Những điểm nhấn khoa học và công nghệ Việt Nam 2023
25/01/2024 09:00 9.433 lượt xem
Năm qua, Việt Nam có sự bùng nổ và vươn lên mạnh mẽ trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, nhiều nhà khoa học được vinh danh ở các giải thưởng, bảng xếp hạng lớn trên thế giới; Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu tăng bậc; liên tục bùng nổ các ứng dụng phần mềm liên quan đến AI... Dưới đây là 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật trong năm 2023.
 
Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ban hành Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023 “về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới”

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành nghị quyết mới về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
 
Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 06/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X “về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, nhìn chung, đội ngũ trí thức Việt Nam đã được phát triển lớn mạnh, có những đóng góp to lớn trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Trong quá trình đổi mới, phát triển đất nước, đội ngũ trí thức đã phát triển từ nhiều nguồn đào tạo, tiếp nhận được những tri thức, kinh nghiệm từ các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển trên thế giới. Đây là đội ngũ  năng động, có khả năng cập nhật các vấn đề hiện đại về khoa học, kĩ thuật, công nghệ, có khả năng trong việc phát triển mối quan hệ với các nước trong khu vực và thế giới, góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước. Tuy nhiên, hoạt động của đội ngũ trí thức, nhà khoa học, những người cung cấp luận cứ khoa học cho Đảng, Nhà nước vẫn còn nhiều bất cập, phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải có giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách.
 
Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ban hành Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023 “về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới”. Nghị quyết đặt mục tiêu đến năm 2030: Phát triển đội ngũ trí thức về số lượng và chất lượng, nhất là đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực then chốt, trọng yếu, lĩnh vực mới đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước... Tầm nhìn đến năm 2045: Đội ngũ trí thức Việt Nam lớn mạnh, có chất lượng cao, cơ cấu hợp lí, thuộc Top đầu khu vực và tiệm cận với các nước phát triển.
 

Năm 2023, Việt Nam tiếp tục có sự cải thiện thứ hạng đổi mới sáng tạo toàn cầu
 
2. Việt Nam tăng 02 bậc xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2023
 
Ngày 27/9/2023, tại Thụy Sĩ, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2023 (Global Innovation Index 2023 - GII 2023). Theo đó, Việt Nam được xếp hạng 46/132 quốc gia, nền kinh tế, tăng 02 bậc so với năm 2022. Như vậy, từ năm 2017 đến nay, chỉ số GII của Việt Nam liên tục được cải thiện, tăng từ vị trí 59 (năm 2016) lên 42 (năm 2019 và 2020), 44 năm 2021, 48 năm 2022 và 46 năm 2023.
 
Theo Báo cáo, Việt Nam tiếp tục có sự cải thiện thứ hạng đầu vào đổi mới sáng tạo, tăng 02 bậc so với năm 2022, từ vị trí 59 lên 57. Đầu vào đổi mới sáng tạo gồm 05 trụ cột: Thể chế; nguồn nhân lực và nghiên cứu; cơ sở hạ tầng; trình độ phát triển của thị trường; trình độ phát triển của doanh nghiệp. Đầu ra đổi mới sáng tạo tăng 01 bậc so với năm 2022, từ vị trí 41 lên 40. Đầu ra đổi mới sáng tạo gồm 02 trụ cột: Sản phẩm tri thức và công nghệ; sản phẩm sáng tạo.
 
Theo WIPO, Việt Nam là một trong 07 quốc gia thu nhập trung bình đạt được nhiều tiến bộ nhất về đổi mới sáng tạo trong thập kỉ qua (gồm Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Việt Nam, Philippines, Indonesia và Cộng hòa Hồi giáo Iran). Việt Nam cũng là một trong 03 quốc gia (cùng Ấn Độ, Cộng hòa Moldova) giữ kỉ lục có thành tích vượt trội so với mức độ phát triển trong 13 năm liên tiếp.
 
Năm 2023, chỉ số GII có một số thay đổi về các chỉ số thành phần, nguồn dữ liệu và cách tính chỉ số thành phần. Trong đó, có chỉ số mới về startups như “Giá trị của các doanh nghiệp kỳ lân” (Việt Nam được xếp hạng 33).
 
