Ổn định hoạt động ngân hàng trong bối cảnh chuyển đổi số
13/05/2023 20:10 6.330 lượt xem
Tóm tắt: Bài viết phân tích một số thách thức liên quan đến vai trò của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) trong bối cảnh chuyển đổi số, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số và nâng cao vai trò của NHNN trong duy trì và ổn định ngân hàng ở Việt Nam.
 
Từ khóa: Chuyển đổi số, ngân hàng, công nghệ, an toàn, bảo mật.
 
1. Đặt vấn đề
 
Giai đoạn dịch bệnh Covid-19 kéo dài đã tác động rất lớn đến đời sống của mỗi cá nhân trên phạm vi toàn cầu, phát sinh các rủi ro xã hội và có ảnh hưởng đến mọi mặt hoạt động, trong đó có hoạt động ngân hàng. Do không thể giao dịch trực tiếp, khách hàng phải thông qua Internet để thực hiện các giao dịch của mình. Internet tạo ra nhiều kênh để người tiêu dùng tham gia giao dịch, tương tác với ngân hàng và sử dụng tiện lợi các dịch vụ tài chính. Điều này dẫn đến thói quen của người tiêu dùng có xu hướng chuyển dịch từ “offline” sang “online” và thanh toán không dùng tiền mặt.
 
Xu hướng chuyển dịch này thúc đẩy các ngân hàng thay đổi để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hoạt động nổi bật nhất là việc triển khai rộng rãi ngân hàng di động, ngân hàng trực tuyến và ngân hàng kĩ thuật số để thỏa mãn nhu cầu và tăng trải nghiệm khách hàng, đồng thời cạnh tranh với các công ty công nghệ tài chính (Fintech). 



Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ
đã thúc đẩy việc triển khai chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng
 
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ thời gian qua đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng. Khi công nghệ, tự động hóa và dữ liệu phát triển có thể tạo ra những cơ hội mới để cơ sở hạ tầng tài chính hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cũng đặt ra một số yêu cầu đối với vai trò duy trì ổn định ngân hàng của các cơ quan quản lí.
 
2. Những thách thức của chuyển đổi số trong bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD)

Trong lĩnh vực ngân hàng, chuyển đổi số bắt đầu thông qua điện thoại di động (đặc biệt là điện thoại thông minh), Internet và các giao diện lập trình ứng dụng (Application Programming Interface - API) cho phép trao đổi thông tin nhanh hơn, các kênh phân phối mới (không còn là mô hình chi nhánh truyền thống) khai thác tốt hơn lợi thế kinh tế theo quy mô. Điều này đã cho phép sự gia nhập của các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán mới, trong đó có các công ty điện thoại di động cung cấp tiền di động. Dịch vụ thanh toán và tín dụng tiêu dùng là những sản phẩm chính được tiếp thị hoặc phân phối thông qua các nền tảng kĩ thuật số. Sức cạnh tranh cũng bị ảnh hưởng bởi Internet, khách hàng có thể so sánh sản phẩm và giá của các dịch vụ tài chính khác nhau, giữa các nhà cung cấp và một số nền tảng nhất định cho phép khách hàng bán lẻ chuyển tiền gửi giữa các ngân hàng khi điều kiện thay đổi. Các giao diện lập trình ứng dụng cũng có thể tăng khả năng tương tác và kết nối giữa các hệ thống và ứng dụng của các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau, đặc biệt là trong bối cảnh tương tác xuyên biên giới. Có ba bước tiến công nghệ chính trong làn sóng đổi mới tài chính hiện nay: 
 
(i) Công nghệ điện thoại thông minh, Internet và các giao diện lập trình ứng dụng; (ii) Công nghệ trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) và dữ liệu lớn (Big Data); (iii) Công nghệ sổ cái phân tán (Distributed Ledger Technology - DLT)1. Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của công cuộc chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng. Có thể thấy, trong giai đoạn này, nền tảng công nghệ thông tin đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo, xử lí và sử dụng dữ liệu lớn cũng như áp dụng thống kê để đo lường và quản lí rủi ro tài chính2. Những công nghệ này đã góp phần làm giảm chi phí khởi tạo khoản vay và có thể giảm thiểu thông tin bất đối xứng giữa người vay, người cho vay, mở rộng phạm vi khách hàng tiềm năng của ngân hàng, tăng khả năng cung cấp tín dụng. Tuy nhiên, cũng đặt ra những thách thức như sau:
 
Thứ nhất, trong hoạt động cho vay. Để ngân hàng tồn tại và phát triển bền vững, hoạt động cho vay phải an toàn và hiệu quả, được thực hiện theo những nguyên tắc nhất định, cụ thể là: 
 
(i) Khách hàng vay vốn phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận. Điều này giúp hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng. 
 
