Ngành Ngân hàng tích cực tìm giải pháp đẩy mạnh tín dụng hỗ trợ sản xuất, kinh doanh
05/10/2023 17:25 805 lượt xem
Ngày 04/10/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Hội nghị do đồng chí Phạm Thanh Hà, Phó Thống đốc NHNN và đồng chí Lê Quang Tiến, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Thái Nguyên đồng chủ trì. Tham gia Hội nghị còn có lãnh đạo các vụ, cục NHNN, NHNN Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên; Lãnh đạo Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Lắng nghe và trao đổi về những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà cho biết: Trong những tháng đầu năm 2023, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, nhiều quốc gia vẫn thắt chặt chính sách tiền tệ và duy trì xu hướng tăng lãi suất, giá dầu tăng cao, xung đột, thiên tai, biến đổi khí hậu… tác động tiêu cực đến chuỗi cung ứng, giá cả hàng hóa và dòng vốn đầu tư toàn cầu.
 
Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà phát biểu khai mạc Hội nghị

Là đất nước có độ mở lớn, Việt Nam cũng chịu những tác động lớn từ bên ngoài. Trong bối cảnh như vậy, thực hiện sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trên cơ sở bám sát diễn biến vĩ mô trong và ngoài nước, thời gian qua, NHNN đã lãnh đạo, chỉ đạo toàn hệ thống ngân hàng thực hiện các giải pháp để góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và đặc biệt chú trọng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân trong tiếp cận vốn vay.

Liên quan đến vấn đề tiếp cận tín dụng và tăng khả năng hấp thụ vốn cho nền kinh tế, trong 9 tháng đầu năm 2023, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tổ chức nhiều hội nghị, cuộc họp với các bộ, ngành, hiệp hội. Theo đó, NHNN đã tổ chức 12 hội nghị, cuộc họp bàn, ban hành 11 văn bản chỉ đạo về các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng đối với một số đối tượng, ngành, lĩnh vực, về lãi suất, phí dịch vụ ngân hàng; tổ chức các hội thảo khoa học tìm cách tăng khả năng hấp thụ vốn tín dụng; tổ chức 63 hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp tại các địa phương để lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp, người dân, tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, đặc biệt là khó khăn trong tiếp cận tín dụng.

Với nhiều nỗ lực, tăng trưởng tín dụng chung toàn quốc đã có chuyển biến, tháng sau cao hơn tháng trước, đến ngày 29/9/2023, tăng trưởng tín dụng tăng 6,92% so với cuối năm 2022, tín dụng đối với một số lĩnh vực ưu tiên tăng trưởng cao. Mặc dù vậy, tín dụng vẫn còn tăng chậm hơn năm ngoái, điều này do nhiều nguyên nhân rất cần được phân tích, đánh giá cụ thể để có giải pháp phù hợp.

Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị - xã hội của vùng Trung du và miền núi phía Bắc, là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng Trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trong 9 tháng đầu năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cơ bản ổn định và có bước phát triển. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt kết quả tốt, tăng 26,8% so với cùng kì năm 2022; sản xuất công nghiệp trên địa bàn tiếp tục có xu hướng tích cực, trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò là động lực tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp; thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn tỉnh đạt tổng vốn đăng kí 171 triệu USD với 27 dự án FDI cấp mới.

Đối với hoạt động ngân hàng, thời gian qua, nhờ sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền tỉnh Thái Nguyên, sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương các cấp đã giúp cho hoạt động ngân hàng trên địa bàn không ngừng được cải thiện, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp. Trong năm 2022, tăng trưởng tín dụng tại tỉnh Thái Nguyên đạt gần 16%, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng 9 tháng đầu năm 2023 là 4,51%, thấp hơn mức tăng trưởng tín dụng toàn Ngành (5,56%) và thấp hơn so với cùng kì năm 2022 (10,85%).

Việc NHNN phối hợp với UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị “Kết nối ngân hàng - doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận tín dụng” để lắng nghe và trao đổi về những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong việc tiếp cận, hấp thụ vốn tín dụng ngân hàng, từ đó cùng nhau bàn và tìm các giải pháp tháo gỡ nhằm tiếp tục đẩy mạnh tín dụng hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, giúp người dân, doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng vốn vay dễ dàng, hiệu quả hơn trong những tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024.

Với tinh thần đồng hành, chia sẻ, Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà đề nghị các đại biểu tham dự Hội nghị tập trung trao đổi, thảo luận cởi mở, thẳng thắn để cùng phân tích nguyên nhân tiếp cận tín dụng còn gặp khó khăn, cũng như tìm ra những giải pháp để nâng cao khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp, người dân.
 
Đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế

Báo cáo tại Hội nghị, ông Nguyễn Xuân Bắc - Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN cho biết: Từ đầu năm 2023 đến nay, với tinh thần đồng hành, chia sẻ khó khăn với người dân, doanh nghiệp, quyết liệt thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhằm tăng khả năng tiếp cận tín dụng, NHNN đã tập trung điều hành linh hoạt, chủ động các công cụ chính sách tiền tệ nhằm ổn định thị trường tiền tệ, sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD; điều hành giảm lãi suất để hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân; điều hành tín dụng phù hợp, đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế; rà soát, hoàn thiện thể chế pháp luật trong hoạt động cấp tín dụng phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế, nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng; chủ động triển khai nhiều giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng trong một số ngành, lĩnh vực chủ chốt (như bất động sản, nông sản xuất khẩu chủ lực, công nghiệp và xây dựng, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), hợp tác xã...); ban hành chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ; đẩy mạnh triển khai chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên toàn quốc, các hội nghị chuyên đề, hội nghị vùng... Kết quả cụ thể đến nay được thể hiện rõ qua việc  điều hành tín dụng phù hợp, đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế, đến ngày 29/9/2023, tín dụng toàn nền kinh tế đạt khoảng 12,749 triệu tỉ đồng, tăng 6,92%; điều hành giảm lãi suất để hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, đến nay các TCTD cam kết tổng tiền lãi được giảm khoảng 22.000 tỉ đồng; về hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho một số mặt hàng nông sản chủ lực (lúa gạo Đồng bằng sông Cửu Long, thủy sản, cà phê), đến nay đã có 13 ngân hàng thương mại đăng kí tham gia chương trình và đã thực hiện cho vay với doanh số giải ngân đạt gần 5.500 tỉ đồng (bằng 37% tổng số tiền cam kết cho vay theo chương trình), cho 2.000 lượt khách hàng vay vốn; đến cuối tháng 8/2023, lũy kế tổng giá trị nợ (gốc và lãi) được cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ gần 121.000 tỉ đồng, với gần 124.000 lượt khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
 
Ông Nguyễn Xuân Bắc - Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế báo cáo tại Hội nghị
 
Đánh giá cao sự đồng hành của ngành Ngân hàng

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tính đến ngày 30/9/2023, dư nợ cho vay đạt khoảng 86,6 nghìn tỉ đồng, tăng 4,51% so với ngày 31/12/2022.

Tình hình tín dụng trên địa bàn của một số ngành có xu hướng giảm. Tuy nhiên, một số ngành, lĩnh vực tăng trưởng cao như: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,55%, hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 14,45%, dịch vụ, lưu trú, ăn uống tăng 14,31%. Dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp có vốn FDI tăng 30,98%, doanh nghiệp nhà nước tăng 7,36%. Một số chương trình, chính sách tín dụng đạt kết quả khả quan như cho vay chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tín dụng chính sách ưu đãi qua Ngân hàng Chính sách xã hội… Bên cạnh đó, các TCTD đã thực hiện cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư số 02/2023/TT-NHNN ngày 23/4/2023 của Thống đốc NHNN cho khách hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là gần 626 tỉ đồng cho 57 lượt khách hàng.

Tỉnh Thái Nguyên cũng là địa phương chủ động, tích cực trong triển khai chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, góp phần tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng và các dịch vụ ngân hàng đối với người dân và doanh nghiệp trên địa bàn. Kết quả trên cho thấy, dư nợ tín dụng trên địa bàn tỉnh trong những tháng đầu năm 2023 có sự tăng trưởng khá, tập trung vào một số ngành, lĩnh vực như thương mại, dịch vụ, bất động sản; tuy nhiên, so với các năm trước thì vẫn là mức thấp.

Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ các yếu tố khách quan như: Cầu đầu tư, sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng giảm; một số nhóm khách hàng có nhu cầu nhưng chưa đáp ứng điều kiện vay vốn, nhất là nhóm DNNVV; tác động từ khả năng hấp thụ tín dụng của nhóm bất động sản; sau thời gian kinh tế gặp khó khăn, mức độ rủi ro bị đánh giá cao hơn, hoạt động của doanh nghiệp khó chứng minh hiệu quả (chi phí đầu vào, nguyên vật liệu nhập khẩu cao, thị trường đầu ra, đơn hàng, doanh thu giảm...); TCTD rất khó khăn trong quyết định cho vay do không hạ được chuẩn tín dụng để đảm bảo an toàn hệ thống.

