admin Ổn định chính sách tiền tệ là cần thiết
28/02/2020 2.442 lượt xem
Tại phiên họp tháng 2/2020 của Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, Thủ tướng Chính phủ lưu ý, cần hết sức thận trọng, không bi quan, xác định rõ, phân tích kỹ tình hình, xem xét các yếu tố tác động để có giải pháp phù hợp...



Lòng tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đối với chính sách tiền tệ ngày càng được củng cố


Thận trọng nới lỏng tiền tệ

Kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, đã có những động thái cắt giảm lãi suất từ các NHTW nhằm đối phó với rủi ro này. Theo thống kê của Trung tâm nghiên cứu kinh tế MaritimeBank, tính từ đầu tháng 2/2020 đến nay đã có 8 NHTW trên thế giới hạ lãi suất, bao gồm: Mexico, Belarus, Nga, Philippines, Honduras, Brazil, Thái Lan và Iceland. Trong những đợt hạ lãi suất này, có NHTW Brazil, Nga, Phillipines, Thái Lan tuyên bố lo ngại về những ảnh hưởng tiêu cực từ dịch Covid-19 tới kinh tế.

Theo nhiều tổ chức và chuyên gia nhận xét, dịch Covid-19 có thể tác động nghiêm trọng tới kinh tế Trung Quốc, từ đó làm gián đoạn chuỗi nguồn cung và ảnh hưởng lên kinh tế thế giới. NHTW Trung Quốc (PBoC) gần đây hạ lãi suất các hợp đồng repo, kỳ hạn 1 tuần từ 2,5% xuống 2,4% và 2 tuần từ 2,65% xuống 2,55%, bên cạnh đó bơm 1.200 tỷ CNY tương đương 170 tỷ USD ra thị trường nhằm hỗ trợ thanh khoản. Như vậy, lãi suất của nhiều NHTW lớn hiện đang ở mức thấp, và việc cắt giảm lãi suất đã diễn ra từ năm 2019 vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại trong những tháng đầu năm 2020.

Còn ở Việt Nam, đến thời điểm này NHNN vẫn duy trì các loại lãi suất chủ chốt. Nhưng song song với đó, để hỗ trợ kịp thời cho người dân, DN, cơ quan điều hành yêu cầu các ngân hàng phải giữ ổn định lãi suất, triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng, thiệt hại bởi dịch bệnh Covid-19, như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay... Với bối cảnh hiện tại, giới chuyên môn đánh giá những động thái chính sách của NHNN vừa qua là phù hợp. 

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, nhiều ngân hàng trung ương đã nới lỏng chính sách tiền tệ hết cỡ, chẳng hạn Nhật Bản để lãi suất âm, châu Âu lãi suất bằng 0, hay Mỹ có lãi suất rất thấp... Điều này có thể cần thiết khi kinh tế toàn cầu đang trong quá trình chống chịu những rủi ro địa chính trị hiện hữu.

Tuy nhiên, trong dài hạn, lãi suất cơ bản ở mức thấp sẽ là áp lực cho các NHTW khi dư địa về chính sách ngày càng thu hẹp, việc điều hành sẽ trở nên khó khăn hơn nếu xuất hiện những rủi ro mới đe dọa đến triển vọng kinh tế thế giới. Thực tế, dù giảm lãi suất mạnh như vậy, nhưng tăng trưởng kinh tế tại các nước trên vẫn chưa được giải quyết. Bởi những vấn đề mà các quốc gia này gặp phải có tính dài hạn, chu kỳ, trong khi Việt Nam không như vậy.

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam khá ổn định, tiềm năng phát triển kinh tế khá vững trên nền tảng kinh tế vĩ mô tích cực và triển vọng ổn định trong dài hạn.  Đây là một trong những yếu tố khiến nhà đầu tư nước ngoài tích cực đầu tư vào Việt Nam, còn các nhà đầu tư trong nước yên tâm kế hoạch sản xuất - kinh doanh, người tiêu dùng tin tưởng vào đồng VND để tiêu dùng…

Bởi vậy, theo nhận định của TS. Lê Xuân Nghĩa, chưa nên nới lỏng chính sách tiền tệ. Nhất là ở Việt Nam, việc nới lỏng rất dễ mất kiểm soát. Bài học kinh nghiệm ở Việt Nam với gói kích thích kinh tế 2009 để lại hậu quả rất nghiêm trọng, đó là lạm phát và đình trệ kinh tế kéo dài trong 3-4 năm. Cái giá của việc kích thích tổng cầu khi đó lớn hơn rất nhiều so với lợi ích tạm thời mà nó đem lại.

Do đó, NHNN không nên giảm lãi suất, mà nên duy trì chính sách tiền tệ ổn định như hiện tại, hỗ trợ các ngân hàng ổn định lãi suất, ổn định thanh khoản, duy trì hoạt động bình thường của thị trường liên ngân hàng... “Tốt nhất là dĩ bất biến ứng vạn biến. Cách này, NHNN đã thực hiện khá tốt thời gian vừa qua”, TS. Lê Xuân Nghĩa đưa ra quan điểm.

