Nguồn dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư giúp ngân hàng tiết kiệm thời gian, chi phí trong giải quyết thủ tục cho vay
31/08/2023 2.489 lượt xem
Nguồn dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQGvDC) sẽ là “mỏ vàng” để các tổ chức tín dụng (TCTD) xác minh nhân thân khách hàng và tra cứu các thông tin để đánh giá khả năng trả nợ (như thông tin về đóng thuế thu nhập, bảo hiểm xã hội...), từ đó có thể đẩy nhanh quá trình giải quyết thủ tục, tiết kiệm chi phí, có thêm điều kiện để ngân hàng giảm lãi vay tiêu dùng, kích thích người dân vay phục vụ nhu cầu đời sống, góp phần giảm tín dụng đen.
 
1. Tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các khoản vay tiêu dùng

Tại Nghị quyết số 59/NQ-CP ngày 23/4/2023 của Chính phủ về giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao khẩn trương xem xét, quyết định và sớm ban hành Thông tư hướng dẫn TCTD thực hiện, bảo đảm phù hợp, chặt chẽ, khả thi, hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng quy định pháp luật và an toàn hệ thống các TCTD; tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm soát và giám sát thực hiện chính sách theo quy định pháp luật, hạn chế rủi ro, không để xảy ra tình trạng lạm dụng, trục lợi, thất thoát, vi phạm pháp luật.

Thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 08/4/2023, Nghị quyết số 59/NQ-CP ngày 23/4/2023 của Chính phủ, Thống đốc NHNN đã ban hành Thông tư số 02/2023/TT-NHNN ngày 23/4/2023 quy định về việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn. Việc cho phép TCTD thực hiện cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng gặp khó khăn không có khả năng trả nợ đúng thời hạn sẽ tạo điều kiện cho khách hàng có thể được điều chỉnh kì hạn trả nợ, kéo dài thời gian trả nợ mà không phải chuyển nhóm nợ xấu. Qua đó, khách hàng có điều kiện được tiếp cận các khoản vay mới phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Đồng thời, khách hàng có nguồn tài chính để tìm kiếm việc làm, nguồn thu nhập mới để trả nợ vốn vay tại các TCTD.

Bên cạnh đó, nhằm tạo điều kiện cho người dân trong tiếp cận vốn ngân hàng, NHNN cũng thường xuyên chỉ đạo TCTD đa dạng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đơn giản hóa thủ tục cho vay, niêm yết công khai, minh bạch các thủ tục, quy trình vay vốn, nâng cao hiệu quả thẩm định và đánh giá mức độ tín nhiệm khách hàng nhằm tăng cường khả năng cho vay không có bảo đảm bằng tài sản.   

Ngày 28/6/2023, Thống đốc NHNN đã ban hành Thông tư số 06/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc NHNN quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (Thông tư số 06), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2023, trong đó đã bổ sung thêm 01 mục riêng quy định cụ thể về hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử của TCTD đối với khách hàng. Đồng thời, Thông tư số 06 cũng sửa đổi, bổ sung một số điều khoản khác để phù hợp hình thức cho vay này nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho TCTD trong việc triển khai hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Điều này cũng phù hợp với quy định tại Luật Các TCTD năm 2010 (đã được sửa đổi, bổ sung) và định hướng, chủ trương, chuyển đổi số của ngành Ngân hàng tại Quyết định số 810/QĐ-NHNN ngày 11/5/2021 của Thống đốc NHNN. Thông tư số 06 sẽ thúc đẩy các TCTD ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số hơn nữa vào hoạt động cho vay, từ đó rút ngắn quy trình, thủ tục, khách hàng vay không phải đến ngân hàng mà vẫn dễ dàng, thuận lợi tiếp cận các khoản vốn vay với thời gian nhanh, thuận tiện hơn. Đây là những quy định sẽ tạo ra tín hiệu tích cực cho việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng và hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.

