tích cực cho: (i) quá trình phát triển các sản phẩm và dịch vụ đổi mới, sáng tạo cho các đối tượng chưa được phục vụ đầy đủ; (ii) ra quyết định kinh doanh; (iii) tăng cường tính minh bạch; và (iv) cải thiện hiệu quả và tuân thủ của các hoạt động phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. Tuy nhiên, để làm được điều này cần xây dựng được khuôn khổ dữ liệu liên thông chung cho khu vực, bao gồm các tiêu chí, nguyên tắc, chuẩn mực về kết nối, an toàn và bảo mật thông tin; xây dựng nhóm công tác chuyên trách và thiết lập giải pháp và nền tảng công nghệ chung.

Đối với nội dung về ngân hàng bền vững, các diễn giả đã có bài trình bày về bối cảnh tài chính mới đang chuyển đổi sang tập trung hơn vào tính bền vững của hệ thống tài chính, bao gồm vai trò của hệ thống tài chính trong ứng phó với biến đổi khí hậu; các xu hướng và yếu tố thúc đẩy ngân hàng bền vững; và lợi ích của các quốc gia đến từ cơ hội chuyển đổi này. Trong thời gian tới, các diễn giả đưa ra khuyến nghị về việc các bên trong khu vực ASEAN cùng nhau hợp tác phát triển các điều kiện thuận lợi để cùng nắm lấy cơ hội từ một nền tài chính/ngân hàng bền vững.

Theo chương trình, chiều cùng ngày sẽ diễn ra Hội nghị chung Thống đốc NHTW và Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ 7 theo hình thức trực tuyến.

HTQT

Ảnh VA

Theo sbv.gov.vn


Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Quốc hội bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội
Quốc hội bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội
21/05/2024 27 lượt xem
Chiều 20/5/2024, Quốc hội bắt đầu tiến hành công tác nhân sự, thực hiện quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội đối với ông Trần Thanh Mẫn.
Tăng cường công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng trong các cơ quan Trung ương
Tăng cường công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng trong các cơ quan Trung ương
20/05/2024 168 lượt xem
Trong thời đại cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư bùng nổ như hiện nay, với những đặc điểm như tốc độ truyền tải nhanh, tương tác cao, lượng thông tin lưu trữ vô hạn và tính liên kết không biên giới, không gian mạng đã và đang trở thành một bộ phận không thể thiếu, nhưng ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Bên cạnh những mặt tích cực, không gian mạng đã trở thành mảnh đất màu mỡ để các thế lực thù địch, phản động, các phần tử bất mãn, cơ hội tiến hành các hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước ta. Chúng lợi dụng tính lan tỏa và kết nối rộng khắp nhưng khó kiểm soát trên không gian mạng để đưa các thông tin xấu, độc đến với mọi tầng lớp nhân dân thông qua các trang mạng xã hội như: Facebook, Twitter, Youtube, Tiktok... Mục đích của chúng không gì khác ngoài bôi nhọ, hạ thấp uy tín của Đảng, Nhà nước, phá vỡ mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Nhân dân với Đảng, gây bất ổn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội để làm lung lay chế độ, phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
BAC A BANK ưu tiên lãi suất cho doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững
BAC A BANK ưu tiên lãi suất cho doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững
20/05/2024 60 lượt xem
Với mục tiêu kiện toàn hoạt động, tối ưu năng lực cạnh tranh để cùng đồng hành thịnh vượng, Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á (BAC A BANK) dành tặng khách hàng doanh nghiệp mức lãi suất tri ân trong khuôn khổ Chương trình ưu đãi tín dụng "30 năm - Nâng tầm doanh nghiệp Việt”, sẵn sàng mang đến các giải pháp tài chính tối ưu, gia tăng hiệu quả sử dụng vốn, đặc biệt trong các ngành, nghề, lĩnh vực phát triển bền vững.
Thủ tướng: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội
Thủ tướng: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội
18/05/2024 288 lượt xem
Chiều tối 17/5/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030".
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng
17/05/2024 293 lượt xem
Ngày 17/5/2024, Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Quyết định số 324/QĐ - TTGSNH2 thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng của các tổ chức tín dụng (TCTD), doanh nghiệp (DN) hoạt động kinh doanh vàng
Tài chính vi mô - Công cụ hữu hiệu thúc đẩy tài chính toàn diện
Tài chính vi mô - Công cụ hữu hiệu thúc đẩy tài chính toàn diện
17/05/2024 268 lượt xem
Ngày 17/5/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Tọa đàm với chủ đề: “Tài chính vi mô cho thúc đẩy tài chính toàn diện - Thực trạng và giải pháp”. Tọa đàm do Tiến sĩ Đào Minh Tú - Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng, Phó Thống đốc Thường trực NHNN chủ trì. Tham dự Tọa đàm, có khoảng 100 đại biểu đến từ các bộ, ban, ngành, tổ chức tài chính vi mô, chuyên gia trong và ngoài nước, nhà khoa học, hiệp hội, doanh nghiệp…
Lễ công bố Quyết định và ra mắt Hội đồng Khoa học và công nghệ ngành Ngân hàng nhiệm kỳ 2024 - 2028
Lễ công bố Quyết định và ra mắt Hội đồng Khoa học và công nghệ ngành Ngân hàng nhiệm kỳ 2024 - 2028
17/05/2024 294 lượt xem
Ngày 17/5/2024, tại Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), NHNN đã tổ chức Lễ công bố Quyết định và ra mắt Hội đồng Khoa học và công nghệ ngành Ngân hàng nhiệm kỳ 2024 - 2028 và Phiên họp thứ nhất của Hội đồng.
Đảng bộ cơ quan Ngân hàng Trung ương không ngừng đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Đảng bộ cơ quan Ngân hàng Trung ương không ngừng đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
17/05/2024 197 lượt xem
Sau 03 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Đảng bộ cơ quan Ngân hàng Trung ương tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực, làm thay đổi rõ nét nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và thực thi công vụ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa
17/05/2024 314 lượt xem
Chiều tối ngày 16/5/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

88.500

90.500

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

88.500

90.500

Vàng SJC 5c

88.500

90.520

Vàng nhẫn 9999

75.550

77.250

Vàng nữ trang 9999

75.450

76.450


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,233 25,463 26,928 28,396 31,515 32,846 157.78 166.95
BIDV 25,263 25,463 27,097 28,230 31,605 32,793 158.27 165.95
VietinBank 25,220 25,463 27,147 28,442 31,926 32,936 159.23 167.18
Agribank 25,260 25,463 27,094 28,403 31,661 32,831 158.80 166.68
Eximbank 25,160 25,463 27,182 28,095 31,888 32,861 160.04 165.41
ACB 25,230 25,463 27,146 28,077 31,881 32,842 159.31 165.6
Sacombank 25,428 25,463 27,380 28,140 32,089 32,799 160.68 165.69
Techcombank 25,277 25,450 27,020 28,359 31,427 32,739 156.6 168.95
LPBank 24,930 25,479 26,833 28,329 31,730 32,630 158.46 169.60
DongA Bank 25,240 25,450 27,140 28,050 31,630 32,750 158.00 166.30
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,30
3,60
4,30
4,40
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,10
2,10
2,30
3,40
3,45
4,30
4,30
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
1,80
1,80
2,10
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
2,90
3,10
3,20
4,00
4,00
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?