(ii) Khách hàng phải đảm bảo hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng. 
 
(iii) Ngân hàng cho vay đối với những dự án khả thi, có hiệu quả và có khả năng hoàn trả nợ. 
 
Trong ngân hàng số, việc định giá tài sản cần có nguồn thông tin dữ liệu trung thực như: Biến động về bất động sản, thông tin về tài sản có đăng kí quyền sở hữu như ô tô, mô tô… Đối với thủ tục thế chấp, bảo lãnh khoản vay bằng giá trị bất động sản thì hợp đồng thế chấp, bảo lãnh cần có công chứng mới phát sinh hiệu lực. Việc tích hợp thông tin về tài sản là động sản có đăng kí quyền sở hữu bất động sản từ các cơ quan quản lí nhà nước cần được chia sẻ cho các ngân hàng khi họ có yêu cầu thẩm định giá trị và tính hợp pháp của tài sản bảo đảm. Việc minh bạch và tiếp cận các thông tin này là điều không đơn giản3.
 
Thứ hai, trong thời đại công nghệ số, yếu tố cạnh tranh chính trên thị trường tài chính là “vốn kĩ thuật số”. Ứng dụng những phát triển trong lĩnh vực công nghệ thông tin, các ngân hàng thay đổi hình thức và phương thức cung cấp sản phẩm, dịch vụ, chuyển đổi hoạt động kinh doanh trên cơ sở các nền tảng kĩ thuật số. Những thay đổi về điều kiện hoạt động của thị trường tài chính dẫn đến những thay đổi về quy tắc ứng xử và cách tiếp cận quy định liên quan. Việc đầu tư vào công nghệ, tạo lập và phát triển hệ sinh thái đòi hỏi các ngân hàng phải đầu tư tài chính đáng kể. Đây là điều mà không phải ngân hàng nào cũng có thể đáp ứng được. Sự không tương đồng về công nghệ cũng có thể dẫn đến những khó khăn nhất định trong quản lí nhà nước đối với hoạt động ngân hàng.
 
Thứ ba, giai đoạn dịch bệnh Covid-19 đã thúc đẩy xu hướng chuyển sang các hình thức thanh toán kĩ thuật số. Tiền kĩ thuật số là dạng thức tiền tệ tồn tại dưới dạng dữ liệu máy tính được sinh ra nhằm thay thế tiền giấy hoặc tiền xu, khi sử dụng cần phải thông qua phần mềm và hệ thống máy tính kết nối Internet. Tiền kĩ thuật số thường được chia làm hai loại chính đó là tiền điện tử truyền thống (đơn vị sử dụng vẫn là tiền pháp định do ngân hàng trung ương phát hành) và tiền mật mã (đơn vị tiền tệ hoàn toàn mới do hệ thống máy tính được lập trình sẵn, phát hành độc lập)4
 
Các công ty khởi nghiệp Fintech bắt đầu nhận ra rằng, việc xử lí tiền gửi của các ngân hàng truyền thống là rất khó khăn và chi phí cao vì đòi hỏi cơ sở hạ tầng tốn kém. Ngoài ra, các ngân hàng không để các đối thủ cạnh tranh tiềm năng tiếp cận dễ dàng với cơ sở hạ tầng của mình. Tiền điện tử và công nghệ chuỗi khối liên quan đã trở thành giải pháp tự nhiên cho những nhu cầu mới này đối với các tài sản kĩ thuật số thay thế bên ngoài các tổ chức nhận tiền gửi truyền thống. Tiền có thể được lưu trữ trong bất kì hình thức cơ sở dữ liệu đáng tin cậy nào (như sổ cái kĩ thuật số). Các nhà cung cấp điện thoại di động hoặc các nền tảng Big Tech (chẳng hạn như WeChat hoặc Facebook Pay) cũng đã tạo ra các kho lưu trữ kĩ thuật số có giá trị, có thể được sử dụng để thanh toán.
 