Chỉ số GII là một bộ công cụ đánh giá năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia có uy tín trên thế giới, phản ánh mô hình phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của các quốc gia. Qua đó, các quốc gia thấy được bức tranh tổng thể cũng như các điểm mạnh, điểm yếu của mình. Thời gian qua, Chính phủ đã sử dụng bộ chỉ số này như một trong các công cụ quản lí, điều hành quan trọng và đã phân công các bộ, cơ quan, địa phương cùng có trách nhiệm cải thiện chỉ số.

3. Bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI)
 
Trong năm 2023, AI được xem là một trong những xu thế bùng nổ nhất. Sau khi phần mềm ChatGPT gây bão trên toàn cầu, người ta bắt đầu có những đánh giá chi tiết về sức mạnh của AI, cũng như đưa ra các cảnh báo về mối nguy của công nghệ này.
 
ChatGPT mở đầu cho cơn sốt AI tạo sinh (Generative AI) ở Việt Nam. Từ đầu năm 2023, dù OpenAI chưa triển khai Chatbot này ở thị trường trong nước, nhiều người sẵn sàng chi tiền mua tài khoản, dùng IP ảo để trải nghiệm. Bên cạnh đó, các ứng dụng biến ảnh selfie thành avatar như Remini hay ảnh theo phong cách Anime của Loopsie liên tục vượt qua các nền tảng truyền thông xã hội để đứng đầu danh sách ứng dụng được tải nhiều nhất Việt Nam trên App Store.
 
Đầu tháng 12/2023, VinAI giới thiệu ứng dụng PhởGPT với 7,5 tỉ tham số. Theo đại diện VinAI, dự án hướng đến mục tiêu phát triển các mô hình tương tự như ChatGPT cho tiếng Việt và văn hóa người Việt. PhởGPT có khả năng hiểu và viết văn phong tiếng Việt. Mô hình cũng được huấn luyện từ đầu với tập dữ liệu tiếng Việt, không phụ thuộc các mô hình khác của thế giới. Bên cạnh đó, VinAI cũng đưa ra ứng dụng ViGPT phiên bản Việt dành cho người dùng cuối và doanh nghiệp, tập trung nội dung đặc thù của Việt Nam. Ứng dụng ViGPT tập trung vào một số nội dung như pháp luật, lịch sử, văn hóa, danh nhân, danh lam, thắng cảnh, đặc trưng vùng miền... Người dùng có thể sử dụng phiên bản trải nghiệm giới hạn của ViGPT bằng tiếng Việt trên giao diện website, tương tự như với ChatGPT. Cùng với phiên bản dành cho người dùng cuối, ViGPT sẽ ra mắt phiên bản dành cho doanh nghiệp, tích hợp trong nền tảng AI đa nhận thức VinBase 2.0. Ứng dụng được kì vọng góp phần thay đổi thói quen vận hành và tăng hiệu quả kinh doanh, marketing, dịch vụ khách hàng, quản trị rủi ro.
 
Các chuyên gia đánh giá, Việt Nam hội tụ đủ các thành phần để phát triển AI gồm dữ liệu, cơ sở hạ tầng và đặc biệt là lực lượng nhân lực công nghệ thông tin dồi dào. Việt Nam sẽ tăng trưởng, thịnh vượng và có cơ hội rộng mở nếu làm chủ được AI trong thời gian tới.
 

Công nghiệp bán dẫn của Việt Nam đang hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài

4. Bước tiến của ngành vi mạch bán dẫn
 
Nhìn lại năm 2023, bức tranh kinh tế của Việt Nam được mở rộng với nhiều lĩnh vực tiềm năng, hấp dẫn. Trong đó, từ khóa được giới đầu tư nước ngoài tìm kiếm về Việt Nam chính là “chíp bán dẫn”.
 
Những con chíp bán dẫn được mệnh danh là “xương sống” của kỉ nguyên công nghệ. Chíp bán dẫn là thành phần cốt lõi thiết yếu trong gần như tất cả các thiết bị điện tử.
 