 
 

Nhằm tạo điều kiện cho người dân trong tiếp cận vốn ngân hàng, NHNN cũng thường xuyên chỉ đạo TCTD đa dạng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đơn giản hóa thủ tục cho vay (Nguồn ảnh: Internet)

Một số nội dung chính quy định về hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử tại Thông tư số 06 như: Quy định các nguyên tắc áp dụng chung phù hợp đặc điểm hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử của TCTD; nhận biết, xác minh thông tin nhận biết khách hàng bằng phương tiện điện tử (eKYC); giao kết thỏa thuận cho vay dưới hình thức hợp đồng điện tử; hồ sơ vay vốn được thiết lập dưới dạng tài liệu, dữ liệu điện tử, lưu trữ hồ sơ trên môi trường số; tổ chức xét duyệt cho vay bằng phương tiện điện tử (thẩm định và quyết định cho vay); giải ngân vốn vay... TCTD tự quyết định biện pháp, hình thức, công nghệ phục vụ hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử; xem xét, quyết định thực hiện hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử theo quy định tại Thông tư.

Bên cạnh đó, để kiểm soát nguồn dữ liệu định danh trong hoạt động eKYC phục vụ việc cho vay bằng phương tiện điện tử, NHNN quy định cho phép TCTD triển khai eKYC đối với khách hàng vay vốn dựa trên việc khai thác dữ liệu định danh cá nhân được xác thực bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc với CSDLQGvDC, cơ sở dữ liệu căn cước công dân (CCCD) hoặc bởi tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử theo quy định của pháp luật về định danh và xác thực điện tử.

Việc cho phép tiếp cận, khai thác thông tin khách hàng từ CSDLQGvDC và cơ sở dữ liệu CCCD gia tăng nguồn thông tin chính thống, đảm bảo hoạt động eKYC lành mạnh, minh bạch, an toàn, phòng ngừa kịp thời rủi ro gian lận, rửa tiền, tội phạm, tiết kiệm chi phí và nguồn lực xã hội; đồng thời, cũng phù hợp mục tiêu nghiên cứu, triển khai rộng rãi việc ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử rộng rãi vào các lĩnh vực tài chính, hoạt động ngân hàng (trong đó có hoạt động cho vay).

Ngoài ra, Thông tư số 06 cũng quy định cơ chế cho phép triển khai eKYC dựa trên việc khai thác thông tin đã được xác thực bởi TCTD khác. Như vậy, các nguồn dữ liệu để đối chiếu được quy định tại Thông tư số 06 rất đa dạng, mang tính chính thống và đáng tin cậy, là nền tảng quan trọng đảm bảo hoạt động eKYC an toàn, lành mạnh, kịp thời phòng ngừa rủi ro, gian lận.

2. Nhiều sản phẩm cho vay tiêu dùng hợp lí hỗ trợ người dân

Về phía các ngân hàng thương mại (NHTM), các chương trình tín dụng tiêu dùng cũng được triển khai tích cực với lãi suất ưu đãi, điều kiện thông thoáng hơn. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã đẩy mạnh triển khai chương trình tín dụng tiêu dùng 5.000 tỉ đồng cho khách hàng, giải ngân ngay trong ngày với số tiền cho vay tối đa 30 triệu đồng, không cần tài sản thế chấp. Đến cuối tháng 4/2022, Agribank đã cho gần 683 nghìn lượt khách hàng vay vốn, doanh số cho vay đạt trên 64 nghìn tỉ đồng, dư nợ đạt khoảng 1.748 tỉ đồng với 95.948 khách hàng còn dư nợ.​

Đồng thời, ngành Ngân hàng phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam triển khai gói tài chính tiêu dùng lên tới 20.000 tỉ đồng với sự tham gia của Công ty Tài chính trách nhiệm hữu hạn (TNHH) HD Saison và Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng cho công nhân vay với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường của hai công ty. Đến tháng 6/2023, HDSaison và FECredit đã giải ngân được khoảng 6.170 tỉ đồng.