Có chung quan điểm, TS. Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cũng cho rằng, cần thận trọng trong nới lỏng tiền tệ. Nhất là cân nhắc việc giảm lãi suất cũng như các gói hỗ trợ kích thích vì dư địa chính sách này rất eo hẹp. TS. Lực đưa ra 3 lý do không nên nới lỏng chính sách tiền tệ.

Một là áp lực lạm phát năm 2020 tương đối lớn, nếu không khéo kiểm soát có thể vượt mức 4%. Hai là hiện nay khả năng hấp thụ vốn của DN, nền kinh tế khá yếu ớt. Đến ngày 19/2 tăng trưởng tín dụng giảm 0,28% so với cuối năm 2019 cho nên có giảm lãi suất cũng không kích được cầu tín dụng.

Vì vậy, giảm lãi suất vừa không trúng, vừa không đúng. Ba là hiện nay khó khăn nhất của người dân, DN chính là liên quan đến dòng tiền và thanh khoản nên việc giảm lãi, giãn hoãn trả lãi không chuyển nhóm nợ, tiếp tục cho khách hàng vay mới là biện pháp phù hợp và cần thiết. 

Tận dụng cơ hội tăng trưởng

Trong bối cảnh hiện tại, diễn biến dịch bệnh khó lường, nhận định chung là tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ bị tác động. Mức độ thiệt hại như thế nào tùy vào tình hình khắc phục bệnh dịch. Theo giới chuyên môn, dù không chủ quan, nhưng cần bình tĩnh không nên nôn nóng đưa ra điều chỉnh chính sách mạnh mà cần tiếp tục theo dõi đánh giá.

Tại phiên họp tháng 2/2020 của Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, Thủ tướng Chính phủ lưu ý, cần hết sức thận trọng, không bi quan, xác định rõ, phân tích kỹ tình hình, xem xét các yếu tố tác động để có giải pháp phù hợp. “Hiện chưa có cơ sở để điều chỉnh các chỉ tiêu vĩ mô, tăng trưởng”, Thủ tướng nhấn mạnh. 

TS. Lê Xuân Nghĩa tỏ ra lạc quan khi cho rằng, sau khi dịch Covid-19 qua đi, các yếu tố hỗ trợ tăng trưởng sẽ phục hồi rất nhanh. Vì bệnh dịch chỉ là rủi ro ngắn hạn. Khi mọi thứ ổn định, người dân sẽ tăng chi tiêu cho du lịch, tiêu dùng… tiêu thụ hàng hoá của người dân sẽ tăng trở lại, thậm chí có thể mạnh hơn thời điểm trước dịch do nguồn cung suy giảm mạnh.

Mặt khác, Việt Nam còn nhiều lợi thế khác để duy trì tăng trưởng kinh tế ổn định chẳng hạn các Hiệp định thương mại tự do đã và đang phát huy tác dụng, nên cần tập trung nguồn lực để khai thác các lợi thế này, chứ chưa cần sử dụng chính sách nới lỏng tiền tệ. Quan trọng là nuôi dưỡng nguồn cung hàng hóa thông qua việc giúp DN tiếp tục duy trì sản xuất - kinh doanh như hiện nay để chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi mạnh sắp tới.

“Lòng tin của nhà đầu tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoài cũng như trong nước đối với chính sách tiền tệ ổn định của Việt Nam đang ngày càng được củng cố. Vì vậy, tiếp tục giữ nền tảng ổn định dài hạn đó là cách tốt nhất để vượt qua được những khó khăn tạm thời của dịch”, TS. Nghĩa khuyến nghị. 

TS. Cấn Văn Lực cũng cho rằng cần phải tranh thủ khai thác cơ hội từ các Hiệp định thương mại mà Việt Nam ký kết trong thời gian qua nhất là Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam  - EU. Bên cạnh đó cần ưu tiên sử dụng chính sách tài khoá, xem xét giãn nộp thuế, giảm thuế thu nhập để hỗ trợ DN. Đồng thời quyết liệt đẩy nhanh đầu tư công các dự án trọng điểm, dự án lớn; cải thiện thực chất hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh, nhất là thủ tục hành chính, giảm thiểu các chi phí không chính thức cho DN... Cuối cùng là phải thường xuyên theo dõi, đánh giá để đưa ra kịch bản phù hợp kể cả kịch bản cho trường hợp xấu nhất.
 