Trong tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Mỹ, hai bên ghi nhận tiềm năng to lớn của Việt Nam trở thành quốc gia chủ chốt trong ngành công nghiệp bán dẫn, đồng thời “ủng hộ sự phát triển nhanh chóng của hệ sinh thái bán dẫn tại Việt Nam”. Tuyên bố nhắc đến việc khởi động các sáng kiến phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn, trong đó Chính phủ Mỹ sẽ cấp khoản tài trợ gieo mầm ban đầu trị giá 2 triệu USD, cùng với các khoản hỗ trợ từ Chính phủ Việt Nam và khu vực tư nhân trong tương lai.
 
Theo thống kê của Cục Thống kê Dân số Mỹ, doanh thu chíp từ Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Mỹ tăng 74,9%, từ 321,7 triệu USD trong tháng 02/2022 lên 562,5 triệu USD sau một năm, chiếm 11,6% thị phần. Con số ấn tượng đưa Việt Nam cùng một số khu vực ở châu Á vào Top thị trường tăng trưởng mạnh nhất, theo đánh giá của Bloomberg.
 
Theo thống kê của cộng đồng Vi mạch Việt Nam, Việt Nam hiện có hơn 5.500 kĩ sư thiết kế chíp. Còn theo Cổng thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, Việt Nam có 1.072 công bố quốc tế liên quan đến ngành bán dẫn, 635 công bố liên quan đến vi mạch tính đến hết 2022.
 
Tại Việt Nam, ngành công nghiệp bán dẫn được nhận định có nhiều tiềm năng tạo đột phá, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững. Chính vì thế, nước ta đã tận dụng mọi cơ hội để tạo dấu ấn trong lĩnh vực này.
 
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: “Năm 2024 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện Chiến lược quốc gia về phát triển công nghiệp bán dẫn. Công nghiệp bán dẫn là ngành công nghiệp nền tảng và không chỉ có vậy đó còn là ngành công nghiệp trọng yếu quốc gia trong 30 - 50 năm tới".
 
Phát triển công nghiệp bán dẫn là cơ hội để Việt Nam dựng lại ngành công nghiệp điện tử (như thiết bị điện tử tiêu dùng, thiết bị điện tử y tế, thiết bị điện tử công nghiệp...), nhất là khi ngành này đang bước vào giai đoạn chuyển đổi sang thiết bị điện tử AI, Internet vạn vật (IoT). Công nghiệp bán dẫn cũng là cốt lõi của công nghiệp chuyển đổi số và công nghiệp chuyển đổi số là thị trường lớn nhất của chíp bán dẫn. Việt Nam hiện có tới 100 triệu dân, là một thị trường lớn, đang ở giai đoạn phát triển công nghiệp hóa, chuyển đổi số nhanh, là bối cảnh thuận lợi cho ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam.
 

5. Sự bùng nổ của dữ liệu số
 
Tại Hội nghị Sơ kết 01 năm triển khai Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) và tổng kết hoạt động năm 2022, triển khai các nhiệm vụ năm 2023 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tuyên bố: “2023 là Năm Dữ liệu số, dứt khoát phải xây dựng Trung tâm Dữ liệu quốc gia”.
 
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cũng khẳng định, năm 2023 là năm về dữ liệu, trong đó có các nhiệm vụ: Công bố và xây dựng các cơ sở dữ liệu cấp bộ, ngành và địa phương; mở dữ liệu để kết nối chia sẻ; bảo vệ an toàn dữ liệu; xây dựng các trung tâm dữ liệu lớn quốc gia; xử lí dữ liệu số để tạo ra giá trị mới cho nền kinh tế.
 
Năm 2023 được lựa chọn là Năm Dữ liệu số quốc gia, với quan điểm dữ liệu số là tài nguyên quốc gia, là nền tảng của sự phát triển, chúng ta cần nắm bắt, tận dụng cơ hội để khai thác, phát huy giá trị của dữ liệu số trở thành nguồn lực quan trọng cho phục vụ phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số.
 
Năm 2023 dữ liệu số đã phát huy hiệu quả, cụ thể là Đề án 06 đã đem lại nhiều tiện ích cho người dân. Việc cơ sở dữ liệu dân cư được sử dụng vào nhiều dịch vụ công như cấp, đổi bằng lái xe, hộ chiếu... online đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.
 