Nhằm kích cầu tiêu dùng, đẩy vốn ra nền kinh tế, nhiều NHTM đã tung ra các gói cho vay tiêu dùng với quy mô và lãi suất hợp lí hơn so với trước. Điển hình là NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam đã hợp tác với Công ty Ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam triển khai chương trình cho vay mua xe với lãi suất từ 0 - 9,5%/năm. Kết hợp với Mitsubishi Motor Vietnam, NHTM cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng triển khai cho vay mua xe với lãi suất ưu đãi 8,8%/năm.

NHTM cổ phần Sài Gòn Thương Tín cũng có gói cho vay mua xe lãi suất 8,5%/năm và vay đến 100% giá trị xe, thời gian vay kéo dài đến 10 năm; đồng thời dành 5.000 tỉ đồng cho vay mua, xây mới hoặc sửa chữa nhà với mức lãi suất từ 10,68%/năm và được vay tối đa đến 30 năm.

Nhằm tạo điều kiện cho cá nhân vay mua nhà để ở, trong đó ưu tiên cho vay tại những dự án chung cư, nhà ở riêng lẻ, nhà ở xã hội, nhà cho công nhân, NHTM cổ phần Đại Chúng triển khai gói tín dụng ưu đãi 13.500 tỉ đồng, lãi suất giảm tới 4% so với lãi thông thường; đồng thời hợp tác với các chủ đầu tư về nhà ở xã hội trên toàn quốc để tư vấn giải pháp tài chính phù hợp cho người vay.

Hiện nay, tham gia cho vay phục vụ tiêu dùng và phục vụ đời sống ngoài các NHTM, Ngân hàng Chính sách xã hội, công ty cho thuê tài chính... còn có các quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và 16 công ty tài chính tiêu dùng được NHNN cấp phép.

Thực tế cho thấy, hoạt động tín dụng tiêu dùng của các NHTM, công ty tài chính thời gian qua đã góp phần tích cực đáp ứng nhu cầu vốn của thị trường, đặc biệt là cho vay tiêu dùng nhằm cung ứng vốn cho nhóm phân khúc khách hàng dưới chuẩn (thường khó tiếp cận tín dụng ngân hàng) giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn, góp phần ngăn chặn tín dụng đen.

Tuy nhiên, song hành với sự tăng trưởng "nóng", thị trường này cũng đang bộc lộ nhiều vấn đề bất ổn. Nhiều doanh nghiệp không được cấp phép nhưng vẫn tiến hành hoạt động cho vay; không ít doanh nghiệp tự áp đặt lãi suất và phí vay cao trái quy định. Đặc biệt, tình trạng đòi nợ thuê núp bóng công ty luật, công ty mua bán nợ với các hình thức "khủng bố" người vay và người thân của người vay tiền, cưỡng đoạt tài sản, gây bức xúc, hoang mang trong nhân dân, tác động lớn đến trật tự, an toàn xã hội.

Ở một khía cạnh khác, theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, hoạt động cho vay tài chính tiêu dùng cũng đang gặp nhiều vướng mắc, do quy định pháp luật còn nhiều bất cập, đặc biệt là các quy định về "trần" lãi suất và thu hồi nợ. 

Cụ thể, Bộ luật Dân sự quy định lãi suất cho vay không quá 20%/năm, nhưng không quy định về các loại phí, cũng như các vấn đề về thu hồi nợ, thu hồi tài sản... Luật Đầu tư năm 2020 cấm dịch vụ đòi nợ thuê, trong khi cơ chế khởi kiện đòi nợ hiện khó thực thi vì thủ tục phức tạp, kéo dài, trong khi giá trị mỗi khoản vay không lớn…

Bên cạnh đó, cho vay tiêu dùng đang gặp nhiều thách thức do những khó khăn của nền kinh tế khiến thu nhập của công nhân trong các khu công nghiệp, lao động tự do - vốn là phân khúc khách hàng mục tiêu của các công ty tài chính nói chung và công ty Fintech nói riêng sụt giảm. Lãnh đạo một số ngân hàng cũng cho biết, sức hấp thụ vốn giảm ở nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực cho vay tiêu dùng. Theo số liệu của NHNN, dư nợ cho vay phục vụ đời sống đến cuối tháng 6/2023 mới tăng 3,8% so với cuối năm 2022 (dư nợ cho vay phục vụ đời sống năm 2022 tăng 24,1% so với năm 2021).