Các loại tiền kĩ thuật số có thể đe dọa lĩnh vực ngân hàng khi các khoản tiền gửi của ngân hàng chuyển sang các nhà cung cấp tiền điện tử, từ đó có thể làm mất vai trò trung gian thanh toán của ngân hàng truyền thống. NHNN với chức năng là ngân hàng trung ương, có vai trò phát hành tiền giấy, quản lí nhà nước về hoạt động kinh doanh ngân hàng5 cần có những nghiên cứu cụ thể về việc quản lí đồng tiền số, sớm đưa ra những văn bản phù hợp với vị trí, chức năng của mình trong việc quản lí tiền. 
 
Thứ tư, khi sử dụng các giao dịch trực tuyến, các dịch vụ trên môi trường Internet, người sử dụng sẽ phải kê khai các thông tin cá nhân để định danh chính xác thông tin người dùng. Thông thường, thông tin cá nhân được yêu cầu cung cấp bao gồm: Họ tên, số điện thoại, mẫu chữ kí, chữ kí số, ngày, tháng, năm sinh, số, ngày cấp, nơi cấp căn cước công dân hoặc hộ chiếu, quốc tịch, nghề nghiệp, địa chỉ thường trú… Để tối ưu hóa việc quản lí và sử dụng dữ liệu thông tin của người dùng, ngân hàng và tổ chức tài chính có nhu cầu kết hợp với một bên chuyên nghiệp trong hoạt động xử lí dữ liệu khách hàng của họ. Trước đây, khi triển khai một ứng dụng (ví dụ một trang Web), người dùng có thể mua/thuê một hay nhiều máy chủ, sau đó đặt máy chủ tại các trung tâm dữ liệu, thì nay các ngân hàng, tổ chức tài chính có thể lưu trữ trên hệ thống điện toán đám mây của các “đại gia” công nghệ. Thực hiện trên điện toán đám mây, cho phép người dùng giản lược quá trình đi mua/thuê. Người dùng chỉ cần nêu ra yêu cầu của mình, hệ thống sẽ tự động gom nhặt các tài nguyên rỗi (free) để đáp ứng yêu cầu của mình6.
 
Như vậy, thông tin cá nhân không chỉ tồn tại trong mối quan hệ giữa chủ thể cung cấp thông tin và chủ thể được phép tiếp nhận thông tin mà còn có thể được tiết lộ cho chủ thể xử lí thông tin. Điều này có thể phát sinh nhiều rủi ro về an toàn, bí mật thông tin của khách hàng. Nếu không triển khai đúng cách, điện toán đám mây có thể làm gia tăng các lỗ hổng về bảo mật, tạo ra các nguy cơ dẫn đến rủi ro tấn công của tin tặc như việc xâm nhập và vô hiệu hóa hệ thống an ninh trở nên dễ dàng hơn bằng các thuật toán khai thác dữ liệu lớn, cho phép các đối tượng dễ dàng “được chấp nhận” bởi các thủ tục nhận dạng an ninh. Ngoài ra, do cấu trúc Internet là mạng mở nên các giao dịch có thể gặp rủi ro bảo mật cao. Đặc biệt, do kiến thức của khách hàng, người tiêu dùng về vấn đề an ninh và bảo mật ở Việt Nam còn nhiều hạn chế nên nguy cơ mất dữ liệu, thông tin cá nhân là hiện hữu, từ đó tạo điều kiện cho các vụ tin tặc tấn công7. Nói cách khác, bảo vệ khách hàng/người tiêu dùng trong chuyển đổi số hay cung ứng dịch vụ ngân hàng số đóng vai trò quyết định sự thành công của quá trình này8.
 
Thứ năm, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các hoạt động ngân hàng ngày càng được mở rộng và phát triển với nhiều tiện ích, đáp ứng yêu cầu của người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc mở rộng quy mô cũng như đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ của mình, các ngân hàng luôn phải đối mặt với rủi ro. Vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, các ngân hàng sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao để đạt được mục tiêu của mình. Nếu rủi ro xảy ra, đồng nghĩa với việc các ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ sụt giảm uy tín, mất khả năng thanh khoản và thậm chí là dẫn tới phá sản. Điều này đòi hỏi NHNN cần phải điều chỉnh cơ chế giám sát bằng cách tìm hiểu, xác định rõ loại hình kinh doanh của các ngân hàng thương mại và sử dụng các công cụ công nghệ để giám sát dữ liệu mà các ngân hàng cung cấp. 
 
