admin Kịch bản kinh tế 2020: Động lực vượt lên, bứt phá
07/09/2020 10:53 1.110 lượt xem
Hơn 2/3 chặng đường của năm đã qua đi, và như thông lệ, đây là thời điểm “kịch bản” kinh tế của năm được khắc họa khá rõ nét. Năm nay cũng vậy.

Nhưng khi kịch bản kinh tế gần như “áp chót” của năm được công bố, có một nỗi buồn lo không nhỏ.



Kịch bản kém vui của nền kinh tế năm 2020 cần trở thành động lực để chúng ta nỗ lực vượt lên.

Lý do là trong 12/12 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, chỉ có 5 chỉ tiêu đạt và 2 chỉ tiêu vượt mục tiêu đề ra. Có nghĩa vẫn còn 5 chỉ tiêu khác không đạt, trong số đó có chỉ tiêu quan trọng về tăng trưởng kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế năm 2020, như trong kịch bản được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cập nhật và báo cáo tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 8/2020, có thể sẽ chỉ đạt khoảng 2% trong năm nay. Thậm chí, trong phương án thấp, con số có thể sẽ chỉ là 1,69%, còn phương án cao là 2,12%.

Con số 2%, muốn đạt được, phải có những giải pháp mạnh mẽ về tài khóa, tiền tệ và an sinh xã hội. Muốn tăng trưởng dương, cũng phải rất nỗ lực và quyết liệt thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy đầu tư công, tăng cường xuất khẩu, thu hút các nguồn lực xã hội cho đầu tư…

Một cách khá rõ ràng, trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế toàn cầu do tác động của đại dịch Covid-19, nhiều nền kinh tế tăng trưởng âm và suy thoái khá sâu, thì việc kinh tế Việt Nam không rơi vào tình trạng suy thoái, vẫn giữ được mức tăng trưởng dương là điều đáng ghi nhận.

Con số tăng trưởng, dù có thể chỉ là 2%, cũng cho thấy rất rõ nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong điều hành để thực hiện mục tiêu kép là vừa ngăn chặn, phòng chống dịch, vừa duy trì đà tăng trưởng kinh tế. Vì thế, việc vẫn có 7 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đạt và vượt mục tiêu đề ra là điều đáng mừng, dù vẫn có một nỗi buồn không nhỏ, nhất là khi so sánh với các thành tựu đạt được của hai năm 2018-2019.

Buồn vì điều đó có nghĩa, kết quả thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và Chiến lược 10 năm 2011 - 2020 bị ảnh hưởng. Hơn thế, chúng ta sẽ bước vào năm 2021, năm đầu tiên của Kế hoạch 5 năm và Chiến lược 10 năm tới mà thiếu vắng đi các nền tảng tăng trưởng và phát triển vững vàng. Điều đó cũng đồng nghĩa, muốn phục hồi tăng trưởng kinh tế, muốn tăng tốc và vượt lên, bứt phá, chúng ta phải chạy nhanh hơn và nỗ lực hơn gấp bội.

Covid-19 đã làm đảo lộn tất cả các kịch bản kinh tế, đảo lộn mọi dự báo, cũng sẽ làm thay đổi cả cấu trúc kinh tế toàn cầu. Nhưng trong nguy luôn có cơ. Khi cấu trúc kinh tế toàn cầu thay đổi, cơ hội sẽ dành cho các nước sớm vượt qua đại dịch Covid-19, sớm có các giải pháp để phục hồi kinh tế, sớm có các chiến lược và kế hoạch bài bản, có tầm nhìn xa để ngay lập tức có thể tham gia vào “cuộc chơi mới”: thế giới hậu Covid-19. Việt Nam có nhiều cơ hội hơn bất cứ quốc gia nào khác trong cuộc chơi mới này.

Bởi thế, kịch bản kém vui của nền kinh tế năm 2020 cần trở thành động lực để chúng ta nỗ lực vượt lên. Thủ tướng Chính phủ, trong phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 8/2020, đã nhấn mạnh việc phải chú trọng đẩy mạnh hơn xây dựng nền kinh tế tự chủ, giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu và chuỗi cung ứng ngoài nước. Điều này không phải bây giờ mới được nhắc đến, nhưng “nỗi buồn Covid-19” đã và cần trở thành chất xúc tác để chúng ta nỗ lực nhiều hơn.

Tất nhiên, cùng với việc chuẩn bị cho dài hạn, thì cũng cần giải một cách tốt nhất bài toán ngắn hạn của nền kinh tế. Vẫn còn 4 tháng để nỗ lực, để vừa giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đồng thời có cơ chế, giải pháp, chính sách phù hợp kích thích mạnh mẽ ba động lực tăng trưởng chủ yếu, gồm đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng.

Nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép”, vừa kiên quyết phòng, chống Covid-19, vừa tranh thủ cơ hội, phục hồi nhanh các hoạt động kinh tế, phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, trong đó tăng trưởng cả năm đạt khoảng 2%, nếu điều kiện cho phép phấn đấu đạt khoảng 2,5%, cũng là điều cần quyết liệt thực hiện.

Không thể để “nỗi buồn” Covid-19 ảnh hưởng lớn và kéo quá dài đối với nền kinh tế. Tất cả phụ thuộc vào nỗ lực của cả hệ thống chính trị.