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, nếu như năm 2020 mới có 10 triệu giao dịch kết nối chia sẻ dữ liệu, thì đến năm 2023 trung bình một ngày có 2 triệu giao dịch kết nối chia sẻ dữ liệu. Nhờ đó, đã có 528 thủ tục hành chính được đơn giản hóa, người dân chỉ phải khai báo một lần; ví dụ như thủ tục sử dụng Bảo hiểm y tế khi đi khám, chữa bệnh đã giảm thời gian từ 10 phút xuống còn dưới 10 giây; thủ tục đăng kí mới doanh nghiệp đã giảm từ 16 ngày xuống còn khoảng 6 ngày.
 
Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) là một trong số các bộ, ngành đã được Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao và biểu dương về tinh thần tích cực vào cuộc quyết liệt trong triển khai thực hiện Đề án 06. 
 
Ngày 24/4/2023, Thống đốc NHNN và Lãnh đạo Bộ Công an đã kí Kế hoạch phối hợp thực hiện các nhiệm vụ tại Đề án 06. Việc liên thông cơ sở dữ liệu (phối hợp với Bộ Công an) sẽ tạo điều kiện cung cấp các dịch vụ chấm điểm tín dụng, xác thực chính chủ, áp dụng sinh trắc học, tăng cường đối phó với việc lợi dụng chiếm đoạt dữ liệu, thực hiện hành vì gian lận, người dân sẽ yên tâm hơn khi giao dịch với ngân hàng. NHNN (Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam - CIC) và Bộ Công an (Cục Cảnh sát quản lí hành chính về trật tự xã hội - C06) đã thống nhất chọn phương án kết nối offline để làm sạch hồ sơ khách hàng trong kho dữ liệu của CIC và phương án online qua API để làm sạch các hồ sơ khách hàng phát sinh hằng tháng. Năm 2023, NHNN đã phối hợp với Bộ Công an thực hiện 04 đợt rà soát, hoàn thành đối chiếu dữ liệu của 42 triệu hồ sơ khách hàng trong cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia. 
 
Mới đây, NHNN đã có chỉ đạo các ngân hàng xem xét, quyết định áp dụng theo thẩm quyền giải pháp ứng dụng cơ sở dữ liệu dân cư trong đánh giá khách hàng vay do Bộ Công an cung cấp, phục vụ hoạt động cho vay nhu cầu đời sống, tiêu dùng của người dân, góp phần đơn giản hóa, rút ngắn quy trình thủ tục cho vay đi đôi với việc tuân thủ quy định pháp luật, bảo đảm hoạt động cho vay an toàn, hiệu quả, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
 

6. Phát triển thành công hệ thống dịch thuật lấy tiếng Việt làm trung tâm
 
Trong năm 2023, nhóm nghiên cứu Viện Công nghệ thông tin (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học, Công nghệ Việt Nam) đã phát triển thành công hệ thống dịch thuật lấy tiếng Việt làm trung tâm, có khả năng dịch thuật hai chiều giữa tiếng Việt và các ngôn ngữ nghèo tài nguyên của khu vực Đông Nam Á với chất lượng tương đương với các sản phẩm thương mại nổi tiếng trên thế giới.
 
Tính đến thời điểm hiện tại, hệ thống đã có khả năng dịch hai chiều giữa các cặp ngôn ngữ bao gồm Việt - Lào, Việt - Khmer, Việt - Thái, Việt - Malaysia và Việt - Indonesia. Hệ thống được nghiên cứu phát triển dựa trên các tiến bộ mới nhất hiện nay trên thế giới trong lĩnh vực xử lí ngôn ngữ tự nhiên nói chung và dịch máy nói riêng.
 
Các ngôn ngữ như tiếng Lào, tiếng Thái và tiếng Khmer mang lại những thách thức rất lớn khi xây dựng mô hình dịch máy, không chỉ vì sự khan hiếm của dữ liệu song ngữ mà còn vì những ngôn ngữ này rất phong phú về mặt hình thái, thiếu sự phân tách từ, phân tách câu và tính đa nghĩa. Mô hình này đã thích ứng được với tất cả những đặc điểm đặc biệt của các ngôn ngữ nói trên. 
 