3. “Mỏ vàng” dữ liệu giúp các ngân hàng tiết kiệm được chi phí, nguồn lực thẩm định cho vay

Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển tài chính tiêu dùng là một trong những chủ trương lớn, có tính xuyên suốt trong hoạt động của hệ thống ngân hàng, đã được khẳng định tại Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22/01/2020). Trong đó khẳng định: “Phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng phù hợp với đối tượng vay tiêu dùng, có mức lãi suất hợp lý, góp phần ngăn chặn tín dụng đen”. 

Thời gian tới, ngành Ngân hàng cần tiếp tục đẩy mạnh triển khai việc ứng dụng, khai thác hiệu quả CSDLQGvDC trong hoạt động nghiệp vụ ngân hàng; phối hợp Bộ Công an triển khai Kế hoạch phối hợp giữa hai cơ quan trong triển khai Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án số 06). Việc kết nối, khai thác CSDLQGvDC, cơ sở dữ liệu CCCD còn giúp các đơn vị trong ngành Ngân hàng làm sạch cơ sở dữ liệu khách hàng hiện có, loại bỏ các tài khoản “rác” thường được tội phạm lợi dụng để chuyển tiền bất hợp pháp. Hoạt động làm sạch dữ liệu khách hàng có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi gian lận, lừa đảo, cho thuê, mượn tài khoản ngân hàng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền, ngăn ngừa tội phạm gian lận, lừa đảo tại các TCTD.

Ngoài ra, nguồn dữ liệu từ CSDLQGvDC (đặc biệt trong thời gian tới, khi CSDLQGvDC được làm giàu thông tin từ các cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành) sẽ là nguồn thông tin tốt để các TCTD xác minh nhân thân khách hàng và tra cứu các thông tin để đánh giá khả năng trả nợ (như thông tin về đóng thuế thu nhập, bảo hiểm xã hội…), từ đó có thể đẩy nhanh thủ tục cho vay, góp phần giảm tín dụng đen. Từ “mỏ vàng” dữ liệu, các TCTD sẽ tiết kiệm được chi phí, nguồn lực trong quá trình thẩm định. Đây cũng là điều kiện để giảm lãi vay tiêu dùng, kích thích người dân vay phục vụ nhu cầu đời sống.

Để gỡ khó đối với thị trường cho vay tiêu dùng, các bộ, ngành cần tiếp tục phối hợp thực hiện các gói hỗ trợ lãi suất cho nông dân, công nhân và người lao động có thu nhập thấp. NHNN có thể cân nhắc xem xét cơ chế hỗ trợ nguồn vốn cho một số công ty tài chính tiêu dùng hoạt động lành mạnh, an toàn, hiệu quả, qua đó tạo điều kiện giảm lãi suất vay cho khách hàng…

Ngoài ra, việc xem xét mở rộng đối tượng cho vay tiêu dùng được kì vọng là một trong những giải pháp để kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, tạo cơ hội việc làm cho lao động trong điều kiện khó khăn hiện nay.

Về phía các NHTM, công ty tài chính cần đẩy mạnh tuyên truyền, giúp người dân phân biệt được các công ty tài chính tiêu dùng được NHNN cấp phép (được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử NHNN) với các công ty tài chính “tự xưng” khác, đồng thời nhận diện được các App cho vay “đội lốt” cho vay ngang hàng (P2P Lending); hướng người dân tiếp cận vốn qua các kênh chính thức để tránh rơi vào vòng xoáy tín dụng đen.
 
