Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã là xu thế tất yếu trong giai đoạn mới
09/11/2022 14:32 1.443 lượt xem
Kinh tế tập thể, mà nòng cốt là hợp tác xã, là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc các thành viên cùng góp vốn, góp tài sản, góp sức trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi, kinh tế tập thể, hợp tác xã có vai trò lớn trong việc cải thiện và nâng cao đời sống người lao động, góp phần làm giảm sự phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng trong xã hội. Vì vậy, trong những năm qua, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã luôn là chủ trương lớn, được Đảng và Nhà nước quan tâm, chú trọng, được thể hiện rõ nét tại Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày 12/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2030; Nghị quyết số 20-NQ/TW Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới... 

Chiều 08/11/2022, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị tuyên truyền phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong giai đoạn mới.

Tham dự và chủ trì Hội nghị có các đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; đồng chí Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí Nguyễn Ngọc Bảo, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; đồng chí Bùi Trường Giang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương; đồng chí Nguyễn Khắc Lịch, Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông. Hội nghị có sự tham gia của gần 200 đại biểu đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan báo chí, các hợp tác xã tiêu biểu trên cả nước.

Khẳng định kinh tế tập thể, hợp tác xã không ngừng được củng cố, phát triển
 


Đ/c Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương
phát biểu tại Hội nghị
 
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh, trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã nêu: Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó, kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố, phát triển...
 
Kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã, là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Trong những năm qua, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã luôn là chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm, chú trọng. Thủ tướng Chính phủ cũng đã có Quyết định số 340/QĐ - TTg ngày 12/3/2021 phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2030. Và mới đây nhất là Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới, nêu rõ: Kinh tế tập thể là thành phần kinh tế quan trọng, phải được củng cố và phát triển cùng kinh tế Nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tập thể là xu thế tất yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế, phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xuất phát từ nhu cầu thiết thực, bảo vệ lợi ích và tạo điều kiện cho thành viên sản xuất kinh doanh hiệu quả, phát triển bền vững...

Nghị quyết số 20-NQ/TW cũng đưa ra 5 quan điểm chỉ đạo và các mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, trong đó, đến năm 2030, cả nước sẽ có khoảng 140 nghìn tổ hợp tác với 2 triệu thành viên; 45 nghìn hợp tác xã với 8 triệu thành viên; 340 liên hiệp hợp tác xã với 1.700 hợp tác xã thành viên; bảo đảm trên 60% tổ chức kinh tế tập thể đạt loại tốt, khá, trong đó có ít nhất 50% tham gia liên kết theo chuỗi giá trị, có trên 5 nghìn hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất... Đến năm 2045 phấn đấu thu hút tối thiểu 20% dân số tham gia các tổ chức kinh tế tập thể, mở rộng quy mô hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, chất lượng hoạt động ngang tầm  các nước trong khu vực và thể giới; bảo đảm trên 90% tổ chức kinh tế tập thể hoạt động hiệu quả, trong đó có ít nhất 75% tham gia các chuỗi liên kết...

Thời gian tới, cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm khắc phục định kiến về mô hình hợp tác xã kiểu cũ, hoài nghi về mô hình hợp tác xã kiểu mới, bác bỏ luận điệu xuyên tạc đòi xóa bỏ kinh tế tập thể. Cần nâng cao vai trò của cấp ủy chính quyền về kinh tế tập thể, hợp tác xã, phát huy tinh thần tự chủ, tự giác về kinh tế tập thể, tuyên truyền mô hình kinh tế tập thể có hiệu quả; phản ánh, rà soát, bổ sung cơ chế chính sách pháp luật, tuyên truyền vai trò hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam từ Trung ương đến địa phương...
 

Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương Bùi Trường Giang phát biểu tại Hội nghị
 
Tổng quan một số vấn đề lý luận - thực tiễn về kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương Bùi Trường Giang cho biết, trong hơn 20 năm qua (2002 - 2022), Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể đã được triển khai thực hiện nghiêm túc, tích cực, đạt được nhiều kết quả quan trọng trong đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.

Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, tình hình hoạt động, phát triển kinh tế tập thể đến nay vẫn còn nhiều hạn chế. Những hạn chế, yếu kém của mô hình hợp tác xã kiểu cũ, dù công cuộc đổi mới diễn ra đã hơn 35 năm, vẫn chưa được khắc phục triệt để. Kinh tế tập thể phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với hợp tác xã hiệu quả còn thấp, chưa đồng bộ, chưa nhất quán, chưa toàn diện, chậm triển khai thực hiện, chưa có tính khả thi cao và chưa tạo động lực thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển.