Các tính năng chính của hệ thống dịch đa ngữ này gồm: Phần mềm được cài đặt và chạy trên hệ thống máy chủ của các đơn vị, tổ chức, cho phép toàn quyền kiểm soát dữ liệu và ứng dụng; có khả năng cập nhật dữ liệu, tái huấn luyện mô hình nhằm nâng cao chất lượng dịch thuật, thích ứng với lĩnh vực chuyên môn của đơn vị; bảo đảm tuyệt đối an toàn thông tin trong quá trình sử dụng; có thể triển khai cả trong mạng nội bộ và trên mạng Internet; được khai thác thông qua hai hình thức, giao diện web để người dùng trực tiếp dịch thuật và hình thức giao tiếp API cho phép các hệ thống khác kết nối thao tác; cho phép tự động dịch thuật với nhiều định dạng khác nhau, bao gồm dạng text (.txt), dạng file văn bản được số hóa (.rtf, .doc, .docx, .pdf, .html...); giữ nguyên khuôn dạng (format) chính của các văn bản sau dịch.

7. 05 nhà khoa học Việt Nam vào bảng xếp hạng ngôi sao khoa học đang lên xuất sắc trên thế giới năm 2023
 
Website Research.com, cổng thông tin điện tử uy tín dành cho các nhà khoa học thế giới đã công bố xếp hạng Best Rising Stars of Science in the World 2023 Ranking - Ngôi sao khoa học đang lên xuất sắc trên thế giới năm 2023. Trong số 07 nhà khoa học đang làm việc tại Việt Nam có tên, 05 người trong nước và 02 người nước ngoài, gồm: GS., TS. Trần Xuân Bách (Đại học Y Hà Nội, xếp hạng 2 thế giới); TS. Trần Nguyễn Hải (Trường Đại học Duy Tân, xếp hạng 603), TS. Thái Hoàng Chiến (Trường Đại học Tôn Đức Thắng, xếp hạng 621), TS. Phùng Văn Phúc (Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, xếp hạng 762) và TS. Hoàng Nhật Đức (Trường Đại học Duy Tân, xếp hạng 968).
 
Tiêu chí để một nhà khoa học được đánh giá trong bảng xếp hạng toàn cầu dựa trên chỉ số General H-index (chỉ số đánh giá trên cơ sở các bài báo khoa học và giá trị trích dẫn trên tất cả các chuyên ngành), tỉ lệ đóng góp trong lĩnh vực nhất định, bên cạnh các giải thưởng và thành tựu của họ.
 
Ở đợt xếp hạng lần này, Research.com xem xét dữ liệu của 166.880 nhà khoa học có năng suất công bố và trích dẫn hàng đầu thế giới, sử dụng dữ liệu từ Google Scholar và Microsoft Academic Graph và chỉ 1.000 nhà khoa học hàng đầu có chỉ số General H-index cao nhất mới được đưa vào bảng xếp hạng. Research.com cho biết vị trí xếp hạng không phải là thước đo tuyệt đối để định lượng sự đóng góp của các nhà khoa học. Họ đối chiếu chéo và kiểm định từng nhà khoa học thông qua một số tiêu chí phụ khác như số lượng công bố tại các tạp chí lớn, kỉ yếu hội nghị để xem xét các tác động của họ trong một số chuyên ngành nhất định.
 

GS., TS. Võ Tòng Xuân nhận Giải thưởng VinFuture năm 2023
 
8. Nhà khoa học Việt nam đoạt giải thưởng VinFuture 
 
VinFuture là giải thưởng được khởi xướng từ năm 2020 và trao hằng năm cho các phát minh khoa học, công nghệ đột phá trên thế giới, có tiềm năng tạo ra những thay đổi ý nghĩa trong cuộc sống của con người. Năm 2023, GS., TS. Võ Tòng Xuân, Đại học Nam Cần Thơ trở thành nhà khoa học Việt Nam đầu tiên được xướng tên.
 
GS., TS. Võ Tòng Xuân cùng với  GS. Gurdev Singh Khush (người Mỹ gốc Ấn Độ), được vinh danh Giải đặc biệt dành cho nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển với giá trị giải thưởng 500.000 USD. Hai nhà khoa học có công nghiên cứu và phổ biến giống lúa kháng bệnh, góp phần đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.
 
GS., TS. Võ Tòng Xuân là nhà khoa học hàng đầu về nông nghiệp Việt Nam. Ông được ví như "cha đẻ"»của nhiều giống lúa ngon tại vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, ông còn là chuyên gia nông nghiệp của Việt Nam, chuyên hỗ trợ vấn đề an ninh lương thực cho các nước trong khu vực.
 
