Những kết quả nổi bật trong hoạt động thanh toán giai đoạn 2016 - 2020
06/04/2021 2.925 lượt xem
Thời gian qua, ngành Ngân hàng đã triển khai tích cực Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) giai đoạn 2016 - 2020; đẩy mạnh ứng dụng và bảo đảm an ninh, an toàn công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng; triển khai thí điểm các mô hình thanh toán mới, áp dụng công nghệ mới trong hoạt động thanh toán.
 
Nhờ đó, giai đoạn 2016 - 2020 tiếp tục đánh dấu bước tiến vượt bậc trong sự phát triển của hoạt động thanh toán cả về chất và lượng với nhiều sản phẩm, dịch vụ thanh toán mới, tiện ích và hiện đại dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin; các chỉ số TTKDTM tăng trưởng ấn tượng; công tác đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống TTKDTM được coi trọng và tăng cường; các rủi ro, nguy cơ mất an toàn cơ bản được nhìn nhận, kiểm soát và xử lý kịp thời. 
 


Thời gian qua, NHNN đã chủ động triển khai các giải pháp đồng bộ, hiệu quả nhằm đẩy mạnh TTKDTM
 
Các giải pháp đồng bộ và tăng cường an ninh, an toàn trong thanh toán
 
Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chủ động triển khai các giải pháp đồng bộ, hiệu quả nhằm đẩy mạnh TTKDTM và nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính cho người dân theo chủ trương của Chính phủ như: (i) Triển khai hiệu quả Đề án phát triển TTKDTM (Quyết định 2545/QĐ-TTg ngày 31/12/2016) và Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với dịch vụ công như thu thuế, điện, nước sinh hoạt, học phí, viện phí, chi trả các chương trình an sinh xã hội (Quyết định 241/QĐ-TTg ngày 23/2/2018); (ii) Ban hành Bộ Tiêu chuẩn cơ sở thẻ Chip nội địa, Bộ đặc tả kỹ thuật QR-code nhằm đảm bảo an toàn, tiện ích với chi phí hợp lý; (iii) Chỉ đạo các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán (TGTT) nghiên cứu, ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ mới, hiện đại vào các sản phẩm, dịch vụ thanh toán; (iv) Nâng cấp Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (TTĐTLNH), chỉ đạo xây dựng Hệ thống thanh toán phục vụ các giao dịch bán lẻ (ACH) cho phép xử lý giao dịch thanh toán 24/7/365 nhằm đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng trong nền kinh tế số; (v) Triển khai hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền về TTKDTM, đẩy mạnh giáo dục tài chính, có các biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ người tiêu dùng. 
 
Cùng với công tác chỉ đạo phát triển TTKDTM, NHNN cũng đặc biệt chú trọng chỉ đạo, điều hành công tác đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động thanh toán thông qua nhiều biện pháp như: (i) Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tăng cường công tác an ninh công nghệ thông tin, an toàn trong lĩnh vực thanh toán dựa trên các chuẩn mực, thông lệ quốc tế, đảm bảo hệ thống thông tin của ngành Ngân hàng đủ sức ứng phó với các rủi ro, thách thức về an ninh thông tin trên không gian mạng¹; (ii) Ban hành các văn bản chỉ đạo, cảnh báo, chấn chỉnh các TCTD, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật và thực hiện các biện pháp tăng cường an ninh, bảo mật trong hoạt động thanh toán và trung gian thanh toán; (iii) Triển khai áp dụng các giải pháp tăng cường an ninh, an toàn đối với hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho thanh toán; (iv) Triển khai các biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn, xử lý triệt để các hành vi lợi dụng hình thức thanh toán qua ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán để thực hiện hoạt động bất hợp pháp như: thanh toán xuyên biên giới trái phép, tiền ảo, tài sản ảo, giả mạo thẻ, bảo mật thông tin người sử dụng,...; (v) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đảm bảo các hệ thống thanh toán hoạt động an toàn, hiệu quả đối với hoạt động nghiệp vụ và hệ thống công nghệ của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; (vi) Đẩy mạnh truyền thông, cảnh báo kịp thời phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng.
 