Tóm lại, chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng rất phức tạp, phải giải quyết nhiều thách thức về cơ sở hạ tầng, thói quen của người tiêu dùng, hành lang pháp lí có liên quan.
 
3. Một số khuyến nghị 
 
Chuyển đổi số không đơn thuần là sự thay đổi về văn hóa, tổ chức và cách thức hoạt động của ngân hàng thông qua công nghệ, mà đối với ngành Ngân hàng, chuyển đổi số còn có nghĩa là cải tiến trong nhiều lĩnh vực liên quan đến dịch vụ bao gồm: Tự động hóa quy trình, nâng cao trải nghiệm khách hàng, tích hợp dữ liệu, nâng cao tính linh hoạt của tổ chức và bán hàng9. Để thúc đẩy chuyển đổi số trong ngân hàng, đồng thời phát huy vai trò của NHNN trong việc ổn định hoạt động ngân hàng ở Việt Nam, cần xem xét và thực hiện những vấn đề sau:
 
Đối với Chính phủ, cần rà soát các quy định pháp luật hiện hành, qua đó phát hiện và sửa đổi những quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn hoặc không phù hợp; tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc chia sẻ dữ liệu với bên thứ ba, đây chính là điều kiện tiên quyết để có thể thực hiện công cuộc chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng. Đồng thời, Chính phủ cần nghiên cứu, soạn thảo và trình Quốc hội bổ sung hình thức “tiền kĩ thuật số quốc gia” trong Luật NHNN. Bên cạnh đó, rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc hướng dẫn những điều kiện pháp lí đối với việc phát hành, sử dụng tiền kĩ thuật số, bảo vệ tiền kĩ thuật số, hệ thống thanh toán quốc gia, giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng… trong Bộ luật Hình sự, Luật Giao dịch điện tử, Luật An ninh mạng, Luật Phòng, chống rửa tiền… và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
 
Đối với NHNN, với tư cách là cơ quan quản lí nhà nước về hoạt động ngân hàng, cần hoàn thiện hành lang pháp lí, tập trung vào hệ thống ngân hàng thích ứng với bối cảnh chuyển đổi số, cần có những quy định pháp lí cho các đổi mới sáng tạo, cân bằng giữa quản lí an toàn với đổi mới sáng tạo, hạn chế rủi ro; hình thành các quy định để quản lí những thay đổi về công nghệ trong ngành Ngân hàng như định danh khách hàng điện tử, ứng dụng điện toán đám mây trong hoạt động ngân hàng...; sớm ban hành Thông tư quy định về tiêu chuẩn công nghệ ngân hàng số để đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng số trong mối tương quan với các chuẩn mực ngân hàng số quốc tế10. Đồng thời, cần tăng cường hoạt động giám sát của NHNN đối với ngân hàng, TCTD khác, các hệ thống thanh toán đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả; tăng cường công tác bảo đảm an ninh, an toàn trong thanh toán; phòng, chống rửa tiền; giám sát hoạt động ngân hàng số, bảo đảm hoạt động đúng quy định pháp luật. Bên cạnh đó, để duy trì và phát triển môi trường cạnh tranh trên thị trường tài chính, cần thiết phải có sự tham gia của Nhà nước trong việc hỗ trợ tài chính cho quá trình chuyển đổi kĩ thuật số của ngành Ngân hàng nhằm đảm bảo an ninh thông tin và ngăn chặn sự cô lập tài chính; cần có sự tham gia của cơ quan quản lí để đảm bảo quyền tiếp cận bình đẳng đối với các dịch vụ tài chính đối với mọi công dân, cơ hội bình đẳng để cạnh tranh giữa các bên tham gia thị trường tài chính khác nhau.
 