Tài liệu tham khảo:

1. Nghị quyết số 59/NQ-CP ngày 23/4/2023 của Chính phủ về giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng.
2. Thông tư số 06/2023/TT-NHNN ngày 28/6/2023 của Thống đốc NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
3. https://sbv.gov.vn

 
Vân Trang (NHNN)
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Neural Network, Deep Learning và các ứng dụng trong cuộc sống
Neural Network, Deep Learning và các ứng dụng trong cuộc sống
20/09/2023 884 lượt xem
Trong thế giới công nghệ hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Mạng thần kinh (Neural Network) là một phương thức trong lĩnh vực AI, được sử dụng để hỗ trợ máy tính xử lí dữ liệu theo cách lấy cảm hứng từ bộ não con người.
Sử dụng công nghệ phân tích dữ liệu bảo vệ quyền riêng tư hỗ trợ các nền tảng chia sẻ thông tin khách hàng
Sử dụng công nghệ phân tích dữ liệu bảo vệ quyền riêng tư hỗ trợ các nền tảng chia sẻ thông tin khách hàng
16/09/2023 1.640 lượt xem
Từ trước đến nay, các ngân hàng thường rất vất vả trong việc phát hiện các giao dịch bất hợp pháp trong vô số giao dịch mà họ xử lí hằng ngày.
Ngăn chặn các ứng dụng chứa mã độc và phần mềm độc hại tấn công tài khoản ngân hàng
Ngăn chặn các ứng dụng chứa mã độc và phần mềm độc hại tấn công tài khoản ngân hàng
13/09/2023 1.524 lượt xem
Ngoài các chiêu trò lừa đảo mạo danh tin nhắn, website ngân hàng, mạo danh cán bộ ngân hàng, thuế, công an... nhằm chiếm đoạt tài khoản ngân hàng của khách hàng, tội phạm công nghệ còn có nhiều chiêu trò tinh vi, phức tạp như tấn công ứng dụng ngân hàng trên di động bằng mã độc, phần mềm độc hại.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng và một số giải pháp
Chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng và một số giải pháp
08/09/2023 2.213 lượt xem
Chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng giữ vai trò quan trọng, quyết định đến sự “sống còn”, phát triển của các ngân hàng. Trong thời gian qua, công cuộc chuyển đổi số ngân hàng ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế.
Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng: Thách thức và một số giải pháp khắc phục
Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng: Thách thức và một số giải pháp khắc phục
03/09/2023 2.471 lượt xem
Hội nhập quốc tế đang dần trở thành một xu hướng tất yếu của các ngân hàng, mang đến cho ngành Ngân hàng nhiều cơ hội chuyển mình nhưng cũng đặt ra không ít các thách thức.
Thực trạng và giải pháp phát triển công nghệ tài chính tại Việt Nam
Thực trạng và giải pháp phát triển công nghệ tài chính tại Việt Nam
23/08/2023 0 lượt xem
Từ khởi điểm là lĩnh vực có quy mô nhỏ, lẻ mang nhiều tiềm năng ứng dụng, đến nay thị trường công nghệ tài chính (Fintech) đã và đang phát triển mạnh mẽ, toàn diện, góp phần phát triển lĩnh vực tài chính trên phạm vi toàn cầu.
Ngăn chặn lừa đảo trực tuyến trong lĩnh vực ngân hàng: Nâng cao kĩ năng cho người sử dụng dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số
Ngăn chặn lừa đảo trực tuyến trong lĩnh vực ngân hàng: Nâng cao kĩ năng cho người sử dụng dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số
15/08/2023 3.452 lượt xem
Trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ, các thủ đoạn lừa đảo tài chính ngày càng tinh vi trong khi người tiêu dùng còn chưa kịp cập nhật hết các thủ đoạn. Kẻ gian chủ yếu đánh vào lòng tham hoặc sự lo lắng, sợ hãi của người dùng. Để hạn chế rủi ro, bảo vệ người tiêu dùng dịch vụ tài chính, bên cạnh tăng cường các biện pháp về an toàn thông tin, đầu tư công nghệ bảo mật của ngành Ngân hàng, quan trọng nhất vẫn là nhận thức và sự cảnh giác của người dùng.
Thực trạng và giải pháp phát triển công nghệ tài chính tại Việt Nam
Thực trạng và giải pháp phát triển công nghệ tài chính tại Việt Nam
11/08/2023 4.435 lượt xem
Từ khởi điểm là lĩnh vực có quy mô nhỏ, lẻ mang nhiều tiềm năng ứng dụng, đến nay thị trường công nghệ tài chính (Fintech) đã và đang phát triển mạnh mẽ, toàn diện, góp phần phát triển lĩnh vực tài chính trên phạm vi toàn cầu. Theo báo cáo Fintech Asean 2022, sự bùng nổ và kéo dài của đại dịch Covid-19 từ năm 2020 - 2021 cùng với cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu do xung đột Nga - Ukraine cũng như việc nâng mức lãi suất cơ sở liên tục trong những năm qua để chống lạm phát đã tác động lớn đến các nền kinh tế thông qua việc đẩy mạnh tốc độ số hóa. Không nằm ngoài xu hướng chung, ngành Fintech của Việt Nam cũng đang trên đà phát triển.