Trong cuộc cách mạng nông nghiệp, GS., TS. Võ Tòng Xuân đóng vai trò quan trọng trong việc phổ biến giống IR36 trên các vùng thường xuyên bị sâu bệnh tấn công ở Đồng bằng sông Cửu Long và hợp tác với nông dân để áp dụng các kĩ thuật cấy ghép tiên tiến.

9. Hàng triệu sim rác bị xóa sổ
 
Từ tháng 3/2023, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam bắt đầu triển khai chiến dịch loại bỏ sim không chính chủ.
 
Chiến dịch đi qua nhiều giai đoạn, tháng 3/2023 chuẩn hóa thông tin thuê bao theo Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đến tháng 5/2023 mở rộng thanh, kiểm tra các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, tổ chức, cá nhân đứng tên từ 10 thuê bao trở lên trên khắp cả nước. Việc phát triển thuê bao mới tại Việt Nam cũng có thay đổi lớn. Kênh đại lí, vốn chiếm 80% doanh số bán sim, bị loại bỏ từ tháng 9/2023 vì sai phạm trong quá trình đăng kí thông tin thuê bao như làm giả thông tin, thuê người đứng tên, bán sim đã đăng kí. Thị trường sim số hiện chỉ còn tập trung vào hai kênh là trực tiếp là qua nhà mạng và qua các hệ thống bán lẻ điện thoại uy tín.
 
Chiến dịch với mục tiêu loại bỏ sim rác, một trong những nguyên nhân chính của vấn nạn cuộc gọi rác và lừa đảo trong thời gian dài. Ngoài ra, khi thông tin thuê bao được chuẩn hóa, người dân có thể dễ dàng sử dụng số điện thoại cho các dịch vụ công trực tuyến, hạn chế tình trạng bị lợi dụng thông tin để đăng kí sim cho mục đích xấu.
 
Tính đến hết quý III/2023, có 19,6 triệu thuê bao bị xử lí. Trong số này, hơn 7,1 triệu thuê bao đã chuẩn hóa lại và hoạt động bình thường, hơn 12 triệu bị khóa một chiều, hai chiều hoặc bị thu hồi. Theo thống kê của Cục Viễn thông - Bộ Thông tin và Truyền thông trước chiến dịch, Việt Nam có hơn 120 triệu thuê bao di động. Tuy nhiên, tình trạng cuộc gọi và tin nhắn rác chưa thể ngăn chặn hoàn toàn, đồng thời xuất hiện thêm các chiêu thức mới như phát tán tin nhắn qua trạm thu, phát sóng di động giả mạo, ứng dụng OTT.
 

10. Trạm thu phát sóng 5G theo tiêu chuẩn Open RAN đầu tiên trên thế giới
 
Tháng 11/2023, Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech, thuộc Tập đoàn Viettel) công bố triển khai thành công trạm 5G đầu tiên trên mạng lưới sử dụng công nghệ chíp ASIC hỗ trợ chuẩn mở Open RAN cho thiết bị vô tuyến 5G của Qualcomm. Viettel là đối tác đầu tiên trên thế giới triển khai sản phẩm Qualcomm vào mạng lưới với người dùng thực, tải dữ liệu thực.
 
Đây là bước đột phá lớn không chỉ riêng ở Việt Nam mà còn với thế giới, bởi từ giai đoạn nghiên cứu, phát triển đến khi thành công trên mạng lưới thật, Viettel chỉ hoàn thiện trong vòng 8 tháng, kể từ thời điểm Viettel và Qualcomm công bố hợp tác chiến lược về 5G tại Hội nghị Di động thế giới MWC 2023 Barcelona, Tây Ban Nha hồi tháng 02/2023. Kết quả này sẽ góp phần thúc đẩy tiến trình thương mại hóa mạng 5G tại Việt Nam và thị trường quốc tế bằng một phần thiết bị 5G trong nước sản xuất vào 
năm 2024.