Đối với các ngân hàng thương mại, để có thể xây dựng một mô hình ngân hàng chuyên nghiệp, phù hợp với xu hướng chuyển đổi hiện nay trên thế giới với một môi trường nhiều đối thủ cạnh tranh thì các ngân hàng cần xây dựng cơ chế kết nối mở và kết nối kinh doanh. Bên cạnh đó, các ngân hàng cần xây dựng một mô hình kinh doanh đột phá, thông qua việc có kế hoạch chuẩn bị nguồn vốn cũng như lựa chọn phương án đầu tư phát triển nền tảng công nghệ phù hợp, các định hướng phát triển công nghệ cần được cân nhắc kĩ lưỡng và gắn liền với định hướng phát triển của ngân hàng, những chiến lược dài hạn cũng như đối tượng khách hàng mục tiêu nhằm tăng sự tiện lợi trong các dịch vụ của họ và tiết kiệm chi phí. Đồng thời, hoàn thiện các hệ thống hạ tầng kĩ thuật số quan trọng hỗ trợ giao dịch thương mại tài chính trong kỉ nguyên số như hạ tầng mạng, hạ tầng thanh toán quốc gia... Các ngân hàng cũng cần quan tâm phát triển đội ngũ nhân lực cao về công nghệ ngân hàng. Cùng với đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn với các cơ sở đào tạo về các nghiệp vụ ngân hàng để giúp định hướng cho nguồn nhân lực trẻ đáp ứng nhu cầu thực tế.
 
Đối với các cơ quan liên quan khác, cần xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong việc bảo vệ người tiêu dùng tài chính. Hiện nay có ba cơ quan liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính bao gồm: NHNN, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông. Các cơ quan này đều có khả năng tham gia vào quá trình bảo vệ người tiêu dùng, nhưng các cơ quan này đều chưa có các bộ phận chuyên trách cũng như các quy trình quản lí cụ thể để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ người tiêu dùng. Ngoài ra, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trên cũng chưa rõ ràng và thiếu sự ràng buộc, vì vậy, việc xử lí các xung đột lợi ích xảy ra khi khách hàng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính vẫn khá lúng túng. Do đó, việc xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan này là cần thiết.
 
4. Kết luận
 
Chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng là xu thế tất yếu, là hướng đi chiến lược nhằm giúp ngành Ngân hàng cạnh tranh hiệu quả và phát triển bền vững trong kỉ nguyên 4.0. Song, trước mắt vẫn còn nhiều thách thức cần giải quyết và cần có sự nỗ lực của cơ quan quản lí nhà nước, ngân hàng và của cả khách hàng. Trong đó, trước hết cần hoàn thiện khung pháp lí về chuyển đổi số, đặt trong sự đồng bộ với các quy định pháp luật có liên quan, đảm bảo được hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, sự hài hòa về lợi ích giữa các chủ thể trong hoạt động này.
 