Hà Thành

Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/on-dinh-chinh-sach-tien-te-la-can-thiet-98376.html

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
 Hân hoan bài ca chiến thắng và hi vọng
Hân hoan bài ca chiến thắng và hi vọng
29/04/2024 213 lượt xem
Ngày 30/4 năm ấy, cả đất nước đã vang lên bài ca chiến thắng, bài ca của tinh thần yêu nước nồng nàn, của khát vọng độc lập, tự do, của hào khí Việt Nam anh hùng được truyền thừa qua bao thế hệ...
Vietcombank tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên lần thứ 17 năm 2024
Vietcombank tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên lần thứ 17 năm 2024
29/04/2024 176 lượt xem
Sáng 27/4/2024, tại Hội trường Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực Vietcombank, khu đô thị Ecopark, xã Cửu Cao, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên lần thứ 17, năm 2024.
CIC tổ chức Hội nghị triển khai Thông tư 15/2023/TT-NHNN quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
CIC tổ chức Hội nghị triển khai Thông tư 15/2023/TT-NHNN quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
26/04/2024 278 lượt xem
Ngày 26/4/2024, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Hội nghị triển khai Thông tư 15/2023/TT-NHNN quy định về hoạt động thông tin tín dụng của NHNN (Thông tư 15).
Quyết tâm hoàn thành sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp, không làm thay, không đùn đẩy trách nhiệm
Quyết tâm hoàn thành sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp, không làm thay, không đùn đẩy trách nhiệm
26/04/2024 261 lượt xem
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh tinh thần "Quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp. Khó khăn ở cấp nào, cấp đó phải xử lý, không làm thay, không đùn đẩy trách nhiệm".
Tổng kết và trao giải Cuộc thi “Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng”
Tổng kết và trao giải Cuộc thi “Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng”
25/04/2024 306 lượt xem
Ngày 25/4/2024, tại Hà Nội, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức Lễ Tổng kết và trao giải Cuộc thi “Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng”. Tại buổi lễ, Ban Tổ chức đã công bố các giải thưởng chung cuộc dành cho các cá nhân đạt thành tích xuất sắc nhất và các tập thể tham gia tích cực nhất.
Công bố sự kiện chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số”
Công bố sự kiện chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024: "Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số”
25/04/2024 339 lượt xem
Ngày 25/4/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức họp báo thông tin về sự kiện chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024. Đồng chí Hoàng Thanh Nhàn - Tổng Biên tập Thời báo Ngân hàng, đồng chí Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh toán và đồng chí Đoàn Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, NHNN đồng chủ trì buổi họp báo.
Vốn luôn sẵn sàng cho doanh nghiệp xuất khẩu
Vốn luôn sẵn sàng cho doanh nghiệp xuất khẩu
25/04/2024 204 lượt xem
Ngày 25/4/2024, Báo Người Lao Động tổ chức Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2024 với chủ đề "Gỡ khó về vốn và thị trường cho doanh nghiệp xuất khẩu". Diễn đàn được tổ chức trực tiếp tại Tòa soạn Báo Người Lao Động (tòa nhà 123 Võ Văn Tần, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh) kết hợp hình thức trực tuyến. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú cùng đại diện lãnh đạo một số Vụ, Cục liên quan của NHNN tham dự trực tuyến tại trụ sở NHNN.
Chuyển đổi số là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
Chuyển đổi số là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
25/04/2024 183 lượt xem
Ngày 24/4/2024, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã tổ chức phiên họp lần thứ 8 với trọng tâm thảo luận về phát triển kinh tế số. Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp và phiên họp này kết nối trực tuyến toàn quốc từ trụ sở Chính phủ tới trụ sở các bộ, ban, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục đấu thầu bán vàng miếng sáng thứ Năm ngày 25/4/2024
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục đấu thầu bán vàng miếng sáng thứ Năm ngày 25/4/2024
24/04/2024 122 lượt xem
Nhằm tiếp tục thực hiện quyết liệt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về triển khai ngay các giải pháp bình ổn thị trường vàng để xử lý tình trạng chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và vàng quốc tế ở mức cao, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục tổ chức phiên đấu thầu bán vàng miếng SJC vào ngày 25/04/2024 (Thứ Năm).
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

81.000

83.500

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

81.000

83.500

Vàng SJC 5c

81.000

83.520

Vàng nhẫn 9999

74.200

76.100

Vàng nữ trang 9999

74.000

75.300


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,145 25,485 26,411 27,860 30,670 31,974 159.56 168.87
BIDV 25,185 25,485 26,528 27,748 30,697 31,977 159.6 168
VietinBank 25,160 25,485 26,651 27,946 31,096 32,106 161.07 169.02
Agribank 25,180 25,485 26,599 27,900 30,846 32,001 160.64 168.67
Eximbank 25,160 25,485 26,632 27,531 30,915 31,959 161.35 166.79
ACB 25,190 25,485 26,768 27,476 31,178 31,876 161.53 166.97
Sacombank 25,250 25,485 26,880 27,440 31,315 31,817 162.5 167.51
Techcombank 25,228 25,485 26,523 27,869 30,720 32,037 157.83 170.27
LPBank 24,943 25,485 26,344 27,844 31,044 31,948 159.37 170.59
DongA Bank 25,250 25,485 26,760 27,440 31,070 31,920 159.80 166.90
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,40
2,60
3,50
3,70
4,50
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,20
2,20
2,30
3,40
3,45
4,40
4,40
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
1,80
1,80
2,10
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,00
3,20
3,30
3,80
3,80
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?