Vân Anh
Hà Nội

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Nhân tố quyết định chấp nhận liên tục ví điện tử ở Việt Nam
Nhân tố quyết định chấp nhận liên tục ví điện tử ở Việt Nam
16/12/2024 08:47 374 lượt xem
Ví điện tử là một xu hướng công nghệ mới đang ngày càng phổ biến, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp. Trong thị trường ngày càng cạnh tranh, việc xây dựng sự hài lòng khách hàng rất quan trọng để tạo và duy trì lợi thế cạnh tranh.
Công nghệ tự động hóa quy trình bằng robot trong lĩnh vực ngân hàng
Công nghệ tự động hóa quy trình bằng robot trong lĩnh vực ngân hàng
11/12/2024 09:31 625 lượt xem
Nghiên cứu này khám phá ứng dụng của công nghệ tự động hóa quy trình bằng robot (Robotic Process Automation - RPA) trong lĩnh vực ngân hàng, một công nghệ ngày càng quan trọng trong việc tối ưu hóa quy trình nghiệp vụ.
Gian lận kỹ thuật số trong lĩnh vực ngân hàng: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam
Gian lận kỹ thuật số trong lĩnh vực ngân hàng: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam
10/12/2024 22:10 558 lượt xem
Quá trình số hóa nhanh chóng của lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam bên cạnh việc mang lại những lợi ích to lớn như tính phổ cập, tiện lợi thì cũng song hành những rủi ro, thách thức lớn, trong đó có gian lận kỹ thuật số.
Tích hợp dữ liệu dân cư và dữ liệu ngân hàng: Tuân thủ các quy định về an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu
Tích hợp dữ liệu dân cư và dữ liệu ngân hàng: Tuân thủ các quy định về an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu
03/12/2024 08:42 934 lượt xem
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân (CCCD) là nguồn tài nguyên mới và là nền tảng thực hiện chuyển đổi số hiệu quả đối với mỗi quốc gia.
ESG và lòng trung thành của khách hàng: Trường hợp nghiên cứu với dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam
ESG và lòng trung thành của khách hàng: Trường hợp nghiên cứu với dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam
02/12/2024 10:06 948 lượt xem
ESG là cụm từ xuất hiện phía sau của khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR). ESG đề cập đến trách nhiệm đầu tư bền vững, tức là phải quan tâm sâu sắc tới vấn đề thực thi ESG trong hoạt động đầu tư.
Đánh giá năng lực số của thanh thiếu niên Việt Nam
Đánh giá năng lực số của thanh thiếu niên Việt Nam
29/11/2024 08:16 800 lượt xem
Nhóm nghiên cứu lập ra các câu hỏi đánh giá năng lực số cho thanh thiếu niên Việt Nam; một công cụ đánh giá với công cụ website digicom14.com để thanh thiếu niên biết mình ở đâu trong đại dương số này...
Cập nhật thông tin giấy tờ tùy thân và dữ liệu sinh trắc học: Bảo mật tài khoản và an toàn giao dịch trực tuyến
Cập nhật thông tin giấy tờ tùy thân và dữ liệu sinh trắc học: Bảo mật tài khoản và an toàn giao dịch trực tuyến
21/11/2024 13:30 2.178 lượt xem
Theo NHNN, sau khoảng 3 tháng triển khai xác thực sinh trắc học theo Quyết định số 2345, số lượng vụ việc lừa đảo mất tiền của khách hàng cá nhân và số lượng tài khoản khách hàng cá nhân có phát sinh nhận tiền lừa đảo đã giảm đáng kể.
Trí tuệ nhân tạo tạo sinh: Triển vọng cho ngành Ngân hàng
Trí tuệ nhân tạo tạo sinh: Triển vọng cho ngành Ngân hàng
15/11/2024 08:11 1.767 lượt xem
Ngành Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đang trải qua sự chuyển mình đáng kể nhờ sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI), đặc biệt là trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Generative AI - GenAI).
Ngân hàng mở và giao diện lập trình ứng dụng mở trong hoạt động ngân hàng
Ngân hàng mở và giao diện lập trình ứng dụng mở trong hoạt động ngân hàng
13/11/2024 08:22 1.168 lượt xem