1 Công nghệ sổ cái phân tán (DLT) - là một giao thức công nghệ cho phép dữ liệu được trao đổi trực tiếp giữa các bên khác nhau trong một mạng lưới mà không cần thông qua trung gian. Những người tham gia mạng tương tác với các mối quan hệ nhận dạng được mã hóa (ẩn danh). Mỗi giao dịch được mã hóa và thêm vào một chuỗi giao dịch bất biến. Chuỗi này được phân phối cho tất cả các nút mạng (sổ cái), do đó ngăn chặn sự thay đổi của chính chuỗi. Xem thêm Nguyễn Quang Hùng (2022), Công nghệ sổ cái phân tán với hệ thống thông tin kế toán, Tạp chí  Nghiên cứu Khoa học Kiểm toán số 176, truy cập ngày 20/02/2023 https://www.sav.gov.vn/Pages/chi-tiet-tin.aspx?ItemID=1909&l=Nghiencuutraodoi 
2 Etembekov R.K. (2021), Digital transformation of banking services in Russia, European Journal of Natural History, No.1, pages 13 - 18.
3 Phophalia, S. (2019), Digital Banking: Issues and Challenges, Journal of Banking and Insurance Law,1(1), 15-27. Retrieved fromhttp://lawjournals.celnet.in/index.php/jbil/article/view/120
4 Xem:
- Vien The Giang (2022), National digital currency issuance under Vietnamese law. Jurnal Cita Hukum, Vol. 10, No.2/2022, pages 299 - 318.
- Náñez Alonso, Sergio L., Miguel Á. Echarte Fernández, David Sanz Bas, and Jarosław Kaczmarek. (2020), Reasons Fostering or Discouraging the Implementation of Central Bank-Backed Digital Currency: A Review. Economies 8, no. 2: 41. https://doi.org/10.3390/economies8020041.
5 - Khoản 3 Điều 2 Luật NHNN năm 2010.
- Điều 1 Nghị định số 102/2022/NĐ-CP ngày 12/12/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN.
6- Điện toán đám mây (Cloud Computing) hay điện toán máy chủ ảo là mô hình điện toán sử dụng công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet. Thuật ngữ “đám mây” ở đây là cách nói ẩn dụ chỉ mạng Internet (dựa vào cách được bố trí của nó trong sơ đồ mạng máy tính) và như sự liên tưởng về độ phức tạp của các cơ sở hạ tầng chứa trong nó. Ở mô hình điện toán này, mọi khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các “dịch vụ” cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó “trong đám mây” từ xa mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó. Hay nói cách khác là các công ty cung cấp dịch vụ đám mây cho phép người dùng lưu trữ tệp và ứng dụng trên máy chủ từ xa, sau đó truy cập tất cả dữ liệu qua Internet. Theo Eric Knorr (2018), What is cloud computing? Everything you need to know now, truy cập ngày 10/10/2021 https://www.infoworld.com/article/2683784/what-is-cloud-computing.html
 - Dịch vụ điện toán đám mây là các dịch vụ cung cấp tài nguyên máy tính (bao gồm tài nguyên tính toán, tài nguyên kết nối mạng, tài nguyên lưu trữ, tài nguyên phần mềm và các tài nguyên máy tính khác) qua môi trường mạng cho phép nhiều đối tượng sử dụng, có thể điều chỉnh và thanh toán theo nhu cầu sử dụng (Khoản 8 Điều 2 Thông tư số 09/2020/TT-NHNN ngày 21/10/2020 của NHNN quy định về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng).
7 Nguyễn Thị Kim Thoa (2022), Một số vấn đề pháp lí của ngân hàng số, Tạp chí Khoa học pháp lí Việt Nam, số 9 (157)/2022.
8 Syarifah  Lisa  Andriati,  Faradila  Yulistari  Sitepu (2020), Legal  protection  for  customers  using internet banking services in Indonesia, PalArch’s Journal of Archaeology of Egypt/Egyptology,17(7): 2430-39.
9 Quyết định số 746/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
10 Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
11 Theo định hướng được quy định trong Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/ 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Tài liệu tham khảo:
 
1. Luật NHNN năm 2010.
2. Nghị định số 102/2022/NĐ-CP ngày 12/12/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN.
3. Thông tư số 09/2020/TT-NHNN ngày 21/10/2020 của Thống đốc NHNN quy định về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng.
4. Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
5. Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
6. Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
7. Nguyễn Quang Hùng (2022), Công nghệ sổ cái phân tán với hệ thống thông tin kế toán, Tạp chí  Nghiên cứu Khoa học Kiểm toán số 176,  truy cập ngày 20/02/2023 https://www.sav.gov.vn/Pages/chi-tiet-tin.aspx?ItemID=1909&l=Nghiencuutraodoi
8. Nguyễn Thị Kim Thoa (2022), Một số vấn đề pháp lý của ngân hàng số, Tạp chí Khoa học pháp lí Việt Nam, số 9 (157)/2022.
9. Vien The Giang (2022), National digital currency issuance under Vietnamese law. Jurnal Cita Hukum. Vol. 10, No.2/2022, pages 299 - 318.
10. Eric Knorr (2018), What is cloud computing? Everything you need to know now, truy cập ngày 10/10/2021 https://www.infoworld.com/article/2683784/what-is-cloud-computing.html
11. Etembekov R.K (2021), Digital transformation of banking services in Russia, European Journal of Natural History, No.1, pages 13 - 18.
12. Náñez Alonso, Sergio L., Miguel Á. Echarte Fernández, David Sanz Bas, and Jarosław Kaczmarek (2020), Reasons Fostering or Discouraging the Implementation of Central Bank-Backed Digital Currency: A Review. Economies 8, no. 2: 41. https://doi.org/10.3390/economies8020041.
13. Phophalia, S. (2019), Digital Banking: Issues and Challenges, Journal of Banking and Insurance Law,1(1), 15-27, Retrieved from http://lawjournals.celnet.in/index.php/jbil/article/view/120
14. Syarifah Lisa Andriati, Faradila Yulistari Sitepu (2020), Legal protection for customers using internet banking services in Indonesia, PalArch’s Journal of Archaeology of Egypt/Egyptology,17(7): 2430-39
 