NHNN cũng đã tích cực triển khai các giải pháp thí điểm các mô hình, công nghệ mới, như: (i) Phối hợp với bộ, ngành liên quan nghiên cứu và đã có Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc cho phép thí điểm các tổ chức TGTT và ngân hàng Việt Nam hợp tác thanh toán với tổ chức TGTT, ngân hàng nước ngoài; hay mô hình dịch vụ tương tự mô hình ngân hàng thương mại (NHTM) giao đại lý cung ứng các dịch vụ thanh toán; (ii) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money)²; (iii) Hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định về cơ chế quản lý thử nghiệm có kiểm soát cho hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng trình Chính phủ; (iv) Xây dựng Báo cáo cơ chế thí điểm quản lý hoạt động cho vay ngang hàng (P2P Lending) tại Việt Nam; (v) Nghiên cứu để bổ sung các quy định pháp lý phù hợp đối với các sản phẩm, mô hình, dịch vụ, phương tiện thanh toán mới gắn với cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) như ngân hàng số³, công nghệ định danh và nhận biết khách hàng điện tử (eKYC)4.
 
Hiện nay, nhiều ngân hàng trong nước đã ứng dụng các công nghệ tiên tiến, giải pháp mới vào hoạt động thanh toán nhằm tăng tốc độ thanh toán, tăng cường an toàn, bảo mật dịch vụ, gia tăng trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng như: Xác thực sinh trắc học (vân tay, khuôn mặt); thanh toán trên nền mã phản hồi nhanh (QR code); thanh toán an toàn, thuận tiện qua mã hóa thông tin thẻ (Tokenization); thanh toán phi tiếp xúc (contactless payment); giải pháp chấp nhận thanh toán linh hoạt trên thiết bị di động (mPOS)...
 


Nền tảng PayGov ra mắt nhằm hỗ trợ cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin điện tử của các cấp ban, ngành, kết nối qua hệ thống trung gian thanh toán
 
Sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng công nghệ và TTKDTM
 
Đến nay, hạ tầng kỹ thuật và công nghệ phục vụ TTKDTM, nhất là thanh toán điện tử được đầu tư, nâng cấp. Theo NHNN, tính đến cuối tháng 8/2020, có 75 tổ chức triển khai dịch vụ thanh toán qua Internet và 45 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động; số tài khoản cá nhân đạt 95,6 triệu, tăng 45,5% so với cùng kỳ năm 2016; tổng lượng thẻ lưu hành đạt khoảng 109 triệu thẻ, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2016. Mạng lưới ATM, POS phủ sóng đến tất cả địa bàn tỉnh trên cả nước với 19.541 ATM và 274.539 POS (tăng lần lượt 14,60% và 11,83% so với cùng kỳ năm 2016). Hệ thống TTĐTLNH hoạt động an toàn, hiệu quả và thông suốt, tiếp tục phát huy vai trò là Hệ thống thanh toán xương sống của quốc gia, đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán liên ngân hàng trong toàn quốc (trong 8 tháng đầu năm 2020, tổng số lượng giao dịch qua Hệ thống TTĐTLNH đạt 94,2 triệu món, giá trị đạt gần 67,5 triệu tỷ đồng (tăng gần 85,6% về số lượng và 138,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016).
 
Cũng theo NHNN, hoạt động TTKDTM có sự phát triển mạnh mẽ, nhất là thanh toán qua điện thoại di động và Internet. Đến tháng 8/2020, số lượng và giá trị thanh toán qua kênh Internet đạt 282,4 triệu giao dịch với 17,4 triệu tỷ đồng (tăng 262,5% và 353,1% so với cùng kì năm 2016. Số lượng và giá trị thanh toán qua kênh điện thoại di động đạt 682,3 triệu giao dịch với gần 7,2 triệu tỷ đồng (tăng 980,9% và 793,6% so với cùng kỳ năm 2016). Thanh toán qua POS đạt hơn 218 triệu món với 382,86 nghìn tỷ đồng (tăng tương ứng 176,45% và 139,52% so với cùng kỳ năm 2016); thanh toán qua ATM đạt 660 triệu món với 1.818,58 nghìn tỷ đồng (tăng tương ứng 38,65% và 53,77% so với cùng kỳ năm 2016). Khảo sát của PwC đối với 27 nước đã ghi nhận Việt Nam là thị trường tăng trưởng nhanh nhất về thanh toán di động trong năm 2018. Xu hướng chuyển dịch sang các sản phẩm, dịch vụ có ứng dụng công nghệ mới, hiện đại, tiện ích và thân thiện với người sử dụng.
 