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự chấp nhận Chatbot AI của khách hàng tại một số ngân hàng thương mại
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự chấp nhận Chatbot AI của khách hàng tại một số ngân hàng thương mại
07/08/2023 4.436 lượt xem
Nghiên cứu này xem xét vai trò của các yếu tố chất lượng trí tuệ nhân tạo (AI) - Chatbot (Chatbot AI) và nhận thức của người dùng Chatbot AI tại bốn ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Machine Learning trong quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng
Machine Learning trong quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng
26/07/2023 5.085 lượt xem
Học máy (Machine Learning - ML) cho phép máy tính hành xử và học hỏi giống như con người và cải thiện hơn nữa khả năng học tập của chúng thông qua dữ liệu, đầu vào dưới dạng tương tác và quan sát trong thế giới thực. Nghiên cứu ML là một phần của nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI), cung cấp kiến thức cho máy tính thông qua các tương tác trong thế giới thực, cuối cùng cho phép máy tính thích ứng với các cài đặt mới.
Đẩy mạnh tăng trưởng và tiến bộ công nghệ của Việt Nam lên tầm cao mới: Bài học kinh nghiệm từ Singapore
Đẩy mạnh tăng trưởng và tiến bộ công nghệ của Việt Nam lên tầm cao mới: Bài học kinh nghiệm từ Singapore
26/07/2023 5.388 lượt xem
Nhân dịp Việt Nam và Singapore kỉ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, đây là thời điểm thích hợp để nhìn lại về mối quan hệ đối tác đáng chú ý giữa hai quốc gia và tìm kiếm những con đường để tăng cường hợp tác.
Xây dựng, phát triển dữ liệu số - Thúc đẩy chuyển đổi số ngành Ngân hàng
Xây dựng, phát triển dữ liệu số - Thúc đẩy chuyển đổi số ngành Ngân hàng
19/07/2023 6.104 lượt xem
Năm 2023 được xác định là năm dữ liệu số và vấn đề xây dựng, phát triển, kết nối, chia sẻ, khai thác dữ liệu là yếu tố quan trọng trong chuyển đổi số, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra giá trị mới. Thời gian tới, việc nâng cấp, hiện đại hóa các hạ tầng thông tin dùng chung, hạ tầng thanh toán, hạ tầng thông tin tín dụng là rất quan trọng.
Tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn trong mở và sử dụng tài khoản thanh toán
Tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn trong mở và sử dụng tài khoản thanh toán
12/07/2023 5.248 lượt xem
Đảm bảo an toàn cho các hệ thống công nghệ thông tin cung cấp dịch vụ ngân hàng là nhiệm vụ thường xuyên và liên tục của ngành Ngân hàng. Đặc biệt, an toàn tài khoản thanh toán, bảo mật thông tin cá nhân và dữ liệu khách hàng luôn được các ngân hàng quan tâm.
Cổng giao diện lập trình ứng dụng cho ngành công nghệ tài chính
Cổng giao diện lập trình ứng dụng cho ngành công nghệ tài chính
03/07/2023 6.524 lượt xem
Cùng với sự tăng trưởng của các công ty khởi nghiệp về công nghệ tài chính (Fintech), ngành Ngân hàng đang chứng kiến những thay đổi đáng kể thông qua việc áp dụng mô hình kinh doanh ngân hàng mở. Để áp dụng những thay đổi này, các ngân hàng đã phối hợp với Fintech để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ sáng tạo dành cho khách hàng.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lí doanh nghiệp, thương mại điện tử và tài chính
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lí doanh nghiệp, thương mại điện tử và tài chính
29/06/2023 6.492 lượt xem
Ngày nay, trí tuệ nhân tạo (Artifical Intelligence - AI) đã được triển khai trong ngành thương mại điện tử và tài chính - ngân hàng để đạt được trải nghiệm khách hàng tốt hơn, quản lí chuỗi cung ứng hiệu quả, cải thiện hiệu quả hoạt động và giảm quy mô đối tác với mục tiêu chính là thiết kế các phương pháp kiểm soát chất lượng sản phẩm tiêu chuẩn, đáng tin cậy và tìm những cách tiếp cận mới để phục vụ khách hàng với chi phí thấp.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