TS. Nguyễn Thị Kim Thoa,Trần Văn Toản
Khoa Luật Kinh tế - Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Nhân tố quyết định chấp nhận liên tục ví điện tử ở Việt Nam
Nhân tố quyết định chấp nhận liên tục ví điện tử ở Việt Nam
16/12/2024 08:47 363 lượt xem
Ví điện tử là một xu hướng công nghệ mới đang ngày càng phổ biến, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp. Trong thị trường ngày càng cạnh tranh, việc xây dựng sự hài lòng khách hàng rất quan trọng để tạo và duy trì lợi thế cạnh tranh.
Công nghệ tự động hóa quy trình bằng robot trong lĩnh vực ngân hàng
Công nghệ tự động hóa quy trình bằng robot trong lĩnh vực ngân hàng
11/12/2024 09:31 616 lượt xem
Nghiên cứu này khám phá ứng dụng của công nghệ tự động hóa quy trình bằng robot (Robotic Process Automation - RPA) trong lĩnh vực ngân hàng, một công nghệ ngày càng quan trọng trong việc tối ưu hóa quy trình nghiệp vụ.
Gian lận kỹ thuật số trong lĩnh vực ngân hàng: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam
Gian lận kỹ thuật số trong lĩnh vực ngân hàng: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam
10/12/2024 22:10 548 lượt xem
Quá trình số hóa nhanh chóng của lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam bên cạnh việc mang lại những lợi ích to lớn như tính phổ cập, tiện lợi thì cũng song hành những rủi ro, thách thức lớn, trong đó có gian lận kỹ thuật số.
Tích hợp dữ liệu dân cư và dữ liệu ngân hàng: Tuân thủ các quy định về an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu
Tích hợp dữ liệu dân cư và dữ liệu ngân hàng: Tuân thủ các quy định về an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu
03/12/2024 08:42 927 lượt xem
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân (CCCD) là nguồn tài nguyên mới và là nền tảng thực hiện chuyển đổi số hiệu quả đối với mỗi quốc gia.
ESG và lòng trung thành của khách hàng: Trường hợp nghiên cứu với dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam
ESG và lòng trung thành của khách hàng: Trường hợp nghiên cứu với dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam
02/12/2024 10:06 939 lượt xem
ESG là cụm từ xuất hiện phía sau của khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR). ESG đề cập đến trách nhiệm đầu tư bền vững, tức là phải quan tâm sâu sắc tới vấn đề thực thi ESG trong hoạt động đầu tư.
Đánh giá năng lực số của thanh thiếu niên Việt Nam
Đánh giá năng lực số của thanh thiếu niên Việt Nam
29/11/2024 08:16 799 lượt xem
Nhóm nghiên cứu lập ra các câu hỏi đánh giá năng lực số cho thanh thiếu niên Việt Nam; một công cụ đánh giá với công cụ website digicom14.com để thanh thiếu niên biết mình ở đâu trong đại dương số này...
Cập nhật thông tin giấy tờ tùy thân và dữ liệu sinh trắc học: Bảo mật tài khoản và an toàn giao dịch trực tuyến
Cập nhật thông tin giấy tờ tùy thân và dữ liệu sinh trắc học: Bảo mật tài khoản và an toàn giao dịch trực tuyến
21/11/2024 13:30 2.165 lượt xem
Theo NHNN, sau khoảng 3 tháng triển khai xác thực sinh trắc học theo Quyết định số 2345, số lượng vụ việc lừa đảo mất tiền của khách hàng cá nhân và số lượng tài khoản khách hàng cá nhân có phát sinh nhận tiền lừa đảo đã giảm đáng kể.
Trí tuệ nhân tạo tạo sinh: Triển vọng cho ngành Ngân hàng
Trí tuệ nhân tạo tạo sinh: Triển vọng cho ngành Ngân hàng
15/11/2024 08:11 1.761 lượt xem
Ngành Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đang trải qua sự chuyển mình đáng kể nhờ sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI), đặc biệt là trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Generative AI - GenAI).
Ngân hàng mở và giao diện lập trình ứng dụng mở trong hoạt động ngân hàng
Ngân hàng mở và giao diện lập trình ứng dụng mở trong hoạt động ngân hàng
13/11/2024 08:22 1.166 lượt xem