Thanh toán điện tử trong khu vực dịch vụ công tiếp tục được triển khai rộng rãi. Đến nay, hệ thống TTĐTLNH đã hoàn thành kết nối thanh toán tại 63 Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh trong cả nước, đáp ứng được nhu cầu thu, chi ngân sách của người dân và doanh nghiệp một cách nhanh chóng, kịp thời; khoảng 50 NHTM đã hoàn thành kết nối với hệ thống nộp thuế điện tử của Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế trên 63 tỉnh/thành phố và tất cả các quận, huyện trên cả nước, với 95% số thu Hải quan được thực hiện qua ngân hàng; 27 ngân hàng và 10 tổ chức cung ứng dịch vụ TGTT phối hợp thu tiền điện, doanh thu tiền điện của EVN thanh toán, thu qua ngân hàng, TGTT lên tới gần 90%.
 
Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số ngành Ngân hàng
 
Mặc dù đạt những kết quả quan trọng, hành lang pháp lý về TTKDTM đã tương đối đầy đủ, tuy nhiên vẫn cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện nhằm cho phép phát triển ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động thanh toán. Hiện nay, các điểm tiếp cận dịch vụ tài chính - ngân hàng chủ yếu tập trung ở vùng đô thị, chưa phủ rộng khắp ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Dịch vụ, ứng dụng thanh toán điện tử đã được quan tâm đầu tư, phát triển song vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng.
 
Một trong những định hướng của ngành Ngân hàng thời gian tới là tập trung hoàn thiện khung khổ pháp lý tạo thuận lợi cho sự chủ động tham gia vào CMCN 4.0 và đẩy nhanh chuyển đổi số ngành Ngân hàng nhằm giúp các ngân hàng, tổ chức TGTT cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán an toàn, bảo mật, giàu tiện ích, giá cả hợp lý, đáp ứng được nhu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng trong kỷ nguyên số, đồng thời, xây dựng và triển khai Đề án phát triển TTKDTM giai đoạn 2021-2025. Ngành Ngân hàng tiếp tục phối hợp các bộ, ngành, đơn vị liên quan thúc đẩy thanh toán điện tử trong khu vực Chính phủ, dịch vụ công. Bên cạnh đó nghiên cứu, triển khai các mô hình thanh toán phù hợp tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa gắn với việc xây dựng và triển khai Chiến lược Quốc gia về tài chính toàn diện tại Việt Nam. 
 
Nhằm đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng trong nền kinh tế số, ngành Ngân hàng cần đẩy mạnh xây dựng hạ tầng thanh toán quốc gia, xử lý thanh toán theo thời gian thực, vận hành liên tục 24x7, đặc biệt có khả năng kết nối, tích hợp và xử lý thanh toán cho tất cả các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ. Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng thành tựu CMCN 4.0 trong hoạt động thanh toán, tăng cường hợp tác ngân hàng và các công ty Fintech để tạo sự phát triển năng động, bứt phá trong hoạt động ngân hàng, gia tăng lợi ích và sự hài lòng của khách hàng. Tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống công nghệ thông tin trong ngành Ngân hàng; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng.
 
Để nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính, ngân hàng cho người dân, thúc đẩy TTKDTM và triển khai Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, hoạt động truyền thông, giáo dục tài chính có vai trò quan trọng. Do đó, hệ thống ngân hàng cần tiếp tục có những chương trình giáo dục tài chính hướng đến các đối tượng yếu thế, những người chưa có tài khoản ngân hàng, không ngừng đổi mới hình thức truyền thông dựa trên nền tảng công nghệ 4.0 nhưng vẫn gần gũi, dễ hiểu với công chúng.

 
¹Từ năm 2017 đến nay, NHNN đã rà soát ban hành 02 Thông tư, 02 Quyết định và nhiều văn bản chỉ đạo về đảm bảo an ninh, an toàn thông tin mạng.
 
² Tờ trình số 42/TTr-NHNN ngày 24/4/2020.
 
³ Quyết định số 1238/QĐ-NHNN ngày 8/7/2020; Quyết định số 711/QĐ-NHNN ngày 15/4/2020.
 
4 NHNN đã nghiên cứu, xây dựng dự thảo Thông tư quy định về mở và sử dụng tài khoản thanh toán, trong đó có nội dung hướng dẫn việc mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử không cần gặp mặt trực tiếp.