Đồng chí Bùi Trường Giang đưa ra các giải pháp tiếp tục phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong thời kỳ mới, trong đó, tập trung vào tiếp tục đổi mới tư duy lý luận, thống nhất, nâng cao nhận thức, hình thành hệ thống lý luận nền tảng về “kinh tế tập thể”, “kinh tế hợp tác”, “hợp tác xã” trong thời kỳ mới; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế tập thể; hoàn thiện đồng bộ chính sách thúc đẩy, hỗ trợ, cơ chế huy động, bảo đảm các nguồn lực phát triển kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác, hợp tác xã.

Vai trò của báo chí trong tuyên truyền phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã

Phát biểu tại Hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh chia sẻ, sau 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, kinh tế tập thể đã có những bước chuyển mình cơ bản, đạt được nhiều thành tựu nổi bật, trong đó phải kể đến sự thay đổi mô hình hợp tác xã kém hiệu quả sang mô hình tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bước đầu khẳng định là nhân tố quan trọng góp phần bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị ở cơ sở và sự phát triển kinh tế của đất nước. Xuyên suốt quá trình phát triển này, báo chí đã trở thành công cụ, phương tiện sắc bén đưa nghị quyết, cơ chế, chính sách về kinh tế tập thể từ Đảng, Chính phủ đến với các tầng lớp Nhân dân, giúp người dân hiểu, ủng hộ và đoàn kết thực hiện Nghị quyết có hiệu quả. Trong 20 năm qua, nhờ hàng trăm ngàn tin, bài phản ánh, phân tích, chương trình phát thanh, truyền hình từ các cơ quan báo chí, các chủ trương, chính sách về kinh tế tập thể đã được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi. Nhờ vây, nhận thức xã hội được nâng cao, nhiều bất cập được báo chí nhận diện, nhiều khó khăn được báo chí góp phần tham mưu tháo gỡ.


Đ/c  Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu tại Hội nghị

Báo chí đã trở thành một trong những kênh thông tin hữu hiệu nhất hiện nay trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm, là cầu nối giữa hợp tác xã, doanh nghiệp và người tiêu dùng, giúp người dân - hợp tác xã - doanh nghiệp tìm đến với nhau, qua đó triển khai hoạt động sản xuất - kinh doanh hiệu quả thông qua việc giới thiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm từ đầu vào đến đầu ra. Trong bối cảnh đất nước đang hội nhập quốc tế rộng rãi, tham gia sâu vào các diễn đàn kinh tế đa phương, các hiệp định thương mại toàn cầu, báo chí có vai trò nổi bật trong việc cung cấp thông tin thị trường thế giới, làm rõ các vấn đề luật pháp quốc tế, phân tích ưu nhược điểm của các hiệp định thương mại, kết nối cung cầu, thúc đẩy xuất khẩu, giúp hàng hóa của hợp tác xã làm ra tiếp cận được các thị trường lớn. Nhờ thông tin báo chí, nhiều hợp tác xã đã bước đầu tận dụng được EVFTA và các FTA khác, mở ra con đường đưa sản phẩm Việt Nam đến EU và nhiều thị trường quan trọng của thế giới.
 


Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Nguyễn Ngọc Bảo phát biểu tại Hội nghị
 
 
Với tinh thần xây dựng, báo chí không chỉ tuyên truyền chủ trương đúng đắn của kinh tế tập thể, phản ánh bất cập trong thực thi chính sách, mà còn lên tiếng đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc, phủ nhận, đòi xóa bỏ mô hình kinh tế tập thể của các phần tử cơ hội chính trị, thế lực thù địch. Từ đó, vai trò của kinh tế tập thể được đánh giá đúng hơn, đầy đủ hơn, nhiều mô hình hợp tác xã mới ra đời, khu vực kinh tế tập thể ngày càng được nâng cao về quy mô và chất lượng.

Đến nay, nhận thức và hành động của chính quyền địa phương cũng như của người lao động về khu vực kinh tế tập thể đã có những thay đổi căn bản. Nhiều khó khăn được tháo gỡ, nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ vốn, hỗ trợ đầu tư, tiêu thụ cho hợp tác xã được các cơ quan chức năng triển khai. Lĩnh vực và phương thức hoạt động của các hợp tác xã trở nên đa dạng, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế. Tính đến ngày 31/12/2021, cả nước có khoảng 27.342 hợp tác xã, tăng 2,5 lần so với năm 2001; khu vực hợp tác xã thu hút gần 6 triệu thành viên và tạo việc làm cho gần 1 triệu người lao động.