Phát biểu tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Vinh, Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh Thái Nguyên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần thương mại Thái Hưng chia sẻ: Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, đây là một trong rất nhiều lần chính quyền địa phương, ngành Ngân hàng tổ chức chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp. Từ đó, cộng đồng doanh nghiệp được trải lòng và có được những kiến nghị trực tiếp của mình lên chính quyền và ngành Ngân hàng. Đó là một sự khích lệ, động viên lớn cho cộng đồng doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng.

Bà Nguyễn Thị Vinh đề nghị: “Các doanh nghiệp cần chính sách ổn định lâu dài, lãi suất cho vay cần duy trì ổn định trong trung hạn, dài hạn, nhất là đối với các doanh nghiệp sản xuất. Doanh nghiệp cần sự hỗ trợ lớn từ ngân hàng trong công tác dự báo chính sách, chuyển đổi công nghệ đáp ứng được sự tương tác chung giữa doanh nghiệp - ngân hàng. Mong muốn ngành Ngân hàng, chính quyền cần rà soát lại khung pháp lí để đưa ra bộ chuẩn mực về hồ sơ pháp lí giải ngân với ngân hàng, cách tiếp cận nguồn vốn hợp lí”.

Ông Vũ Văn Biên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty Cổ phần thương mại và sản xuất CaCO3 Quang Sơn đánh giá cao sự đồng hành, hỗ trợ của ngành Ngân hàng trong thời gian qua. “Điều đó đóng góp giúp phần lớn doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển”, ông Biên chia sẻ.

Phát biểu tại Hội nghị, đại diện các hội doanh nghiệp và doanh nghiệp có chung quan điểm với hai ý kiến trên và mong muốn các ngân hàng thương mại trong thời gian tới cần giảm lãi suất, giảm thủ tục, tăng thời hạn cho vay.

Ngành Ngân hàng sẵn sàng triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn

Trả lời ý kiến của các doanh nghiệp, đại diện một số ngân hàng thương mại đã nêu ra những khó khăn, vướng mắc mà các ngân hàng đang gặp phải trong việc cấp tín dụng; đồng thời đưa ra những giải pháp như: Đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển các dự án khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại Thái Nguyên nhằm thu hút các nhà đầu tư; rà soát, hướng dẫn và thực hiện cấp giấy chứng nhận đầu tư/các văn bản liên quan để các nhà đầu tư được kí hợp đồng thuê đất, triển khai và phát triển dự án. Đồng thời, về phía mình, các doanh nghiệp cũng cần thực hiện kế hoạch kinh doanh và kiểm soát chi phí hiệu quả; nâng cao năng lực điều hành, minh bạch các báo cáo tài chính, tạo điều kiện để ngân hàng rút ngắn thời gian cấp vốn...
 
Toàn cảnh Hội nghị
 
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Lê Quang Tiến ghi nhận sự quan tâm của ngành Ngân hàng đối với cộng đồng doanh nghiệp nói riêng, với nền kinh tế chung; đánh giá cao những kết quả mà ngành Ngân hàng đã đạt được trong thời gian qua; đồng thời, mong muốn các ý kiến, kiến nghị của doanh nghiệp sẽ được NHNN có biện pháp tháo gỡ kịp thời. Ông Lê Quang Tiến cũng đề nghị NHNN Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới sẽ tập trung nguồn vốn cho vay vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên; tăng cường đối thoại, kết nối ngân hàng - doanh nghiệp nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quan hệ tín dụng; đẩy mạnh các chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất theo các nghị định, chương trình của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục giảm lãi suất cho vay và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, người dân…

Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà cho biết, đã có nhiều ý kiến, kiến nghị của các hội doanh nghiệp, doanh nghiệp với ngành Ngân hàng. Với tinh thần đồng hành, chia sẻ cùng người dân, doanh nghiệp, ngành Ngân hàng sẵn sàng triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Thông qua những giải pháp của ngành Ngân hàng và sự lãnh đạo, chỉ đạo, quan tâm sát sao của Tỉnh ủy, UBND, Hội đồng nhân dân, cùng với các sở, ban, ngành, các hội, hiệp hội sẽ giúp người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vượt qua khó khăn, đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo đà phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước trong thời gian tới.