Ngân hàng mở thể hiện sự thay đổi trong ngành tài chính, ngân hàng, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Ngày Pháp luật Việt Nam: Lịch sử, ý nghĩa và vai trò quản lý bằng pháp luật đối với hoạt động ngân hàng trong bối cảnh chuyển đổi số
Ngày Pháp luật Việt Nam: Lịch sử, ý nghĩa và vai trò quản lý bằng pháp luật đối với hoạt động ngân hàng trong bối cảnh chuyển đổi số
09/11/2024 18:30 1.460 lượt xem
Ngày 20/6/2012, Quốc hội Khóa XIII đã thông qua Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó đã quy định rõ: “Ngày 09/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
Tác động của chuyển đổi số tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
Tác động của chuyển đổi số tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
07/11/2024 08:10 2.038 lượt xem
Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và truyền thông, các nền kinh tế trên thế giới đang bước vào giai đoạn mới, nơi mà các hoạt động kinh tế, từ sản xuất, phân phối đến tiêu dùng đều được số hóa một cách toàn diện.
Zero Trust - Công cụ hiệu quả cho các giải pháp an ninh, bảo mật
Zero Trust - Công cụ hiệu quả cho các giải pháp an ninh, bảo mật
05/11/2024 08:30 923 lượt xem
Mô hình Zero Trust (tạm dịch “Không tin bất kỳ ai”) là phương pháp bảo mật mạng và hệ thống thông tin mà mọi yêu cầu truy cập vào tài nguyên nội bộ được xem xét và xác minh một cách cẩn thận, thay vì tin tưởng vào các nguồn truy cập nội bộ.
Đánh giá các công nghệ Big Data cho lĩnh vực tài chính, ngân hàng
Đánh giá các công nghệ Big Data cho lĩnh vực tài chính, ngân hàng
01/11/2024 09:15 2.265 lượt xem
Thông qua việc phân tích các trường hợp ứng dụng thực tế, bài viết cung cấp một đánh giá về các công cụ hỗ trợ trong việc lưu trữ, xử lý, phân tích Big Data góp phần thúc đẩy sự đổi mới và phát triển bền vững trong ngành tài chính, ngân hàng.
Quản trị rủi ro trong Fintech: Kinh nghiệm quốc tế và một số bài học cho Việt Nam
Quản trị rủi ro trong Fintech: Kinh nghiệm quốc tế và một số bài học cho Việt Nam
22/10/2024 08:24 2.025 lượt xem
Với tiến bộ nhanh chóng của công nghệ thông tin trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các sản phẩm công nghệ mới đang trở thành nền tảng để công nghệ tài chính (Fintech) phát triển, mang lại nhiều lợi ích cho người dùng.
Chuẩn hóa về hạ tầng kết nối và an toàn thông tin để phát triển mô hình ngân hàng mở
Chuẩn hóa về hạ tầng kết nối và an toàn thông tin để phát triển mô hình ngân hàng mở
15/10/2024 09:09 1.618 lượt xem
Ngân hàng mở đang trở thành một xu hướng nổi bật trong ngành tài chính, mang đến nhiều cơ hội phát triển và cải thiện trải nghiệm khách hàng thông qua sự kết nối giữa ngân hàng và bên thứ ba.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

81,600

83,600

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

81,600

83,600

Vàng SJC 5c

81,600

83,620

Vàng nhẫn 9999

81,600

83,400

Vàng nữ trang 9999

81,500

83,000


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,153 25,483 26,041 27,469 31,401 32,736 158.95 168.19
BIDV 25,183 25,483 26,192 27,397 31,737 32,670 160.03 167.75
VietinBank 25,180 25,483 26,272 27,472 31,695 33,705 161.47 169.22
Agribank 25,210 25,483 26,181 27,385 31,604 32,695 160.79 168.44
Eximbank 25,170 25,483 26,272 27,228 31,706 32,816 161.8 167.71
ACB 25,190 25,483 26,288 27,190 31,818 32,778 161.82 168.21
Sacombank 25,210 25,483 26,231 27,206 31,686 32,853 161.86 168.91
Techcombank 25,222 25,483 26,070 27,413 31,464 32,808 158.16 170.62
LPBank 25,190 25,485 26,543 27,441 32,072 32,600 162.71 169.79
DongA Bank 25,220 25,483 26,310 27,150 31,740 32,770 160.10 167.80
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,20
4,20
4,20
5,30
5,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,90
3,90
4,10
5,55
5,70
5,80
6,10
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?