Mới đây, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới; báo chí tiếp tục đồng hành tích cực cùng khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 20, trong đó tập trung vào tuyên truyền nhận thức đúng, đầy đủ về bản chất, vị trí, vai trò và tầm quan trọng của kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phổ biến, phân tích, làm rõ các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ kinh tế tập thể: Chính sách phát triển nguồn nhân lực, chính sách đất đai, chính sách tài chính, tín dụng, chính sách khoa học - công nghệ, chính sách hỗ trợ về thông tin kinh tế, kỹ năng tiếp thị và nghiên cứu thị trường, chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, chính sách bảo hiểm xã hội; tuyên truyền về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, đặc biệt là vai trò nòng cốt thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam. Giúp các tầng lớp Nhân dân, các cấp chính quyền hiểu và ủng hộ hoạt động của hệ thống Liên minh Hợp tác xã và các tổ chức đại diện, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong phát triển kinh tế tập thể

Theo báo cáo phục hồi và phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã năm 2022, ước tính đến ngày 31/12/2022, cả nước có 29.021 hợp tác xã, 123.241 tổ hợp tác và 125 liên hiệp hợp tác xã. Các hợp tác xã thu hút 6,94 triệu thành viên là hộ gia đình, chủ yếu ở địa bàn nông thôn (tăng 22.466 thành viên so với năm 2021) và 2,6 triệu lao động (tăng 71.000 lao động so với năm 2021); tổng số vốn điều lệ đạt 54,15 nghìn tỷ đồng, bình quân 1,86 tỷ đồng/hợp tác xã; tổng giá trị tài sản đạt 187,75 nghìn tỷ đồng, bình quân 6,5 tỷ đồng/hợp tác xã, tăng 8,7% so với năm 2021.

Nhiều hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã thực hiện chuyển đổi số mang lại sự thay đổi trong phương thức quản trị so với cách thức truyền thống; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã diễn ra còn chậm; khoảng 50% số hợp tác xã được khảo sát chưa có định hướng và kế hoạch chuyển đổi số; cơ sở hạ tầng thông tin của phần lớn hợp tác xã ở mức thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình chuyển đổi số…
 
Để thúc đẩy quá trình này, cần thiết phải ban hành hướng dẫn về chuyển đổi số cho các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo ngành, lĩnh vực mà các bộ, ngành, địa phương quản lý trên cơ sở Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ; tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công nghệ số, kinh tế số và chuyển đổi số; hỗ trợ đào tạo, tập huấn về công nghệ thông tin, kiến thức và các kỹ năng chuyển đổi số, giải pháp chuyển đổi số đối với các loại hình hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Các hợp tác xã cần chủ động tiếp cận công nghệ và nâng cao năng lực sản xuất, chế biến nhằm đáp ứng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
 
Đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, với vai trò đơn vị thường trực của Ủy ban Chuyển đổi số quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ban hành Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số và xã hội số (Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022).

Theo Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Nguyễn Ngọc Bảo, sau khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã ban hành Chương trình hành động, trong đó đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm nhằm đưa Nghị quyết số 20-NQ/TW đi vào thực tiễn, mang lại những chuyển biến tích cực hơn cho khu vực kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam sẽ tổ chức học tập, quán triệt để thống nhất về tư tưởng, nhận thức Nghị quyết số 20-NQ/TW; đẩy mạnh tuyên truyền về vai trò quan trọng của kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta; vai trò nòng cốt của hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam trong phát triển kinh tế tập thể; tích cực tham gia xây dựng, hoàn thiện các cơ chế chính sách, củng cố, tăng cường hoạt động của hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; thực hiện hiệu quả chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên; đổi mới hoạt động tư vấn, hỗ trợ; cung ứng dịch vụ công và nhiệm vụ khác do Chính phủ, bộ ngành, địa phương giao, ủy thác; chủ trì vận động thành lập, thu hút thành viên tham gia kinh tế tập thể…
 
 
Toàn cảnh Hội nghị
 
Về đề xuất, kiến nghị sửa đổi Luật Hợp tác xã, sau 10 năm đi vào thực tiễn, Luật Hợp tác xã năm 2012 đã có nhiều tác động tích cực đối với đổi mới, phát triển kinh tế tập thể. Dù vậy đến nay, nhiều nội dung của Luật đã không còn phù hợp thực tiễn. Nhiều quy định được đề cập trong Luật còn chồng chéo, chưa thống nhất với các văn bản pháp luật khác, gây khó khăn, trở ngại, vướng mắc cho Hợp tác xã.

Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Nguyễn Ngọc Bảo cũng cho biết, việc sửa đổi Luật Hợp tác xã năm 2012 phù hợp thực tiễn là yêu cầu đặt ra cấp thiết đối với mục tiêu đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể. Thời gian qua, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã tích cực tham gia, đóng góp ý kiến trong quá trình tổng kết, dự thảo Luật Hợp tác xã năm 2012 (sửa đổi), đồng thời cũng đã gửi văn bản đóng góp ý kiến về nội dung dự thảo Luật Hợp tác xã năm 2012 cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, kỳ vọng Quốc hội sẽ sớm xem xét, thông qua Luật Hợp tác xã sửa đổi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế tập thể trong giai đoạn mới…

Phúc Lâm
 





 
 
 
 
 

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Thủ tướng chủ trì Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai sắp xếp, tinh gọn bộ máy
Thủ tướng chủ trì Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai sắp xếp, tinh gọn bộ máy
04/12/2024 15:22 59 lượt xem
Sáng 04/12/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".
Phó Thống đốc thường trực Đào Minh Tú là Ủy viên Ban Chỉ đạo quốc gia về kinh tế tập thể
Phó Thống đốc thường trực Đào Minh Tú là Ủy viên Ban Chỉ đạo quốc gia về kinh tế tập thể
04/12/2024 10:55 125 lượt xem
Ngày 29/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1485/QĐ-TTg phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về kinh tế tập thể (Ban Chỉ đạo). Trong đó, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú được Thủ tướng Chính phủ quyết định là Ủy viên Ban Chỉ đạo.
 BIDV và Học viện Ngân hàng tăng cường hợp tác
BIDV và Học viện Ngân hàng tăng cường hợp tác
03/12/2024 20:26 67 lượt xem
Thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029 vừa được Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Học viện Ngân hàng ký kết ngày 29/11/2024, đánh dấu bước phát triển mới trong mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai đơn vị.
Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số gắn với bảo đảm an ninh, an toàn, hoạt động liên tục các hệ thống thông tin
Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số gắn với bảo đảm an ninh, an toàn, hoạt động liên tục các hệ thống thông tin
03/12/2024 08:35 165 lượt xem
Ngày 02/12/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Thị Hồng đã có buổi làm việc với Cục Công nghệ thông tin, NHNN.
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
02/12/2024 08:27 206 lượt xem
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 125/CĐ-TTg ngày 01/12/2024 yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và một số nội dung quan trọng
Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và một số nội dung quan trọng
01/12/2024 20:22 273 lượt xem
Sáng 01/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế.
Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao bắc-nam hơn 67 tỷ USD
Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao bắc-nam hơn 67 tỷ USD
30/11/2024 18:09 254 lượt xem
Dự án đường sắt tốc độ cao bắc-nam có tổng chiều dài tuyến khoảng 1.541km, tốc độ thiết kế 350km/giờ và tổng mức đầu tư hơn 67 tỷ USD.
Hội đàm song phương giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Quốc gia Campuchia
Hội đàm song phương giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Quốc gia Campuchia
30/11/2024 18:01 232 lượt xem
Ngày 29/11, tại Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng và Thống đốc Ngân hàng Quốc gia (NHQG) Campuchia Chea Serey đã đồng chủ trì Hội đàm song phương giữa hai ngân hàng trung ương (Hội đàm). Đây là sự kiện thường niên được hai NHTW tổ chức luân phiên tại mỗi nước.
Lời cảm ơn của Ban Tổ chức Tọa đàm: “An ninh, an toàn thông tin ngành Ngân hàng trong bối cảnh hiện nay”
Lời cảm ơn của Ban Tổ chức Tọa đàm: “An ninh, an toàn thông tin ngành Ngân hàng trong bối cảnh hiện nay”
29/11/2024 10:10 41 lượt xem
Được sự đồng ý của Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), ngày 28/11/2024, Tạp chí Ngân hàng tổ chức thành công Tọa đàm với chủ đề “An ninh, an toàn thông tin ngành Ngân hàng trong bối cảnh hiện nay”.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

83,000

85,530

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

83,000

85,530

Vàng SJC 5c

83,000

84,300

Vàng nhẫn 9999

83,000

84,400

Vàng nữ trang 9999

82,900

83,900


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,119 25,452 26,024 27,451 31,349 32,682 162.88 172.36
BIDV 25,150 25,452 26,239 27,449 31,768 32,705 163.84 171.75
VietinBank 25,166 25,452 26,259 27,459 31,843 32,853 165.32 173.07
Agribank 25,150 25,452 26,142 27,345 31,522 32,612 164.52 172.50
Eximbank 25,150 25,452 26,214 27,051 31,681 32,649 165.87 171.18
ACB 25,160 25,452 26,305 27,208 31,843 32,804 165.51 172.05
Sacombank 25,190 25,452 26,285 27,260 31,730 32,893 165.84 172.9
Techcombank 25,193 25,452 26,058 27,405 31,410 32,748 162.46 174.94
LPBank 25,140 25,452 26,513 27,411 32,004 32,800 166.72 173.80
DongA Bank 25,220 25,452 26,240 27,040 31,720 32,650 163.40 170.70
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,20
4,20
4,20
5,30
5,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,90
3,90
4,10
5,55
5,70
5,80
6,10
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?