Đức Thuận
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Chính phủ ban hành 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ ban hành 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
18/09/2024 08:54 137 lượt xem
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Thư chúc mừng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam
Thư chúc mừng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam
18/09/2024 08:07 120 lượt xem
Nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam - CIC (1999 - 2024), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Thị Hồng đã gửi thư chúc mừng tới toàn thể cán bộ lãnh đạo, viên chức, người lao động CIC qua các thời kỳ.
Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà tiếp Thị trưởng Khu Tài chính London
Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà tiếp Thị trưởng Khu Tài chính London
18/09/2024 08:05 140 lượt xem
Ngày 17/9/2024, tại Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà đã có buổi tiếp và làm việc với Ngài Alderman Michael Mainelli - Thị trưởng Khu Tài chính London.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á: 30 năm giữ tâm sáng, vững chãi vươn tầm
Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á: 30 năm giữ tâm sáng, vững chãi vươn tầm
18/09/2024 08:03 119 lượt xem
Ngày 17/9/2024, Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á (BAC A BANK) đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 30 năm thành lập (1994 - 2024) tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An...
Quyết tâm đạt tăng trưởng 7% dù thách thức hơn do siêu bão
Quyết tâm đạt tăng trưởng 7% dù thách thức hơn do siêu bão
17/09/2024 13:41 177 lượt xem
Các kịch bản tăng trưởng cao, nhiều khả năng đạt, thậm chí vượt ngưỡng trên của mục tiêu GDP năm 2024 tăng từ 6-6,5% được các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước dự đoán. Những mất mát, thiệt hại do siêu bão Yagi là một tham số cần phải tính đến, song Thủ tướng Phạm Minh Chính vẫn yêu cầu phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cả năm khoảng 7%.
Thủ tướng: 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau siêu bão lịch sử
Thủ tướng: 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau 'siêu bão' lịch sử
16/09/2024 10:00 218 lượt xem
Chỉ rõ 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau "siêu bão" lịch sử Yagi, Thủ tướng yêu cầu ngay trong ngày (16/9/2024) trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về khắc phục hậu quả siêu bão số 3, ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.
BIDV dành 20 tỉ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 3
BIDV dành 20 tỉ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 3
15/09/2024 22:49 187 lượt xem
Tính đến ngày 13/9/2024, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã dành 20 tỉ đồng để ủng hộ khắc phục hậu quả thiên tai, chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng bão lũ, góp phần chung tay cùng toàn ngành Ngân hàng ủng hộ Quỹ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai theo lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày 10/9/2024.
Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
14/09/2024 20:47 282 lượt xem
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 13/9/2024 về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Mừng sinh nhật rộn ràng, BAC A BANK gửi quà tặng bảo vệ toàn diện tri ân khách hàng
Mừng sinh nhật rộn ràng, BAC A BANK gửi quà tặng bảo vệ toàn diện tri ân khách hàng
14/09/2024 18:18 253 lượt xem
Tri ân khách hàng đồng hành và gắn bó trong suốt hành trình 30 năm phát triển, Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á (BAC A BANK) triển khai chương trình khuyến mại “Sinh nhật rộn ràng - Gửi ngàn quà tặng” với nhiều ưu đãi thiết thực, cung cấp nhiều giá trị gia tăng hơn nữa để khách hàng thêm an tâm tận hưởng cuộc sống.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

80.000

82.000

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

80.000

82.000

Vàng SJC 5c

80.000

82.020

Vàng nhẫn 9999

77.900

79.200

Vàng nữ trang 9999

77.800

78.800


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,360 24,730 26,526 27,982 31,456 32,795 168.91 178.78
BIDV 24,400 24,740 26,774 27,992 31,880 32,828 170.69 178.32
VietinBank 24,373 24,713 26,765 27,965 31,875 32,885 170.38 178.13
Agribank 24,370 24,720 26,681 27,903 31,654 32,768 169.50 178.08
Eximbank 24,340 24,820 26,731 27,759 31,732 32,897 171.16 177.77
ACB 24,360 24,720 26,754 27,687 31,846 32,825 170.62 177.46
Sacombank 24,710 25,050 27,321 28,074 32,561 33,263 169.55 175.56
Techcombank 24,678 25,069 26,942 28,299 32,019 33,351 164.87 177.39
LPBank 24,490 25,250 26,981 28,628 32,421 33,426 167.40 179.30
DongA Bank 24,740 25,050 27,120 27,950 32,280 33,250 166.80 174.30
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
2,20
2,20
2,50
3,50
3,50
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,60
3,60
3,60
4,90
4,90
5,30
5,20
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?