Hà Nguyễn

Theo: baodautu.vn

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Việt Nam tham dự Hội nghị Thường niên của APG lần thứ 26
Việt Nam tham dự Hội nghị Thường niên của APG lần thứ 26
07/10/2024 10:55 72 lượt xem
Từ ngày 22-27/9/2024, Đoàn liên ngành Việt Nam gồm các cán bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và đại diện Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Văn phòng Chính phủ đã tham dự Hội nghị Thường niên của Nhóm Châu Á - Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG) lần thứ 26 được tổ chức tại Abu Dhabi, Các Tiểu Vương Quốc Ả-rập Thống nhất.
Ngành ngân hàng ủng hộ 1000 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
Ngành ngân hàng ủng hộ 1000 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
06/10/2024 10:52 226 lượt xem
Tối 5/10/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước với chủ đề "Mái ấm cho đồng bào tôi".
Tình hình kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng năm 2024
Tình hình kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng năm 2024
06/10/2024 10:04 167 lượt xem
Ngày 06/9/2024, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê tổ chức Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng đầu năm 2024. Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê chủ trì cuộc họp báo.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng tiếp Bà Mariam J. Sherman, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới khu vực Việt Nam, Lào, Campuchia
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng tiếp Bà Mariam J. Sherman, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới khu vực Việt Nam, Lào, Campuchia
05/10/2024 16:48 134 lượt xem
Ngày 04/10/2024 tại Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đã có buổi tiếp và làm việc với bà Mariam J. Sherman, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) khu vực Việt Nam, Lào, Campuchia.
Ngành Ngân hàng luôn xác định doanh nghiệp là bạn đồng hành
Ngành Ngân hàng luôn xác định doanh nghiệp là bạn đồng hành
05/10/2024 10:05 143 lượt xem
Ngày 4/10/2024, tại trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Chính phủ có cuộc gặp mặt các đại diện doanh nghiệp nhân ngày Doanh nhân Việt Nam.
Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh tự hào về đội ngũ nhân sự và chất lượng đào tạo
Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh tự hào về đội ngũ nhân sự và chất lượng đào tạo
04/10/2024 21:15 286 lượt xem
Trong không khí hân hoan, phấn khởi cùng hàng triệu sinh viên trong cả nước bước vào năm học mới, sáng 04/10/2024, tại Hội trường lớn cơ sở Hoàng Diệu, Thành phố Thủ Đức, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh (HUB) đã long trọng tổ chức Lễ Khai giảng năm học 2024 - 2025.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chứng kiến lễ trao văn kiện thỏa thuận hợp tác giữa các cơ quan, doanh nghiệp
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chứng kiến lễ trao văn kiện thỏa thuận hợp tác giữa các cơ quan, doanh nghiệp
04/10/2024 09:34 261 lượt xem
Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước tới Ireland, ngày 3/10/2024, tại thủ đô Dublin, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã chứng kiến lễ trao văn kiện thỏa thuận hợp tác giữa các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Việt Nam và Ireland.
Hoạt động ngân hàng góp phần kiến tạo Hà Nội thông minh - Hướng đến xã hội số, kinh tế số
Hoạt động ngân hàng góp phần kiến tạo Hà Nội thông minh - Hướng đến xã hội số, kinh tế số
03/10/2024 16:42 176 lượt xem
“Nói đến Hà Nội - thành phố thông minh không thể tách rời hoạt động ngân hàng. Phải làm sao để công dân Việt Nam, công dân của thành phố Hà Nội thực hiện được các dịch vụ ngân hàng, các dịch vụ của đời sống trên thiết bị di động thông minh.
Chuỗi sự kiện Giáo dục tài chính năm 2024 “Đồng tiền thông thái”: Hữu ích, hấp dẫn và sáng tạo
Chuỗi sự kiện Giáo dục tài chính năm 2024 “Đồng tiền thông thái”: Hữu ích, hấp dẫn và sáng tạo
03/10/2024 08:59 253 lượt xem
Trong hai ngày, 01 - 02/10/2024, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Chuỗi sự kiện Giáo dục tài chính năm 2024 với chủ đề “Đồng tiền thông thái”.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

82.000

84.000

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

82.000

84.000

Vàng SJC 5c

82.000

84.020

Vàng nhẫn 9999

82.000

83.300

Vàng nữ trang 9999

81.950

83.000


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,550 24,920 26,604 28,064 31,668 33,015 163.07 172.56
BIDV 24,580 24,920 26,828 28,045 32,079 33,022 165.6 172.99
VietinBank 24,578 24,918 26,859 28,059 32,139 33,149 165.46 173.21
Agribank 24,570 24,930 26,777 28,005 31,882 33,001 164.72 173.02
Eximbank 24,520 24,980 26,795 27,806 31,943 33,105 166.07 172.35
ACB 24,560 24,920 26,840 27,772 32,108 33,091 165.78 172.4
Sacombank 24,580 24,920 26,852 27,824 32,039 33,191 166.17 173.18
Techcombank 24,560 24,951 26,679 28,031 31,738 33,083 162.54 175.04
LPBank 24,365 25,090 26,732 28,383 32,170 33,181 164.34 176.25
DongA Bank 24,600 24,910 26,830 27,720 32,030 33,010 164.10 171.70
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,20
4,20
4,20
5,30
5,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,90
3,90
4,10
5,55
5,70
5,80
6,10
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?