Hoàng Nam Anh

Chuyên đề Công nghệ và Ngân hàng số, số 08/2020



Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Nhận diện thủ đoạn lừa đảo qua công nghệ Deepfake - Một số giải pháp phòng, tránh
Nhận diện thủ đoạn lừa đảo qua công nghệ Deepfake - Một số giải pháp phòng, tránh
25/07/2024 212 lượt xem
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ Deepfake phát triển mạnh mẽ.
Tác động của công nghệ thông tin và truyền thông đối với kinh tế tri thức tại Việt Nam
Tác động của công nghệ thông tin và truyền thông đối với kinh tế tri thức tại Việt Nam
23/07/2024 581 lượt xem
Trong nền kinh tế tri thức, tri thức đóng vai trò quyết định hàng đầu đối với phát triển kinh tế - xã hội. Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và kinh tế số đánh dấu bước phát triển tất yếu đối với kinh tế tri thức.
Ngân hàng nâng cấp công nghệ bảo mật, kịp thời ngăn chặn tội phạm công nghệ và lừa đảo
Ngân hàng nâng cấp công nghệ bảo mật, kịp thời ngăn chặn tội phạm công nghệ và lừa đảo
19/07/2024 581 lượt xem
Để tăng cường an ninh, bảo mật thông tin cho chính ngân hàng và khách hàng, các ngân hàng thương mại cần liên tục cập nhật, triển khai những giải pháp bảo mật tiên tiến để ứng phó kịp thời các chiêu lừa đảo mới của tội phạm.
Tăng cường an ninh, bảo mật cho khách hàng với giải pháp xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền
Tăng cường an ninh, bảo mật cho khách hàng với giải pháp xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền
17/07/2024 749 lượt xem
Theo Quyết định số 2345/QĐ-NHNN ngày 18/12/2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) về triển khai giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng, nhằm tăng cường bảo vệ khách hàng, kể từ ngày 01/7/2024, các giao dịch chuyển tiền điện tử của cá nhân có giá trị trên 10 triệu đồng hoặc tổng giá trị giao dịch chuyển tiền điện tử trong ngày vượt 20 triệu đồng phải áp dụng các biện pháp xác thực sinh trắc học.
Tác động của AI đến hoạt động của các ngân hàng trung ương
Tác động của AI đến hoạt động của các ngân hàng trung ương
10/07/2024 1.246 lượt xem
Sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI) có tác động lớn đến các ngân hàng trung ương (NHTW) trong những năm gần đây. Theo đó, các NHTW có thể tận dụng AI để đạt được các mục tiêu chính sách, tăng cường thu thập thông tin, phân tích kinh tế và giám sát sự ổn định tài chính.
Chuyển đổi số trong quản lí tài chính cá nhân tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Chuyển đổi số trong quản lí tài chính cá nhân tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
04/07/2024 1.664 lượt xem
Bài viết nghiên cứu về quản lí tài chính cá nhân và thực tiễn, triển vọng cũng như thách thức phát triển dịch vụ tài chính cá nhân trên nền tảng số tại các ngân hàng Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đối mặt với các thách thức hiện có của các ngân hàng Việt Nam.
Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
28/06/2024 2.032 lượt xem
Trong nhiều năm qua, nguồn vốn tín dụng ngân hàng thường xuyên là yếu tố ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy, việc điều hành nguồn vốn này với mức tăng trưởng phù hợp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hằng năm luôn là nhiệm vụ quan trọng được Chính phủ và NHNN đặt ra trong quản lí kinh tế vĩ mô.
Công nghệ ngân hàng hiện đại: Lợi ích và thách thức
Công nghệ ngân hàng hiện đại: Lợi ích và thách thức
24/06/2024 2.272 lượt xem
Công nghệ ngân hàng hiện đại đã trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong thời đại hiện nay. Bài viết phân tích tác động chuyển đổi của công nghệ đối với nền kinh tế, làm rõ vai trò của chúng trong việc mở rộng tài chính toàn diện, nâng cao hiệu quả hoạt động và thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp.
Mô hình ngôn ngữ lớn: Ứng dụng, thách thức trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng
Mô hình ngôn ngữ lớn: Ứng dụng, thách thức trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng
20/06/2024 2.262 lượt xem
AI tạo sinh đang làm biến đổi thế giới, thay đổi cách tạo ra hình ảnh, video, âm thanh, văn bản và mã (code). Mô hình ngôn ngữ lớn là một loại AI tạo sinh tập trung vào văn bản và mã thay vì hình ảnh hoặc âm thanh, một số đã bắt đầu tích hợp các phương thức khác nhau.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh trong quản lí tài sản
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh trong quản lí tài sản
12/06/2024 2.770 lượt xem
Sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh (Generative Artifitial Intelligence - GenAI) làm thay đổi đáng kể phương thức mà con người sinh hoạt và lao động. GenAI được đánh giá là công cụ có thể mang lại sự tăng trưởng năng suất lao động đáng kể trong nhiều thập kỉ tới.
Chính phủ điện tử đồng hành cùng người dân
Chính phủ điện tử đồng hành cùng người dân
16/05/2024 4.496 lượt xem
Theo Báo cáo Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc năm 2022 (E-Government Survey 2022), Việt Nam đã duy trì được việc tăng hạng Chính phủ điện tử liên tục trong giai đoạn 2014 - 2020, từ vị trí 99 lên vị trí 86 trong 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, ở vị trí thứ 6 Đông Nam Á sau Singapore, Malaysia, Thái Lan, Brunei và Indonesia.
Ứng dụng cơ sở dữ liệu cá nhân trong hoạt động quản lí khách hàng vay của các ngân hàng thương mại hiện nay
Ứng dụng cơ sở dữ liệu cá nhân trong hoạt động quản lí khách hàng vay của các ngân hàng thương mại hiện nay
15/05/2024 4.600 lượt xem
Nghiên cứu của nhóm tác giả tập trung tìm hiểu về các ứng dụng của cơ sở dữ liệu cá nhân trong hoạt động theo dõi và quản lí khách hàng vay vốn tại NHTM, từ đó đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn cho quá trình quản lí của ngân hàng.
Ảnh hưởng của số hóa đến biên lãi ròng của ngân hàng thương mại Việt Nam
Ảnh hưởng của số hóa đến biên lãi ròng của ngân hàng thương mại Việt Nam
10/05/2024 5.348 lượt xem
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu về ứng dụng ngân hàng số với tốc độ tăng trưởng thanh toán số. Mặc dù số hóa là xu hướng tất yếu, nhiều tổ chức, doanh nghiệp nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai hiệu quả và bền vững.
Ngân hàng mở: Cơ hội mới nhưng đầy thách thức với ngành Ngân hàng
Ngân hàng mở: Cơ hội mới nhưng đầy thách thức với ngành Ngân hàng
26/04/2024 5.751 lượt xem
Bài viết trình bày về những lợi ích, cơ hội khi áp dụng hệ sinh thái ngân hàng mở; đồng thời, chỉ ra các rào cản trong quá trình triển khai; từ đó, đề xuất một số khuyến nghị nhằm thực hiện tốt mô hình ngân hàng mở trong những năm tiếp theo.
Đảm bảo an ninh mạng tại Neobank với sự kết hợp của trí tuệ  nhân tạo, Blockchain và học máy
Đảm bảo an ninh mạng tại Neobank với sự kết hợp của trí tuệ nhân tạo, Blockchain và học máy
25/04/2024 5.261 lượt xem
Neobank (ngân hàng thế hệ mới) là mô hình ngân hàng hiện đang được rất nhiều người ưa chuộng, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm ngân hàng số hóa đầu tiên. Tuy nhiên, cùng với sự đổi mới nhanh chóng về công nghệ, rủi ro an ninh mạng cũng ngày càng tăng cao. Việc quản lí rủi ro kém hiệu quả có thể gây tổn hại không chỉ cho ngân hàng mà còn cho khách hàng.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