Ngân hàng mở thể hiện sự thay đổi trong ngành tài chính, ngân hàng, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Ngày Pháp luật Việt Nam: Lịch sử, ý nghĩa và vai trò quản lý bằng pháp luật đối với hoạt động ngân hàng trong bối cảnh chuyển đổi số
Ngày Pháp luật Việt Nam: Lịch sử, ý nghĩa và vai trò quản lý bằng pháp luật đối với hoạt động ngân hàng trong bối cảnh chuyển đổi số
09/11/2024 18:30 1.459 lượt xem
Ngày 20/6/2012, Quốc hội Khóa XIII đã thông qua Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó đã quy định rõ: “Ngày 09/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
Tác động của chuyển đổi số tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
Tác động của chuyển đổi số tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
07/11/2024 08:10 2.034 lượt xem
Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và truyền thông, các nền kinh tế trên thế giới đang bước vào giai đoạn mới, nơi mà các hoạt động kinh tế, từ sản xuất, phân phối đến tiêu dùng đều được số hóa một cách toàn diện.
Zero Trust - Công cụ hiệu quả cho các giải pháp an ninh, bảo mật
Zero Trust - Công cụ hiệu quả cho các giải pháp an ninh, bảo mật
05/11/2024 08:30 920 lượt xem
Mô hình Zero Trust (tạm dịch “Không tin bất kỳ ai”) là phương pháp bảo mật mạng và hệ thống thông tin mà mọi yêu cầu truy cập vào tài nguyên nội bộ được xem xét và xác minh một cách cẩn thận, thay vì tin tưởng vào các nguồn truy cập nội bộ.
Đánh giá các công nghệ Big Data cho lĩnh vực tài chính, ngân hàng
Đánh giá các công nghệ Big Data cho lĩnh vực tài chính, ngân hàng
01/11/2024 09:15 2.255 lượt xem
Thông qua việc phân tích các trường hợp ứng dụng thực tế, bài viết cung cấp một đánh giá về các công cụ hỗ trợ trong việc lưu trữ, xử lý, phân tích Big Data góp phần thúc đẩy sự đổi mới và phát triển bền vững trong ngành tài chính, ngân hàng.
Quản trị rủi ro trong Fintech: Kinh nghiệm quốc tế và một số bài học cho Việt Nam
Quản trị rủi ro trong Fintech: Kinh nghiệm quốc tế và một số bài học cho Việt Nam
22/10/2024 08:24 2.019 lượt xem
Với tiến bộ nhanh chóng của công nghệ thông tin trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các sản phẩm công nghệ mới đang trở thành nền tảng để công nghệ tài chính (Fintech) phát triển, mang lại nhiều lợi ích cho người dùng.
Chuẩn hóa về hạ tầng kết nối và an toàn thông tin để phát triển mô hình ngân hàng mở
Chuẩn hóa về hạ tầng kết nối và an toàn thông tin để phát triển mô hình ngân hàng mở
15/10/2024 09:09 1.618 lượt xem
Ngân hàng mở đang trở thành một xu hướng nổi bật trong ngành tài chính, mang đến nhiều cơ hội phát triển và cải thiện trải nghiệm khách hàng thông qua sự kết nối giữa ngân hàng và bên thứ ba.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

81,600

83,600

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

81,600

83,600

Vàng SJC 5c

81,600

83,620

Vàng nhẫn 9999

81,600

83,400

Vàng nữ trang 9999

81,500

83,000


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,153 25,483 26,041 27,469 31,401 32,736 158.95 168.19
BIDV 25,183 25,483 26,192 27,397 31,737 32,670 160.03 167.75
VietinBank 25,180 25,483 26,272 27,472 31,695 33,705 161.47 169.22
Agribank 25,210 25,483 26,181 27,385 31,604 32,695 160.79 168.44
Eximbank 25,170 25,483 26,272 27,228 31,706 32,816 161.8 167.71
ACB 25,190 25,483 26,288 27,190 31,818 32,778 161.82 168.21
Sacombank 25,210 25,483 26,231 27,206 31,686 32,853 161.86 168.91
Techcombank 25,222 25,483 26,070 27,413 31,464 32,808 158.16 170.62
LPBank 25,190 25,485 26,543 27,441 32,072 32,600 162.71 169.79
DongA Bank 25,220 25,483 26,310 27,150 31,740 32,770 160.10 167.80
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,20
4,20
4,20
5,30
5,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,90
3,90
4,10
5,55
5,70
5,80
6,10
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?