68.050

68.750

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

68.050

68.750

Vàng SJC 5c

68.050

68.770

Vàng nhẫn 9999

56.650

57.600

Vàng nữ trang 9999

56.500

57.300


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,200 24,570 25,105 26,483 28,868 30,098 159.15 168.46
BIDV 24,240 24,540 25,281 26,469 29,007 30,070 160.4 168.73
VietinBank 24,137 24,557 25,354 26,489 29,226 30,236 160.3 168.25
Agribank 24,200 24,550 25,358 26,066 29,122 29,955 161.42 165.41
Eximbank 24,150 24,540 25,385 26,091 29,179 29,991 161.18 165.66
ACB 24,190 24,540 25,423 26,061 29,339 29,955 160.81 166.01
Sacombank 24,180 24,535 25,495 26,160 29,402 29,911 161.08 167.62
Techcombank 24,211 24,548 25,142 26,464 28,831 30,120 156.91 169.16
LPBank 24,190 24,750 25,283 26,610 29,286 30,211 159.12 170.63
DongA Bank 24,250 24,550 25,470 26,070 29,280 30,020 159.4 166.1
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
3,00
3,00
3,50
4,50
4,50
5,50
5,50
BIDV
0,10
-
-
-
3,00
3,00
3,50
4,50
4,50
5,50
5,50
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,50
4,50
4,50
5,50
5,50
Cake by VPBank
0,40
-
-
-
4,75
4,75
4,75
7,0
7,10
7,3
6,00
ACB
0,05
0,50
0,50
0,50
3,40
3,50
3,60
5,10
5,30
5,30
5,40
Sacombank
-
-
-
-
3,50
3,60
3,70
5,30
5,60
6,00
6,30
Techcombank
0,10
-
-
-
3,50
3,50
3,70
4,90
4,95
5,50
5,50
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
4,35
4,35
4,35
5,50
5,50
6,30
6,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
4,50
4,50
4,50
6,20
6,30
6,55
6,75
Agribank
0,20
-
-
-
3,00
3,00
3,50
4,50
4,50
5,50
5,50
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
4,00
4,00
4,00
5,00
5,30
5,50
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?