77.500

79.500

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

77.500

79.500

Vàng SJC 5c

77.500

79.520

Vàng nhẫn 9999

75.600

77.000

Vàng nữ trang 9999

75.500

76.600


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,127 25,477 26,885 28,360 31,917 33,274 156.80 165.96
BIDV 25,157 25,477 27,090 28,390 32,186 33,429 157.71 166.56
VietinBank 25,157 25,477 27,180 28,380 32,396 33,406 158.36 166.11
Agribank 25,160 25,477 27,065 28,310 32,089 33,255 157.73 165.80
Eximbank 25,130 25,476 27,140 27,981 32,273 33,175 158.91 163.85
ACB 25,140 25,477 27,136 28,068 32,329 33,306 158.59 164.86
Sacombank 25,190 25,477 27,338 28,340 32,507 33,217 159.66 164.69
Techcombank 25,132 25,477 27,000 28,353 31,994 33,324 155.51 167.92
LPBank 24,937 25,477 26,998 28,670 32,415 33,421 157.95 169.10
DongA Bank 25,180 25,477 27,140 28,010 32,200 33,300 156.60 164.60
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,30
3,60
4,30
4,40
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,60
2,60
2,90
3,80
3,80
4,50
4,50
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
2,00
2,00
2,30
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
2,90
3,10
3,20
4,00
4,00
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?